Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản trong bối cảnh hội nhập

1. SỰ CẦN THIẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH

VỰC KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN

Ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có vị trí quan trọng

trong quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và môi trường sinh thái. Hiện tại,

ngành lâm nghiệp đang quản lý 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm khoảng

½ tổng diện tích lãnh thổ quốc gia, liên quan trực tiếp đến đời sống của trên 25 triệu

đồng bào. Do vậy, việc phát triển rừng và quản lý rừng bền vững là mục tiêu, là ưu

tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Ngành lâm nghiệp không những tạo ra các

sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân; mà còn có

vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ

nước, điều hòa khí hậu., góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ

biên giới hải đảo; góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm

nghèo cho người dân nông thôn và miền núi. Trong giai đoạn hiện nay, ngành lâm

nghiệp đang triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-

2020, thực hiện Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và

phát triển bền vững. Những đóng góp của ngành lâm nghiệp cả về kinh tế, xã hội,

môi trường đang được khẳng định và được xã hội công nhận.

pdf 8 trang phuongnguyen 940
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản trong bối cảnh hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản trong bối cảnh hội nhập

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản trong bối cảnh hội nhập
 127 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC 
KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 
TS. Bùi Thị Minh Nguyệt, TS. Phạm Thị Huế 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
1. SỰ CẦN THIẾT VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH 
VỰC KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN 
Ngành lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có vị trí quan trọng 
trong quá trình phát triển kinh tế, an sinh xã hội và môi trường sinh thái. Hiện tại, 
ngành lâm nghiệp đang quản lý 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 
½ tổng diện tích lãnh thổ quốc gia, liên quan trực tiếp đến đời sống của trên 25 triệu 
đồng bào. Do vậy, việc phát triển rừng và quản lý rừng bền vững là mục tiêu, là ưu 
tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Ngành lâm nghiệp không những tạo ra các 
sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân; mà còn có 
vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ 
nước, điều hòa khí hậu..., góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ 
biên giới hải đảo; góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm 
nghèo cho người dân nông thôn và miền núi. Trong giai đoạn hiện nay, ngành lâm 
nghiệp đang triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-
2020, thực hiện Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và 
phát triển bền vững. Những đóng góp của ngành lâm nghiệp cả về kinh tế, xã hội, 
môi trường đang được khẳng định và được xã hội công nhận. 
Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản đã đạt được thành tựu vượt 
bậc trong những năm vừa qua. Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm 
sản của Việt Nam chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu. Năm 2019, xuất khẩu lâm sản 
đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2018, vượt 6,6% so với kế hoạch (10,5 tỷ 
USD). Xuất siêu lâm sản đạt 8,65 tỷ USD, cao nhất trong nhóm ngành hàng nông lâm 
sản xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản được mở rộng, sản phẩm gỗ và lâm 
sản xuất khẩu của nước ta năm 2005 mới xuất khẩu đến 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, 
đến năm 2018 đã có mặt ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam hiện đã trở 
thành quốc gia thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu 
gỗ và lâm sản. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam còn nhận định rằng: Chế 
biến gỗ là 1 trong 10 ngành mang lại nguồn thu lớn nhất từ xuất khẩu, đóng góp đáng 
kể vào GDP cả nước. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước ta có khoảng 
4.200 doanh nghiệp hoạt động trong ngành này. Trong đó có khoảng 95% doanh 
nghiệp tư nhân, khoảng 16% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI. 
Ngoài ra, còn có thêm 5% doanh nghiệp nhà nước và 340 làng nghề chế biến gỗ. 
Những con số trên cho thấy cơ hội phát triển của ngành chế biến và thương mại lâm 
sản trong thời gian tới là rất lớn. 
Ngoài các yếu tố thuận lợi, ngành Lâm nghiệp nói chung và ngành chế biến và 
thương mại lâm sản nói riêng của Việt Nam đang phải đối mặt không ít thách thức, 
nhất là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam 
 128 
giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ 
nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 
lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực 
khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo (Bộ GD&ĐT, 2019). 
Trong đó, thiếu hụt lực lượng cán bộ khoa học trình độ chuyên môn cao, đặc biệt ở 
một số lĩnh vực mới, công nghệ cao, cân đối nhân lực ở các chuyên môn. Nhu cầu lao 
động ngành chế biến gỗ và lâm sản được dự báo đến năm 2020 cần khoảng 64.000 
người có trình độ Đại học, trên Đại học và 266.860 công nhân kỹ thuật; đến năm 
2025 cần khoảng 106.800 người có trình độ Đại học, trên Đại học và 445.200 công 
nhân kỹ thuật. Lao động khác trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến trung gian và công 
nghiệp phụ trợ sẽ lớn hơn gấp 3 lần so với hiện tại [5]. Ngoài ra, sự cạnh tranh giữa 
các doanh nghiệp (DN) FDI và DN Việt Nam về nguồn nhân lực ngày càng khốc liệt. 
Các doanh nghiệp có lao động không qua đào tạo, không có chứng chỉ nghề sẽ gặp 
rủi ro khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do. Theo Bộ NN&PTNT 
(2019), trình độ của lao động không chỉ tác động đến năng suất của khâu sản xuất, 
chế biến mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định giá trị thương mại của sản 
phẩm [3]. Với những đòi hỏi trên, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành Lâm 
nghiệp, trong đó bao gồm cả nhân lực thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản 
là hết sức cần thiết. 
2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ 
THƯƠNG MẠI LÂM SẢN 
2.1. Mục tiêu, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp 
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng 
Chính phủ và Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt 
xác định mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về 
kinh tế, xã hội và môi trường. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, sử dụng tài nguyên 
rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững. Nâng độ 
che phủ rừng, tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng, đáp ứng cơ bản nhu cầu 
gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tạo thêm việc làm, nâng cao thu 
nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm 
bảo an ninh, quốc phòng. 
Định hướng thực hiện: (1) Cơ cấu các loại rừng đến năm 2020 khoảng 16,2 - 
16,5 triệu ha, trong đó: rừng sản xuất 8,132 triệu ha, rừng phòng hộ 5,842 triệu ha và 
rừng đặc dụng 2,271 triệu ha. (2) Nâng cao giá trị gia tăng của ngành bằng thay đổi 
cách tiếp cận tổng hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu 
cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển và nâng cao chất lượng 
rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ. (3) Điều chỉnh cơ cấu các loại hình tổ chức 
quản lý rừng, chuyển đổi các công ty lâm nghiệp nhà nước được hình thành từ các 
lâm trường quốc doanh, phát triển kinh tế tư nhân hợp tác. (4) Tăng nguồn vốn đầu tư 
cả từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước. (5) Phát triển theo vùng kinh 
tế - sinh thái lâm nghiệp. 
Với mục tiêu và định hướng phát triển ngành lâm nghiệp như trên, đòi hỏi cần 
phải có những giải pháp, chương trình hành động nhằm cung cấp nguồn nhân lực đầy 
đủ cho các hoạt động phát triển lâm nghiệp. 
 129 
2.2. Đặc điểm sử dụng nguồn nhân lực trong ngành Lâm nghiệp 
Lâm nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, quan điểm phát 
triển lâm nghiệp cũng có nhiều thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sử dụng 
nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản. Quan điểm coi Lâm 
nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; 
chế biến và thương mại lâm sản hay quan điểm phát triển lâm nghiệp bền vững dựa 
trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường. Với quan điểm này sử dụng lao động 
trong lâm nghiệp không thuần túy là lao động kỹ thuật mà đòi hỏi cả khía cạnh kinh 
tế và thương mại. Đây là tiền đề quan trọng để chuyển từ kinh tế lâm nghiệp chủ yếu 
dựa vào khai thác, lợi dụng rừng sang bảo vệ, phục hồi rừng, trồng rừng gắn với chế 
biến và thương mại lâm sản, nâng cao giá trị gia tăng của ngành. 
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế, các hoạt động 
quản lý, sản xuất của ngành lâm nghiệp ngành càng đa dạng và phong phú hơn, bên 
cạnh các hoạt động sản xuất trực tiếp như trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác và 
chế biến lâm sản.. các hoạt động gián tiếp liên quan đến khai thác giá trị sinh thái, 
bảo vệ môi trường, xuất nhập khẩu cũng ngày càng phát triển và thu hút một số lượng 
đáng kể lao động ngành lâm nghiệp. 
Có thể nhận thấy, những hoạt động của ngành lâm nghiệp rất rộng, gồm nhiều 
lĩnh vực khác nhau từ lâm sinh, chọn giống, quản lý tài nguyên rừng, bảo vệ rừng, 
bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác chế biến lâm sản, ứng phó với biến đổi khí hậu, 
kinh tế lâm nghiệp, thương mại lâm sản, Để thực hiện được những mục tiêu, định 
hướng đặt ra thì phải có những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về phát triển 
nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp. Trong đó, phải đánh giá được nhu cầu đào tạo 
theo từng lĩnh vực, trình độ đào tạo, đối tượng tham gia đào tạo và tiến độ thực hiện. 
Một số vấn đề sử dụng lao động trong ngành lâm nghiệp thời gian qua: 
- Chủ yếu sử dụng lao động giản đơn, mang tính thời vụ. Hằng năm, ngành thu 
hút nhiều lao động thời vụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến, thương mại 
lâm sản. Đối với các hoạt động trồng rừng thì do tính thời vụ của sản xuất nên việc sử 
dụng lao động mang tính thời vụ. Với lĩnh vực thương mại, mặc dù không gặp vấn đề 
về tính thời vụ trong sản xuất nhưng do các hợp đồng lớn thường vào cuối năm hay 
thời điểm khi khai thác gỗ [7] nên việc sử dụng lao động bị ảnh hưởng. Với tính chất 
mùa vụ như vậy, nhiều doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có thời hạn với người lao 
động, thậm chí lao động không có hợp đồng [8]. Theo kết quả nghiên cứu của Cục 
Chế biến NLTS và NM, lao động theo mùa vụ (từ 7 đến 10 tháng trong năm) hiện 
chiếm khoảng 35 - 40%. 
- Về độ tuổi lao động: Theo số liệu khảo sát các doanh nghiệp tham gia xuất 
khẩu cho thấy bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng 277 lao động trong độ tuổi lao 
động chính (18-65 tuổi) và 2,5 lao động ở độ tuổi dưới 18 và trên 65. Nói cách khác, 
số lao động nằm trong độ tuổi chính chiếm 99% trong tổng số lao động trong mỗi 
doanh nghiệp. Lượng lao động nằm ngoài độ tuổi chính chỉ chiếm 1% [8]. 
- Phần lớn việc làm đều nằm trong lĩnh vực sản xuất sản xuất và dịch vụ có giá 
trị gia tăng thấp, khi có tới 76% tổng số lao động làm việc tại các hộ nông nghiệp, hộ 
kinh doanh, hay các công việc không có hợp đồng lao động (Demombynes và 
Testaverde, 2017). Số lao động trong khu vực kinh tế tăng nhanh hơn khu vực hành 
 130 
chính, sự nghiệp, lao động trong khu vực kinh tế tăng 19,9% so với năm 2012, bình 
quân mỗi năm tăng 3,7%. Khối doanh nghiệp đang thu hút hơn 14 triệu lao động, 
tăng 28,2% (tương đương 3,1 triệu người) so với năm 2012. Số doanh nghiệp khối 
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1% (tăng hơn 1000 DN, 27,5% so với năm 2012) 
nhưng lao động giảm 1,1 nghìn người (0,4%) so với năm 2012. Trong khối nông 
nghiệp, thì lao động lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% tổng số lao động của ngành 
nông, lâm và thủy sản (số liệu thống kê, 2014). Lao động lâm nghiệp được chia thành 
2 nhóm là chuyên về lâm nghiệp và lao động lâm nghiệp kiêm ngành nghề khác, lao 
động chuyên về lâm nghiệp chiếm khoảng 28,14% (42.237 người). 
- Lao động lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở Bắc trung bộ và duyên hải miền 
trung, chiếm 54%, tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm 24% tổng số lao 
động lâm nghiệp. Các vùng Tây nguyên và Đông nam bộ có tiềm năng về phát triển 
lâm nghiệp rất lớn, nhưng lao động về lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (4%) 
trong tổng số lao động lâm nghiệp của cả nước. 
- Lao động lâm nghiệp trong độ tuổi làm việc được chia theo 2 hình thức làm 
việc là làm việc cho gia đình và đi làm có nhận lượng. Số lao động lâm nghiệp làm 
cho gia đình là 98.421 người, chiếm hơn hơn 50% tổng số lao động lâm nghiệp. Điều 
này cho thấy, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp vẫn còn nhỏ, ít sử 
dụng lao động, chưa thực sự tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho đồng bào ở nông 
thôn, miền núi. Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong tổng số 56.692 hộ gia đình sản 
xuất lâm nghiệp, có 30.714 hộ gia đình (chiếm 54%) là chuyên về sản xuất lâm 
nghiệp, còn 25.978 là hộ gia đình lâm nghiệp kiêm ngành khác (chiếm 46%). Phần 
lớn (chiếm 91%) hộ lâm nghiệp là ở nông thôn miền núi. 
Qua số liệu phân tích về đặc điểm diễn biến và quy mô nguồn nhân lực ngành 
lâm nghiệp cho thấy, số lượng lao động ngành lâm nghiệp còn chiếm một tỷ trọng rất 
nhỏ trong tổng số lượng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản, chưa thực sự tương 
xứng với tổng diện tích đất đai mà ngành lâm nghiệp được giao quản lý (chiếm gần ½ 
lãnh thổ) và tiềm năng về phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trái ngược với xu thế giảm 
quy mô lao động nông nghiệp, chuyển dịch dần sang công nghiệp và dịch vụ trong 
những năm vừa qua. Trong ngành lâm nghiệp, cùng với sự gia tăng về giá trị của sản 
xuất, xuất khẩu lâm sản, quy mô về lao động và sản xuất lâm nghiệp có sự tăng 
trưởng dương ở hầu hết các vùng trong cả nước. Đây có thể nói là một tín hiệu tích 
cực trong phát huy vị thế và vai trò của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, 
từng bước tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập của người dân sống 
với nghề rừng, góp phần bảo vệ môi trường và tạo sự ổn định về an ninh, quốc phòng 
như các chủ trương và chiến lược phát triển ngành đã đề ra. 
2.3. Thực trạng đào tạo nhân lực lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản 
Hiện tại cả nước có 08 trường đại học thực hiện đào tạo nhân lực cho ngành 
lâm nghiệp gồm Đại học Lâm nghiệp, 04 trường khối nông-lâm nghiệp và 03 trường 
đại học vùng và khu vực. Các lĩnh vực đào tạo chính của các trường gồm: (i) Lâm 
nghiệp/lâm sinh; (ii) Quản lý tài nguyên rừng; (iii) Quản lý tài nguyên thiên nhiên/tài 
nguyên thiên nhiên và môi trường; (iv) Chế biến lâm sản/thiết kế nội thất; (v) Lâm 
nghiệp đô thị/kiến trúc cảnh quan. Trong các lĩnh vực đào tạo, ngành Kinh tế lâm 
nghiệp trước đây có một số trường đào tạo. 
 131 
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của trường Đại học Lâm nghiệp, tiền 
thân là Khoa Kinh tế Lâm nghiệp được thành lập vào năm 1964. Năm 1995 Khoa 
được thành lập lại theo Quyết định số 551/TCLĐ, ngày 24/8/1995 của Bộ trưởng Bộ 
Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT), trực thuộc Trường Đại học Lâm 
nghiệp với tên gọi Khoa Quản trị kinh doanh và đến năm 2008 chính thức đổi tên 
thành Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Khoa Kinh tế & QTKD hiện quản lý 7 
ngành học bậc đại học, gồm: Ngành Quản trị kinh doanh (QTKD), Kinh tế, Kinh tế 
nông nghiệp (Trước đây là ngành Kinh tế Lâm nghiệp), Kế toán, Công tác xã hội, 
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành và Công nghệ thông tin; 02 ngành học bậc thạc 
sĩ: Kinh tế nông nghiệp và Quản lý kinh tế; 01 ngành tiến sỹ: Kinh tế nông nghiệp. 
Hàng năm, Khoa Kinh tế & QTKD thu hút một số lượng lớn sinh viên và học viên 
theo học. 
Bảng 1. Các ngành nghề đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh 
Năm 
Trước 
2000 
2002 2004 2008 2011 2016 2017 
Số 
lượng 
ngành 
2 3 4 7 6 6 7 
Tên 
ngành 
- Kinh tế 
LN 
-QTKD 
- Kinh tế 
LN 
- QTKD 
-Quản lý 
đất đai 
- Kinh tế 
LN 
- QTKD 
- Quản lý 
đất đai 
-Kế toán 
- Kinh tế 
LN 
- QTKD 
- Quản lý 
đất đai 
- Kế toán 
- Kinh tế 
- Kinh tế 
tài nguyên 
- Hệ thống 
thông tin 
- QTKD 
- Quản lý 
đất đai 
- Kế toán 
- Kinh tế 
-Hệ thống 
thông tin 
- Kinh tế 
nông 
nghiệp 
- QTKD 
- Kế toán 
- Kinh tế 
-Hệ thống 
thông tin 
- Kinh tế 
nông 
nghiệp 
- Công 
tác xã hội 
- QTKD 
- Kế toán 
- Kinh tế 
- Hệ thống 
thông tin 
- Kinh tế nông 
nghiệp 
- Công tác xã 
hội 
- Quản trị dịch 
vụ du lịch và lữ 
hành 
Từ khi thành lập đến năm 2008, ngành Kinh tế lâm nghiệp luôn là ngành đào 
tạo có số lượng sinh viên đông, cung cấp nguồn nhân lực về kinh tế cho ngành Lâm 
nghiệp. Từ năm 2008 đến nay, ngành Kinh tế lâm nghiệp được đổi tên thành ngành 
Kinh tế nông nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp và phát triển 
nông thôn. Tuy nhiên, số lượng sinh viên học ngành Kinh tế nông nghiệp có xu 
hướng giảm mạnh. 
 132 
Bảng 2. Kết quả đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh 
Bậc/hệ ĐT 1964-1990 1991-1995 1996-2014 2014- 2019 Tổng 
1. Bậc Đại học 1.530 414 7.542 4.102 13.588 
- Chính quy 964 182 4.421 2.887 8.454 
- VLVH 315 109 2.927 623 3.974 
- Chuyên tu, cử tuyển 251 123 0 0 374 
- Liên thông 0 0 194 592 786 
Bình quân 1 năm 59 83 838 684 247 
2. Cao học 0 0 1.120 1.552 2.672 
3. Nghiên cứu sinh 0 0 0 21 21 
 Từ khi thành lập đến nay, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã đào tạo 
13.588 sinh viên hệ đại học, 2.672 học viên cao học. Ngành nghề đào tạo trong Khoa 
được mở rộng, các ngành nghề đáp ứng cho nhiều ngành nghề khác nhau chứ không 
phải chỉ có ngành Lâm nghiệp. 
Với kết quả thống kê cho thấy, số lượng sinh viên học khối ngành Kinh tế đông 
so với các ngành kỹ thuật trong trường nhưng số lượng sinh viên được đào tạo 
chuyên sâu về kinh tế nông lâm nghiệp và thương mại lâm sản có xu hướng giảm. 
3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ 
THƯƠNG MẠI LÂM SẢN 
- Rà soát và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp trên toàn 
quốc. Trong đó đánh giá được thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực theo 
từng lĩnh vực (giống, lâm sinh, công nghệ chế biến gỗ, kinh tế và thương mại lâm 
sản, dịch vụ lâm nghiệp,) và theo trình độ đào tạo (đào tạo nghề, đào tạo chuyên 
nghiệp, đào tạo đại học, sau đại học). Hoạt động đào tạo cần theo định hướng và 
mục tiêu phát triển lâm nghiệp. 
- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại nhằm nâng cao 
năng lực các cán bộ quản lý các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia đình làm 
nghề rừng, kinh doanh và chế biến lâm sản. Đặc biệt là nâng cao kỹ năng quản trị 
cho chủ cơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, kiến thức thị trường, thương mại trong 
lâm nghiệp,. 
- Khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo thực hiện 
hợp tác và liên kết trong đào tạo, nhằm nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh 
nghiệp, tăng kỹ năng thực hành, thực tập của các cơ sở đào tạo. Thực hiện đào tạo 
theo đặt hàng. Cải thiện nguồn cung và chất lượng nhân lực một cách đồng bộ không 
phải là vấn đề có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần ít nhất từ 5 -10 năm 
mới có thể mang lại hiệu quả. Trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực trước mắt, các hiệp 
hội ngành nghề, doanh nghiệp chế biến và thương mại cần chủ động thực hiện liên 
kết với cơ sở đào tạo triển khai các khóa học ngắn hạn cho lao động hoặc đặt hàng 
đào tạo theo nhu cầu. Doanh nghiệp đặt hàng, nhà trường đào tạo theo yêu cầu doanh 
nghiệp, lên khung chương trình, đào tạo, thực tập. Đại học đẩy mạnh, thiết kế chương 
trình "học và hành" để sinh viên được trau dồi, rèn luyện kỹ năng làm nghề. Đồng 
 133 
thời, nhà trường đào tạo đa dạng ngành nghề đáp ứng nhu cầu của ngành lâm nghiệp, 
tăng cường đẩy mạnh đào tạo quốc tế để tăng cường kiến thức, thông tin, trình độ của 
nguồn nhân lực tương lai”. 
- Đề nghị đẩy mạnh những chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực 
cho ngành chế biến gỗ Việt Nam; trong đó chú trọng việc đào tạo kiến thức và kỹ 
năng, tay nghề phù hợp với sản xuất sản phẩm gỗ, nâng cao trình độ vận hành máy 
móc, thiết bị của công nhân, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành sản xuất, kiểm 
soát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của đội ngũ quản lý nhưng bên cạnh đó cần kiến 
thức về kinh tế, thị trường. 
- Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu 
trong bối cảnh công nghệ cao, công nghệ 4.0, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; 
xây dựng các mô hình thành công với ý tưởng công nghệ mới, có mô hình kinh doanh 
sáng tạo và chấp nhận rủi ro để đưa những sản phẩm, dịch vụ chế biến gỗ và lâm sản 
ra thị trường cho các đối tượng tiềm năng là sinh viên, doanh nghiệp starup. Qua đó 
nâng cao nhận thức của toàn xã hội, thu hút người học, tạo hứng khởi cho người trẻ 
tham gia học tập và lao động, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm năng cho 
ngành Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. 
- Xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cho 
Trường/Viện nghiên cứu/Doanh nghiệp phục vụ chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”: 
Mục đích của đề án này là thử nghiệm xây dựng và triển khai chương trình đào tạo 
tiên tiến, chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ mới đào tạo đội ngũ kỹ sư có 
thể vận hành, quản trị điều hành nền sản xuất hiện đại tiên tiến; triển khai các dự án 
nghiên cứu hợp tác công nghệ cao với doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. 
4. KẾT LUẬN 
Ngành Chế biến và xuất khẩu lâm sản lại có tốc độ phát triển nhanh, tỷ lệ xuất 
siêu trên 70% và GTGT trên 40%. Tiềm năng này chỉ thực sự biến thành khả năng, 
nếu được Chính phủ đồng hành bằng sự khẳng định “Chế biến gỗ là một ngành kinh 
tế mũi nhọn trong nền kinh tế thị trường dựa trên sự hội nhập sâu rộng vào thị 
trường đồ gỗ quốc tế, nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, 
nguồn nhân lực được đào tạo phù hợp” với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm 
cao của cả hệ thống chính trị hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. 
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam về nguồn 
nhân lực càng khốc liệt. Đặc biệt, các doanh nghiệp có lao động không qua đào tạo, 
không có chứng chỉ nghề sẽ gặp rủi ro khi Việt Nam gia nhập CPPP. Vì vậy, việc 
nâng cao chất lượng nhân lực trong lĩnh vực kinh tế và thương mại lâm sản là việc 
làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Quang Bảo (2014), Báo cáo đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành 
Lâm nghiệp, Hội thảo phát triển ngành Lâm nghiệp tại Đà Nẵng. 
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Quyết định 2728/QĐ-BNN-CB 2012 về 
Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến 2020 và định hướng đến năm 
2030. 
 134 
3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2019), Tài liệu diễn đàn ngành 
công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - thành công, bài học kinh 
nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019. 
4. Cục thương mại, CBNLTS&NM, 2012, Báo cáo điều tra phục vụ Quy 
hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 
5. Lê Hòa (2019), Ngành gỗ thiếu hụt nhân lực trình độ cao, Báo kiểm toán. 
6. Trần Huy Hoàn, Võ Kim Tuyến (2016), Ngành dịch vụ môi trường trong 
bối cảnh hội nhập quốc tế. 
7. Trần Văn Hùng (2016), Phát triển ngành chế biến gỗ vùng đông nam bộ, 
Luận án Tiến sỹ. 
8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2016, Báo cáo 
Nghiên cứu Một số rủi ro chính của ngành chế biến gỗ xuất khẩu trong bối cảnh hội 
nhập Thực trạng và Giải pháp chính sách 
9. Thủ tướng Chính phủ (2019), Chỉ thị số: 08/CT-TTg về một số nhiệm vụ, 
giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản 
ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu ngày 28 tháng 3 năm 2019 
10. Tổng cục thống kê, Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017, NXB Thống 
kê 
11. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Tác động cách mạng 
công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_trong_linh_vuc_kinh_te_v.pdf