Giải pháp phát triển rừng trong mối quan hệ bền vững với phát triển kinh tế hộ khu vực ATK huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Quản lý rừng bền vững đang là chủ đề được trao đổi trên nhiều diễn đàn cũng như được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, vấn đề quản lý rừng không chỉ là một nội dung độc lập mà nó cần có sự gắn
kết với đời sống kinh tế của người dân. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về quản lý rừng
và đời sống của người dân từ đó đề xuất các giải pháp giúp phát triển rừng bền vững cho địa bàn
khu vực nghiên cứu. Kết quả chỉ ra được các hộ hiện đang quản lý rừng có điều kiện kinh tế thấp
hơn và khó khăn hơn so với các hộ không quản lý rừng, vì thế mà họ cần có sự quan tâm hơn, đặc
biệt là các giúp đỡ hỗ trợ để phát triển kinh tế. Các giải pháp mà bài báo đưa ra nhằm phục vụ phát
triển bền vững vốn rừng hiện tại của khu vực ATK huyện Định Hoá.
Từ khoá: Quản lý rừng, phát triển bền vững, Kinh tế hộ, khu vực ATK.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển rừng trong mối quan hệ bền vững với phát triển kinh tế hộ khu vực ATK huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131 127 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRONG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Anh Tài Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Quản lý rừng bền vững đang là chủ đề được trao đổi trên nhiều diễn đàn cũng như được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, vấn đề quản lý rừng không chỉ là một nội dung độc lập mà nó cần có sự gắn kết với đời sống kinh tế của người dân. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về quản lý rừng và đời sống của người dân từ đó đề xuất các giải pháp giúp phát triển rừng bền vững cho địa bàn khu vực nghiên cứu. Kết quả chỉ ra được các hộ hiện đang quản lý rừng có điều kiện kinh tế thấp hơn và khó khăn hơn so với các hộ không quản lý rừng, vì thế mà họ cần có sự quan tâm hơn, đặc biệt là các giúp đỡ hỗ trợ để phát triển kinh tế. Các giải pháp mà bài báo đưa ra nhằm phục vụ phát triển bền vững vốn rừng hiện tại của khu vực ATK huyện Định Hoá. Từ khoá: Quản lý rừng, phát triển bền vững, Kinh tế hộ, khu vực ATK. ∗GIỚI THIỆU Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 52.272,23 ha, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp 35.787ha, chiếm 68,7%, còn trên 10 triệu ha đất trống và chưa sử dụng. Định Hóa là huyện miền núi ít ruộng canh tác kỹ thuật chưa cao do đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, cho nên cuộc sống của người dân nới đây đã phụ thuộc vào các sản phẩm khai thác từ rừng rất lớn, điều đó đẫn đến diện tích, chất lượng rừng suy giảm liên tục. Rừng thực sự nghèo kiệt làm giảm khả năng phòng hộ, cảnh quan, giá trị kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân ở An toàn khu (ATK) càng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 41,6%, Định Hóa là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh. Các điểm di tích lịch sử đã được đầu tư tôn tạo, tuy nhiên do các hoạt động kinh tế, cảnh quan rừng, cây xanh đã bị tổn hại, mất đi vẻ hùng vĩ của thủ đô kháng chiến ngày xưa và gây hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái. Hiện nay Nhà nước đã và đang quy hoạch lại 3 loại rừng trong đó rừng đặc dụng và rừng phòng hộ quy hoạch sau giao đất giao rừng, có tác động đến diện tích rừng hiện nay. Dự án rừng đặc dụng Định Hóa xây dựng năm ∗ Tel:0983640109 1998 có cơ cấu quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ quá lớn, đã hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển rừng sản xuất - cung cấp lâm sản. Mặt khác chưa được Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt, nên chưa được đầu tư, mà chưa sử dụng nguồn vốn 661 cấp cho tỉnh, vì vậy vốn đầu tư hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc sử dụng đất, sử dụng rừng đạt hiệu quả thấp, không khai thác được tiềm năng đất đai. Đời sống của nhân dân - những người đã kiên trì, bền bỉ, chịu đựng hy sinh mất mát để bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ cách mạng hiện còn quá nhiều khó khăn. Việc xây dựng được đề án trong đó xác định được những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng ATK Định Hóa nhằm phát triển toàn diện và bền vững 3 loại rừng, bảo đảm mục tiêu cảnh quan, phòng hộ, bảo tồn tôn tạo và kinh doanh có hiệu quả là việc làm hêt sức cần thiết, giúp cho kinh tế xá hội của địa phương phát triển - đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp và du lịch, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, góp phần quan trọng vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của các địa phương, thực hiện thành công chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội các tỉnh miền núi của Đảng và Chính phủ, đồng thời cũng thể hiện sâu sắc đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ thanh niên ngày nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131 128 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU Đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm có/gần rừng và nhóm không có/xa rừng. Việc đánh giá chủ yếu tập trung vào kết quả kinh tế của hộ cũng như một số các nguồn lực và cách thức kiếm sống của hộ hay là sinh kế. Lựa chọn khung chọn mẫu và phương thức chọn mẫu: Khung chọn mẫu được lấy từ danh sách các hộ do UBND các xã trong huyện cung cấp. Mẫu được chọn theo 3 cấp: trước hết các xã trong các huyện lựa chọn được chọn đảm bảo mang tính chất đại diện cho vùng; tiếp theo trong các xã đó các thôn sẽ được lựa chọn để đảm bảo đại diện cho các xã và trong các thôn này căn cứ trên khung chọn mẫu đã có chúng tôi tiến hành lựa chọn các hộ đại diện bằng việc lựa chọn ngẫu nhiên. Số mẫu được lựa chọn là 185 hộ chính thức và 10 hộ dự phòng. Kết quả tổng số mẫu lựa chọn sau khi kiểm tra và loại bỏ những mẫu không đủ điều kiện phân tích còn 187 mẫu trong đó khu vực trung tâm có 47 mẫu đại diện, khu vực phía Tây Nam có 96 mẫu điều tra và khu vực phía Bắc có 44 mẫu. Số liệu được phân tổ theo tiêu chí vùng miền gắn với khu vực gần rừng và xa rừng. Đây là tiêu chí định tính do vậy ranh giới giữa 2 nhóm được phân định rõ ràng và khách quan. Để kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa thống kê đề tài sử dụng công cụ kiểm định phi tham số ở mức xác suất ý nghĩa thống kê 90%. THỰC TRẠNG RỪNG VÀ ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HOÁ Theo Phòng thống kê & Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Định Hóa hiện trạng huyện có 24.792ha đất lâm nghiệp có rừng (trong tổng số 35.787ha đất lâm nghiệp của huyện) bao gồm 3 dạng chủ yếu đó là rừng sản xuất (chiếm hơn ½ diện tích đất có rừng hiện nay), rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Ngoài ra còn có các loại rừng khác như rừng lâm nông kết hợp, vườn rừng... Hiện tại diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các chủ quản lý khác nhau bao gồm hộ gia đình, theo xã các ban quản lý rừng khác nhau. Phân tích các nguồn lực trong hộ theo 3 nhóm hộ đã được phân tổ theo tiêu chí vùng cho kết quả như sau Các hộ đã định cư tương đối lâu trên địa bàn trong đó có những hộ đã ở đó gần 1 thế kỷ còn phần lớn đều có từ 20 đến gần 30 năm sống trên địa bàn. Số nhân khẩu bình quân/hộ và số lượng lao động quy đổi bình quân/hộ thuộc 3 khu vực trên địa bàn nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Kruskal-Wallis ở mức xác xuất 90%. Tuy nhiên tỷ lệ lao động quy đổi/nhân khẩu giữa 3 vùng lại có sự khác biệt rõ rệt, trong đó tỷ lệ cao nhất là khu vực phía Bắc còn thấp nhất là khu vực trung tâm mặc dù có sự khác biệt đó song xem xét dưới con số tuyệt đối sự khác biệt này cũng không lớn lắm và chưa thể hiện được xu hướng gì. Trình độ học vấn của chủ hộ có trình độ cấp III khu vực phía Tây Nam thấp hẳn so với 2 vùng còn lại đây là yếu tố cản trở đến điều kiện phát triển kinh tế của hộ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do điều kiện địa lý các xã khu vực này khá xa trung tâm trước đây điều kiện đi lại khó khăn do vậy những chủ hộ cao tuổi ít có điều kiện hoc cao hơn trong khi 2 khu vực còn lại điều kiện đi lại thuận lợi hơn hẳn vì thế họ có tỷ lệ chủ hộ học cấp 3 nhiều hơn. Bảng 1. Thống kê diện tích đất rừng theo chủ quản lý năm 2009 (ĐVT: ha) Loại đất Tổng DT Chủ quản lý Hộ GĐ UBND xã BQLRĐD BQLRPH Tổng cộng 39.061 22.850 4.008 10.059 2.064 - Đất có rừng 24.792 12.431 3.532 7.609 1.220 - Đất chưa có rừng 14.419 10.419 556 2.450 844 (Nguồn: Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131 129 Tổng diện tích đất bình quân trên hộ có sự khác biệt trong đó các hộ khu vực xa trung tâm có diện tích lớn hơn nhiều lần so với các hộ gần khu vực trung tâm, tuy nhiên đối với diện tích đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa, màu và đất nương rẫy của các hộ tương đối đồng đều. Như vậy có thể thấy các hộ khu vực xa trung tâm có tiềm năng về đất lâm nghiệp hơn nhiều lần so với các hộ khu vực trung tâm nhưng liệu họ có thể biến tiềm năng đó thành hiện thực về kinh tế hay không có lẽ khó có thể trả lời ngay được khi chỉ xem xét dưới góc độ số lượng và quy mô diện tích như thế này. Nếu nhìn vào tỷ lệ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của hộ cho thấy các hộ khu vực trung tâm có tỷ lệ đất nông nghiệp lớn gấp khoảng gần 2 lần so với các hộ khu vực xa trung tâm. Qua khai thác ý kiến đánh giá của người dân về khả năng tưới tiêu đầy đủ (theo yêu cầu của làm đất trồng lúa nước của người dân) cho thấy người dân trong khu vực cũng đang phải đối mặt với sự biến đổi của khí hậu, nếu như trước đây các sông suối đều nhiều nước và quanh năm có thì hiện nay nhiều khu vực mực nước đã giảm đi đặc biệt là trong vụ xuân và đầu vụ mùa khi cần nước chuẩn bị đất do vậy mà diện tích có nước đủ tưới tiêu cũng giảm đi. Trong khi ở khu vực trung tâm cơ bản là đủ nước tưới tiêu cho tất cả diện tích thì ở khu vực xa trung tâm (có nhiều rừng hơn) thì diện tích có thể chủ động tưới tiêu giảm đi đáng kể. Xem xét về nguồn thu của các hộ trên địa bàn nghiên cứu thông qua số liệu điều tra cho thấy thu nhập từ nông nghiệp mà chủ yếu từ trồng trọt của các hộ khu vực trung tâm cao hơn so với các hộ khu vực gần rừng lên tổng thu của hộ cũng có xu hướng tương tự và điều này có ảnh hưởng lớn đến mức sống cũng như sinh kế của người dân giữa các khu vực và đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn vốn phát triển sản xuất như các hộ đã đánh giá qua điều tra. Hộ có khai thác sản phẩm từ rừng được định nghĩa là bất kỳ thành viên nào trong hộ khai thác bất kỳ một sản phẩm nào từ rừng. Với cách định nghĩa như vậy cho thấy rằng hầu hết (từ 90% đến gần 100%) hộ có khai thác các sản phẩm từ rừng. Khu vực trung tâm mặc dù có rất ít diện tích rừng quản lý song họ vẫn có thể đi các vùng khác, những khu vực rừng cộng đồng để khai thác các sản phẩm như măng, nấm, rau.... như đối với các hộ tham gia quản lý nhiều rừng hơn ở 2 khu vực còn lại. Như vậy có thể thấy được ngoài nguồn lợi gỗ của rừng sản xuất và phần ít ỏi tiền hỗ trợ cho công tác quản lý rừng (100 nghìn đồng/ha rừng) các hộ khu vực gần rừng cũng chỉ khai thác được các sản phẩm như đối với các hộ khu vực trung tâm huyện. Bảng 2. Tổng thu từ các hoạt động sản xuất trong hộ năm 2009 (1000đ) Nguồn thu Vùng Trung tâm Tây Nam Phía Bắc Tổng thu từ Nông nghiệp 19524,9 (10174,1) 16116,9 (16709,3) 10748,3 (5735,5) Tổng thu từ lâm nghiệp 1216,3 (1134,3) 1408,7 (989,8) 3897,2 (7196,6) Tổng thu từ hoạt động trang trại 20741,3 (10165,6) 17525,7 (16755,2) 14645,4 (8725,4) (Nguồn: số liệu điều tra năm 2009) 1) Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị bình quân. 2) Có sai khác có ý nghĩa thống kê của tổng thu từ nông nghiệp/hộ và tổng thu từ các hoạt động trang trại giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskal-Wallis tại mức xác suất 90%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131 130 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG KHU VỰC ATK HUYỆN ĐỊNH HOÁ Quan điểm bảo vệ và phát triển rừng bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Như vậy bảo vệ và phát triển bền vững đòi hỏi cần phải quan tâm đầy đủ đến 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường ở hiện tại và cả trong tương lai. Đối với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững cần phải quan tâm tới yếu tố kinh tế và xã hội trong đó đặc biệt là yếu tố kinh tế do người dân cần phải duy trì và ổn định đời sống kinh tế của mình. Điều này đặc biệt đúng với khu vực ATK huyện Định Hoá do trên địa bàn này hơn 40% hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Với quan điểm như vậy các đề xuất giải pháp cũng cần phải xoay quanh vấn đề giải quyết bảo vệ rừng những gắn với thực tế nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Các giải pháp đề xuất Những giải pháp về kinh tế. Nâng mức hỗ trợ cho người dân để quản lý rừng hiện tại quá thấp (100 nghìn/ha) lên gấp từ 10 đến 20 lần và tiến hành làm theo hình thức cuốn chiếu cho từng khu vực đảm bảo sự thành công. Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao phát huy những thế mạnh và và khai thác sử dụng diện tích đất nông nghiệp một cách có hiệu quả. Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, làm mành, nuôi ong, chế biến nông sản... trên địa bàn, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống trường học và mạng lưới điện giúp nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ cũng như phát triển chế biến lâm sản đạt hiệu quả cao và du lịch sinh thái để bảo vệ và phát triển rừng. Phát triển thị trường lâm sản đặc biệt lâm sản ngoài gỗ. Thị trường lâm sản địa phương hiện tại chưa phát triển, đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ như các loại dược liệu, song, mây .... Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít không hình thành được thị trường, một phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng. Những giải pháp xã hội. Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Việc quản lý và phát triển rừng phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và ý thức của người dân trên địa bàn cũng như những người sử dụng sản phẩm rừng ở các khu vực khác. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã. Cần phải xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước. Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên... có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Những giải pháp khoa học công nghệ Xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng tổng hợp có hiệu quả cao. việc xây dựng những mô hình trình diễn về kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Anh Tài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 127 - 131 131 doanh rừng tổng hợp có hiệu quả cao được coi là giải pháp khoa học công nghệ hiệu quả để khích lệ người dân hướng vào bảo vệ và phát triển rừng nhờ đó giảm được áp lực vào rừng. Nội dung của việc xây dựng mô hình trình diễn phải bao gồm: 1) trồng mới hoặc trồng thêm những loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa; 2) Phát triển tuyến du lịch sinh thái giữa Định Hoá, Tuyên Quang, Tam đảo, Chợ Đồn và Ba Bể; 3) Đưa các cây nông nghiệp có năng suất và hiệu quả cao vào các mô hình nông lâm kết hợp. Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển để hỗ trợ cho đồng bào có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cụ thể: Có tổ chức khuyến nông, khuyến lâm đủ năng lực hoạt động thường xuyên tại các thôn, bản để hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng chăm sóc các loại cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi. Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh. Phát triển hệ thống phổ biến kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đây là một giải pháp hiệu quả do phù hợp với thực tế, ít tốn kém và đã được người dân phát triển qua nhiều thế hệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi cục kiểm lâm Thái Nguyên (2009), Theo dõi diễn biến Tài nguyên rừng [2]. Ban Quản lý rừng ATK Định Hoá, (2009): Báo cáo đánh gia công tác quy hoạch và quản lý rừng của Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. [3]. Joachim Krug, (2008): Forest resources management and livelihood benefits- Tài liệu giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. [4]. Joachim Krug, (2008): Economic sustainability of natural forest management in the tropics - Tài liệu giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. [5]. Hạt kiểm lâm Định Hóa, (2010): Các số liệu thống kê Quản lý rừng ATK Định Hóa. [6]. Phòng Thống kế huyện Định Hoá, (2009): Niên giám thống kê huyện Định Hóa năm 2009. [7]. UBND huyện Định Hoá, (2010): Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. [8]. W. Doppler, (2007): Tài liệu giảng dạy kinh tế hộ trang trại tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh [9]. 1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng. SUMMARY SOLUTION DEVELOPMENT IN RELATION TO SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT CIVIC AREA ATK DINH HOA DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Do Anh Tai∗ - Thai Nguyen University Sustainable forest management is the subject be discussed on many forums and many researchers are concerned, the issue of forest management is not only a content that is independently linked to the economic life sectors of the population. This paper presents research results on forest management and livelihood of the people has been proposed to help develop solutions for local sustainable forest study area. The results indicate the conditions of household is managing forest are lower in economic situation and more difficulties than households without forest management, so they need more attention, especially to help support for economic development. The solution, that the article made to serve the sustainable development of the existing forests in the ATK region of Dinh Hoa district. Key words: Forest management, sustainable development, household economy, ATK area ∗ Tel: 0983640109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
File đính kèm:
- giai_phap_phat_trien_rung_trong_moi_quan_he_ben_vung_voi_pha.pdf