Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Vinaphone

TÓM TẮT

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế theo các lộ trình mà Nhà nước đã đặt ra, để tuân thủ các cam kết

mà Việt Nam đã ký kết khi ra nhập WTO nhất là trong lĩnh vực viễn thông, đòi hỏi Công ty (Cty)

Vinaphone phải đổi mới tổ chức, kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay và xu thế thời đại.

Việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Cty để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực

cạnh tranh của Cty Vinaphone là rất cần thiết để Cty có thể bảo đảm duy trì năng lực cạnh tranh

thích ứng với bối cảnh mới, xu thế mới trong nước và quốc tế và để thành công trong kinh doanh,

chiếm lĩnh thị trường viễn thông trong nước và trên thế giới.

Từ khóa: Năng lực, cạnh tranh, sản phẩm, dịch vụ, thị phần

pdf 8 trang phuongnguyen 5500
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Vinaphone", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Vinaphone

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Vinaphone
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
11 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY VINAPHONE 
Đỗ Thị Thúy Phương* 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế theo các lộ trình mà Nhà nước đã đặt ra, để tuân thủ các cam kết 
mà Việt Nam đã ký kết khi ra nhập WTO nhất là trong lĩnh vực viễn thông, đòi hỏi Công ty (Cty) 
Vinaphone phải đổi mới tổ chức, kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay và xu thế thời đại. 
Việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Cty để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực 
cạnh tranh của Cty Vinaphone là rất cần thiết để Cty có thể bảo đảm duy trì năng lực cạnh tranh 
thích ứng với bối cảnh mới, xu thế mới trong nước và quốc tế và để thành công trong kinh doanh, 
chiếm lĩnh thị trường viễn thông trong nước và trên thế giới. 
Từ khóa: Năng lực, cạnh tranh, sản phẩm, dịch vụ, thị phần 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền 
kinh tế. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, 
các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. 
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận 
trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi 
cạnh tranh không những là môi trường và 
động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất 
kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng 
hiệu quả, mà còn là yếu tố quan trọng làm 
lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - chính trị 
- xã hội. 
Trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, 
hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã và sẽ 
xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, cùng chia 
sẻ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn 
thông, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này 
đem lại nhiều khó khăn và thách thức mới cho 
ngành viễn thông nói chung, Cty Vinaphone 
Việt Nam nói riêng. Thị trường thông tin di 
động Việt Nam trong một vài năm gần đây trở 
nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt hơn khi 
ngày càng có nhiều nhà khai thác dịch vụ 
trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực 
này. Hiện nay, Việt Nam có 6 nhà cung cấp 
dịch vụ thông tin di động lớn đó là: VNP, 
VMS, Viettel, S-fone, Vietnammobile, 
Beeline. Trước một môi trường cạnh tranh 
như vậy, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin 
di động phải không ngừng đổi mới và nâng 
*
 Tel: 0912 551551, Email: thuyphuongkt.tueba@gmail.com 
cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo hiệu quả 
kinh doanh, tăng trưởng thị phần và phát triển 
bền vững. 
Dịch vụ thông tin di động ngày càng phát 
triển mạnh mẽ, trở thành một phần tất yếu của 
cuộc sống mỗi người dân, góp phần thúc đẩy 
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung 
và đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp 
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đó, vì 
vậy việc đưa ra một số giải pháp nâng cao 
năng lực cạnh tranh cho các Cty viễn thông là 
rất quan trọng đặc biệt là với Cty Vinaphone. 
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH 
TRANH CỦA CTY VINAPHONE 
Ngày 14/6/1997 Tổng cục Bưu điện quyết 
định thành lập Cty Dịch vụ Viễn thông theo 
Quyết định số 331/QĐ - TCCB. Cty Dịch vụ 
Viễn thông đến nay đã trở thành một trong 
những Cty cung cấp các dịch vụ Viễn thông 
hiện đại của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Hiện 
nay, tên viết tắt của Cty Dịch vụ Viễn thông 
đã được đổi thành VINAPHONE (theo quyết 
định số 113/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 
09/8/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập 
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam). 
Năng lực cạnh tranh về sản phẩm/dịch vụ 
của Cty Vinaphone 
Đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ 
Chất lượng mạng lưới: Vùng phủ sóng, chất 
lượng cuộc gọi 
Đặc thù của dịch vụ thông tin di động là đảm 
bảo thông tin liên lạc “luôn bên bạn dù bạn ở 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
12 
đâu”, do đó việc mở rộng vùng phủ sóng và 
nâng cao chất lượng mạng lưới là yếu tố hàng 
đầu các nhà khai thác quan tâm. Ngay từ 
những ngày đầu thành lập Cty Vinaphone đã 
chú trọng đến việc mở rộng vùng phủ sóng, 
không ngừng gia tăng số trạm phát sóng, tăng 
dung lượng tổng đài, nâng cấp mạng lưới, 
Ngoài ra, Cty còn chú trọng đầu tư các xe 
phát sóng lưu động để chống nghẽn cục bộ do 
tập trung một số lượng lớn khách hàng tại 
một địa điểm. 
Chất lượng mạng lưới qua các năm của Cty 
Vinaphone như sau: 
Chất lượng cuộc gọi của dịch vụ do Cty 
Vinaphone cung cấp ngày càng được nâng 
cao. Tỷ lệ cuộc gọi thành công và tỷ lệ rớt 
mạch của các thuê bao di động Vinaphone 
đều đạt chỉ tiêu chất lượng hàng năm của Cty 
đề ra. 
Bảng 1: Chất lượng mạng lưới qua các năm của 
Cty Vinaphone 
 Đơn vị tính: % 
Năm 2011 2012 2013 
1 
Tỷ lệ cuộc gọi 
thành công 
97,5 98,0 98,2 
2 Tỷ lệ nghẽn mạch 2,5 2,0 1,8 
Nguồn: Cty Vinaphone 
Theo đánh giá của các Cty nghiên cứu thị 
trường chuyên nghiệp, tổng hợp các ý kiến 
phản ảnh của khách hàng trong quá trình sử 
dụng dịch vụ cho thấy vùng phủ sóng, chất 
lượng cuộc gọi của Vinaphone là tốt hơn. 
Từ kết quả trên ta thấy khách hàng khá hài 
lòng về chất lượng sóng, cuộc gọi của Cty. Có 
đến 46,5% khách hàng đánh giá tốt về vùng 
phủ sóng, có 43% khách hàng nhận xét rất tốt 
vùng phủ sóng của Cty. Kết quả trên phản ánh 
chính xác chất lượng vùng phủ sóng của Cty. 
Việc nâng cao chất lượng vùng phủ sóng đã 
kéo theo chất lượng cuộc gọi của các thuê bao 
Vinaphone được tốt hơn. Có đến 95% khách 
hàng được thăm dò đánh giá rất cao về chất 
lượng cuộc gọi của Vinaphone. Một yếu tố 
nữa của chất lượng mạng lưới là: mức độ 
thông thoại cũng đã được 98,2% khách hàng 
đánh giá tốt. Điều này hoàn toàn phù hợp với 
mục tiêu tỷ lệ cuộc gọi thành công của Cty là 
97%. Tuy nhiên, qua bảng điều tra trên ta 
thấy vẫn có 5% khách hàng đánh giá vùng 
phủ sóng của Cty còn kém. 
Đánh giá chính sách giá cước của Cty 
Vinaphone 
Qua kết quả khảo sát thăm dò ý kiến khách 
hàng, cho thấy: Có trên 74,0% khách hàng 
được điều tra đánh giá mức giá cước của 
Vinaphone trung bình và rẻ, 17,5% khách 
hàng nhận xét mức cước của Vinaphone cao, 
8,5% khách hàng nhận xét giá cước của 
Vinaphone rất cao. Điều này cho thấy những 
mong đợi của khách hàng vẫn chưa được Cty 
đáp ứng do chính sách giá cước chưa linh 
hoạt và phù hợp cho nhiều đối tượng khách 
hàng Do đó, Cty cần phải xem xét có chính 
sách giá phù hợp như: giảm giá cước, có các 
chính sách chiết khấu và giảm giá để khách 
hàng gọi nhiều, có những chính sách linh 
hoạt, để thỏa mãn khách hàng. 
Mạng lưới phân phối của Cty Vinaphone 
Vinaphone có 2 hệ thống phân phối: Hệ thống 
kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối 
gián tiếp. 
Bảng 2: Kết quả điều tra thăm dò ý kiến khách hàng về chất lượng mạng lưới 
và vùng phủ sóng của Cty Vinaphone 
Đơn vị tính:% 
Nội dung đánh giá 
Kết quả 
1 
Rất kém 
2 
Kém 
3 
Vừa 
4 
Tốt 
5 
Rất tốt 
1 Vùng phủ sóng của Cty 2 13 72 13 
2 Chất lượng cuộc gọi 6 21 73 
3 Mức độ thông thoại 2 7 91 
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
13 
Qua kết quả điều tra khách hàng ta thấy có 
83% khách hàng nhận xét mạng lưới các cửa 
hàng, đại lý chuyên của Vinaphone rộng 
khắp, tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng sản 
phẩm, dịch vụ của Cty. Có được kết quả này 
là do Cty chú trọng đến vấn đề mở rộng mạng 
lưới phân phối đặc biệt là phát triển hệ thống 
đại lý chuyên. Tuy nhiên, cũng có đến 8% 
khách hàng được điều tra chưa hài lòng về 
mạng lưới phân phối của Cty. Do đó, Cty 
cũng cần quan tâm cải tiến mở rộng mạng 
lưới phân phối hơn nữa. Có 84% khách hàng 
đánh giá cửa hàng, đại lý của Cty Vinaphone 
được trang trí đẹp, dễ nhận biết. Các cửa 
hàng, đại lý được trang trí theo tiêu chuẩn 
chung, hấp dẫn, lôi cuốn tạo tâm lý dễ chịu 
cho khách hàng. Qua kết quả điều tra thì có 
91% khách hàng đánh giá các qui định, thủ 
tục của Cty Vinaphone đơn giản, thuận tiện 
cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, có 9% 
khách hàng được điều tra chưa đánh giá tốt về 
các thủ tục, qui định của Cty mà Vinaphone 
cần phải nghiên cứu, cải tiến để làm hài lòng 
khách hàng hơn. 
Khuyến mại của Cty Vinaphone 
Khuyến mại của Vinaphone nhằm khuyến 
khích, thúc đẩy khách hàng đăng ký thuê bao 
mới; khuyến khích khách hàng sử dụng thử 
những dịch vụ mới; khuyến khích khách hàng 
trả nợ cước đúng hạn. Vinaphone thường sử 
dụng các hình thức khuyến mại sau: khuyến 
mại giảm giá bán hoặc tặng tiền, khuyến mại 
tặng quà, chương trình “số khách hàng yêu 
thích” (nội dung gồm chọn các số đẹp, dễ nhớ 
để kích thích khách hàng hoà mạng mới) 
Khách hàng ưa thích hình thức khuyến mại 
tặng tiền vì muốn được sử dụng nhiều hơn chi 
phí mình bỏ ra ban đầu. Mức độ sử dụng 
hình thức khuyến mại tặng tiền trong thời 
gian qua hầu như liên tục trong các dịp lễ, tết, 
các ngày kỷ niệm trong năm  
Quan hệ cộng đồng của Cty Vinaphone 
Vinaphone tham gia một số hoạt động cộng 
đồng để nâng cao uy tín của sản phẩm và 
danh tiếng của mình. Cty đã xây dựng nhà 
tình nghĩa, nhà tình thương, tài trợ cho các 
chương trình ca nhạc "Nhịp cầu bè bạn", giải 
đua xe đạp cúp truyền hình, giải bóng đá 
Tuy nhiên các hoạt động này còn mờ nhạt, tập 
trung ở một số thành phố lớn. 
Chăm sóc khách hàng (CSKH) của Cty 
Vinaphone 
Qua kết quả điều tra, có đến 61% khách hàng 
đánh giá công tác quảng cáo gây được ấn 
tượng, 59% khách hàng đánh giá các chương 
trình khuyến mại hấp dẫn, trên 74% khách 
hàng nhận xét các chương trình chăm sóc 
khách hàng của Vinaphone đa dạng, phong 
phú và 27% khách hàng đánh giá hệ thống hỗ 
trợ CSKH qua 19001091 chưa đáp ứng được 
yêu cầu. 
Thị phần của Cty Vinaphone 
Bảng 3: Thị phần các mạng di động năm 2011 - 2013 
Đơn vị tính: % 
Năm 
Các mạng 
2011 2012 2013 
Vinaphone 28,30 27,19 28,71 
Mobifone 29,00 27,15 29,11 
Vietel 34,90 33,82 36,72 
Mạng khác 7,80 11,84 5,47 
Nguồn: Cty Vinaphone 
Thị phần cuối năm 2004 của Vietel chỉ mới 
3,3% sang năm 2008 thì tăng lên đến 30%. 
Trong khi đó thị phần cuối năm 2004 của 
Vinaphone là 55,4% nhưng đến cuối năm 
2008 đã giảm xuống còn 32%. Và đến năm 
2009 Cty Vinaphone đã nhường ngôi vị số 1 
lại cho mạng Vietel. Trong năm 2013, Cty 
Vinaphone cố gắng giữ vững và từng bước 
giành lại thị phần trên cơ sở xác định lấy KH 
làm trung tâm cho chiến lược của Cty. 
Cty sẽ tập trung mọi nguồn lực để củng cố 
phát triển mạng lưới và kinh doanh. Trước 
mắt, tập trung vào thị trường khu vực phía 
Nam để giữ và mở rộng thị phần khi các 
doanh nghiệp khác đang cạnh tranh gay gắt. 
Năng lực quản lý và điều hành của Cty 
Vinaphone 
Trong những năm qua, tuy có nhiều yếu tố 
tác động không thuận lợi nhưng Cty 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
14 
Vinaphone đã luôn phấn đấu hoàn thành tốt 
các mục tiêu và các nhiệm vụ đề ra. Cơ chế 
quản lý đã được cải thiện, công tác quản lý 
điều hành đã liên tục được kiện toàn ở tất cả 
các lĩnh vực công tác; hệ thống văn bản quản 
lý được ban hành kịp thời và đồng bộ tạo điều 
kiện thúc đẩy các hoạt động. 
Đến nay, công tác quản lý điều hành chung 
đã có nhiều tiến bộ, có nhiều điều chỉnh đổi 
mới, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Việc 
phân cấp, mở rộng quyền chủ động đã gắn 
với trách nhiệm của Lãnh đạo các đơn vị; đã 
giảm thiểu chế độ hội họp, tăng cường đối 
thoại trực tuyến, giảm bớt thủ tục hành chính; 
tập trung xem xét, giải quyết nhanh, dứt điểm 
các vấn đề khó khăn, vướng mắc; tạo sự phối 
hợp đồng bộ, nhanh, kịp thời giữa các bộ 
phận chức năng tham mưu, quản lý. 
Trình độ trang thiết bị, công nghệ của Cty 
Vinaphone 
Hiện nay, có thể nhận xét khái quát, mạng 
lưới của Cty Vinaphone được xếp vào loại 
hiện đại trên thế giới với số hoá hoàn toàn, 
công nghệ hiện đại và mạng viễn thông của 
Cty Vinaphone đã chuyển sang mạng thế hệ 
sau NGN. Do đó, đã cho phép một số dịch vụ 
mới được cung cấp trên nền mạng NGN. Với 
đóng góp phần lớn của Vinaphone, kết cấu hạ 
tầng CNTT và truyền thông (ICT) quốc gia 
và quốc tế đã được tăng cường, hiện đại hóa, 
bao phủ rộng khắp cả nước với thông lượng 
lớn, tốc độ và chất lượng cao, làm nền tảng 
cho việc phát triển CNTT, phục vụ sự nghiệp 
CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh đó, Cty 
Vinaphone đẩy nhanh việc ứng dụng và phát 
triển CNTT, công nghệ phần mềm vào trong 
SXKD và phục vụ thông qua việc triển khai 
nhanh mạng lưới đến các khu công nghệ cao, 
giảm cước truy nhập và thực hiện giá cổng 
ưu đãi. 
Về cơ cấu tổ chức và nguồn lực của Cty 
Vinaphone 
Về cơ cấu tổ chức của Cty Vinaphone 
Việc tổ chức SXKD dịch vụ Vinaphone có 
những đặc thù riêng khác biệt so với các CTy 
khác, Cty Vinaphone và các VNPT tỉnh/thành 
phố là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc 
Tập đoàn VNPT cùng tham gia vào quá trình 
kinh doanh dịch vụ, trong đó Cty Vinaphone 
là đơn vị chủ quản dịch vụ, các VNPT tỉnh 
thành là đại lý duy nhất trên địa bàn 
tỉnh/thành phố thực hiện vận hành mạng lưới, 
trực tiếp thiết kế kênh phân phối, cung ứng 
sản phẩm, dịch vụ Vinaphone tới các kênh 
phân phối trên địa bàn quản lý. Đối với Cty 
Vinaphone do hạch toán phụ thuộc Tập đoàn 
VNPT nên trong công tác điều hành chỉ đạo 
SXKD của Ban lãnh đạo còn phụ thuộc nhiều 
vào quyết định của Cty mẹ - Tập đoàn VNPT. 
Về nguồn nhân lực của Cty Vinaphone 
Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng và 
trên đại học cao hơn một số lĩnh vực khác. 
Điều này cũng phù hợp với đặc thù lao động 
viễn thông là lĩnh vực gắn liền với công nghệ 
cao, đòi hỏi lao động có trình độ cao. Số 
lượng lao động công nhân bình quân qua 3 
năm chiếm 37%. Số lao động chưa qua đào 
tạo của Cty bình quân 3 năm chiếm 22%. 
Năng suất lao động trong Cty còn thấp dẫn tới 
kết quả là chi phí dịch vụ cao, dẫn tới giá 
cước dịch vụ cũng bị đội cao lên, ảnh hưởng 
bất lợi tới năng lực cạnh tranh của Cty khi 
phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước và 
quốc tế. Theo đánh giá từ kết quả điều tra 
khảo sát cho thấy đối với chỉ tiêu số lượng lao 
động của Cty là cao hơn với đối thủ (chiếm 
45%), trình độ học vấn của CBCNV là tương 
đương (36%) nhưng yếu tố về chất lượng và 
trình độ lao động của Vinaphone đạt mức cao 
chỉ chiếm 14% ý kiến đồng ý. Chính số lượng 
lao động nhiều đã phần nào làm giảm và tạo 
yếu tố bất lợi năng lực cạnh tranh của 
Vinaphone. 
Năng lực đầu tư nghiên cứu và phát 
triển(R&D) của VNP 
Công tác NCKH thường xuyên đổi mới và 
hoàn thiện. Với việc xâydựng và triển khai 
các chương trình nghiên cứu trọng điểm phù 
hợp với xu thế tích hợp mạng với các dịch vụ 
bưu chính, viễn thông và CNTT, tránh trùng 
lắp các nội dung, đề tài thuộc các chương 
trình nghiên cứu. Hướng nghiên cứu vào các 
mũi nhọn nhằm giải quyết các bài toán lớn, 
tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tế 
SXKD của Vinaphone và có sức cạnh tranh 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
15 
trên thị trường. Vinaphone đã tích cực phối 
hợp với các đối tác, các tập đoàn có uy tín và 
kinh nghiệm xây dựng các phòng thí nghiệm, 
triển khai các chương trình NCKH tại Học viện 
Công nghệ BCVT và một số đơn vị phục vụ 
giảng dạy và thử nghiệm, đo kiểm mạng lưới. 
Hàng năm, Cty Vinaphone thường xuyên trao 
đổi các sản phẩm của các tổ chức NCKH với 
các đơn vị SX ... ác dự án đầu tư nghiên cứu cho lĩnh vực 
công nghiệp được thực thi tốt, nhiều sản 
phẩm mới, dịch vụ mới của các đơn vị công 
nghiệp tiếp tục được triển khai trên mạng. 
Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế 
của Cty Vinaphone 
Trên thị trường thông tin di động Việt Nam, 
Cty Vinaphone đã và đang thực hiện hợp tác 
với tất cả các doanh nghiệp viễn thông trong 
nước về việc thực hiện kết nối mạng, thực 
hiện roaming trong nước với MobiFone, G-
Tel. Việc hợp tác này đã thực hiện tốt yêu cầu 
của nhà nước trong qui định về kết nối, chống 
độc quyền trong kinh doanh, cùng chia sẻ hạ 
tầng và kinh doanh cùng có lơi. Trên lĩnh vực 
hợp tác quốc tế, Cty có quan hệ bạn hàng với 
nhiều đối tác nước ngoài là các tập đoàn đa 
quốc gia viễn thông và CNTT hàng đầu trên 
thế giới trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. 
Các hoạt động quan hệ và hợp tác quốc tế 
luôn được tăng cường và được mở rộng. 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC 
CẠNH TRANH CỦA CTY VINAPHONE 
Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ của 
Cty Vinaphone 
Nâng cao chất lượng mạng lưới cung cấp sản 
phẩm dịch vụ 
Đầu tư công nghệ mới, mở rộng vùng phủ 
sóng 2G, 3G đảm bảo vùng phủ sóng rộng 
khắp và ổn định đảm bảo chất lượng thoại, 
tốc độ truy cập GPRS, các ứng dụng trên nền 
công nghệ 3G, trong tương lai có thể là 4G 
Nâng cao chất lượng phục vụ 
Cty cần chú trọng nâng cao chất lượng đội 
ngũ lao động: giao dịch viên tại các cửa hàng, 
khai thác viên tại các tổng đài, nhân viên thị 
trường trực tiếp tiếp thị cho khách hàng và đại 
lý Vinaphone cần đào tạo các kỹ năng 
mềm, kiến thức nghiệp vụ, tác nghiệp cho 
đội ngũ nhân viên, xây dựng văn hoá dịch vụ 
khách hàng, quan tâm đến khách hàng. 
Cty cần xây dựng và hoàn thiện các qui 
chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng mạng lưới, để 
đảm bảo khai thác mạng lưới, xử lý và khắc 
phục sự cố được kịp thời. 
Xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho đội ngũ nhân 
viên trực tiếp tiếp xúc với KH, khai thác viên,.. 
Mở rộng hệ thống các cửa hàng, showroom, 
nâng cao hệ thống nhận diện thương hiệu 
trên toàn quốc trong đó bao gồm áp dụng các 
quy định thống nhất trên toàn mạng lưới. 
Kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ hoạt động 
phân phối, chất lượng phục vụ khách hàng 
của các cửa hàng, đại lý, để kịp thời chấn 
chỉnh các sai sót mang lại sự hài lòng tối đa 
cho khách hàng. 
Nâng cao năng lực Marketing và lựa chọn thị 
trường mục tiêu của Cty Vinaphone 
- Tăng cường điều tra, nghiên cứu thị trường 
Để thực hiện tốt công tác điều tra, nghiên cứu 
thị trường, Cty cần xây dựng một “Chương 
trình tổng thể nghiên cứu thị trường”, bao 
gồm các bước sau: Xây dựng và phân tích hệ 
thống dữ liệu về thị trường; Trên cơ sở thông 
tin chung đã được xây dựng tiến hành phân 
tích và xác định vùng thị trường tiềm năng, 
vùng thị trường đã được khai thác, vùng thị 
trường chưa được khai thác và đánh giá quy 
mô của từng vùng thị trường. Xác định vùng 
thị trường có tiềm năng lớn, mang lại doanh 
thu cao. Định lượng, dự báo quy mô, tốc độ 
phát triển của mỗi vùng thị trường, kết luận 
các điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh.; 
Tiến hành các chương trình khảo sát, điều tra 
về nhu cầu cụ thể của khách hàng để có cơ sở 
xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing 
cho mỗi đoạn thị trường. 
- Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc 
khách hàng 
Để thực hiện tố công tác chăm sóc khách 
hàng, Cty cần tích cực đẩy mạnh công tác 
NCTT trong đó cần đặc biệt chú trọng nghiên 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
16 
cứu nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh là 
một công cụ góp phần đảm bảo khả năng kinh 
doanh có hiệu quả đáp ứng nhu cầu khách 
hàng, chiếm lĩnh thị trường; coi nhu cầu thị 
trường để định hướng phát triển đầu tư mạng 
lưới, triển khai dịch vụ. 
Đa dạng và linh hoạt trong các chính sách 
giá cước 
- Thực hiện các chính sách giá phù hợp để tạo 
khách hàng trung thành, khách hàng lớn và 
thu hút thêm các khách hàng mới. Đối với các 
dịch vụ mới có thể cho dùng thử nghiệm miễn 
phí sau đó áp dụng mức cước hợp lý. Thực 
hiện chính sách giá cước ưu đãi cho đối tượng 
học sinh, sinh viên. 
- Chính sách giá cước, thị trường vừa thống 
nhất trong chính sách vừa linh hoạt theo biến 
động của thị trường. Chính sách giá cước, 
dịch vụ cần thay đổi mạnh mẽ theo hướng 
cung cấp dịch vụ trọn gói, tích hợp dịch vụ, 
giải pháp về thông tin cho khách hàng. 
- Xây dựng lộ trình điều chỉnh giá cước kết 
nối phù hợp với giá thành và các khoản đầu tư 
vào hạ tầng cơ sở. 
Ngoài ra, Cty có thể áp dụng một số chính 
sách khác như: Có chính sách giảm giá cước 
cho các đối tượng khách hàng đặc biệt như 
học sinh, sinh viên, trường học, thư viện, trạm 
y tế hoặc các khách hàng thuộc khu vực nông 
thôn, các khách hàng có thu nhập thấp; có thể 
kết hợp với các điểm bán máy kèm bán thẻ, 
giảm cước hòa mạng cho khách hàng mua 
máy; thực hiện giảm giá cước hoặc miễn cước 
trong một số ngày lễ lớn. Chủ động đẩy mạnh 
toàn diện hợp tác trong nước và quốc tế, tích 
cực thực hiện Chiến lược đại dương xanh và 
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. 
Mở rộng thị phần của Cty Vinaphone 
- Mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm, 
dịch vụ: Thực chất, các chính sách chiêu thị, 
khuyến mãi giảm giá bán tuy có hiệu quả 
nhanh nhưng các hình thức này chỉ đạt được 
ưu thế trong thời gian ngắn bởi vì đối thủ 
cạnh tranh cũng bắt chước nhanh chóng. Vấn 
đề cần đặt ra là tạo nên các yếu tố có lợi thế 
dài hạn, đạt được mức hài lòng ngày càng cao 
của khách hàng. Một trong những biện pháp 
để đạt được điều này là cải tiến, mở rộng 
mạng lưới phân phối dịch vụ để phục vụ 
khách hàng mọi lúc mọi nơi. 
Nâng cao năng lực quản lý và điều hành 
Trong gian đoạn tới, Cty cần xây dựng hệ 
thống cơ chế quản lý và điều hành phù hợp 
với mô hình tổ chức mới - điều hành theo cơ 
chế thị trường, lấy khách hàng làm trung tâm, 
đáp ứng tốt nhất về chất lượng dịch vụ và 
thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng 
về sử dụng dịch vụ BCVT&CNTT. Trong cơ 
chế quản lý nội bộ, cần xây dựng và hoàn 
thiện cơ chế về đổi mới công nghệ, đầu tư, 
kinh doanh, phân phối tiền lương. của Cty và 
các ĐVTV. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm 
tới các cơ chế phối hợp kinh doanh giữa các 
ĐVTV nhằm gia tăng sức mạnh chung của 
Cty, đảm bảo sự gắn kết giữa các ĐVTV. 
Giải pháp về đổi mới công nghệ, trang thiết bị 
Trong giai đoạn 2014 -2020, Cty cần: tiếp tục 
đổi mới và hoàn thiện phương pháp thực hiện 
đầu tư xây dựng, đầu tư đổi mới công nghệ và 
trang thiết bị cho phù hợp với mô hình tổ 
chức mới. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp trong 
quản lý đầu tư, đẩy mạnh quyền tự chủ trong 
hoạt động đầu tư của đơn vị đi liền với tăng 
cường kiểm tra, giám sát đầu tư. Phải khắc 
phục tình trạng đầu tư dàn trải về dịch vụ và 
địa bàn; đầu tư mạng lưới phát triển dịch vụ 
cần xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, trên 
cơ sở tính toán về hiệu quả theo dịch vụ, địa 
bàn để có phân bổ nguồn vốn đầu tư phù hợp. 
Hoàn thiện cơ cấu, mô hình tổ chức và phát 
triển nguồn nhân lực của Cty Vinaphone 
Việc đổi mới tổ chức và quản lý nên tổ chức 
sắp xếp các ĐVTV theo hướng hợp lý, gọn 
nhẹ, giảm bớt khâu trung gian đồng thời phù 
hợp với cơ chế thị trường, nâng cao tính tự 
chủ kinh doanh của các đơn vị theo hướng 
xác định rõ các đơn vị kinh doanh dịch vụ. 
Việc đổi mới cơ cấu tổ chức phải đi đôi với 
đổi mới cơ chế quản lý, Tập đoàn chỉ quản lý 
theo mục tiêu, vốn, công nghệ, các đơn vị được 
sắp xếp lại cần được tổ chức theo hướng gọn 
nhẹ, hiệu quả nhằm tăng sự chủ động và năng 
động trong kinh doanh; tạo tính độc lập... 
Đổi mới tổ chức cần phải đạt các mục tiêu: 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
17 
Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư 
tại Cty và vốn của Cty đầu tư tại các doanh 
nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ khác 
do chủ sở hữu giao; Đảm bảo được sự tăng 
trưởng, điều chỉnh từng bước để bảo đảm sự 
ổn định và phù hợp với trình độ quản lý, trình 
độ công nghệ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của 
khách hàng, các tập thể và người lao động 
trong VNPT; Nâng cao sức cạnh tranh của 
VNPT, đảm bảo thắng lợi trong hội nhập và 
cạnh tranh quốc tế. 
Kiện toàn đội ngũ và đổi mới tổ chức hoạt 
động của các cơ sở đào tạo của Cty; tăng 
cường liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo 
uy tín trong nước và quốc tế, đảm bảo đáp 
ứng yêu cầu đào tạo nhân lực có chất lượng 
cao cho Cty. 
Đổi mới và nâng cao năng lực R&D 
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định, 
hướng dẫn hoạt động R&D đồng bộ, toàn 
diện, có tính khả thi cao nhằm thu hút, 
khuyến khích, động viên đội ngũ nghiên cứu 
phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tạo ra các 
sản phẩm KHCN đáp ứng nhu cầu. 
- Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa VNPT 
và các ĐVTV để xác định các vấn đề cần 
nghiên cứu giải quyết phát sinh từ các đơn vị, 
phổ biến kết quả nghiên cứu, các giải pháp, 
biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc 
của các đơn vị. 
- Tổ chức xây dựng và triển khai tốt các 
chương trình KHCN trọng điểm mang tính 
chiến lược, định hướng đồng thời bảo đảm 
thích nghi với những biến động về tổ chức, 
mô hình quản lý, điều hành và SXKD. 
- Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu đổi mới 
công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và 
hiệu quả của hoạt động SXKD, tiến tới làm 
chủ các công nghệ then chốt để đẩy mạnh sản 
xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ 
cao theo định hướng xuất khẩu. 
- Hỗ trợ, khuyến khích nhập khẩu công nghệ 
tiên tiến, giải mã, làm chủ và bản địa hóa 
công nghệ nhập, liên kết hợp tác giữa doanh 
nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong 
đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. 
- Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực 
KHCN, thể chế hóa các nội dung liên quan 
đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và 
tôn vinh trí thức. 
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KHCN để rút 
ngắn khoảng cách KHCN. 
- Xây dựng cổng thông tin về KHCN để quản 
lý các hoạt động, đội ngũ KHCN, phổ biến 
các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các kết 
quả KHCN, cập nhật tình hình hoạt động, kết 
quả của các chương trình nghiên cứu KHCN 
trọng điểm... 
Nâng cao năng lực hợp tác trong nước và 
quốc tế 
Việc tăng cường hợp tác với các nhà cung 
cấp, các đối tác, các tổ chức KT-XH trong và 
ngoài nước giúp Cty nâng cao năng lực cạnh 
tranh trên thị trường cả trong nước còn giúp 
Cty vươn tới các thị trường quốc tế. Đối với 
các đối tác trong nước, bên cạnh việc tăng 
cường cạnh tranh Cty vẫn cần phải tích cực 
hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông 
trong nước nhất là trong việc chia sẻ, dùng 
chung cơ sở hạ tầng tại các vùng sâu, vùng 
xa, vùng khó phát triển mạng lưới để nâng 
cao hiệu quả đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng, 
hạ giá thành dịch vụ để cùng cạnh tranh với 
các đối tác nước ngoài khi tham gia vào thị 
trường viễn thông Việt Nam. Đối với các đối 
tác nước ngoài, cần hợp tác với các nhà cung 
cấp công nghệ, thiết bị trên thị trường quốc tế 
cho phép Cty có thể đổi mới công nghệ thành 
công, tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, sử 
dụng công nghệ mới, kinh nghiệm kinh doanh 
của các nhà cung cấp dịch vụ BCVT hàng đầu 
trên thế giới. 
Đầu tư công nghệ, mạng lưới, nâng cao chất 
lượng dịch vụ, vùng phủ sóng 
Để hoạt động quản trị quan hệ khách hàng đạt 
hiệu quả cao, Cty cần phải đảm bảo sự hài 
lòng cho khách hàng hiện tại cũng như những 
khách hàng tiềm năng. Hơn nữa công tác 
chăm sóc khách hàng sẽ được đánh giá cao 
nếu chất lượng dịch vụ của Cty không ngừng 
được cải tiến. Đầu tư công nghệ, mạng lưới 
với mục tiêu là cung cấp cho khách hàng một 
dịch vụ hoàn hảo. Cty cần phải mở rộng và 
nâng cao chất lượng các vùng phủ sóng bằng 
Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 11 - 18 
18 
cách lắp đặt thêm các thiết bị kỹ thuật, tăng 
mật độ các trạm BTS để tránh sự cố nghẽn, 
rớt cuộc, chất lượng kém trong khi đàm thoại. 
Cty cần phải khảo sát, tính toán kỹ lưỡng để 
phân bổ hợp lý các trạm BTS sao cho khắc 
phục được tình trạng nghẽn mạch ở những 
vùng đông dân cư và tránh lãng phí ở những 
khu vực thưa dân cư. Như vậy mới tăng được 
hiệu quả của đầu tư. 
Giải pháp về quản lý quy trình phân phối 
Trước thực trạng quy trình phân phối của 
Vinaphone, để công tác quản trị quan hệ 
khách hàng đạt hiệu quả cao Cty nên có một 
quy chế rõ ràng chi tiết nhằm tạo sự minh 
bạch và công bằng trong quá trình phân phối 
từ Vinaphone đến các kênh phân phối khác 
nhau. Đồng thời phân định trách nhiệm rõ 
ràng của các đơn vị liên quan trong việc thiết 
lập, quản lý các kênh phân phối cho mạng 
Vinaphone. 
KẾT LUẬN 
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế theo các lộ 
trình mà Nhà nước đã đặt ra, để tuân thủ các 
cam kết mà Việt Nam đã ký kết khi ra nhập 
WTO nhất là trong lĩnh vực viễn thông và 
trên thực tế cạnh tranh “quyết liệt và nóng 
bỏng” của các doanh nghiệp viễn thông trong 
nước đỏi hỏi Cty Vinaphone phải đổi mới tổ 
chức, kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh 
hiện nay và xu thế thời đại. Việc nghiên cứu 
các kinh nghiệm kinh doanh và tăng cường 
năng lực cạnh tranh của các tập đoàn BCVT 
trong nước và thế giới; đánh giá thực trạng 
năng lực cạnh tranh của Cty để đề xuất các 
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của 
Cty Vinaphone là rất cần thiết để Cty có thể 
bảo đảm duy trì năng lực cạnh tranh thích ứng 
với bối cảnh mới, xu thế mới trong nước và 
quốc tế và để thành công trong kinh doanh, 
chiếm lĩnh thị trường viễn thông trong nước 
và trên thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo tổng kết của Cty Vinaphone năm 2011- 
2013. 
2. Bạch Thu Cường (2002), Bàn về cạnh tranh 
toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 
3. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao khả năng 
kinh doanh của các doanh nghiệp trong tiến 
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
4. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực 
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong 
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Viện nghiên cứu, quản lý trung ương (CIEM) 
và chương trình phát triển Liên hợp quốc (UMDP) 
(2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, 
Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội. 
SUMMARY 
SOLUTIONS TO IMPROVE COMPETITIVENESS OF VINAPHONE COMPANY 
Do Thi Thuy Phuong
*
College of Economics and Business Administration - TNU 
In the context of international integration, and in order to comply with the commitments that 
Vietnam has signed with the WTO, especially in telecommunications, Vinaphone company must 
renew its organization and activities to come up with the current situation and trend. The 
assessment of the company’s competitiveness to propose solutions to improve them is essential for 
the company to maintain competitiveness and adapt to the new trends to succeed domestically and 
internationally. 
Keywords: capacity, competition, products, services, market share 
Ngày nhận bài:08/10/2014; Ngày phản biện:22/10/2014; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015 
Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
*
 Tel: 0912 551551, Email: thuyphuongkt.tueba@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_tai_cong_ty_vinaphone.pdf