Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
TÓM TẮT
Sản xuất rau hữu cơ (RHC) là xu thế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình nhằm đánh giá thực trạng sản xuất
và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RHC. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo
sát trực tiếp 90 hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Kết quả cho thấy hiệu quả của kinh tế
sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ cao hơn so với sản xuất rau truyền thống. Tuy nhiên, các hộ trồng RHC
phải đối mặt với những khó khăn về chi phí sản xuất, cơ sở hạ tầng, thị trường và kỹ thuật trong việc mở rộng
quy mô và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các giải pháp phát triển sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
rau hữu cơ bao gồm: (1) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất hữu cơ; (2) Lựa chọn các giống rau phù
hợp, năng suất cao; (3) Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà chuyên môn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất rau hữu cơ bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và công tác khuyến nông; (4) Hoàn thiện các loại hình
tổ chức sản xuất RHC; (5) Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ RHC; (6) Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng RHC.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Kinh tế & Chính sách 180 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH Trịnh Hải Vân1, Trần Thị Thanh Bình2 1,2Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Sản xuất rau hữu cơ (RHC) là xu thế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình nhằm đánh giá thực trạng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất RHC. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát trực tiếp 90 hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Kết quả cho thấy hiệu quả của kinh tế sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ cao hơn so với sản xuất rau truyền thống. Tuy nhiên, các hộ trồng RHC phải đối mặt với những khó khăn về chi phí sản xuất, cơ sở hạ tầng, thị trường và kỹ thuật trong việc mở rộng quy mô và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các giải pháp phát triển sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau hữu cơ bao gồm: (1) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất hữu cơ; (2) Lựa chọn các giống rau phù hợp, năng suất cao; (3) Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà chuyên môn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và công tác khuyến nông; (4) Hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất RHC; (5) Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ RHC; (6) Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng RHC. Từ khóa: Huyện Lương Sơn, rau hữu cơ, sản xuất rau hữu cơ (RHC). 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là kết quả của quá trình sản xuất có yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát vật tư đầu vào như không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các chất phụ gia, hạt giống biến đổi gen... trong quá trình sản xuất và kiểm soát rất chặt chẽ trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển (Phạm Tiến Dũng, 2016). Do vậy, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được coi là thân thiện với môi trường, sạch, an toàn và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu (Nguyễn Văn Bộ, 2013). Tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Lương Sơn nói riêng là vùng đất tiếp giáp thủ đô Hà Nội đã và đang chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn và có khả năng đáp ứng nhu cầu về rau hữu cơ phục vụ nội bộ và một phần nhu cầu lớn của thị trường Hà Nội (Liên nhóm hữu cơ Lương Sơn, 2012). Tiềm năng phát triển thành vùng nguyên liệu rau hữu cơ cho công nghiệp chế biến cũng như xuất khẩu rau củ chính là lợi thế của người nông dân. Tuy nhiên, lợi thế này chưa được khai thác tốt vì người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, giá thành sản phẩm cao, các hoạt động liên quan đến sản xuất rau hữu cơ trong chuỗi giá trị hàng hóa còn rời rạc, liên kết yếu (Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, 2017). Điều này phần nào giải thích tại sao tốc độ tăng diện tích, sản lượng rau hữu cơ chưa cao. Phát triển sản xuất rau hữu cơ nói chung và ở Lương Sơn nói riêng được bền vững cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, quy hoạch quỹ đất sản xuất hàng hóa tập trung, tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất RHC... 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp: Tài liệu, số liệu được sử dụng trong bài viết này chủ yếu được kế thừa từ các nghiên cứu được công bố trên sách, báo, tạp chí và các trang thông tin điện tử chính của các bộ, ngành, tổ chức liên quan. Tham vấn ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực nhằm đánh giá các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ RHC tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng gồm: Xã Thành Lập đại diện cho vùng phía Nam của Huyện; Xã Nhuận Trạch đại diện cho vùng giữa và thị trấn Lương Sơn đại diện cho vùng Bắc và thị trấn. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 30 hộ trồng rau hữu cơ. Khảo sát về tình hình sản xuất, chi phí, tiêu thụ sản phẩm và các vấn đề liên quan đến RHC. Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 181 thống kê mô tả; tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích theo nội dung nhằm đánh giá thực trạng sản xuất RHC, xác định những vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển RHC trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình 3.1.1. Biến động về năng suất, diện tích, sản lượng trên địa bàn nghiên cứu RHC muốn sản xuất được phải có đất tập trung và được khoanh vùng cách ly tránh nhiễm bẩn với môi trường bên ngoài, nguồn đất và nước được lấy đi phân tích đủ tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Ở huyện Lương Sơn diện tích trồng rau lớn nhưng diện tích tập trung để sản xuất RHC không nhiều. Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau hữu cơ từ giai đoạn 2014 - 2016 huyện Lương Sơn Tiêu chí Năm 2014 2015 2016 Diện tích rau hữu cơ (ha) 9,00 15,10 23,00 Diện tích rau toàn huyện 580,5 597,4 620,5 So sánh rau hữu cơ/rau thông thường (%) + 1,55 + 2,53 + 3,70 Năng suất rau hữu cơ (tạ/ha) 231,7 250,4 276,0 Năng suất rau thông thường (tạ/ha) 250,5 272,0 300,0 So sánh rau hữu cơ/rau thông thường (%) -18,8 -19,6 - 24,0 Sản lượng rau hữu cơ (tấn) 39,39 55,33 63,48 Sản lượng rau thông thường (tấn) 90,21 122,93 139,20 So sánh rau hữu cơ/rau thông thường (%) + 4,3 +4,5 +4,7 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn Diện tích RHC trong những năm gần đây được tăng lên từ 9,0 lên 23,0 ha. Tuy diện tích trồng RHC có tăng lên nhưng so với diện tích trồng rau nói chung của toàn huyện lại rất nhỏ. Diện tích RHC chỉ chiếm từ 1,55% đến 3,70% so với diện tích trồng rau trên địa bàn huyện. Năng suất đạt từ 231,7 đến 276,0 tạ/ha và sản lượng từ 39,39 đến 63,48 tấn. Năng suất và sản lượng RHC thấp hơn so với rau thông thường một phần là do khâu quản lý cỏ dại và sâu bệnh hại còn nhiều hạn chế, hiệu lực phòng trừ sâu bệnh hại của thuốc thảo mộc chưa cao. 3.1.2. Công tác thanh tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn nghiên cứu Bảng 2. Đội ngũ thanh tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn TT Thành phần Số lượng (người) Ghi chú 1 Đại diện chính quyền địa phương 5 Gồm lãnh đạo UBND, Phòng Nông nghiệp, Hội Nông dân, Trạm BTVT, KNKL 2 Chuyên gia của Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ 3 Hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật sản xuất cho nông dân 3 Giảng viên nông dân 2 Là những nông dân đã được tập huấn kỹ thuật trở thành giảng viên nông dân để truyền đạt kiến thức, hiểu biết cho các nông dân khác tham gia tập huấn 4 Trưởng nhóm sở thích 25 Đại diện cho các nhóm sở thích và HTX sản xuất rau hữu cơ 5 Tổ chức phi chính phủ 1 Đại diện cho tổ chức tài trợ ADDA Đan Mạch 6 Công ty tiêu thụ sản phẩm 4 Giám đốc hoặc nhân viên quản lý của các công ty tham gia tiêu thụ sản phẩm Nguồn: Liên nhóm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn Việc thanh tra, giám sát được thực hiện 2 lần/năm, bắt đầu vào tháng 1 - 2 và thanh tra định kỳ tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm (định kỳ 6 tháng) cho tất cả các diện tích sản xuất Kinh tế & Chính sách 182 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 rau hữu cơ. Song song với đó là các đợt thanh tra đột xuất không báo trước (thường được thực hiện vào khoảng thời gian rau sắp cho thu hoạch (trước khi cung cấp ra thị trường) hoặc thời điểm sản xuất rau trái vụ (thời điểm có nhiều sâu bệnh hại, dễ có nguy cơ nông dân sử dụng thuốc BVTV) theo yêu cầu của công ty hoặc bất kỳ thành phần nào khác. Lực lượng tham gia kiểm tra, giám sát sản xuất rau hữu cơ là các thanh tra viên thuộc Nhóm sản xuất hoặc Liên nhóm nằm trong hệ thống giám sát nội bộ đều được hoàn thành khóa huấn luyện về nghiệp vụ thanh tra. Hệ thống giám sát sản xuất RHC đề cao giám sát nội bộ, thanh tra chéo lẫn nhau bởi người sản xuất dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của Liên nhóm nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn. Trong quy trình giám sát này, không có sự tham gia của các cơ quản lý nhà nước như Chi cục BVTV mà hoàn toàn là thành viên của hệ thống giám sát nội bộ PGS. Với quy trình giám sát này, cho thấy rõ sự khác biệt đối với quy trình giám sát của rau an toàn đã bộc lộ nhiều yếu kém. 3.1.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Tham gia tiêu thụ RHC tại huyện Lương Sơn trong thời gian qua gồm có 4 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Đầu tư Tâm Đạt, Công ty THNN MTV Kết Nối Xanh (Greenlink), Công ty TNHH Liên kết Sinh thái Việt Nam (Ecomart), Công ty TNHH Vinagap Việt Nam (VinaGap) thương hiệu Bác Tôm. Ngoài ra, RHC còn được bán cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại chợ Xuân Mai, chợ Lương Sơn và chợ địa phương khi các công ty không tiêu thụ hết sản phẩm. Các công ty và cửa hàng giới thiệu sản phẩm mua rau với giá rau hữu cơ, sản lượng rau được bán tại chợ địa phương sẽ có mức giá rau thường hoặc thậm chí thấp hơn. Hình 1. Hệ thống phân phối rau hữu cơ (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Có thể nhận thấy, hệ thống phân phối RHC còn khá đơn điệu và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiêu thụ của các công ty, điều này gây khó khăn cho người sản xuất trong vấn đề thương lượng giá cả và các điều kiện khác trong hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Một bất cập vẫn tồn tại là RHC đảm bảo VSATTP, ngon hơn nhưng vẫn còn một lượng lớn (30%) rau không được tiêu thụ với mức giá RHC. Điều này được giải thích bởi một số nguyên nhân cơ bản sau đây: RHC thường độ đồng đều không cao, mẫu mã xấu bởi sự xâm hại của sâu bệnh. Dẫn đến tỷ lệ rau đạt yêu cầu về quy cách sản phẩm mà công ty đưa ra thấp (trọng lượng, kích thước, tỷ lệ vết tích của sâu bệnh trên sản phẩm...), do đó lượng rau bán với giá hữu cơ còn thấp. Phần còn lại các nhóm chỉ có thể bán ra thị trường tự do với giá rau thông thường. Chủng loại rau quá ít, lặp đi lặp lại thường xuyên (tháng xuất hiện ít nhất chỉ có khoảng 13 loại, tháng nhiều nhất là 37 tính cả rau thơm và rau gia vị) gây khó khăn cho công ty tiêu thụ do khách hàng có ít sự lựa chọn cho bữa ăn. Giá bán RHC đến tay người tiêu dùng quá cao, chưa thu hút được người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Thực tế cho thấy, giá RHC qua hệ thống phân phối đã tăng lên gấp 2 lần giá cổng trại. NHÓM SỞ THÍCH, HTX CÔNG TY (65%) CỬA HÀNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM (5%) CHỢ ĐỊA PHƯƠNG (30%) NGƯỜI TIÊU DÙNG Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 183 3.1.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển rau hữu cơ Ở các nhóm sản xuất hữu cơ được dự án của tổ chức ADDA hỗ trợ xây nhà ủ phân, giếng nước và bể chứa. Năm 2011 nhóm Đầm Rái và Xóm Mỏ được Công ty kết nối xanh (Greenlink) hỗ trợ cho mỗi nhóm một nhà lưới 300 m2 đến nay nhà lưới đã hỏng và không sử dụng được. Hiện tại có 3 nhà sơ chế rau đặt tại xã Hợp Hòa, Thành Lập và thị trấn Lương Sơn và 1 xe ô tô chở được 3 tấn rau do HTX Nông sản Lương Sơn quản lý nguồn đầu tư từ Công ty Kết Nối Xanh và Chương trình Nông thôn mới. Hệ thống đường đi vào các nhóm chưa được cứng hóa gây khó khăn cho người sản xuất, chưa có hệ thống tưới chủ động để giảm công lao động. Hệ thống hạ tầng được đầu tư nhỏ giọt do đó chưa xây dựng được hệ thống hạ tầng sản xuất đồng bộ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất rau hữu cơ Lương Sơn. 3.1.5. Khuyến nông và hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất Được sự giúp đỡ và hướng dẫn của dự án ADDA Đan Mạch, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tích cực tuyên truyền vận động đến tổ chức Hội và hội viên nông dân trong huyện, quá trình thực hiện thông qua các kỳ sinh hoạt chi hội, tổ hội, các câu lạc bộ, phổ biến mục đích, ý nghĩa của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Kết quả đã tuyên truyền triển khai đến 20/20 cơ sở Hội, mô hình đã làm chuyển biến nhận thức của hội viên trong sản xuất nông nghiệp. Đã tổ chức được 31 lớp đào tạo nông dân theo chương trình sản xuất rau hữu cơ, thời gian học 17 tuần/lớp, mỗi lớp là 30 người. Trên địa bàn huyện Lương Sơn có 930 nông dân đã được đào tạo theo phương pháp học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay trên ruộng. Học viên được cấp chứng chỉ nghề; đồng thời chọn ra các học viên tiêu biểu xuất sắc, tích cực, có sở thích làm nông nghiệp hữu cơ, tự nguyện tham gia các hoạt động nhóm sở thích. Sau tập huấn thành lập các nhóm sở thích, tổ chức sản xuất rau hữu cơ theo các nhóm sở thích thuận lợi cho việc quản lý chất lượng sản phẩm. Hiện tại có 25 nhóm sở thích và 4 HTX. Tuy nhiên, do mới được thành lập nên năng lực của các hợp tác xã còn yếu, các giám đốc HTX là các trưởng nhóm sản xuất. HTX mới chỉ tập trung vào hỗ trợ sản xuất và mở rộng diện tích đất tập trung việc kết nối với thị trường còn thụ động và chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động của HTX vẫn mang dáng dấp của nhóm sở thích như trước đây. 3.1.6. Hiệu quả sản xuất rau hữu cơ Sản xuất rau hữu cơ không được sử dụng phân bón hóa học, vì vậy cần phải có một lượng phân chuồng rất lớn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, do đó chi phí cho phân chuồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất. Bảng 3. Chi phí đầu tư trồng 1 sào/vụ giữa rau hữu cơ và rau thông thường năm 2016 Khoản chi Rau hữu cơ Rau thông thường Chỉ tiêu Số tiền (1000đ) Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Số tiền (1000đ) Tỷ lệ (%) Giống 1200 cây 317,1 25,23 1100 cây 300,09 20,93 Phân ủ/ phân chuồng 1000 kg 735,0 58,49 200 kg 147,00 10,25 Phân hóa học 0 0,0 0,00 55 kg 522,02 36,41 BVTV Phun thuốc thảo mộc ít nhất 3 lần/vụ 100,0 7,96 Phun thuốc hóa học ít nhất 4 lần/vụ 240,67 16,79 Nhiên liệu 44,2 3,52 105,50 7,36 Chi phí khác 60,3 4,80 118,30 8,25 Tổng cộng 1256,6 100,00 1433,58 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kinh tế & Chính sách 184 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 Phân bón cho trồng rau được các hộ tận dụng từ nguồn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại gia đình. Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi nhỏ, lượng phân chuồng không chỉ dành riêng cho trồng rau mà cho cả trồng lúa, ngô, khoai, vì vậy người trồng rau phải mua phân chuồng từ các hộ, trang trại chăn nuôi lợn, gà ở địa phương. Do yêu cầu lượng lớn phân chuồng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rau nên chi phí phân chuồng chiếm tới 58,49% tổng chi phí trồng rau (trồng rau truyền thống chỉ chiếm 10,25%). Ngược lại, do áp dụng biện pháp bảo vệ thực vật bằng thiên địch và thuốc thảo mộc (tự sản xuất bằng dung dịch chứa rượu, tỏi, ớt) nên chi phí cho bảo vệ thực vật rất nhỏ là 7,96%, trong khi sản xuất truyền thống chiếm tới 16,79% tổng chi phí. Chi phí giống chiếm tỷ lệ cao sau phân ủ, chiếm 25,23%, cao hơn chi phí giống theo canh tác truyền thống, lý do là các hộ sản xuất năm kỹ thuật chưa tốt, hiện tượng cây giống sau khi gieo trồng bị chết diễn ra khá phổ biến, hộ sản xuất phải gieo trồng lại nhiều lần khiến cho chi phí giống cao hơn. Đáng chú ý l ... địa phương Cơ sở pháp lý duy nhất đã chính thức hỗ trợ sản xuất RHC ở Lương Sơn là Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bao gồm VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) do Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 185 Bộ NN&PTNT ban hành và các tiêu chuẩn GAP khác, tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được Bộ NN&PTNT công nhận (trong đó có hệ thống PGS được chứng nhận bởi tổ chức ADDA Đan Mạch). Ngân sách nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông lâm thủy sản; hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo hạ tầng phục vụ sản xuất phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Thực tế từ quyết định này, năm 2014 huyện Lương Sơn đã hỗ trợ được 200 triệu đồng cho sản xuất RHC, trong đó 40 triệu để phân tích mẫu đất, mẫu nước và 160 triệu đồng hỗ trợ các nhóm xây bể, mua máy bơm, gia cố đường đất đến khu vực sản xuất, xây cống làm đường qua kênh mương. Các chủ trương, chính sách khác mới chỉ có tính định hướng phát triển chung chứ chưa được triển khai trong sản xuất - tiêu thụ RHC. Như vậy, nhóm yếu tố chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có tác động thiếu tích cực đến phát triển sản xuất RHC. Điều này gây cản trở cho việc xây dựng thương hiệu và tạo lòng tin cho người tiêu dùng. 3.2.2.Quy hoạch vùng sản xuất rau hữu cơ Sau 8 năm dự án ADDA Đan Mạch triển khai mô hình sản xuất RHC tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lương Sơn, sản phẩm RHC đã được tạo ra, có giá trị kinh tế cao và được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, việc sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún làm cho hiệu quả sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện. Vì vậy, vấn đề quy hoạch phát triển sản xuất RHC đã được chú ý quan tâm từ năm 2011, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển lâu dài của huyện giai đoạn năm 2012 - 2015 và định hướng tới năm 2020. Cụ thể: - Quy hoạch vùng sản xuất RHC tập trung có tổng diện tích 15 - 20 ha RHC tại thị trấn Lương Sơn và các xã Hợp Hoà, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Hoà Sơn, Liên Sơn, Thành Lập, Trung Sơn, Tân Thành, Cư Yên. - Đến năm 2020, các vùng sản xuất RHC tập trung được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp sạch và được cấp chứng nhận là diện tích đủ điều kiện sản xuất RHC theo quy định của Nhà nước. - Lợi nhuận từ RHC đạt 273 - 372 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 4 - 6 lần so với gieo cấy lúa và các cây trồng khác, đã đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, góp phần ổn định đời sống, tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội khác. 3.2.3. Các điều kiện sản xuất rau hữu cơ của hộ - Về đất đai: Các loại đất nông nghiệp đã được phân cho tới từng hộ dân theo Nghị định 64 - CP của Chính phủ, do đó muốn mở rộng sản xuất các hộ đều phải tiến hành hình thức thuê, mượn, đầu thầu hoặc trao đổi, khai hoang, đi mua để có được đất sản xuất. Diện tích đất có theo hình thức đi thuê, đi mượn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong diện tích đất nông nghiệp (5,55% diện tích) bởi không nhiều hộ có nhu cầu cho thuê, mượn và phần diện tích cho thuê, mượn thường nằm cách xa nhà, sản xuất kém hiệu quả. Tính bình quân một nhân khẩu có 2.181 m2 đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa là 546 m2/người nhưng đất trồng màu chỉ đạt là 188 m2/người. Trước sức ép về quy hoạch đất cho sản xuất công nghiệp và các ngành nghề khác, cùng với sức ép tăng dân số thì diện tích đất nông nghiệp bình quân một nhân khẩu sẽ càng ngày càng giảm xuống. Tình trạng đất đai manh mún, quy mô sản xuất quá nhỏ (bình quân đất sản xuất RHC chỉ gần 389 m2/hộ) đang là yếu tố cản trở sự phát triển sản xuất RHC tại huyện Lương Sơn. - Về lao động: Bình quân mỗi hộ có khoảng 4 - 5 lao động, trong đó có 1 - 2 lao động chính làm nông nghiệp. Các hộ không thuê lao động mà tận dụng lao động gia đình ở mọi độ tuổi, lúc rảnh rỗi, lao động tận dụng chủ yếu sử dụng kinh nghiệm tích lũy và làm theo hướng dẫn của người được tham gia các lớp tập huấn quy trình sản xuất RHC trong gia đình hoặc Kinh tế & Chính sách 186 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 trong nhóm. Phương thức canh tác hiện nay cũng không có quá nhiều thay đổi so với trước đây, chủ yếu là thay đổi cách sử dụng phân bón và cách BVTV. Tuổi nghề bình quân của người trồng rau khoảng 26 năm, có nghĩa là họ đã có những kinh nghiệm nhất định và thực hiện thuần thục các thao tác sản xuất giúp họ nhanh chóng tiếp thu những tiến bộ khoa học mới, đổi mới quy trình công nghệ trong sản xuất. - Về nhân lực: Số lượng lao động trong độ tuổi lao động chiếm tới 77,62% tổng số nhân khẩu, đây là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác. Số còn lại không là gánh nặng cho lực lượng lao động chính. Trong số lao động ở độ tuổi lao động có 22 người làm việc ngoài địa bàn huyện, chiếm 7,83% cho thấy lực lượng lao động chưa bị dịch chuyển sang vùng khác. 3.2.4. Trình độ của người sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất RHC chủ yếu ở Lương Sơn là hộ gia đình. Thực tế hình thức tổ chức sản xuất này có ưu thế là các hộ có thể chủ động trong việc bố trí sản xuất, tận dụng lao động của gia đình mình, nhưng việc sản xuất thường manh mún và không thành vùng tập trung, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của hộ gia đình cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó một số hộ dân trồng rau theo phong trào, chưa thực sự quan tâm đầu tư đúng mức đến quy trình kỹ thuật dẫn đến đạt hiệu quả rất thấp. Trình độ văn hoá của các chủ hộ còn thấp, chủ yếu là trình độ cấp I. Trình độ văn hóa hạn chế đã ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất, lựa chọn các hình thức sản xuất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất. 3.3. Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình 3.3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau hữu cơ Nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn vì vậy đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất cần được lựa chọn theo nguyên tắc ưu tiên. Nội dung xác định nhu cầu đầu tư tùy thuộc vào thực trạng của từng vùng sản xuất cụ thể nhưng trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo đảm các điều kiện để chất lượng nước tưới đúng quy định và bảo đảm hệ thống nhà sơ chế đủ công suất hoạt động theo yêu cầu sản xuất tại vùng đó. - Tập trung đầu tư: Cứng hóa đường giao thông nội đồng; hệ thống tưới - tiêu (bao gồm cả nguồn nước tưới); nhà lưới; hệ thống điện cho diện tích quy hoạch sản xuất RHC Đối với mô hình điểm sản xuất RHC cần đầu tư thêm một số tiến bộ khoa học kỹ thuật như: hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt, sản xuất giống trong khay - Hỗ trợ đầu tư, cải tạo một phần cơ sở hạ tầng cho các nhóm sản xuất RHC hiện có nhằm động viên thúc đẩy phát triển sản xuất tùy vào điều kiện thực tế. 3.3.2. Lựa chọn các giống rau phù hợp, năng suất cao - Tuyển chọn giống cây trồng đảm bảo cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng như: Cà chua, Dưa chuột, Đậu các loại, Cải bắp, Mướp đắng, Cà rốt, Cải bó xôi... 3.3.3. Liên kết giữa nhà sản xuất và nhà chuyên môn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và công tác khuyến nông - Liên kết với các cơ quan chuyên môn cấp trên, các trường cao đẳng, đại học trong ngành nông nghiệp mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất RHC cho các cơ sở, các hộ nông dân trên địa bàn huyện và tổ chức hội nghị hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án hàng năm. - Chuyển giao tiến bộ khoa học mới vào sản xuất (che phủ nilon, giống mới, phương pháp tưới nhỏ giọt, sản xuất giống cây con trong khay nhựa, túi bầu). Thực hiện luân canh các mô hình như: Bí ăn ngọn - Rau muống - Cà chua, Đậu đũa - Rau dền - Su hào, Cải ngọt - Rau đay - Xà lách. Các mô hình này trồng luân canh nhau trên các luống của khu vực sản xuất. Phổ biến nhanh các kiến thức kỹ thuật về sản xuất, sơ chế, kinh doanh RHC đến mọi đối tượng có liên quan bằng các hình thức tập huấn Kinh tế & Chính sách TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 187 ngắn hạn. Bước tiếp theo là xây dựng đội ngũ nông dân nòng cốt để tiếp tục phổ biến lan tỏa những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, sơ chế RHC. 3.3.4. Hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn Trong thời gian tới, hai loại hình HTX sản xuất - tiêu thụ RHC và doanh nghiệp sản xuất - tiêu thụ RHC sẽ trở thành hai loại hình chính trong phát triển sản xuất - tiêu thụ RHC tại huyện Lương Sơn. Vì vậy những tác động để phát triển bền vững hai loại hình này cần thực hiện song song có sự phối hợp chặt chẽ của hai giải pháp: Sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và phát huy nội lực, ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất - kinh doanh RHC gắn với giám sát, quản lý của Nhà nước. 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu thụ rau hữu cơ a. Hoàn thiện các kênh phân phối rau hữu cơ - Xây dựng và triển khai tốt quy hoạch hệ thống tiêu thụ từ chợ đầu mối đến các cửa hàng, quầy hàng bán lẻ - Đa dạng hóa các kênh phân phối RHC, gồm: Cửa hàng RHC tại các khu dân cư tập trung (chủ yếu ở thị trường Hà Nội); Quầy RHC tại các chợ dân sinh thông qua các tiểu thương bán lẻ; Gian hàng RHC tại các siêu thị; Phân phối trực tiếp từ các cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng bằng các hình thức hợp đồng tiêu thụ (cá nhân, tập thể). b. Xây dựng thương hiệu rau hữu cơ - Tiêu chuẩn hóa, xây dựng và phát triển thương hiệu RHC để góp phần nâng cao trách nhiệm người tham gia kinh doanh RHC, tạo niềm tin của người tiêu dùng. Từng bước nâng cao thị phần của RHC trong hệ thống phân phối thực phẩm chung của địa phương. - Nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất RHC về tầm quan trọng của việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu cũng như nội dung bảo vệ thương hiệu. - Đầu tư vốn, công lao động để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng chủng loại theo nhu cầu của thị trường để hình thành và phát triển thương hiệu “Rau hữu cơ Lương Sơn”. c. Tiến hành các hoạt động marketing - Tổ chức các kênh tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm RHC, kịp thời thông tin đến người tiêu dùng về chất lượng, địa điểm, các cơ sở kinh doanh RHC có uy tín. - Hình thức bao gói sản phẩm RHC cần được chú trọng để thu hút người tiêu dùng. - Thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan, du lịch đồng ruộng để khách hàng trực tiếp cảm nhận và tin tưởng sử dụng sản phẩm. Từ đó gây hiệu ứng lan truyền về sản phẩm RHC tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 3.3.6. Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng rau hữu cơ - Đưa sản xuất RHC là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp hàng năm của huyện và các xã, thị trấn. Từng bước đưa sản xuất RHC của huyện vào nề nếp tuân thủ đúng quy định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và Luật An toàn thực phẩm. - Tăng cường công tác thanh tra nội bộ định kỳ, hoặc đột xuất của các nhóm sản xuất RHC nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về sản xuất - tiêu thụ RHC. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài cho thấy sản xuất RHC ở huyện Lương Sơn đã phát triển mạnh sản xuất RHC, thu nhập của người sản xuất được nâng cao, tạo công ăn việc làm cho họ. Tuy nhiên, vẫn đang còn một số tồn tại về diện tích, năng suất còn hạn chế, thu nhập của người nông dân chưa cao, hiệu quả kinh tế còn thấp, phát triển rau chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Sự hình thành phát triển chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm rau hữu cơ huyện Lương Sơn đã mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã hội quan trọng như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, phân công lại lao động nông thôn và tạo ra sự liên kết chặt chẽ có trách nhiệm giữa các nhà sản xuất kinh doanh với người tiêu dùng. Kinh tế & Chính sách 188 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Bộ (2013). Nông nghiệp hữu cơ: Hiện trạng và giải pháp nghiên cứu - phát triển. Hội thảo Quốc gia Nông nghiệp hữu cơ thực trạng và định hướng phát triển, trang 284-302. Thành phố Hồ Chí Minh, 27 tháng 9 năm 2013. 2. Phạm Tiến Dũng (2016). Nông nghiệp hữu cơ. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp. 3. Liên nhóm hữu cơ Lương Sơn (2012). Báo cáo tổng kết 4 năm (2008-2012) thực hiện phong trào sản xuất rau hữu cơ trong khuôn khổ Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009) tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Liên nhóm Nông nghiệp hữu cơ Lương Sơn. 4. Hiệp hội NNHC Việt Nam (2017). Tình hình sản xuất NNHC và xu thế hội nhập. Báo cáo tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC”. SOLUTIONS TO DEVELOP ORGANIC VEGETABLES PRODUCTION IN LUONG SON DISTRICT, HOA BINH PROVINCE Trinh Hai Van1, Tran Thi Thanh Binh2 1,2Vietnam National University of Forestry SUMMARY Organic vegetable production is a trend to meet the increasing demand for quality and food hygiene and safety. The research was conducted in Luong Son district, Hoa Binh province to evaluate the current status of production and propose solutions to develop organic vegetable production. To achieve this objective, we conducted a survey of 90 farmers in Luong Son district. The results show that the economic efficiency of organic vegetable production is higher than that of conventional vegetable production. However, organic vegetable growers face difficulties in production costs, infrastructure, markets and techniques in terms of scale expansion and quality assurance. The solutions to development of organic vegetable production include: (1) Increase investment for infrastructure to support organic production; (2) Select high yielding vegetable varieties; (3) Improve linkages between producers and professionals to apply technical advances through training and extension services; (4) Improve the organization of production; (5) Improve the organic vegetable consumption system; (6) Strengthen the management and quality control of organic vegetables production. Keywords: Luong Son district, organic vegetables, organic vegetable production. Ngày nhận bài : 28/5/2018 Ngày phản biện : 31/8/2018 Ngày quyết định đăng : 07/9/2018
File đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_san_xuat_rau_huu_co_tai_huyen_luong_son.pdf