Giải pháp ổn định thu nhập cho hộ nông dân sau thu hồi đất tại khu công nghiệp Lương Sơn-Hòa Bình
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả phân tích tình hình thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp Lương Sơn và ảnh
hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm, ổn định thu nhập của các hộ nông dân. Số liệu điều tra từ 92 hộ bị ảnh
hưởng của việc thu hồi đất, bao gồm 2 nhóm: nhóm bị thu hồi một phần đất và nhóm bị thu hồi toàn bộ đất
nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2011, địa phương đã thu hồi 82,9 ha đất, trong đó có 77,36
ha đất nông nghiệp, đối tượng bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất là 146 hộ gia đình và 462 lao động nông
nghiệp. Trước khi thu hồi đất thì ngành nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Sau thu hồi đất, tỷ trọng lao động làm nông nghiệp còn 38,78%, công nhân chiếm 20,82%, buôn bán chiếm
20,82%. Thu nhập của hộ gia đình tăng lên, các hoạt động phi công nghiệp đã góp phần cải thiện thu nhập, ổn
định cuộc sống của hộ nông dân sau thu hồi đất. Tuy nhiên, mặt trái của thu hồi đất là một bộ phận lao động
phải đi làm thuê với công việc không ổn định, thu nhập thấp. Để ổn định thu nhập cho các hộ nông dân sau khi
thu hồi đất thì cần có sự hỗ trợ từ chính quyền như đào tạo nghề, định hướng việc làm, tạo điều kiện cho người
nông dân tự chuyển đổi việc làm.
Từ khóa: Hộ nông dân, khu công nghiệp, thu hồi đất, thu nhập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp ổn định thu nhập cho hộ nông dân sau thu hồi đất tại khu công nghiệp Lương Sơn-Hòa Bình
Kinh tế & Chính sách 151TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH Bùi Thị Minh Nguyệt1, Hoàng Văn Thống2 1,2Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả phân tích tình hình thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp Lương Sơn và ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm, ổn định thu nhập của các hộ nông dân. Số liệu điều tra từ 92 hộ bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất, bao gồm 2 nhóm: nhóm bị thu hồi một phần đất và nhóm bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2011, địa phương đã thu hồi 82,9 ha đất, trong đó có 77,36 ha đất nông nghiệp, đối tượng bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất là 146 hộ gia đình và 462 lao động nông nghiệp. Trước khi thu hồi đất thì ngành nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Sau thu hồi đất, tỷ trọng lao động làm nông nghiệp còn 38,78%, công nhân chiếm 20,82%, buôn bán chiếm 20,82%. Thu nhập của hộ gia đình tăng lên, các hoạt động phi công nghiệp đã góp phần cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống của hộ nông dân sau thu hồi đất. Tuy nhiên, mặt trái của thu hồi đất là một bộ phận lao động phải đi làm thuê với công việc không ổn định, thu nhập thấp. Để ổn định thu nhập cho các hộ nông dân sau khi thu hồi đất thì cần có sự hỗ trợ từ chính quyền như đào tạo nghề, định hướng việc làm, tạo điều kiện cho người nông dân tự chuyển đổi việc làm. Từ khóa: Hộ nông dân, khu công nghiệp, thu hồi đất, thu nhập. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường phát triển tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn; là thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. Ở nước ta, trong những năm qua trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp (KCN) mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, ngày càng đồng bộ và hiện đại. Song song với quá trình đó là quá trình thu hồi đất, đặc biệt là đất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển công nghiệp là nhu cầu tất yếu. Bên cạnh những tác động tích cực của việc xây dựng các KCN như thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, chỉnh trang đô thị thì thu hồi đất cũng ảnh hưởng lớn đối với người dân. Khu công nghiệp Lương Sơn có diện tích 82,9 ha, nằm trên địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, là KCN quy mô lớn, hoạt động trong nhiều năm nay. Đời sống người dân kể từ khi KCN đi vào hoạt động đã có nhiều mặt ổn định và phát triển tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân bị thu hồi đất đang gặp khó khăn như việc làm, thu nhập không ổn định... Để phát triển công nghiệp toàn tỉnh nói chung và KCN Lương Sơn nói riêng theo hướng bền vững, vấn đề tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho người dân bị thu hồi đất hiện là một thách thức đối với các ngành chức năng của Huyện. Xuất phát từ những vấn đề trong thực tiễn nêu trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập và ổn định thu nhập của hộ nông dân tại KCN Lương Sơn - Hòa Bình. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập thông tin Kinh tế & Chính sách 152 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 - Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu đã công bố như sách, báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết của xã bị thu hồi đất làm KCN Lương Sơn, Chi cục Thống kê huyện Lương Sơn, Công ty Cổ phần Bất động sản An Thịnh, Hoà Bình (chủ đầu tư KCN Lương Sơn)... - Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 92 hộ nông dân bị thu hồi đất tại địa phương. Nghiên cứu chia thành 2 nhóm điều tra: Nhóm 1 là các hộ chỉ bị thu hồi đất nông nghiệp với số mẫu điều tra 76 hộ; Nhóm 2: là các hộ bị thu hồi cả đất nông nghiệp, đất vườn tạp và đất thổ cư với số mẫu điều trà là 16 hộ. 2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm excel, phần mềm SPSS. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình thu hồi đất tại KCN Lương Sơn Khu công nghiệp Lương Sơn được thành lập theo quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 21/01/2011 của UBND tỉnh Hòa Bình. Theo quy hoạch chi tiết KCN Lương Sơn có diện tích 82,90 ha và nằm trên địa bàn các xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Để xây dựng KCN Lương Sơn, địa phương đã thực hiện công tác thu hồi đất của một số hộ gia đình, kết quả thể hiện trên bảng 01. Bảng 01. Thực trạng thu hồi đất tại KCN Lương Sơn TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ trọng (%) 1 Tổng diện tích đất thu hồi ha 82,90 100 a Đất nông nghiệp ha 77,36 93,32 b Đất ở ha 4,36 5,26 c Đất phi nông nghiệp khác ha 1,18 1,42 2 Tổng số hộ bị thu hồi đất Hộ 146 3 Tổng số lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng Người 462 Nguôn: Phòng Tài nguyên huyện Lương Sơn Qua số liệu bảng 01 có thể thấy, trong tổng số 82,90 ha đất bị thu hồi cho KCN Lương Sơn thì đất nông nghiệp là 77,36 ha, chiếm tỷ lệ 93,32%; đất ở là 4,36 ha, chiếm tỷ lệ 5,26%, đất phi nông nghiệp khác 1,18 ha, chiếm 1,42%. Trong đó, đối tượng bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất cho KCN là 146 hộ gia đình với 758 nhân khẩu và 462 lao động nông nghiệp. 3.2. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến thu nhập của hộ 3.2.1. Tình hình thu hồi đất của các hộ điều tra tại KCN Lương Sơn Tổng diện tích đất của các hộ gia đình trước khi thu hồi là 36,67 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 36,15 ha, chiếm tỷ trọng 98,58%; đất phi nông nghiệp vớí 0,52 ha, chiếm tỷ trọng 1,42%. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là 14,78 ha (chiếm 40,88% diện tích đất nông nghiệp). Diện tích đất của các hộ nông dân sau khi thu hồi còn 21,71 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp còn lại sau thu hồi đất là 21,34 ha. Với tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi lớn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân bị thu hồi đất. Kinh tế & Chính sách 153TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 Bảng 02. Tình hình sử dụng đất của các hộ bị thu hồi đất Chỉ tiêu Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất So sánh Diện tích (ha) Tỷ trọng % Diện tích (ha) Tỷ trọng % ± Tỷ lệ giảm (%) 1. Đất nông nghiệp 36,15 98,58 21,37 98,45 -14,78 -40,89 2. Đất phi nông nghiệp 0,52 1,42 0,34 1,55 -0,18 -35,48 Tổng 36,67 100,00 21,71 100,00 -14,96 -40,81 Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp 3.2.2. Tình hình đền bù và sử dụng tiền đền bù của các hộ nông dân bị thu hồi đất tại Khu công nghiệp Lương Sơn Kết quả điều tra về tình hình đền bù cho các hộ bị thu hồi đất cho thấy: Số tiền đền bù của hộ nhận rất khác nhau tùy thuộc vào diện tích đất thu hồi. Số tiền đền bù trung bình mà một hộ nhận được là 860,2 triệu đồng, hộ nhận cao nhất là 1.566,3 triệu đồng và thấp nhất là 10,5 triệu đồng. Tình hình sử dụng tiền đền bù khi bị thu hồi đất của các hộ điều tra được thể hiện trên hình 01. Hình 01. Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ bị thu hồi đất Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp Qua hình 01 cho thấy, các hộ bị thu hồi đất sử dụng tiền bồi thường cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu đầu tư vào sản xuất kinh doanh với 36/92 hộ (chiếm 39,13%), mua lại đất sản xuất có 18/92 hộ (chiếm 22,82%), gửi ngân hàng là 16/92 hộ (chiếm 17,39 %), còn lại cho các mục đích khác. Qua cách thức sử dụng tiền đền bù cho thấy, hầu hết các hộ bị thu hồi đất đã chú trọng vào việc tái đầu tư, tạo cuộc sống ổn định như là mua đất sản xuất hoặc đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Các thức sử dụng tiền đền bù có sự khác nhau giữa 2 nhóm, nhóm bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp thì quan tâm nhiều hơn đến việc đảm bảo thu nhập và sản xuất; nhóm các hộ bị thu hồi một phần diện tích đất nông 13% 3% 39% 6% 20% 17% 1%1% Xây dựng, sửa chữa nhà ở Mua xe cho sử dụng cá nhân Đầu tư vào sản xuất kinh doanh Mua sắm vật dụng gia đình Mua lại đất Gửi ngân hàng Trả nợ Mục đích khác Kinh tế & Chính sách 154 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 nghiệp thì lại có cách thức sử dụng tiền đền bù đa dạng hơn. Trong đó họ đã dành một khoản tiền lớn cho mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống như sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình và cả mua xe ô tô. 3.2.3. Ảnh hưởng đến việc làm của người dân bị thu hồi đất Bảng 03. Tình hình việc làm của hộ trước và sau thu hồi đất Nghề nghiệp Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Số lao động (Người) Tỷ trọng (%) Số lao động (Người) Tỷ trọng (%) 1. Nông dân 167 68,16 95 38,78 2. Công nhân 10 4,08 51 20,82 3. Giáo viên 4 1,63 4 1,63 4. Viên chức nhà nước 3 1,22 3 1,22 5. Buôn bán 15 6,12 32 13,06 6. Nhân viên văn phòng 5 2,04 6 2,45 7. Đi học 6 2,45 6 2,45 8. Làm thuê, mướn 8 3,27 15 6,12 9. Nội trợ 6 2,45 6 2,45 10. Nghỉ hưu 4 1,63 4 1,63 11. Kinh doanh dịch vụ 8 3,27 16 6,53 12. Nghề khác 9 3,67 7 2,86 Tổng 245 100 245 100 Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp Qua số liệu bảng 03 cho thấy, trước thu hồi đất hầu hết người dân ở đây làm nông nghiệp và chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,16% tổng số lao động được khảo sát, số lao động phi nông nghiệp, gồm: đi học 2,45%, làm thuê 3,27%, giáo viên 1,63%, viên chức nhà nước 1,22%, lao động làm công nhân 4,08%. Sau khi thu hồi đất, cơ cấu lao động có nhiều biến động, tỷ trọng lao động làm nông nghiệp giảm (chiếm 38,78%), chủ yếu là tham gia hoạt động chăn nuôi và trồng cây lâu năm. Số lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp đều có sự gia tăng với tỷ lệ khác nhau, trong đó cao nhất là công nhân chiếm 20,82% tăng 410% so với trước khi thu hồi đất; số lao động tham gia các hoạt động buôn bán là 13,06%, tăng 113,33% so với trước thu hồi đất;kinh doanh dịch vụ chiếm 6,53% tăng 100% so với trước khi thu hồi đất. Các ngành nghề khác như giáo viên, viên chức nhà nước, đi học, nội trợ, nghỉ hưu không thay đổi. Các hoạt động buôn bán, vào làm công nhân trong KCN góp phần cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống của một số hộ sau thu hồi đất. Bên cạnh đó, lao động làm thuê cũng tăng, số lao động này là những nông dân bị mất đất sản xuất, không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng vào làm trong các KCN, buộc họ phải tìm kiếm Kinh tế & Chính sách 155TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 việc làm để có thu nhập cho gia đình nhưng đa phần là công việc không ổn định, mang tính thời vụ, thu nhập bấp bênh. Cơ hội việc làm của lao động là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ học vấn, vốn, nhận thức... Việc làm và loại việc làm là cơ sở đảm bảo cho họ khả năng cải thiện thu nhập, thích nghi và ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, để tham gia lao động tại các khu công nghiệp có những đòi hỏi riêng. Qua kết quả khảo sát cho thấy, một trong những vấn đề nổi lên sau khi thu hồi đất của nông hộ là tình trạng có nhiều người lao động mất việc làm, không có việc làm mới hay việc làm không phù hợp (có việc làm nhưng trình độ, sức khỏe, tuổi tác, tính kỷ luật... của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc hay có việc làm nhưng người lao động không chấp nhận làm do vất vả, thu nhập thấp...). Song nguyên nhân chủ yếu đều do họ chưa có sự chuẩn bị tốt về khả năng tìm kiếm việc làm trước khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tạo cơ hội việc làm chưa thật sự được quan tâm. Một điểm đáng chú ý là mặc dù người dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho việc xây KCN, nhưng khi KCN hình thành thì việc thu hút lực lượng lao động từ những gia đình có đất bị thu hồi rất ít được sự quan tâm từ chính quyền địa phương và chủ đầu tư. Qua khảo sát, chỉ có khoảng 16 lao động, trong tổng số lao động được khảo sát, thuộc diện có đất bị thu hồi đang làm việc trong KCN Lương Sơn và theo các hộ được phỏng vấn thì công việc mà con em họ đang làm trong KCN do họ tự chủ động tìm kiếm chứ không phải từ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. 3.2.4. Ảnh hưởng đến thu nhập của người dân bị thu hồi đất Tác động của việc mất đất, thay đổi sinh kế cũng làm cho thu nhập của người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Qua khảo sát 92 hộ thì có 20 hộ, chiếm tỷ lệ 21,74% số hộ trả lời thu nhập của họ không tăng lên so với trước khi thu hồi đất; nhưng có tới 72 hộ, chiếm 78,26% số hộ được khảo sát trả lời là thu nhập của họ có tăng lên sau khi thu hồi đất. Bảng 04. Đánh giá về thu nhập của hộ sau khi bị thu hồi đất Kết quả đánh giá Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%) 1. Thu nhập không tăng 20 21,74 2. Thu nhập tăng lên 72 78,26 Tổng 92 100 Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp Bảng 05 cho thấy rõ hơn về ảnh hưởng của thu hồi đất đến thu nhập bình quân của hộ, trước thu hồi đất nguồn thu nhập của người dân chủ yếu là từ nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt (hộ trồng cây lâu năm thu nhập 31,24 triệu/năm, hộ trồng rau màu là 30,12 triệu/năm, hộ trồng lúa là 3,22 triệu/năm), hoạt động chăn nuôi tại các hộ mang tính chất nhỏ lẻ nên thu nhập mang lại còn thấp. Mặt khác nguồn thu nhập từ tiền lương tiền công chỉ đạt 2,32 triệu/hộ/tháng và thu nhập từ buôn bán kinh doanh đạt 3,35 triệu/hộ/tháng. Kinh tế & Chính sách 156 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 Bảng 05. Cơ cấu thu nhập trung bình của hộ bị thu hồi đất Nguôn thu nhập ĐVT Thu nhập bình quân hộ So sánh Trước thu hồi Sau thu hồi ± Tỷ lệ(%) 1- Thu nhập từ trông trọt Thu nhập từ lúa Tr.đ/vụ 3,22 1,02 -2,2 -68,32 Thu nhập từ cây lâu năm Tr.đ/năm 31,24 12,42 -18,82 -60,24 Thu nhập từ rau màu Tr.đ/năm 30,12 10,51 -19,61 -65,11 2- Thu nhập chăn nuôi Thu nhập từ chăn nuôi trâu bò Tr.đ/năm 1,61 1,03 -0,58 -36,02 Thu nhập từ chăn nuôi heo Tr.đ/năm 10,01 8,81 -1,2 -11,99 Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm Tr.đ/năm 1,53 0,35 -1,18 -77,12 3- Thu từ tiền lương, tiền công Tr.đ/tháng 2,32 5,13 2,81 121,12 4- Thu từ buôn bán kinh doanh Tr.đ/tháng 3,35 6,28 2,93 87,46 5- Thu nhập từ hoạt động khác Tr.đ/tháng 1,25 1,2 -0,05 -4,00 Nguồn: Khảo sát và tính toán tổng hợp của tác giả Sau khi thu hồi đất, thu nhập bình quân của hộ thay đổi khá nhiều. Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ buôn bán kinh doanh tăng lên đáng kể, trong khi đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm mạnh. Dấu hiệu trên là vô cùng tích cực vì cho thấy được các hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp đã dần thích nghi với ngành nghề mới và việc sử dụng số tiền được đền bù một cách hiệu quả đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân làm cho thu nhập của một số hộ nông dân không được cải thiện sau khi thu hồi đất. Qua khảo sát cho thấy, một nguyên nhân quan trọng làm cho thu nhập của hộ bị giảm và sau một vài năm được nhận tiền đền bù thì cuộc sống của hộ lâm vào khó khăn là do cách sử dụng tiền đền bù chưa hợp lý, sử dụng quá nhiều tiền vào mục đích tiêu dùng như: xây dựng sửa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng trong gia đình, mua xe cho sử dụng cá nhân... Vì vậy, nếu chính quyền địa phương không có giải pháp hợp lý để hỗ trợ người dân sau khi bị thu hồi đất, thì nguyên tắc trong thu hồi đất là đảm bảo cuộc sống của người dân phải bằng hoặc cao hơn trước khi thu hồi đất là rất khó đảm bảo. 3.2.5. Một số tác động khác đến hộ nông dân sau khi thu hồi đất Sau khi nhận được tiền bồi thường, các hộ đã sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau (hình 01). Nhiều hộ dân sử dụng tiền bồi thường đất tương đối hợp lý vào mục đích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, một bộ phận đầu tư dàn trải cho mục đích không mang lại lợi ích kinh tế đã ảnh hưởng đến thu nhập và Kinh tế & Chính sách 157TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 ổn định thu nhập của hộ nông dân. Qua đây có thể thấy rằng vẫn còn một số hộ chưa nhận thức đúng đắn được hậu quả của việc thu hồi đất tác động đến tương lai của chính gia đình mình. Hơn nữa, chính sách đào tạo nghề hiện nay chưa thực sự gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, vẫn còn mang tính hình thức, đào tạo cho hết tiền, đào tạo theo những nghề vốn có sẵn từ trước gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Người lao động không có tay nghề hoặc tay nghề không được nâng cao thực sự, nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động hiện tại nên một số những người được đào tạo nghề không có việc làm ổn định, một số người vẫn không có việc làm. Việc thu hồi đất đã đem lại cho người nông dân một khoản tiền lớn, do người nông dân còn thiếu vốn xã hội và vốn con người nên không thể tìm được việc làm hay không có đủ việc làm ổn định. Trong một bối cảnh gia tăng áp lực của nền kinh tế thị trường nhiều người trong số họ cảm thấy cuộc sống của mình tiềm ẩn những rủi ro và thiếu ổn định khó đảm bảo sinh kế bền vững. Tất cả những điều trên cho thấy tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo của các hộ gia đình và ảnh hưởng của nó tới thu nhập của các hộ. 3.3. Giải pháp ổn định thu nhập cho hộ nông dân sau thu hồi đất tại KCN Lương Sơn - Thực hiện tốt chính sách thu hồi đất của các cấp chính quyền địa phương. Chúng ta đều biết rằng, thu hồi đất để phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp là rất cần thiết, nhưng phải đảm bảo cuộc sống lâu dài của người có đất bị thu hồi. Giải quyết tốt lợi ích của người dân và coi đó là gốc rễ cho sự thành công của chủ trương thu hồi đất. Nếu cuộc sống của họ kém hơn hoặc gặp nhiều khó khăn thì sự nghiệp CNH, HĐH sẽ không thành công và không đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị tốt khả năng tìm kiếm việc làm cho hộ bị thu hồi đất đóng vai trò quan trọng. Các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các chính sách về đền bù và giải phóng mặt bằng của nhà nước, nhất quán từ trong việc giải tỏa và bồi thường cũng như các phương án tái sản xuất cho nông hộ bởi vì nông hộ là đối tượng dễ bị tổn thương cả về mặt vật chất và mặt tinh thần. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương thu hồi đất để người dân chủ động học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm cho mình. - Xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với hỗ trợ tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Nếu chỉ dừng ở trách nhiệm là hỗ trợ tiền đền bù thì chưa đủ bởi vì không phải người nông dân nào bị thu hồi đất, nhờ vào tiền hỗ trợ cũng có thể học được nghề mới và tìm được việc làm mới. Do trình độ văn hóa thấp, không có kế hoạch chi tiêu, thiếu thông tin về thị trường lao động và nhiều lý do khác nên mặc dù nhận được tiền hỗ trợ để chuyển đổi công việc, nhưng ít người có cơ hội tìm việc làm mới. Địa phương phải có quy định về trách nhiệm đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới đối với người có đất bị thu hồi. Coi đó là vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội hàng đầu mà chính quyền, doanh nghiệp cần giải quyết chứ không Kinh tế & Chính sách 158 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 phải để người dân tự lo. Việc quy hoạch và triển khai đào tạo, chuyển đổi nghề cho dân phải được chuẩn bị trước khi thu hồi đất của họ. Có chính sách ưu tiên cho những người bị thu hồi đất - Cần phải có hành lang pháp lý để doanh nghiệp có trách nhiệm với các nông hộ trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng, sử dụng lao động tại chỗ. Gắn kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển dụng lao động tại chỗ, kế hoạch đào tạo người lao động phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Kế hoạch đào tạo phải được soạn thảo cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính toán các loại hình doanh nghiệp thu hút vào địa phương, nhu cầu về cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn lao động mà các doanh nghiệp cần để đảm bảo tính khả thi về việc làm khi Nhà nước thu hồi đất. - Tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ tự chuyển đổi ngành nghề trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm ổn định cuộc sống nông hộ. Nên thành lập các quỹ dạy nghề cho người lao động, các nhóm tương trợ kinh doanh, các nhóm tài chính vi mô giúp nông hộ sử dụng tiền của mình hợp lý hơn. IV. KẾT LUẬN Việc xây dựng và phát triển KCN Lương Sơn là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương. Việc thu hồi đất đã tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tích cực. Đây sẽ là đòn bẩy cho phát triển kinh tế của địa phương và các vùng phụ cận, đặc biệt là đối tượng nông hộ mà lâu nay họ chủ yếu trông vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, nhưng bên cạnh đó thì các đối tượng này cũng dễ bị tổn thương nhất trên tất cả các phương diện vì họ đã quen với sản xuất nông nghiệp truyền thống từ lâu đời. Quá trình phát triển KCN tạo ra cho nông hộ nhiều cơ hội hơn nhưng bên cạnh đó họ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Các hộ bị thu hồi đất có xu hướng tăng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp và giảm thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp. Việc làm từ nông nghiệp có xu hướng giảm, việc làm phi nông nghiệp tăng lên. Để chuyển dịch lao động nông nghiệp vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện cần tập trung vào một số giải pháp như: phát huy vai trò của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong việc tạo việc làm cho người dân sau thu hồi đất. Cần phát triển các hình thức đào tạo nghề, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho nông dân, tạo điều kiện cho người dân tự chuyển đổi ngành nghề nhằm ổn định cuộc sống. Quan tâm đến tuyển dụng tại chỗ, đào tạo gắn với địa chỉ, như thế mới góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ nông dân bị thu hồi đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Phi Hổ (2012). Phương pháp nghiên cứu định lượng & Nhữngnghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - Nông nghiệp. NXB. Phương Đông. 2. Thái Thanh Phong (2009). Tiền đền bù đất và đất thổ cư tái định cư là tài sản quan trọng mà các hộ dân bị di dời đã sử dụng cho đâu tư phục hồi sinh kế. 3. Tổng Cục Thống kê Hoà Bình. Niên giám Thống kê Hoà Bình năm 2014, 2015, 2016. 4. Phạm Quang Túi (2007). Thực trạng việc làm của người lao động trong các hộ dân diện thu hồi đất tỉnh Quảng Nam. Kinh tế & Chính sách 159TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 INCOME STABILIZATION SOLUTION FOR FARMERS AFTER LAND ACQUISITION IN LUONG SON INDUSTRIAL ZONE, HOA BINH PRONVICE Bui Thi Minh Nguyet1, Hoang Van Thong2 1,2Vietnam National University of Forestry SUMMARY This paper presents the results of analysis of land acquisition situation for Luong Son industrial zone and the impact of land reclaimation on employment, income stabilization. Survey data from 92 households affected by land acquisition, including two groups: partial land acquisition group and entire agricultural land acquisition group. Research results show that since 2011, total of 82.9 hectares, including 77.36 hectares of agricultural land, has been withdrawn by local government. There are 146 households and 462 agricultural labors affected by land acquisition. Before land acquisition, the agriculture sector had created jobs for many local workers. After land acquisition, the proportion of agricultural laborers decreased to 38.78%, the workers and trader increased to 20.82% and 13.06%, repestively. Household income increases, trading and working activities in industrial zones contribute to income and stabilize the lives of households after land acquisition. However, the negative side of land acquisition is that part of the workforce is unstable employed and low-income jobs. In order to stabilize incomes for farmers after land acquisition, they need support from the government such as vocational training, job orientation, and facilitating farmers' self-employment. Keywords: Households, income, industrial zone, land acquistion. Ngày nhận bài : 29/8/2017 Ngày phản biện : 16/9/2017 Ngày quyết định đăng : 27/9/2017
File đính kèm:
- giai_phap_on_dinh_thu_nhap_cho_ho_nong_dan_sau_thu_hoi_dat_t.pdf