Giải pháp nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ nano - Minh Khôi

Các bước xử lý cụ thể như sau

Bước 1:

Rửa đáy ao (phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố đáy ao,

các phức chất tồn lưu qua nhiều vụ nuôi. Đặc biệt các ao có

sự cố các vụ trước đó .)

Thao tác: bơm nước vừa ngập đều đáy ao( khoảng 1 tấc), rồi

đánh CFP 301 ( 3 lít/100m3 nước). Sau đó đánh oxy già ( 6

lít/1000m3). Chú ý: đánh CFP 301 trước rồi mới đánh oxy

già sau. Ngâm trong vòng 2 ngày rồi bơm nước bỏ, sau khi

bơm xong rải lại vôi đều khắp đáy ao. Khi rải vôi xong thì

tiến hành cấp nước vào đủ mực nước nuôi ( trung bình từ

1.2m đến 1.5m)

pdf 56 trang phuongnguyen 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ nano - Minh Khôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ nano - Minh Khôi

Giải pháp nuôi tôm công nghiệp theo công nghệ nano - Minh Khôi
GIẢI PHÁP NUÔI TÔM 
CÔNG NGHIỆP THEO 
CÔNG NGHỆ NANO 
MINH KHÔI
Gây màu nước
Cải tạo ao nuôi
Kiểm tra và xử lý ao nuôi trước khi
thả tôm
Kiểm tra và xử lý định kỳ ao nuôi
trong quá trình nuôi
Kiểm tra mẫu tôm định kỳ để xử lý
và cho ăn sản các sản phẩm colpa
nano định kỳ để phòng bệnh trên tôm
Các bước xử lý cụ thể như sau
Bước 1: 
Rửa đáy ao (phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố đáy ao, 
các phức chất tồn lưu qua nhiều vụ nuôi. Đặc biệt các ao có
sự cố các vụ trước đó.)
Thao tác: bơm nước vừa ngập đều đáy ao( khoảng 1 tấc), rồi
đánh CFP 301 ( 3 lít/100m3 nước). Sau đó đánh oxy già ( 6 
lít/1000m3). Chú ý: đánh CFP 301 trước rồi mới đánh oxy 
già sau. Ngâm trong vòng 2 ngày rồi bơm nước bỏ, sau khi
bơm xong rải lại vôi đều khắp đáy ao. Khi rải vôi xong thì
tiến hành cấp nước vào đủ mực nước nuôi ( trung bình từ
1.2m đến 1.5m).
Bước 2 : 
Phân hủy hữu cơ, phân hủy các phức chất, hấp thụ 
kim loại nặng, diệt khuẩn.
Thao tác: bơm nước vào ao đủ mực nước nuôi rồi 
đánh CFP 301( 6 lít/1000m3 nước), sau đó đánh oxy già 
( 12 lít/ 1000m3 nước). Chú ý: đánh CFP 301 trước 
chạy quạt khoảng 15 phút mới đánh oxy già.
Bước 3: 
Gây màu: tùy theo bộ đệm của từng ao mà có thể 
không màu bằng Dolomit hoặc ủ gạo, cám, thức ăn, 
đường mật..để tạt.
Bước 4:
Trước khi thả tôm 4 ngày đánh CAC 402 ( 2kg/1000m3 
nước), để lmf bộ đệm cho đáy ao.Lấy CAC 402 hòa 
cùng với nước rồi tạt đều khắp ao.
Bước 5:
Trước khi thả tôm 2 ngày đánh CFP 302 ( 2lít/1000m3) 
trộn với oxy già (0.5 lít/1000m3 nước) khoảng 5 phút 
sau rồi tạt đều khắp ao để khử độc, diệt khuẩn trước 
khi thả. Thực hiện các bước cải tạo ao xong, sau đó 
tiến hành thả tôm. Khi thả tôm đến 7 ngày tuổi bắt 
đầu trộn thuốc cho ăn và xử lý định kỳ với tần suất 
sau:
+ Trộn cho ăn: tháng đầu trộn CAG 280 ( 65ml/1kg 
thức ăn) và CAS 602 ( 40ml/kg thức ăn) thay phiên 
nhau 3 ngày này, 3 ngày kia, cho ăn một ngày 1/ cữ vào 
buổi chiều.
Từ tháng thứ 2 về sau trộn CAG 280 ( 45ml/kg thức 
ăn) và CAS 602 ( 40ml/kg thức ăn) cho ăn 2 ngày/cữ, 3 
cữ còn lại trộn men vi sinh đường ruột, vitamin C, 
khoáng cho tôm ăn.
+ Đánh ngoài:
- CAC 402 (2kg/1000m3): tháng đầu 10 ngày/lần, từ 
tháng thứ 2 về sau cứ 5 ngày/lần. Lấy CAC 402 hòa 
cùng với nước rồi tạt đều khắp ao.
- Đánh CFP 302 (2 lít/1000m3): đánh theo tần suất 7 
ngày/lần tính từ lúc thả tôm. Lấy CFP 302 ( 2 
lít/1000m3) trộn với oxy già ( 0.5 lít/1000m3) khoảng 5 
phút cho phản ứng xong rồi tạt đều khắp ao.
+ Tạt khoáng theo định kỳ: tháng đầu 5 ngày/lần; 
tháng thứ 2 về sau 3 ngày/lần. Test khuẩn trong nước, 
trong đất, trong ruột tôm định kỳ 5 ngày/lần để có giải 
pháp can thiệp kịp thời. Trong quá trình nuôi có bất 
cứ diễn biến gì khác thường thì liên hệ với nhân viên 
kỹ thuật để có sự tư vấn và hướng xử lý kịp thời, 
không nên tùy tiện tự ý xử lý các loại thuốc khác.
Sản phẩm diệt khuẩn gây bệnh trên tôm
Sản phẩm gọt tảo, diệt tảo độc
Phân hủy chất hữu cơ, thuốc trừ sâu đáy ao
Hấp thụ kim loại nặng, độc tố, khử mùi
Giải phóng độc tố của tảo, nấm mốc
Giới thiệu bộ sản
phẩm Colpa nano
Sản phẩm dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho tôm
Ứng dụng bộ sản phẩm Colpa nano trong nuôi tôm
thẻ chân trắng
Sản phẩm bổ sung vào
thức ăn cho tôm
Diệt khuẩn gây bệnh 
trên tôm
-Giải phóng độc tố tảo, nấm mốc
-Bổ sung dinh dưỡng
-Tăng sức đề kháng cho tôm
- Chuyên đặc trị bệnh phân trắng
-Diệt ký sinh trùng gây bệnh trên
tôm.
CAG-603
CAG-290
CAG-605
CAG-290 CAG-603
CAG-605
So sánh tính năng của sản phẩm các mức độ khác
nhau như sau
Tính năng sản phẩm
Tên sản phẩm
Diệt 
khuẩn
Giải phóng độc
tố
Tăng sức đề 
kháng
Diệt ký sinh 
trùng
CAG-290 +++ ++ ++ -
CAG-603 + +++ +++ -
CAG-605 ++ - + +++
Ghi chú:
(+++): sản phẩm có tính năng mạnh nhất
(++): sản phẩm có tính năng mạnh nhì
(+): sản phẩm có tính năng mạnh thứ ba
(-): không có khả năng
MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG SẢN PHẨM CÓ HiỆU QuẢ
Sản phẩm CAG-290 chỉ sử dụng có hiệu quả khi áp dụng đúng 
các quy tắc sau:
- Không dùng các chất bọc thức ăn có chứa hàm lượng đường, ví dụ 
như chuối để bọc áo thức ăn.
- Không được dùng chai lọ bẩn để chứa CAG-290.
- Không được dùng nước ao nuôi để trộn CAG-290 với thức ăn, chỉ 
dùng nước đã khử hết Clo.
- Khi trộn CAG-290 với kháng sinh thì lưu ý kháng sinh phải 
được hòa với CAG-290 rồi mới được trộn vào thức ăn. Mục đích 
để CAG-290 là chất dẫn dụ thuốc nhằm làm tăng tác dụng của 
cả CAG-290 và kháng sinh lên so với khi sử dụng đơn lẻ.
CFP-301: Sản phẩm cải tạo xử lý đáy ao, phân hủy chất hữu co
Thuốc trừ sâu, diệt khuẩn, diệt tảo
CFP-302: Diệt khuẩn định kỳ
CAC-402: Hấp thụ chất độc, loại bỏ chất hữu cơ,
thuốc trừ sâu, làm sạch nước
SẢN PHẨM XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
CCF-601: Lắng tụ các chất hữu cơ, kim loại nặng, cắt phospho. 
Diệt tảo
khi môi trường bị nhiễm các loài động vật nguyên 
sinh, ký sinh trùng gây bệnh sử dụng CFP-301 do 
cơ chế oxy hóa mạnh của nhóm OH tự do có khả 
năng phân hủy tế bào của các loài động vật 
nguyên sinh và ký sinh trùng gây bệnh, trong khi 
đó sản phẩm CFP-302 do cơ chế tạo hạt bọc lấy 
các tế bào có kích thước nhỏ nên không có khả 
năng diệt các động vật nguyên sinh và ký sinh 
trùng.
Tính năng sản phẩm
Tên sản phẩm
Diệt
khuẩn
Diệt tảo Diệt ký sinh
trùng
Phân hủy chất
hữu cơ, thuốc
trừ sâu
Hấp phụ độc
tố, kim loại
nặng
Lắng tụ chất
hữu cơ, kim
loại nặng
CFP-301 ++++ ++++ ++++ ++++ - -
CFP-302 +++ - - - - -
CAC-402 - - - - ++++
CCF-061 - +++ - - - ++++
Ghi chú:
(++++): sản phẩm có tính năng mạnh nhất
(+++): sản phẩm có tính năng mạnh nhì
(++): sản phẩm có tính năng mạnh thứ ba
(-): không có khả năng
So sánh tính năng của sản phẩm các mức 
độ khác nhau như sau
Các lưu ý khi sử dụng sản phẩm
- Các sản phẩm CFP-301 và CFP-302 nên sử dụng vào các 
thời điểm có nhiệt độ cao nhất trong ngày thì mới phát 
huy được hiệu quả cao nhất.
- Đối với CFP-301 chỉ nên sử dụng khi tôm nuôi từ 30 ngày 
tuôi trở lên để tránh gây sốc cho tôm
Ưu điểm của các sản phẩm nano so với các sản 
phẩm trên thị trường
Bộ sản phẩm Colpa nano thể hiện các tính năng 
ưu việt như sau:
- Với kích thước hạt siêu nhỏ giúp các hạt dễ dàng 
xâm nhập và bao phủ bề mặt được xử lý, dẫn 
đến tác dụng diệt vi khuẩn, nấm, virus rất 
mạnh bởi khả năng của các hạt nano siêu nhỏ 
được nhân lên gấp bội. 
- Sản phẩm không tồn dư các chất độc hại trong 
môi trường.
- Thân thiện với môi trường.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Do các loài tảo độc gây ra: tảo lam, tảo giáp, tảo
mắt
Do virus, các loài vi khuẩn gây bệnh gây ra, chủ yếu là
các loài Vibrio
Bị nhiễm độc tố của tảo, nấm mốc và các khí độc gồm
NH3, NO2, H2S và các chất độc tồn lưu trong nước
như Clo, thuốc trừ sâu
Do các loài động vật nguyên sinh, ký sinh trùng gây bệnh
trên tôm gây ra
I. Bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm thẻ 
chân trắng
Bệnh do giống Vibrio gây ra thuộc họ Vibrionaceae. 
Đặc điểm chủ yếu của giống Vibrio là có dạng hình 
que hoặc hơi uốn cong như dấu phẩy, kích thước 
0,3-0,5 x 1,4-2,6µm. Hầu hết các giống Vibrio đều 
phân bố trong môi trường nước mặn, thích hợp ở 
20-40‰. 
Vibrio luôn là mối đe dọa cho nghề nuôi động vật thủy 
sản, đặc biệt là giáp xác nuôi thâm canh ven biển và nuôi 
biển
Trong nhóm Vibrio spp gây bệnh ở động vật thủy sinh ta thường 
gặp một số loài điển hình như: Vibrio alginolyticus, V. 
harveyi, V. vulnificus, V. parahaemolyticus, V. pelagius, V. 
anguilarum...
Phương pháp kiểm tra vi khuẩn Vibrio
1. Phân lập vi khuẩn trên môi trường Chrom agar Vibrio
Khuẩn lạc màu tím nhiều có nguy cơ gây bệnh
Màu tím hoa cà
Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS
Màu xanh
Vibrio vulnificus và Vibrio cholerae gây bệnh phân trắng 
Màu nhạt
Vibrio alginolyticus gây bệnh phân trắng
2. Phân lập vi khuẩn Vibrio trên môi trường TCBS
3. Phân lập vi khuẩn Vibrio trên môi trường NA
 Ghi chú: 
 + Đĩa màu xanh: khuẩn lạc trên môi trường TCBS
 + Đĩa màu trắng: khuẩn lạc trên môi trường NA
Hình dạng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus
Cơ chế gây bệnh
EMS trên tôm thẻ
chân trắng
Các nhóm vi khuẩn khác gây bệnh ở tôm thẻ
chân trắng
Một số nhóm vi khuẩn đường ruột gây bệnh rỗng ruột 
ngoài Vibrio còn có một số nhóm gây bệnh khác như
Coliforms, E. Coli, Aeromonas. 
Dùng các môi trường sau để kiểm tra sự có mặt của 
các nhóm vi khuẩn gây bệnh như: NA + 2% NaCl; 
TSA+2% NaCl; hoặc môi trường Muller Hilton. Sau đó 
dựa vào đặc điểm khuẩn lạc, hình dạng tế bào và các kết 
quả test sinh hóa để định dạng nhóm vi khuẩn gây bệnh.
+ Vi khuẩn E. Coli
Trên môi trường này sẽ hình 
thành khuẩn lạc tròn, ướt, bong 
láng không trong suốt, màu tro 
trắng nhạt, đường kính 2-3mm.
Hình dạng tế bào vi khuẩn E.Coli
+ Vi khuẩn Aeromonas
Những khuẩn lạc của 
Aeromonas hydrophila phát 
triển trên môi trường TSA ở 
28oC trong 18 – 24 giờ luôn 
xuất hiện dạng tròn, màu vàng 
kem hay vàng sáng, nổi, và 
đường kính 2 – 3 mm
Hình dạng tế bào vi khuẩn Aeromonas
Phương pháp xử lý bệnh do vi khuẩn
1. Môi trường nước: 
Khi tôm thả nuôi được 07 ngày tuổi tiến hành diệt khuẩn 
định kỳ 10 ngày/lần với liều lượng 4 lít CFP 302 + 1 lít 
Oxy già cho 1000m3. Hòa hỗn hợp 2 sản phẩm trên trong 
5 phút sau đó tạt đều xuống khắp ao nuôi, thời gian sử 
dụng vào lúc 9-10h sáng. Trường hợp nước ao nuôi bị 
nhiễm khuẩn vượt mức cho phép thì sử dụng liên tục 
nhiều ngày cho đến khi kết quả kiểm tra vibrio và các 
nhóm vi khuẩn gây bệnh đạt yêu cầu.
2. Trên tôm
- Cho ăn định kỳ CAG-290 1 ngày 1 lần vào lúc 14h (cữ
thứ 3 trong ngày) với liều như sau: dưới 60 ngày trộn
60ml/ 1kg thức ăn. Trên 60 ngày 40ml/ 1kg thức ăn.
Cho ăn liên tục kể từ khi chuyển qua thức ăn số 1. 
Trường hợp khuẩn Vibrio trong gan và ruột tăng thì có
thể tăng liều trộn CAG-290 lên cao hơn và kết hợp xử lý
khuẩn ở môi trường nước. Vào thời điểm tôm lột xác thì
cũng nên tăng liều. Kết hợp trộn CAG-290 với enzyme 
Digizyme hàm lượng 3g/kg thức ăn.
- Cho ăn CAS-603 1 ngày 1 lần, vào cữ thứ 2 trong ngày, 
cho ăn liên tục mỗi ngày với lượng 15g/1kg thức ăn.
II. Bệnh trên tôm do các loại độc tố gây ra
1. Độc tố của tảo
Độc tố tảo lam được chia thành 2 nhóm chủ yếu là độc 
tố gan (hepatotoxin) và độc tố thần kinh. Độc tố gan 
được tìm thấy trong các loài tảo 
như Microcystisaeruginosa, M. ichthyoblabe, M. 
novaceki, M. viridis, M. Wesenbergi. Trong tự nhiênhơn 
65% các đợt nở hoa của tảo lam có độc tố là 
do Microcystis aeruginosa gây ra(Sivonen, 1990).
 Ngoài ra, Oscillatoria nigroviridis vừa có khả 
năngsản sinh ra độc tố gan hepatotoxin, vừa sản 
sinh ra độc tố thần kinh (Ostensviket al., 1981). 
Một số loài tảo không độc với người nhưng lại độc với 
cá và các động vật không xương sống (đặc biệt trong 
các hệ thống nuôi thâm canh) do phá hủy hoặc làm tắc 
nghẽn mang của chúng như là Chaetoceros 
convolutus (tảo silic), Gymnodinium mikimotoi (tảo 2 
rãnh)
Phương pháp kiểm tra độc tố của tảo
- Lấy mẫu nước soi trực tiếp trên kính hiển vi, phân tích thành phần, tỷ lệ, và số
lượng từng nhóm tảo. Nếu số lượng tảo lam vượt quá 10.000 tế bào/ml thì có
khả năng gây ra độc tố cho tôm nuôi.
Tảo lam hạt Microcystis 
2. ĐỘC TỐ NẤM MỐC
Độc tố Aflatoxin
Aflatoxin là chất độc nguy hiểm nhất gây ung thư có trong
nấm mốc Aspergillus flavus, được sinh ra cả trong sản
xuất và thời gian bảo quản thức ăn, nó có mặt khắp nơi, 
nhất là vùng khí hậu ẩm ướt.
Dư lượng Aflatoxin ở mức thấp sẽ tích trữ ở mô của vật
nuôi, gây độc không chỉ cho vật nuôi mà còn cho người
tiêu thụ sản phẩm. Ở một số nước, cơ quan quản lý đã
thiết lập giới hạn Aflatoxin trong thức ăn và sản phẩm từ
động vật. Quy định các thành phần hoặc chế độ ăn với
Aflatoxin vượt quá giới hạn phải được loại bỏ và phá hủy
Dấu hiệu nhận biết
Độc tố nấm mốc có cấu trúc đa dạng dẫn đến một loạt 
triệu chứng ảnh hưởng đến vật nuôi. Tác động của độc 
tố nấm mốc theo ba cơ chế là thay đổi trong hấp thụ, 
chuyển hóa chất dinh dưỡng; thay đổi nội tiết, chức năng 
thần kinh và quan trọng nhất là làm suy giảm hệ thống 
miễn dịch vật nuôi. Tác động của độc tố nấm mốc lên hệ 
miễn dịch làm cho vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm, dẫn 
đến giảm năng suất.
 Triệu chứng độc tố nấm mốc gây ra ở tôm cá có nhiều 
nguyên nhân nên rất khó chẩn đoán đúng. Triệu chứng 
chung, được nhìn thấy khi vật nuôi bị nhiễm độc vừa 
phải. Biểu hiện sẽ rõ ràng và cụ thể hơn khi bị nhiễm độc 
tố cao làm cho các phần phụ bộ của tôm chuyển sang 
màu đỏ.
 Ngoài ra, việc chẩn đoán độc tố nấm mốc có thể dựa 
vào triệu chứng phụ do bệnh cơ hội liên quan sự suy 
giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc độc tố. 
Phương pháp phát hiện độc tố nấm mốc
Độc tố nấm mốc aflatoxin thường do thức ăn của tôm gây ra. Trong trường hợp thức ăn
của nấm mốc đã bị nhiễm nấm mốc nhiều thì ta có thể quan sát bằng mắt thường để nhận
biết sự hiện diện của nấm mốc. 
Trường hợp nấm mốc chưa thể quan sát được bằng mắt thường ta lấy mẫu thức ăn quan
sát trên kính hiển vi để phát hiện sự có mặt của nấm mốc. Đây là phương pháp để kiểm
tra thức ăn còn đạt chất lượng hay không
 Nấm mốc gây ra độc tố aflatoxin 
Loài nấm mốc gây ra độc tố aflatoxin
Triệu chứng lâm sàng khi tôm bị nhiễm độc tố
- Tôm bị nhiễm độc tố xuất huyết đường ruột rỗng ruột 
teo gan.
- Các phụ bộ của tôm chuyển sang màu đỏ
Nguyên tắc: loại bỏ tác nhân gây bệnh và kết hợp đồng thời 
với việc điều trị nhanh vết thương.
Cách thức điều trị
- Sử dụng sản phẩm Colpa Clear CCF 062 để diệt 
nấm mốc ngoài môi trường nước, dùng CCA-402 để 
hấp phụ độc tố, kết hợp hệ thống siêu âm có bổ 
sung thêm CFP-301 để phân giải độc tố. 
- Đồng thời cho tăng hàm lượng CAG-603 để phân 
giải độc tố và tăng sức đề kháng cho tôm.
III. Ký sinh trùng gây bệnh trên tôm
Sự thay đổi của nhân tố môi trường cùng với tác 
động tiêu cực của con người dẫn đến việc xuất 
hiện nhiều tác nhân gây bệnh ảnh hưởng 
đến các đối tượng thủy sản, một trong những tác 
nhân gây bệnh trên tôm có thiệt hại lớn là Ký 
sinh trùng, Ký sinh trùng thường là tác nhân mở 
đường làm giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho 
các tác nhân khác xâm nhập dễ dàng dẫn đến 
tôm bị bệnh và có thể làm tôm bị chết.
Phương pháp xác định ký sinh trùng
- Kiểm tra và thu KST bên ngoài cơ thể tôm, các 
phần phụ của tôm, trên mang tôm và trong ruột 
tôm
- Lấy mấu tôm gồm các phần phụ bộ, mang, ruột, 
dạ dày làm tiêu bản tươi soi trực tiếp trên kính 
hiển vi.
- Phân loại KST dựa vào các mẫu ký sinh trùng 
bắt gặp và dựa vào một số tài liệu phân loại KST 
để xác định giống loài bắt gặp.
Trong các nhóm ký sinh trùng gây bệnh trên tôm thẻ chân trắng đáng 
chú ý nhất là nhóm trùng 2 tế bào Gregarine 
Trùng hai tế bào Gregarine phân lập được trong ruột của tôm bệnh phân trắng
Trùng đế giày trong 
môi trường ao nuôi
Trùng biến hình trong môi trường ao nuôi
Dấu hiệu nhận biết khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine
Nhóm trùng 2 tế bào Gregarine cũng được tìm thấy trong ruột tôm 
bị bệnh phân trắng, tổn thương do nhóm trùng 2 tế bào gây ra là sự 
hoại tử lớp niêm mạc ruột giữa, gây xuất huyết và đào thải tế bào 
biểu mô ruột giữa.
Sự hiện diện của gregarine với số lượng lớn có thể có thể gây tắc 
nghẽn hoàn toàn khả năng hấp thu dinh dưỡng của đoạn ruột giữa 
và ruột sau của tôm.
Phòng ngừa: Gregarine cần có vật chủ là nhuyễn thể 
để hoàn tất vòng đời của chúng, vì vậy một trong những 
cách phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ hoàn toàn nhuyễn 
thể ra khỏi ao nuôi.
Phương pháp xử lý ký sinh trùng gây bệnh
Diệt ký sinh trùng ngoài môi trường nước
Diệt khuẩn và ký sinh trùng (chủ yếu là trùng 2 tế bào 
Gregarine) gây bệnh phân trắng bằng sản phẩm COLPA 
CFP-301 và kết hợp với hệ thống siêu âm.
Lưu ý cách sử dụng CFP-301 như sau: pha loãng CFP-301 
với nước theo tỷ lệ 2 H2O + 1 CFP-301. Hỗn hợp sau khi 
pha loãng phải dùng liền, không để quá thời gian 2h sẽ bị 
mất tác dụng. Đánh 3ppm hỗn hợp trên kết hợp 6ppm 
H2O2.
Diệt ký sinh trùng trên tôm
- Dùng CAG-605 với liều 30ml/1kg thức ăn cho tôm ăn liên 
tục trong 5-7 ngày hoặc đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, cho ăn 
vào cữ đầu tiên trong ngày.
- Sử dụng Nano bạc COLPA CAG-290 (80ml/kg + 4 viên
Becberin) trộn vào thức ăn cho tôm ăn liên tục, trộn vào cử
thứ 3 trong ngày.
Môi trường và tôm nuôi không được quản lý và kiểm 
tra định kỳ thì các tác nhân gây bệnh trên sẽ dễ dàng 
tấn công, xâm nhập và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm 
trên tôm bao gồm các bệnh về gan tụy, các bệnh về 
đường ruột như phân trắng, rỗng ruột và tạo điều kiện 
cho các bệnh về virus phát triển khi sức đề kháng của 
tôm yếu đi.
Với bộ sản phẩm colpa nano, mục tiêu của chúng tôi:
- Giúp cải tạo đáy ao tốt, không còn tồn dư các chất độc hại 
gồm thuốc trừ sâu, các hợp chất của clo, các kim loại nặng.
- Kiểm tra mẫu nước và mẫu tôm định kỳ để có hướng xử lý 
kịp thời.
- Xử lý triệt để các vấn đề về tảo độc, khuẩn gây bệnh, các 
loại độc tố của tảo, của nấm mốc, các loài ký sinh trùng 
gây bệnh trên tôm.
- Bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng, tắng sức đề kháng cho 
tôm để phòng tránh các bệnh do virus gây ra.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Giám đốc kỹ thuật: Kỹ sư: Đỗ Minh Đình - 0939.290.888 – 0913.893.560 
Giám đốc kinh doanh: Lâm Ngọc Quyên - 0903.33.66.86 – 0913.893.130
CÔNG TY TNHH CNTH MINH KHÔI
Cà Mau: 121, Lý Thường Kiệt, K4, P6, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Bạc Liêu: 130/5 Tôn Đức Thắng, P1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Website: minhkhoi.vn – Email: minhkhoi@minhkhoi.vn
Hotline: 3 677 888

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nuoi_tom_cong_nghiep_theo_cong_nghe_nano_minh_khoi.pdf