Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình kế toán mô phỏng trong đào tạo kế toán tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Tóm tắt

Bài viết mô tả các yếu tố cấu thành của phòng kế toán mô phỏng, ứng dụng phòng kế toán mô

phỏng trong giảng dạy và kết quả đạt được. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số điểm còn hạn

chế thuộc về phòng kế toán mô phỏng, hạn chế trong công tác đào tạo ngành kế toán tại Trường

Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả phòng kế

toán mô phỏng trong giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán.

Từ khóa: Chất lượng đào tạo, đào tạo lại, kế toán mô phỏng, rèn nghề kế toán.

pdf 11 trang phuongnguyen 80
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình kế toán mô phỏng trong đào tạo kế toán tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình kế toán mô phỏng trong đào tạo kế toán tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình kế toán mô phỏng trong đào tạo kế toán tại trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
110
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG 
MÔ HÌNH KẾ TOÁN MÔ PHỎNG TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN 
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP
La Ngọc Giàu
Khoa Kinh tế Xã hội và Nhân văn, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
Tác giả liên hệ: lngiau@dtcc.edu.vn
Lịch sử bài báo
Ngày nhận: 20/4/2020; Ngày nhận chỉnh sửa: 25/5/2020; Ngày duyệt đăng: 3/7/2020
Tóm tắt
Bài viết mô tả các yếu tố cấu thành của phòng kế toán mô phỏng, ứng dụng phòng kế toán mô 
phỏng trong giảng dạy và kết quả đạt được. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số điểm còn hạn 
chế thuộc về phòng kế toán mô phỏng, hạn chế trong công tác đào tạo ngành kế toán tại Trường 
Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả phòng kế 
toán mô phỏng trong giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán. 
Từ khóa: Chất lượng đào tạo, đào tạo lại, kế toán mô phỏng, rèn nghề kế toán.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF SIMULATIONS 
IN ACCOUNTING TRAINING AT DONG THAP COMMUNITY COLLEGE
La Ngoc Giau
Faculty of Economics, Social Sciences and Humanities, Dong Thap Community College
Corresponding author: lngiau@dtcc.edu.vn
Article history
Received: 20/4/2020; Received in revised form: 25/5/2020; Accepted: 3/7/2020
Abstract
The paper describes components of simulated accounting department and the obtained results 
of applying it in teaching. In addition, it presents some limitations of the simulated department and 
those of accounting training at Dong Thap Community College; thereby off ering some solutions to 
eff ectively utilise simulation models in teaching activities for better quality in accounting training.
Keywords: Accounting profession training, simulated accounting, re-training, training quality.
111
1. Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát 
triển mạnh và được đánh giá Việt Nam là nước 
phát triển hàng đầu thế giới. Theo báo điện tử 
chính phủ, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 
2019 là trên 7%, thuộc nhóm cao nhất trên thế 
giới và cũng cao gấp 2,5 lần mức tăng trưởng 
của lạm phát (2,7- 2,8%), điều này không chỉ 
được thể hiện qua các chỉ số mà còn thể hiện 
qua số lượng doanh nghiệp được thành lập mới 
tăng kỷ lục 138.000 doanh nghiệp đăng ký 
thành lập mới với tổng số vốn hơn 1,73 triệu tỷ 
đồng, số lượng doanh nghiệp tăng hơn 5% so 
với năm trước. 
 Hình 1. Tình hình thành lập doanh nghiệp từ năm 2013 đến 2019
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI (vốn đăng ký: Nghìn tỷ).
Đi cùng với việc số lượng doanh nghiệp mới 
hình thành tăng kéo theo nhu cầu nhân lực về kế 
toán ngày càng tăng cao. Theo báo cáo thị trường 
tuyển dụng trong 6 tháng đầu năm 2019 của 
Công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks, 
thị trường nhân sự ngành sản xuất và kế toán tại 
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thừa số 
lượng nhưng thiếu chất lượng. Theo Phạm Thị 
Lan Anh (2018) có đến 80-90% sinh viên được 
tuyển dụng chưa có khả năng tiếp cận ngay được 
với công việc của một kế toán thực sự, doanh 
nghiệp phải đào tạo lại (Đào Thị Thanh Thuý và 
Bùi Phương Nhung, 2017).
Qua hình 2 cho thấy rằng nhu cầu tuyển 
dụng ngành kế toán cao thứ 3 trong 10 ngành có 
nhu cầu tuyển dụng cao nhất tuy nhiên thì ngành 
nghề kế toán cũng là ngành có tỷ lệ cạnh tranh 
cao thứ 3. Nguồn cung lao động ngành kế toán 
cao nhưng doanh nghiệp lại không tuyển dụng 
được, điều này cho thấy rằng trình độ chuyên 
môn của các ứng viên không đáp ứng được nhu 
cầu của doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu 
thực tế đó thì đã có rất nhiều trường xây dựng 
mô hình kế toán mô phỏng để tiến hành giảng 
dạy và rèn nghề cho sinh viên chuyên ngành kế 
toán nhằm hạn chế chi phí và thời gian đào tạo 
lại của doanh nghiệp (Đào Thị Thanh Thuý và 
Bùi Phương Nhung, 2017). Việc ứng dụng mô 
hình kế toán mô phỏng đã mang lại nhiều hiệu 
quả đã được các trường ghi nhận. Lê Thế Anh 
đã nhận xét rằng Mô hình phòng thực hành kế 
toán ảo tại Khoa Kế toán, Trường Đại học Đại 
Nam giúp cho sinh viên chủ động tiếp cận được 
công việc thực tế, sử dụng thành thạo phần mềm, 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 110-120
112
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
sinh viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu 
cầu nhà tuyển dụng từ lần đầu tiên. Kết quả 
nghiên cứu của Hoàng văn Hải và Đoàn Thị 
Hân (2014) về ứng dụng mô hình phòng thực 
hành kế toán ảo phục vụ đào tạo ngành kế toán 
cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm cho 
thấy sinh viên sau khi được thực hành tại phòng 
kế toán ảo sẽ hình dung được toàn bộ các phần 
hành công việc tại doanh nghiệp từ cách lập và 
xử lý chứng từ, lập báo cáo tài chính, báo cáo 
thuế và các loại báo cáo khác.
 Qua quá trình đi thực tế khảo sát phòng kế 
toán mô phỏng tại một số trường như: Trường 
Đại học Bình Dương, Trường Đại học Đồng 
Tháp, Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao 
đẳng Công nghệ Thủ Đức cho thấy sinh viên dễ 
dàng tiếp cận được công tác kế toán tại doanh 
nghiệp ngay tại trường, các nhà tuyển dụng cũng 
đánh giá cao khả năng chuyên môn sinh viên. 
Tuy nhiên vấn đề khó khăn của phòng kế toán 
mô phỏng là việc cập nhập hệ thống chứng từ kế 
toán hàng năm về mặt thời gian chứng từ phát 
sinh cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
phù hợp với thực tế. 
Xuất phát từ các lợi ích mang lại của công 
tác đào tạo kế toán thông qua phòng kế toán mô 
phỏng, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp 
tiến hành triển khai xây dựng mô hình kế toán 
mô phỏng để phục vụ cho giảng dạy và rèn nghề 
cho học sinh, sinh viên.
Hình 2. Nhu cầu tuyển dụng và tỷ lệ cạnh tranh nghề kế toán
Nguồn: Báo điện tử Tri thức trẻ.
2. Thực trạng ứng dụng mô hình kế toán 
mô phỏng trong giảng dạy tại Trường Cao 
đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
2.1. Tổng quan về phòng kế toán mô phỏng 
tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
 Trên thị trường lao động hiện nay, cụm từ 
“đào tạo lại” được các nhà tuyển dụng phản ánh 
rất nhiều về thực trạng của sinh viên mới tốt 
nghiệp, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành kế 
toán. Để một sinh viên kế toán có thể tiếp cận 
và thực hiện được công việc kế toán thì doanh 
nghiệp phải tốn nhiều chi phí và khá nhiều thời 
gian. Để hạn chế vấn đề này đòi hỏi các cơ sở 
đào tạo chuyên ngành kế toán phải tăng cường 
công tác rèn nghề, tăng cường mối liên kết với 
doanh nghiệp trong công tác đào tạo để giúp cho 
người học có khả năng tiếp cận với thực tế doanh 
nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường.
Trong chương trình đào tạo chuyên ngành 
kế toán học phần thực hành kế toán tài chính và 
học phần ứng dụng phần mềm kế toán đóng vai 
trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng 
nghề nghiệp cho học sinh sinh viên, tuy nhiên 
việc đào tạo các học phần này chưa có sự gắn 
113
kết với nhau, chưa có bộ chứng từ chung để cho 
học sinh sinh viên thực hành một cách liên tục. 
Đối với học phần thực hành kế toán tài chính, 
các giảng viên hướng dẫn sinh viên làm kế toán 
bằng phương pháp ghi chép thủ công thông qua 
các nghiệp vụ đơn lẻ. Các công việc thực hành 
như: viết phiếu thu chi nhập xuất, viết hoá đơn, 
bảng lương bảng chấm công, lập sổ sách kế 
toán Tất cả những công việc này hoàn toàn 
thực hiện bằng thủ công không có sự hỗ trợ của 
phần mềm. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ 
trong công tác đào tạo kế toán để phù hợp với 
sự phát triển của khoa học chưa đáp ứng được 
yêu cầu của công việc. Hiện nay đa số các doanh 
nghiệp đều sử dụng phần mềm từ công tác hạch 
toán lập sổ sách đến công tác khai báo thuế đều 
sử dụng phần mềm, ngay cả những doanh nghiệp 
chưa sử dụng phần mềm kế toán, các kế toán viên 
đa số cũng được trang bị máy tính và sử dụng 
bảng tính Excel trong công việc. Thực trạng về 
năng lực tin học của sinh viên chuyên ngành kế 
toán chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, sinh 
viên khi tốt nghiệp ra trường chưa thực hiện các 
phần mềm kế toán chuyên nghiệp.
Mặt khác, người học cũng chưa được tiếp 
cận một cách đầy đủ và có hệ thống các bước của 
một phần hành kế toán. Người học chỉ được tiếp 
cận với các chứng từ, sổ sách công việc kế toán 
của doanh nghiệp vào thời điểm thực tập cuối 
khóa. Tuy nhiên, việc tiếp cận này đối với người 
học rất khó hoặc rất ít được doanh nghiệp cho 
người học được tiếp cận với chứng từ. Do đó, sẽ 
ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng nghề nghiệp của 
người học khi ra trường, họ khó có cái nhìn cụ 
thể về công việc của mình sẽ làm khi làm việc 
tại doanh nghiệp và họ phải cần một khoảng 
thời gian đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu 
công việc. 
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tăng cường 
gắn kết giữa lý thuyết và thực tế nhằm phát 
triển kỹ năng nghề kế toán cho học sinh sinh 
viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, 
để khắc phục những vấn đề tồn tại của chương 
trình đào tạo và hạn chế chi phí đào tạo lại cho 
doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất xây dựng mô 
hình phòng kế toán mô phỏng. 
Thông qua mô hình này người học sẽ được 
tiếp cận và thực hành ngay trên các chứng từ sổ 
sách thực tế của doanh nghiệp, quy trình luân 
chuyển chứng từ, hạch toán kế toán tại các loại 
hình doanh nghiệp, nhằm góp phần nâng cao kỹ 
năng nghề nghiệp. Mô hình kế toán mô phỏng 
được xây dựng với các hoạt động kinh tế phát 
sinh phổ biến giống trong thực tế hoạt động 
của doanh nghiệp. Người học được tiếp cận với 
các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế theo nội 
dung công việc mà mình được giao phụ trách; 
xác định bộ chứng từ cần thiết để phản ánh các 
nghiệp vụ phát sinh, thực hiện các công việc 
cần thiết trên các chứng từ, sổ sách kế toán với 
sự hỗ trợ của phần mềm kế toán; tương tác trực 
tiếp với các kế toán viên khác để giải quyết các 
vấn đề phát sinh và thực hiện chu trình kế toán 
theo quy định.
Bên cạnh đó, mô hình kế toán mô phỏng 
còn là nơi để tập huấn công tác kế toán cho 
ngườ i đang là m việ c vớ i sự hỗ trợ củ a bộ tà i 
liệ u thự c tế tạ i doanh nghiệ p đượ c xử lý theo 
phương phá p củ a ngườ i kế toá n chuyên nghiệ p, 
huấ n luyệ n và đà o tạ o từ kế toá n chi tiế t đế n kế 
toá n tổ ng hợ p.
Để xây dựng được mô hình kế toán mô 
phỏng này nhóm nghiên cứu đã đi học tập kinh 
nghiệm của một số trường cao đẳng đại học 
như: Trường Đại học Bình Dương, Trường 
Cao đẳng Thủ Đức, Trường Đại học Trà Vinh, 
Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí 
Minh. Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành 
khảo sát bộ chứng từ của hơn 10 doanh nghiệp 
và tiến hành chọn bộ mẫu chứng từ thuộc lĩnh 
vực thương mại để xây dựng mô hình kế toán 
mô phỏng với các nghiệp vụ kinh tế và tình 
huống phát sinh trong 1 kỳ kế toán, gồm các 
phần hành cơ bản sau:
2.1.1. Cơ sở vật chất
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 110-120
114
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
STT Tên thiết bị SL Ghi chú
1 Phòng học 1 phòng diện tích 90 m2
2 Máy tính 24 máy sinh viên thực hành
3 Máy tính chủ 1 máy Giáo viên giảng dạy
4 Projector 1 máy Phục vụ giảng dạy
5 Máy in 1 máy Loại lớn 
6 Tủ đựng hồ sơ âm tường 8 ngăn Đựng chứng từ của HSSV
7 Tủ đựng hồ sơ giảng viên 1cái Loại 4 ngăn
8 Bộ bàn ghế 1 bộ Bàn giảng viên
9 Máy lạnh 2HP 2 cái
10 Bảng viết 1 cái
2.1.2. Hệ thống chứng từ thực tế 
Tên công ty: Công ty TNHH MTV Băng 
Kỳ Phong.
Địa chỉ: Số 531 Điện Biên Phủ, xã Mỹ Trà, 
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Mã số thuế: 1401999729.
Ngành nghề kinh doanh: Đại lý mua bán ký 
gửi hàng hóa (thực phẩm, bánh kẹo, nước giải 
khát, bia).
Hệ thống chứng từ bao gồm một số phần 
hành kế toán như sau:
- Kế toán mua bán hàng hóa;
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo 
lương;
- Kế toán tài sản cố định;
- Kế toán xác định kết quả kinh doanh;
- Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh 
toán;
- Lập báo cáo tài chính;
- Kế toán thuế và khai báo thuế;
- Hệ thống các văn bản liên quan đến công 
tác kế toán, thuế, lao động tiền lương, bảo hiểm, 
xử phạt hành chính về thuế và kế toán.
2.1.3. Hệ thống các quy trình thực hiện công 
tác kế toán và luân chuyển chứng từ 
STT Tên quy trình
1
Quy trình quản lý tiền mặt và tiền gửi ngân 
hàng 
2 Quy trình quản lý tài sản cố định
3 Quy trình bán hàng
4 Quy trình hàng tồn kho
5 Quy trình quản lý nợ phải thu
6 Quy trình quản lý nợ phải trả
7 Quy trình quản lý và sử dụng hóa đơn
8 Quy chế tài chính công ty
2.1.4. Hệ thống danh mục liên quan đến 
công tác kế toán
STT Tên loại văn bản
1 Công văn phản hồi của cơ quan thuế
2 Luật quản lý thuế
3 Thuế TNDN
4 Thuế GTGT
5 Thuế TNCN
6 Thuế nhà thầu
7 Thuế môn bài
8 Thuế Xuất nhập khẩu
9 Thuế TTĐB
115
10 Văn bản Hải quan
11 Xử phạt vi phạm hành chính - Hóa đơn
12 Giao dịch điện tử
13 Hoàn thuế
14 Luật lao động - BHXH
15 Luật Kế toán
16 Chế độ kế toán
17 Chuẩn mực kế toán
18 Công đoàn
19 Luật doanh nghiệp
20 Các vấn đề khác về kế toán và thuế
21 Giao dịch tiền mặt
22 Thuế bảo vệ môi trường 
23 Thuế sử dụng đất
24 Thuế tài nguyên
25 Quản lý hóa đơn
2.1.5. Đề cương phục vụ công tác giảng dạy
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Thực hành kế toán mô phỏng 
Thời lượng 60 giờ
 1. Thông tin giảng viên : 
Tên giảng viên: 
Tên người cùng tham gia giảng dạy: 
Đơn vị: 
Điện thoại: Email :
2. Học phần trước: Nguyên lý kế toán, Kế 
toán tài chính 1, Phần mềm Misa.
3. Nội dung:
3.1. Mục tiêu: 
- Thông qua mô hình: Học viên sẽ được sử 
dụng tài liệu thực tế của doanh nghiệp với các 
nghiệp vụ phát sinh đa dạng để thực tập, để rèn 
luyện thuần thục các kỹ năng: Tư duy củ a ngườ i 
kế toán chuyên nghiệp, vận dụng các quy định 
của pháp luật vào công tác kế toán, tổ chức bộ 
máy kế toán, tổ chứ c hệ thố ng chứ ng từ , lậ p 
chứ ng từ , ghi sổ kế toán và lậ p bá o cá o tà i chính.
- Làm kế toán trực tiếp trên chứng từ thực 
tế của doanh nghiệp từ kế toán chi tiết đến kế 
toán tổng hợp bằng thủ công sau đó được kiểm 
chứng lại bằng phần mềm kế toán chuyên nghiệp 
và phần mềm khai báo thuế trên các phầm mềm 
hỗ trợ kê khai thuế của Bộ tài chính.
- Người học đã tham gia khóa đào tạo qua 
mô hình kế toán mô phỏng sẽ thực hiện được 
ngày công tác kế toán tại loại hình doanh nghiệp 
thương mại mà không cần phải đào tạo lại.
3.2. Phương pháp giảng dạy:
- Mỗi học viên sẽ được cung cấp 1 bộ chứng 
từ kế toán đầy đủ các phần hành kế toán;
- Mỗi học viên thực hành sổ sách kế toán 
trên máy tính, trên chứng từ thực tế của doanh 
nghiệp bằng phần mềm kế toán chuyên nghiệp. 
4. Nội dung chi tiết học phần
Nội dung Số tiết
Nội dung 1: Tổng quan về công tác kế toán và hướng dẫn lập các chứng từ kế toán công 
ty thương mại
8
- Thông tin về doanh nghiệp. 
 - Thảo luận về nhiệm vụ của người làm kế toán
 - Giới thiệu về "sản phẩm" của nghề kế toán
 - Lập chứng từ kế toán nhập, xuất, thu, chi, hóa đơn, bảng lương
Nội dung 2: Hướng dẫn các qui trình và nhập liệu chứng từ kế toán bằng Excel
16- Hướng dẫn các qui trình như quản lý và sử dụng hóa đơn, qui trình mua bán hàng, quản lý nợ 
phải thu, phải trả, qui trình quản lý tiền mặt.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 110-120
116
Chuyên san Kh ...  Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Nội dung 4: Hướng dẫn lập báo cáo thuế 12
2.2. Thực trạng công tác đào tạo bằng 
phòng kế toán mô phỏng tại Trường Cao đẳng 
Cộng đồng Đồng Tháp
Để xây dựng được phòng kế toán mô phỏng 
tác giả đã thực hiện qua các nội dung sau:
Nội dung 1: Đi khảo sát thực tế doanh nghiệp 
Liên hệ một số doanh nghiệp thương mại, 
tiếp cận chứng từ kế toán doanh nghiệp, qui trình 
thực hiện các phần hành kế toán . 
Cơ sở đánh giá: đã tiếp cận doanh nghiệp 
theo đúng tiến độ đề ra.
Nội dung 2: Thiết lập hệ thống chứng từ 
kế toán
Trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và 
hướng dẫn của bộ tài chính, nhóm nghiên cứu sẽ 
thiết lập toàn bộ hệ thống chứng từ đúng biểu mẫu 
qui định và phù hợp với tình hình hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp. Các biểu mẫu chứng từ 
này được thiết kế trên excel hoặc word.
Cơ sở đánh giá: Hệ thống chứng từ hoàn 
chỉnh theo từng phần hành công việc theo đúng 
biểu mẫu qui định và áp dụng được trong thực 
tế. Thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Nội dung 3: Xây dựng các qui trình thực 
hiện công tác kế toán và qui trình luân chuyển 
chứng từ 
Căn cứ vào các qui định về chế độ kế toán 
và công việc thực tế tại công ty, nhóm nghiên cứu 
sẽ thiết lập, mô tả và xây dựng các qui trình từng 
nhóm công việc, từng qui trình có các biểu mẫu và 
thuyết minh. Xây dựng sơ đồ luân chuyển chứng từ.
Cơ sở đánh giá: Hệ thống qui trình hoàn 
chỉnh có lưu đồ, thuyết minh và các biểu mẫu 
kèm theo. Thực hiện đúng tiến độ
Nội dung 4: Thu thập tài liệu hệ thống 
văn bản liên quan đến các phần hành kế toán
Hệ thống các văn bản pháp qui trên cơ sở 
các văn bản được ban hành còn hiệu lực. Tất cả 
các văn bản được thiết lập một cách hệ thống có 
trích yếu nội dung, nguồn gốc và link download. 
Cơ sở đánh giá: Hệ thống các văn bản pháp 
qui được phân loại theo từng phần hành công 
việc, có trích yếu nội dung, link download và 
đúng tiến độ đề ra.
Nội dung 5: Xây dựng hệ thống liên kết 
các phần hành kế toán trên Excel
Trên cơ sở hệ thống biểu mẫu bắt buộc và 
hướng dẫn của bộ tài chính, nhóm nghiên cứu sẽ 
thiết lập toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán theo 
hình thức nhật ký chung và nhật ký sổ cái đúng 
biểu mẫu qui định. Các biểu mẫu chứng từ này 
được thiết kế trên excel.
Cơ sở đánh giá: Hệ thống sổ sách kế toán 
hoàn chỉnh theo hình thức nhật ký chung trên 
excel, thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Nội dung 6: Mô tả các nghiệp vụ kế toán 
phát sinh
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ 
được phân loại theo từng phần hành công việc. 
Mô tả chi tiết chứng từ, cách xử lý nghiệp vụ, 
117
nêu đề mục các chứng từ sổ sách cần cho việc 
xử lý nghiệp vụ. 
 Cơ sở đánh giá: Hệ thống nghệp vụ kinh 
tế phát sinh đã được mô tả hoàn chỉnh có đưa ra 
hướng dẫn cách xử lý nghiệp vụ, thực hiện đúng 
tiến độ đề ra.
Nội dung 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất (phần 
mềm, máy tính,...)
Lập đề xuất với nhà trường yêu cầu hỗ trợ 
cơ sở vật chất để phục vụ cho việc nghiên cứu 
đề tài và vận hành sau này.
Cơ sở đánh giá: Cơ sở vật chất đã được đáp 
ứng theo đề xuất đúng theo tiến độ.
Nội dung 8: Tổ chức vận hành phòng kế 
toán mô phỏng tất cả các phần hành công việc
Nhập liệu toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát 
sinh vào excel và phần mềm kế toán.
Cơ sở đánh giá: Là hệ thống báo cáo tài 
chính hoàn chỉnh không có sự khác biệt giữa 
phầm mềm và excel.
Nội dung 9: Hoàn chỉnh chứng từ, sổ sách, 
phần mềm, đề cương chi tiết phục vụ giảng dạy 
thành mô hình kế toán hoàn chỉnh
Dựa trên qui trình thực hiện đề tài được chủ 
nhiệm thiết lập từ ban đầu làm cơ sở kiểm tra 
đánh giá toàn bộ tất cả các phần hành sẵn sàng 
cho việc vận hành mô hình kế toán mô phỏng.
Cơ sở đánh giá: Mô hình kế toán mô phỏng 
hoàn chỉnh có đầy đủ các qui trình, hệ thống 
văn bản pháp qui, hệ thống chứng từ sổ sách, đề 
cương chi tiết và báo cáo tài chính hoàn chỉnh 
theo đúng yêu cầu của bộ tài chính. Thực hiện 
đúng tiến độ.
Nội dung 10: Tổ chức giảng dạy bằng mô 
hình kế toán mô phỏng
Lớp 1 chiêu sinh đối với sinh viên năm 
cuối chuyên ngành kế toán. Số lượng là 24 
sinh viên, thời gian thực hành tại phòng kế toán 
mô phỏng là 60 tiết. SV sẽ được cấp toàn bộ 
chứng từ mẫu sổ để thưc hiện tất cả các phần 
hành kế toán.
Lớp 2 đối tượng người học là các kế toán 
viên đang công tác tại doanh nghiệp. Số lượng là 
24 người, thời gian thực hành tại phòng kế toán 
mô phỏng là 60 tiết. Người học sẽ được cấp toàn 
bộ chứng từ mẫu sổ để thực hiện tất cả các phần 
hành kế toán.
Cơ sở đánh giá: Giáo viên so sánh bài thu 
hoạch của sinh viên và kế toán viên với kết quả 
(đáp án) và các góp ý của buổi hội thảo, nhóm 
nghiên cứu họp đánh giá quá trình thực hiện 
rút kinh nghiệm, dựa trên cơ sở phiếu khảo sát 
đối với người học về mức độ hài lòng đối với 
mô hình.
Nội dung 11: Tổ chức hội thảo
Tổ chức hội thảo chủ đề, "mô hình thực hành 
kế toán mô phỏng - nâng cao chất lượng đào tạo 
ngành kế toán đến tính thực hành và ứng dụng". 
Tranh thủ đánh giá, đóng góp ý kiến từ các bên: 
người học, doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo 
trong và ngoài tỉnh.
Nội dung 12: Viết báo cáo
Tổng hợp toàn bộ chứng từ, qui trình, hệ 
thống văn bản pháp qui thành báo cáo hoàn chỉnh
Cơ sở đánh giá là bài báo cáo hoàn chỉnh 
có đầy đủ hệ thống hoá đơn chứng từ sổ sách, 
hệ thống văn bản pháp qui, kết quả 2 lớp giảng 
dạy, biên bản hội thảo.
Mô hình kế toán mô phỏng đã được triển 
khai thí điểm 2 lớp cho hai đối tượng khác 
nhau. Đối tượng 1 có 24 học viên là các nhân 
viên đang công tác tại các công ty; nhóm 2 có 
24 học viên là sinh viên năm cuối. Trong quá 
trình học tập tại phòng kế toán mô phỏng mỗi 
học viên được cấp 1 bộ chứng từ và thực hành 
công tác kế toán bằng phần mềm kế toán. Kết 
thúc khóa học nhóm nghiên cứu tổ chức phát 
phiếu khảo sát nhằm tiếp thu các ý kiến đóng 
góp của người học để nhóm nghiên cứu hoàn 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 110-120
118
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
thiện mô hình kế toán. Kết quả khảo sát đa phần 
nhận xét ở mức rất hài lòng.
Trong năm học 2018-2019 tổ bộ môn kế 
toán tiến hành triển khai công tác giảng dạy 
bằng mô hình kế toán mô phỏng cho lớp cao 
đẳng kế toán với môn học là thực hành kế toán 
tài chính và đã có thu được những kết quả nhất 
định. Thông qua mô hình người học sẽ được 
sử dụng tài liệu thực tế của doanh nghiệp với 
các nghiệp vụ phát sinh đa dạng để thực tập, để 
rèn luyện thuần thục các kỹ năng, vận dụng các 
quy định của pháp luật vào công tác kế toán, tổ 
chức bộ máy kế toán, tổ chứ c hệ thố ng chứ ng 
từ , lậ p chứ ng từ , ghi sổ kế toán và lậ p bá o cá o 
tà i chính. Người học được làm kế toán trực tiếp 
trên chứng từ thực tế của doanh nghiệp từ kế 
toán chi tiết đến kế toán tổng hợp bằng thủ công 
sau đó được kiểm chứng lại bằng phần mềm kế 
toán chuyên nghiệp (phần mềm misa) và phần 
mềm khai báo thuế trên các phầm mềm hỗ trợ 
kê khai thuế của Bộ tài chính (HTKK). Chính 
điều này đã tạo cho người học sự hứng thú, tạo 
ra sự thu hút giúp sinh viên hiểu hơn về công 
việc kế toán và nghề nghiệp của mình.
Tuy nhiên việc ứng dụng mô hình kế toán 
mô phỏng trong công tác đào tạo chuyên ngành 
kế toán còn một số hạn chế:
Về mô hình phòng kế toán mô phỏng
- Không gian và cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa 
giống như một phòng kế toán thực tế nên mức 
độ “nhập vai” của sinh viên chưa cao;
- Sinh viên còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ khi 
tiếp cận với mô hình thực hành mới.
- Sinh viên chưa được học phần mềm kế toán 
do đó việc vận dụng về thực hành số liệu thực tế 
gặp nhiều khó khăn, giảng viên phải hướng dẫn 
cách sử dụng phần mềm kế toán.
Về công tác đào tạo
- Chương trình đào tạo ngành Kế toán tại 
trường chưa xem kế toán mô phỏng là một môn 
học bắt buộc. Mặc dù hiện nay đã có nhiều công 
trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu lý thuyết 
và xây dựng mô hình kế toán mô phỏng để ứng 
dụng trong nhà trường. Tuy nhiên, kế toán mô 
phỏng vẫn chỉ được dừng lại trong việc dạy lồng 
ghép với môn học mà chưa được xem là môn học 
bắt buộc trong chương trình đào tạo.
- Về chương trình đào tạo thì học phần thực 
hành kế toán tài chính và học phần ứng dụng phần 
mềm kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc 
hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh 
sinh viên, tuy nhiên việc đào tạo các học phần 
này chưa có sự gắn kết với nhau, chưa có bộ 
chứng từ chung để cho học sinh sinh viên thực 
hành một các liên tục. 
- Về việc ứng dụng công nghệ cho công 
tác trong công tác đào tạo kế toán để phù hợp 
với sự phát triển của khoa học chưa đáp ứng 
được yêu cầu của công việc. Hiện nay đa số các 
doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm từ công 
tác hạch toán lập sổ sách đến công tác khai báo 
thuế đều sử dụng phần mềm, ngay cả những 
doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm kế toán, 
các kế toán viên đa số cũng được trang bị máy 
tính và sử dụng bảng tính Excel trong công 
việc. Thực trạng về năng lực tin học của sinh 
viên chuyên ngành kế toán chưa đáp ứng được 
nhu cầu công việc, sinh viên khi tốt nghiệp ra 
trường chưa thực hiện các phần mềm kế toán 
chuyên nghiệp.
- Phương pháp giảng dạy ngành Kế toán 
trong trường còn nặng tính lý thuyết, mặc dù tại 
các trường đã có sự thay đổi phương thức đào tạo 
bằng việc kết hợp đào tạo lý thuyết song song với 
đào tạo thực hành song chưa triệt để. 
- Các môn học về chuyên ngành kế toán 
chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chưa có 
bộ giáo trình chung để giúp cho người học có cái 
nhìn tổng quát về sản phẩm của nghề kế toán. Các 
bài tập thực hành trên lớp còn khá chung chung 
chưa thực sự sát với thực tế tình hình các doanh 
119
nghiệp, chưa cụ thể cho từng loại hình doanh 
nghiệp, không đồng bộ, khó thực hành. 
 - Đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được 
nhu cầu giảng dạy kế toán thực hành. Đội ngũ 
giảng viên trẻ tuy có khả năng tiếp thu nhanh, có 
trình độ chuyên môn cao, nhưng lại gặp hạn chế 
trong vấn đề kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến việc 
hạn chế hướng dẫn sinh viên xử lý các tình huống 
phát sinh trong quá trình thực hành kế toán.
- Chưa có sự gắn kết giữa môn thuế và kế 
toán. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà nhà tuyển 
dụng đặt ra đối với nghề kế toán, đa phần kế toán 
làm không đúng quy định của luật thuế dẫn đến 
doanh nghiệp phải chịu phạt. Trên thực tế công 
việc của kế toán là hạch toán đúng chế độ nhưng 
về luật thuế là không đúng, nếu kế toán không 
nắm vững về thuế thì khi cơ quan thuế kiểm tra 
sẽ bị phạt vi phạm về thuế. 
- Bộ chứng từ xây dựng cho kế toán mô 
phỏng được mô phỏng các nghiệp vụ phát sinh 
trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, 
chưa đề cập tới các doanh nghiệp kinh doanh dịch 
vụ, doanh nghiệp xây dựng, sản xuất.
3. Một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu 
quả phòng kế toán mô phỏng trong công tác 
đào tạo kế toán tại Trường Cao đẳng Cộng 
đồng Đồng Tháp 
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất cho phòng 
kế toán mô phỏng nhằm sử dụng hiệu quả phòng 
kế toán mô phỏng trong công tác đào tạo kế toán 
tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp như: 
hệ thống máy tính có kết nối mạng nội bộ (mạng 
Lan) và mạng internet tốc độ cao, máy in, máy 
chiếu, thiết bị điện, điều hòa, đèn chiếu sáng, văn 
phòng phẩm... 
 - Đưa môn học ứng dụng phần mềm kế toán 
và kế toán mô phỏng thành môn học bắt buộc cho 
sinh viên ngành Kế toán trong chương trình đào 
tạo. Việc đưa kế toán mô phỏng trở thành môn 
học chính thức trong chương trình đào tạo không 
những giúp các trường thực hiện được mục tiêu 
học lý thuyết đi đôi với thực hành, còn tạo hứng 
thú cho sinh viên do môi trường học tập sát sao 
với thực tế trong doanh nghiệp.
- Hiệu chỉnh lại nội dung, kết cấu trong 
chương trình môn học chuyên ngành kế toán 
như lý thuyết kế toán, kế toán tài chính, kế toán 
thương mại, kế toán chi phí. Không kết cấu theo 
từng chương từng chủ đề mà xây dựng chương 
trình giảng dạy kế toán theo lĩnh vực nghề nghiệp 
như kế toán đơn vị vận tải, đơn vị xây dựng, dịch 
vụ, thương mại.
- Mời kế toán trưởng các doanh nghiệp cùng 
tham gia giảng dạy.
- Giảng viên đi thực tế doanh nghiệp nhiều 
hơn tiếp cận nhiều hơn từ đó xây dựng các hệ 
thống bài tập tình huống gắn với doanh nghiệp. 
- Áp dụng phương pháp giảng dạy thực 
hành nghiệp vụ kế toán trên hệ thống bài tập tình 
huống mang tính hệ thống, tổng hợp cao kết hợp 
với việc ứng dụng phần mềm kế toán trong xử lý 
bài tập tình huống.
- Đổi mới và tăng thời lượng giảng dạy môn 
thuế, chuyển từ hình thức dạy lý thuyết kèm 
bài tập sang hình thức ứng dụng thuế trong kế 
toán. Người dạy cho nhiều tình huống liên quan 
giữa công tác hạch toán kế toán và quy định về 
thuế, có sự so sánh khác nhau giữa lợi nhuận 
trước thuế TNDN và thu nhập chịu thuế trong 
doanh nghiệp.
4. Kết luận 
Sử dụng phương pháp kế toán mô phỏng 
trong công tác đào tạo ngành kế toán là phương 
pháp tối ưu và được rất nhiều trường cao đẳng 
đại học áp dụng, trong đó có Trường Cao đẳng 
Cộng đồng Đồng Tháp. Tuy nhiên qua thời gian 
triển khai cũng có phát sinh nhiều vấn đề cần 
được hiệu chỉnh và hoàn thiện. 
Nội dung bài viết này đã mô tả một cách 
tổng quan về các yếu tố cấu thành của phòng kế 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1, 2021, 110-120
120
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
toán mô phỏng, những kết quả đạt được khi triển 
khai thực hiện giảng dạy bằng mô hình kế toán 
mô phỏng, những hạn chế cần được khắc phục 
từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm 
sử dụng hiệu quả phòng kế toán mô phỏng trong 
công tác đào tạo kế toán tại Trường Cao đẳng 
Cộng đồng Đồng Tháp./. 
Tài liệu tham khảo
Đào Thị Thanh Thúy và Bùi Phương Nhung. 
(13/3/2017). Nâng cao chất lượng ứng 
dụng mô hình kế toán mô phỏng trong 
đào tạo tại các trường đại học Việt Nam. 
Tạp chí Công thương. Truy cập từ: http://
tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-
chat-luong-ung-dung-mo-hinh-ke-toan-mo-
phong-trong-dao-tao-tai-cac-truong-dai-
hoc-viet-nam-46517.htm.
Hà Chính. (26/12/2019). Kinh tế Việt Nam 
những năm tới có duy trì tăng trưởng cao?. 
Báo điện tử của Chính phủ nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập từ: 
Viet-Nam-nhung-nam-toi-co-duy-tri-tang-
truong-cao/383493.vgp. 
Hoàng Văn Hải và Đoàn Thị Hân. (2014). Nghiên 
cứu ứng dụng mô hình phòng thực hành kế 
toán ảo phục vụ đào tạo ngành kế toán cho 
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm. Tạp 
chí Khoa học và Công nghệ Nông Lâm, 3, 
120-127.
Nam Dương. (2017). 10 ngành nghề "khát" nhân 
lực nhất. cứ học ra không lo thất nghiệp. 
Chuyên trang Tri thức trẻ. Truy cập từ: 
nghe-khat-nhan-luc-nhat-cu-hoc-ra-khong-
lo-that-nghiep-4201728713575361.htm.
Phạm Thị Lan Anh. (14/1/2018). Nghiên cứu đổi 
mới thực hành kế toán cho sinh viên Trường 
Đại học Giao thông vận tải. Tạp chí Giao 
thông Vận tải. Truy cập từ: 
tapchigiaothong.vn/nghien-cuu-doi-moi-
thuc-hanh-ke-toan-cho-sinh-vien-truong-
dai-hoc-giao-thong-van-tai-d53827.html.
Phương Đông. (30/122019). Doanh nghiệp lập 
mới năm 2019 cao kỷ lục. Vnexpress. Truy 
cập từ: https://vnexpress.net/doanh-nghiep-
lap-moi-nam-2019-cao-ky-luc-4034489.
html.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_hieu_qua_ung_dung_mo_hinh_ke_toan_mo_phon.pdf