Giải pháp nâng cao chất lượng giữa đào tạo thiết kế đồ họa và doanh nghiệp trong tình hình hiệ

Tóm tắt: Để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như chất lượng sản phẩm thiết kế đồ

họa trong tình hình hiện nay cho thấy rất cần được khắc phục những hạn chế hiện tồn từ

trong chương trình đào tạo. Mặt khác, sự thiếu đồng bộ trong công tác giảng dạy và học tập

ở những cơ sở đào tạo thiết kế đồ họa đang tạo những quan tâm, lo ngại cho người làm quản

lý mỹ thuật cũng như người tham gia học tập, thiết kế. Bài viết bước đầu đưa ra phác thảo,

luận giải về giải pháp nâng cao, đổi mới chất lượng đào tạo thiết kế đồ họa ở Việt Nam hiện

nay, đồng thời đề cao vai trò của các doanh nghiệp (nơi tiếp nhận đầu ra cho các cơ sở đào

tạo nguồn nhân lực về thiết kế). Từ đó góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học

trong giai đoạn số hoá, đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh Việt Nam hội nhập thế giới

pdf 7 trang phuongnguyen 12460
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng giữa đào tạo thiết kế đồ họa và doanh nghiệp trong tình hình hiệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng giữa đào tạo thiết kế đồ họa và doanh nghiệp trong tình hình hiệ

Giải pháp nâng cao chất lượng giữa đào tạo thiết kế đồ họa và doanh nghiệp trong tình hình hiệ
14 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỮA ĐÀO TẠO 
THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VÀ DOANH NGHIỆP TRONG 
TÌNH HÌNH HIỆN NAY
SOLUTIONS TO IMPROVE QUALITY BETWEEN TRAINING OF 
GRAPHIC DESIGN AND ENTERPRISES IN THE CURRENT SITUATION
Trần Thị Biển*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/04/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/10/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/10/2019
Tóm tắt: Để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như chất lượng sản phẩm thiết kế đồ 
họa trong tình hình hiện nay cho thấy rất cần được khắc phục những hạn chế hiện tồn từ 
trong chương trình đào tạo. Mặt khác, sự thiếu đồng bộ trong công tác giảng dạy và học tập 
ở những cơ sở đào tạo thiết kế đồ họa đang tạo những quan tâm, lo ngại cho người làm quản 
lý mỹ thuật cũng như người tham gia học tập, thiết kế. Bài viết bước đầu đưa ra phác thảo, 
luận giải về giải pháp nâng cao, đổi mới chất lượng đào tạo thiết kế đồ họa ở Việt Nam hiện 
nay, đồng thời đề cao vai trò của các doanh nghiệp (nơi tiếp nhận đầu ra cho các cơ sở đào 
tạo nguồn nhân lực về thiết kế). Từ đó góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học 
trong giai đoạn số hoá, đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh Việt Nam hội nhập thế giới.
Từ khóa: Doanh nghiệp, Đào tạo thiết kế đồ hoạ, Giải pháp nâng cao chất lượng.
Abstract: In order to ensure the quality of training as well as the quality of graphic 
design products in the current situation, it is necessary to overcome the existing limitations 
in the training program. On the other hand, the lack of uniformity in teaching and learning 
in graphic design training institutions is creating concerns and concerns for art managers as 
well as participants in learning and designing. The article initially outlines and explains the 
solutions to improve and innovate the quality of graphic design training in Vietnam today, 
and emphasize the role of businesses (where receiving outputs for human resource training 
establishments on design). Since then, contributing to innovation, improving the quality of 
teaching and learning in the digitization phase, ensuring the suitability with the context of 
Vietnam’s integration into the world.
Keywords: Enterprise, Graphic design training, Quality improvement solutions.
* Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam
Tạp chí Khoa ọc - Viện Đại học Mở Hà Nội 60 (10/2019) 14-20
15Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Ngành thiết kế mỹ thuật ứng dụng 
nói chung, thiết kế đồ họa nói riêng ở Việt 
Nam những năm gần đây luôn đồng hành, 
đáp ứng kịp thời những nhu cầu về đời sống 
thẩm mỹ của xã hội trong thời kỳ đổi mới và 
hội nhập quốc tế. Những sản phẩm thiết kế 
đồ họa đã tác động tích cực/nâng cao trình 
độ thẩm mĩ của người dân trong xã hội hiện 
đại. Tuy nhiên, khi hội nhập kinh tế toàn 
cầu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng về 
hình thức, mẫu mã sản phẩm cũng như bản 
quyền thiết kế. Sự cạnh tranh giữa các công 
ty, xí nghiệp cho thấy đã lấy yếu tố thẩm 
mỹ công nghiệp làm mũi nhọn để đầu tư 
phát triển. Vì thế họa sĩ thiết kế đóng vai trò 
quan trọng xây dựng lên những biểu tượng, 
góp phần nhận diện bản sắc văn hoá, thúc 
đẩy sản xuất kinh doanh hàng hoá tiến bộ. 
Những năm gần đây đã có nhiều cơ sở đào 
tạo họa sĩ thiết kế, tạo cơ hội việc làm cho 
người học và đáp ứng kịp thời nhu cầu của 
nhà tuyển dụng/doanh nghiệp. Song thực 
tế cho thấy mỗi cơ sở đào tạo lại ban hành 
chương trình và kế hoạch đào tạo riêng có 
thể từ 4 - 5 năm cũng như thực hiện những 
ưu điểm/lợi thế của mình: giáo trình, đội 
ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, mối quan 
hệ với các cơ cơ sở đào tạo nước ngoài... 
Đứng trước sự phát triển của thời kỳ cách 
mạng công nghiệp 4.0 đào tạo và sáng tác 
thiết kế đồ họa về cơ bản đã biết vận dụng 
những ưu điểm của công nghệ thông tin. 
Nội dung bài viết bước đầu phác thảo về 
giải pháp nâng cao chất lượng tại các cơ sở/ 
trung tâm đào tạo thiết kế đồ họa cũng như 
sự kết nối phù hợp giữa đội ngũ thiết kế và 
các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 
2. Giải pháp đổi mới và nâng cao 
chất lượng đào tạo
2.1. Giải pháp đổi mới và nâng 
cao chất lượng chương trình và phương 
pháp giảng dạy
Những sản phẩm thiết kế đồ họa 
thường cho thấy sự tối giản về hình và 
màu, cũng có nghĩa là ít khi các nhà thiết 
kế sử dụng những biểu tượng hay hình thể 
phức tạp cho một sản phẩm/tác phẩm. Tuy 
nhiên, sản phẩm thiết kế đồ họa thường là 
những hình ảnh mang nặng tính thị giác, 
ảnh hưởng, tương tác một cách trực tiếp 
tới nhiều người, nhiều đối tượng sử dụng. 
Theo đó thì không phải sản phẩm thiết kế 
đồ họa nào cũng phục vụ cho mục đích là 
thương mại, mà những hình ảnh được thiết 
kế được kết hợp với nghệ thuật thiết kế chữ 
mang đến những tín hiệu như những thông 
điệp hữu ích, nhanh chóng và hiệu quả. Để 
đạt được những tiêu chí đó thì các cơ sở đào 
tạo đã đưa ra những định hướng, chiến lược 
đào tạo nhằm đào tạ ra những hiệu ứng tích 
cực phục vụ đắc lực cho đời sống thẩm mỹ 
và đời sống xã hội. Đặc biệt là mục tiêu 
đổi mới và hội nhập quốc tế. Mặc dù vậy 
ở phần lớn các cơ sở đào tạo còn cho thấy 
những hạn chế trong việc thay đổi/đổi mới 
nội dung và phương pháp đào tạo. Tại Hà 
Nội, Tp. Hồ Chí Minh là 02 trung tâm có 
nhiều trường, cơ sở đào tạo ngành thiết kế 
đồ hoạ, nhưng nhìn chung vẫn cho thấy 
sự “tự phát” trong chương trình cũng như 
định hướng đào tạo. Nhìn từ mặt bằng các 
cơ sở đào tạo này là chưa thật thống nhất 
giữa đào tạo lý thuyết và thực hành. Một 
số nơi còn lúng túng và chưa xác định rõ 
quan niệm thực tế và thực hành đối với sinh 
16 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
viên thiết kế đồ hoạ. Đặc biệt là kế hoạch 
đi ghi chép thực tế và chương trình thực 
tập tại các doanh nghiệp, công ty... dẫn đến 
tình trạng sinh viên thiết kế đồ họa còn mơ 
hồ giữa việc học vẽ cơ bản và vẽ/thiết kế 
trên máy. Bởi mỗi trung tâm đào tạo thiết 
kế đồ họa có điều kiện và cơ sở vật chất 
khác nhau, cũng như trình độ giảng viên 
chưa thật thống nhất nên thường tạo cảm 
giác cân nhắc, tính toán, chọn nơi học của 
các sinh viên ngay từ buổi ban đầu. Chính 
vì vậy mà hiện nay đứng trước sự đổi mới 
và tiến bộ của những doanh nghiệp kỹ thuật 
số đòi hỏi cần có những chiến lược, giải 
pháp đồng đều mang tính hệ thống ở tất cả 
các đơn vị, trường, trung tâm, cơ sở đào tạo 
thiết kế đồ họa đó là:
Cần tham khảo chương trình và 
phương pháp đào tạo thiết kế đồ họa ở một 
số nước tiên tiến trên thế giới, đó cũng là 
mô hình dạy học và học theo xu hướng hội 
nhập quốc tế: “Bên cạnh những nhận thức 
đã thay đổi cho rằng nghệ thuật Design 
có một ý nghĩa quan trọng và có vai trò 
mới trong thực tiễn văn hoá, nền kỹ thuật 
phát triển mau lẹ của những năm cuối đã 
làm thay đổi hẳn tính năng của nhiều thiết 
bị và đồ dùng quen thuộc, yêu cầu ngành 
Design phải đáp ứng được trên nhiều lĩnh 
vực và nhiều cách thức sử dụng mới mẻ. 
Sự phát triển của nền kỹ thuật đã tác động 
mạnh mẽ một cách thường xuyên tới nền 
thẩm mỹ” (1). Như thế, việc cập nhật với 
nền kỹ thuật tiên tiến trên thế giới là yêu 
cầu cần thiết cho việc cập nhật và ứng 
dụng vào chương trình đào tạo các họa sĩ 
thiết kế đồ hoạ. Mặt khác, cũng cho thấy 
nội dung chương trình cũng cần được 
thẩm định, tham khảo, thậm chí là biên 
soạn sao cho phù hợp với nền giáo dục 
của nước nhà một cách phù hợp nhất. Việc 
thống nhất lấy người học làm trung tâm 
cho thấy sự thống nhất không chỉ đối với 
ngành thiết kế đồ họa mà còn được ứng 
dụng với nhiều môn, ngành học từ chương 
trình phổ thông đến đại học và cao hơn 
hiện được áp dụng tích cực ở Việt Nam 
hiện nay. 
Đối với chuyên ngành thiết kế đồ 
họa được xem là ngành đặc thù vậy nên 
tránh tình trạng đào tạo ào ạt, hàng loạt làm 
giảm đi tính chất lượng cho việc ứng dụng 
vào thực hiện công việc chuyên ngành của 
đội ngũ họa sĩ thiết kế. Thời gian chương 
trìnhđào tạo còn chưa thật thống nhất giữa 
các trường/cơ sở đào tạo. Một số trường 
đại học vẫn đào tạo ngành thiết kế đồ họa 
5 năm, trong khi có những nơi khác đã 
rút chương trình xuống còn 4 năm, ví dụ 
như ở một số trường thuộc hệ thống công 
lập hoặc các trung tâm chuyên đào tạo về 
thiết kế. Dù vậy, cũng cần cân nhắc, chia 
sẻ, tham khảo để thống nhất chương trình 
cũng như phương pháp đào tạo tín chỉ nếu 
nhận thấy phù hợp với chất lượng đào tạo 
và phù hợp với nền kinh tế mở cửa, hội 
nhập hướng tới thị trường toàn cầu. 
2.2. Giải pháp đổi mới và nâng cao 
chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin 
vào giảng dạy và học tập nghiên cứu
Môi trường mang tính chuyên nghiệp 
về đào tạo mỹ thuật chính là không gian 
hữu ích và phù hợp nhất cho sinh viên theo 
suốt quá trình học tập của mình. Nhưng, 
môi trường học tập và đào tạo ấy phải đảm 
bảo được những tiêu chuẩn cơ bản nhất về 
cơ sở vật chất, công cụ thực hành cho từng 
17Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
sinh viên, đặc biệt là hệ thống máy tính, kết 
nối Internet và thông tin toàn cầu. Áp dụng 
công nghệ thông tin không chỉ dành cho 
họa sĩ thiết kế mà còn phục vụ, đồng hành 
cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập, 
nghiên cứu, sáng tạo từ thế mạnh của thiết 
kế đồ hoạ. Điều này cho thấy, các trường, 
trung tâm cần thường xuyên cập nhật, kiểm 
tra thay đổi mới trang thiết bị phục vụ cho 
sinh viên thiết kế đồ họa cũng như giảng 
viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy 
kiến thức về lý thuyết và thực hành. Đổi 
mới và nâng cao chất lượng việc ứng dụng 
công nghệ thông tin vào dạy và học thiết 
kế đồ họa sẽ tạo khoảng cách gần gũi giữa 
người dạy và người học. Tuy nhiên, công 
nghệ thông tin còn giúp cho sinh viên có 
năng lực làm việc nhóm và làm việc, nghiên 
cứu độc lập từ những gợi ý của người dạy. 
Ví dụ như thông qua những bài mẫu, hình 
ảnh, kịch bản, hình minh hoạ... giúp cho 
sinh viên rút ngắn thời gian thao tác trên 
máy và chủ động hơn trong thao tác sáng 
tác thiết kế. Chính nhờ có công nghệ thông 
tin mà sinh viên có điều kiện chọn lựa thời 
gian, điều kiện học tập cho mình, kể cả đối 
với những môn học lý thuyết. Như vậy mới 
đáp ứng được tính đặc thù vừa mang tính 
nghệ thuật vừa mang tính kỹ thuật cho một 
họa sĩ thiết kế phải đảm bảo được kiến thức 
khoa học và công nghệ. 
Cần đảm bảo lực lượng chuyên môn 
giảng dạy cho các bộ môn cũng như kỹ 
năng sử dụng công nghệ thông tin, nên 
trao đổi hoặc mời/hợp tác với những nhà 
khoa học, chuyên môn, chuyên gia về lĩnh 
vực thiết kế, chế tạo, in ấn... có nhiều kinh 
nghiệm năng động tới trao đổi, truyền đạt 
kinh nghiệm cho các sinh viên, giảng viên 
quan tâm. Để sau khi ra trường họ có thể 
tham gia vào bất kỳ hoạt động sáng tạo ra 
sản phẩm thiết kế đáp ứng kịp thời cho đời 
sống thẩm mỹ cũng như nhu cầu của xã 
hội như: thiết kế đồ họa quảng cáo, thiết 
kế thời trang, thiết kế tạo dáng sản phẩm, 
thiết kế nội thất...
Kết hợp với tính hữu ích của công 
nghệ thông tin giúp cho người học có thêm 
kỹ năng cập nhật, hội nhập với kinh tế thế 
giới, nhằm có tư duy và sự sáng tạo trong 
quá trình học tập và sáng tác sau khi ra 
trường: “Trong hội nhập kinh tế thế giới, 
thị trường như một dòng chảy. Sự điều 
tiết hàng hoá của thị trường là quy luật tự 
nhiên (chỗ nào thiếu hàng; hàng hoá nói 
thừa sẽ đến. Nơi nào hàng hoá đắt, hàng 
rẻ sẽ vào; nơi nào hàng hoá xấu, sản phẩm 
tốt, đẹp sẽ tràn vào). Cái thiếu sẽ được lấp 
đầy. Cái xấu sẽ tan biến - nhường chỗ cho 
cái tốt, cái đẹp thế chân!” (2). Điều đó cho 
thấy, sự ứng dụng của công nghệ thông 
tin càng ngày càng trở nên cần thiết, cạnh 
tranh lành mạnh hay ứng dụng kịp thời sẽ 
thúc đẩy sự sáng tạo và sản xuất tiến bộ. 
Đồ họa vi tính được ứng dụng vào thiết kế 
mẫu, xử lý ảnh, báo chí, dàn trang, công 
nghệ in màu tiên tiến. Theo đó, đổi mới, 
nâng cao ưu điểm của công nghệ thông tin 
vào giảng dạy và học tập thiết kế đồ họa 
rất cần đến đổi mới từ chất lượng đầu vào. 
Bên cạnh đó là việc nên chọn lựa, đề xuất 
chương trình đào tạo cơ bản đó là: Nên 
sử dụng đa dạng các phương pháp cũng 
như công nghệ dạy và học ở các nước tiến 
bộ trên thế giới, kết hợp những thế mạnh 
của từng cơ sở đào tạo cũng như công ty/
doanh nghiệp. Đó cũng là mục tiêu đào 
tạo lấy người học làm trung tâm nhưng 
18 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phải kết hợp hài hoà với nhu cầu hội nhập 
quốc tế và bối cảnh xã hội đất nước.
3. Giải pháp đổi mới têu chí, kết 
nối giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
Cũng giống như thiết kế mỹ thuật 
công nghiệp, thiết kế đồ họa dựa trên 
những thành tựu khoa học cụ thể, khái quát 
hoá thành hình thức biểu đạt thẩm mỹ dẫn 
đến quy luật và nguyên lý chung của hoạt 
động thẩm mỹ trong đời sống xã hội. Thật 
vậy, thiết kế đồ họa hình thành, phát triển, 
ứng dụng dựa vào nhu cầu của đời sống 
xã hội đương thời. Việc Hội nhập quốc tế 
trong quá trình Đổi mới căn bản và toàn 
diện áp dụng cho ngành thiết kế đồ họa đã 
ghi dấu vai trò của các doanh nghiệp, công 
ty nơi thu nhận các sinh viên thiết kế đồ họa 
sau khi ra trường. Như thế, sản phẩm thiết 
kế đồ họa được các doanh nghiệp tuyển 
chọn, cũng như việc đón nhận các họa sĩ 
thiết kế: “Như người bạn đường của công 
nghiệp, giúp tạo cho sản phẩm một vẻ đẹp 
giống như một tác phẩm nghệ thuật được 
cảm nhận khi nhìn, khi sử dụng. Design 
cải thiện cấu trúc hình dáng một sản phẩm 
để có được sự hoà hợp bên trong với vẻ 
ngoài” (3). Với tiêu chí đi tìm vẻ đẹp cho 
sản phẩm nên các doanh nghiệp cũng khai 
thác thị trường cùng với việc tuyển chọn 
những họa sĩ thiết kế phù hợp. Mặc dù vậy, 
các doanh nghiệp cũng cần đưa ra một số 
tiêu chí như những giải pháp sử dụng người 
lao động có khả năng làm ra các sản phẩm 
có chất lượng thẩm mỹ. 
 Những nhà thiết kế được chọn lựa 
vào doanh nghiệp là người đã hoàn thành 
chương trình đào tạo cơ bản về thiết kế, 
có trình độ chuyên môn vững: Trong đó 
có kỹ năng thực hành sáng tác chuyên 
ngành về thiết kế đồ hoạ, khả năng xử lý 
tính ứng dụng của công nghệ thông tin 
vào sản phẩm. Doanh nghiệp cũng nên 
thường xuyên tổ chức những cuộc thi sáng 
tác nhiều hơn nữa, tổ chức các buổi nói 
chuyện trao đổi kinh nghiệm giữa những 
chuyên gia về lĩnh vực thiết kế với những 
sinh viên vừa tốt nghiệp, tạo sự gần gũi 
và hướng dẫn cho họ làm quen với môi 
trường làm việc được tốt hơn. Tạo điều 
kiện để sinh viên mới ra trường có điều 
kiện tiếp xúc với thị trường, tăng cường 
sáng tác bằng những luận giải được đề 
xuất từ yêu cầu tiêu chí của doanh nghiệp. 
Bởi vì sản phẩm được ra đời từ nhu cầu 
cuộc sống xã hội, nó bị quy chiếu bởi thiết 
kế - sản xuất - tiêu dùng, vậy nên qua việc 
làm quen với môi trường nhà thiết kế sẽ 
làm quen và hiểu rằng bản thân họ cũng có 
khả năng sáng tác/thiết kế với sự vận dụng 
của tay nghề và sự thông minh của công 
nghệ thông tin. 
Các doanh nghiệp, công ty cần bổ 
sung cho những nhà thiết kế trẻ sau khi ra 
trường những kỹ năng cứng và mềm, trong 
đó có vốn ngoại ngữ, mặc dù trong quá 
trình học tập nghiên cứu tại cơ sở đào tạo 
các sinh viên cũng đã được học ngoại ngữ. 
Bởi vì ngoại ngữ chính là chiếc chìa khoá 
quan trọng trong quá trình tiếp cận với mọi 
nền tảng tri thức và phương thức hiện đại 
trên thế giới. Khi nền kinh tế càng phát triển 
thì vai trò của ngoại ngữ trở nên cần thiết, 
sự cần thiết này song hành cùng những nhu 
cầu về thiết kế mỹ thuật ứng dụng. Trong 
khi một số nước trên thế giới như: Anh, 
Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã 
áp dụng thành công những phương pháp 
19Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
này thì ở Việt Nam còn áp dụng theo tiêu 
chí Tự phát. Nghĩa là cơ sở đào tạo và 
doanh nghiệp chưa thật thống nhất đồng 
đều ở tất cả các kỹ năng cũng như chương 
trình đào tạo. Ví như ở trường học sẽ quan 
tâm nhiều đến vấn đề lý thuyết cùng nhiều 
môn học phụ trợ, còn tại các cơ sở dân lập 
hoặc trung tâm nhỏ lại quan tâm đến thực 
hành. Vì vậy nhà trường và doanh nghiệp 
cần tăng cường tổ chức thực hiện cân bằng 
giữa khoa học và thực hành mang tính kiện 
toàn từ hệ thống giáo dục. Nhằm tránh tình 
trạng sinh viên khi ra trường còn thiếu hụt 
nhiều kỹ năng cũng như năng lực của một 
nhà thiết kế, hoặc chưa đồng đều giữa các 
cơ sở đào tạo. Điều này đồng nghĩa với việc 
các cơ sở đào tạo luôn đầu tư nâng cao trình 
độ cho đội ngũ giảng viên cập nhật được 
nhiều kỹ năng, trình độ hiện đại chất lượng 
tốt nhất. Có thể khắc phục bằng nhiều 
phương pháp khác nhau, nhưng trong đó là 
sự kết hợp với nhiều ngành, hiệp hội để kịp 
thời nắm bắt được những thay đổi và phát 
triển cũng như nhu cầu thẩm mỹ của xã hội. 
Nếu khắc phục được những giải pháp trên 
sẽ giúp các doanh nghiệp nhận ra tầm quan 
trọng của tiêu chí sáng tác thiết kế đồ hoạ, 
kết hợp hài hoà với cơ sở đào tạo (nơi cung 
cấp đầu ra cho nhân lực thiết kế). 
4. Giải pháp khắc phục những 
hạn chế của công nghệ 
Với sự phát triển mạnh mẽ của thời 
kỳ số hoá, công nghệ thông tin như hiện 
nay, việc áp dụng những ưu việt của máy 
tính vào học tập và sáng tác thiết kế cho 
thấy đã hỗ trợ tích cực cho người học, 
người thiết kế. Nhờ có công nghệ thông 
tin, internet để có thể kết nối toàn cầu một 
cách kịp thời, nhanh nhẹn, giảm được khá 
nhiều thời gian cũng như công sức, đồng 
thời đem lại sự tiện lợi, thẩm mỹ và hiệu 
quả sử dụng cao. Tuy nhiên, bên cạnh 
những ưu điểm được xem như là mặt mạnh 
của công nghệ hiện đại thì thực tế cũng 
có những hạn chế đang tồn tại hàng ngày 
trong quá trình học tập cũng như sự đam 
mê từ những nhà thiết kế, gây ảnh hưởng 
không nhỏ đến tiến độ và chất lượng học 
tập, sáng tác. Vì vậy cần khắc phục những 
hạn chế sau từ công nghệ thông tin:
Cần tăng cường những ví dụ minh 
hoạ, kỹ thuật các kinh nghiệm thiết kế có 
áp dụng lý thuyết vào thực hành một cách 
cuốn hút nhất. Nhằm mục đích giúp người 
học tập trung nghe, nhìn và thích thú vào 
nội dung bài giảng hơn. Bởi vì những môn 
học lý thuyết thường cung cấp lượng kiến 
thức cơ bản cho người học, góp phần gia 
tăng khả năng hùng biện, luận giải, hiểu biết 
cho người học cũng như có kinh nghiệm 
thuyết trình, giải đáp những sáng tác/sản 
phẩm thiết kế của mình sau khi ra trường. 
Cần tránh tình trạng những giờ học 
thực hành trên máy lại sa đà vào việc chơi 
game, facebook, thụ động chờ giảng viên 
đến tận nơi nhận xét. Thực trạng này xuất 
hiện ở khá nhiều cơ sở đào tạo, thậm chí 
cả giảng viên khi lên lớp cũng sa vào tình 
trạng lợi dụng công nghệ thông tin để dùng 
game, facebook hoặc xem fi lm. Chính từ 
quan niệm thày và trò không cần gặp nhau 
mà vẫn cập nhật được những thông tin qua 
hệ thống mạng nên đã để lại hệ quả còn 
nhiều lỗ hổng, sinh viên không nắm được 
kỹ năng, kiến thức từ người dạy. Vì vậy 
cần biết sử dụng công nghệ thông tin như 
20 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
một lợi thế cho bài giảng và gợi ý thực 
hành tốt và hữu hiệu nhất.
Cần ngăn chặn quan điểm và hành 
động sao chép/coppy những sản phẩm 
có sẵn trên hệ thống mạng vào bài tập, 
đồ án của mình. Tình trạng này xuất hiện 
hầu khắp trong các cơ sở đào tạo tạo ra 
sự gian lận, gây ảnh hướng xấu đến chất 
lượng giảng dạy và hình ảnh sinh viên. 
Thực trạng này cũng còn thấy cả trên một 
số thiết kế ảnh hưởng đến bản quyền tác 
giả cũng như bản quyền của nhãn hàng. 
Điều dễ hiểu là khi mà các kênh thông tin 
cứ tràn ngập, phổ biến và cực dễ tiếp cận 
là điều kiện để những sinh viên hoặc nhà 
thiết kế dễ dàng copy, nhái mẫu nhanh 
chóng biến thành của riêng mình. Vì vậy, 
từ mô hình đào tạo giảng viên cần nhận 
xét thái độ làm việc của sinh viên cũng 
như công ty cũng cử ra những giám sát 
để ghi nhận những sinh viên, nhà thiết kế 
thực sự có tư duy logic, đề cao danh dự, 
đạo đức nghề nghiệp. Như thế sẽ khích lệ 
được sự hứng thú, hăng say cho việc học 
tập và làm việc bằng giá trị thực của quá 
trình lao động.
5. Kết luận
Đối với ngành thiết kế đồ họa bên 
cạnh những năng lực, kiến thức về mỹ 
thuật thì máy móc và các công cụ hiện đại 
góp phần hỗ trợ đắc lực cho sinh viên thiết 
kế cũng như các nhà thiết kế. Từ những 
giải pháp đổi mới về phương pháp, chương 
trình dạy học, thực hành đến giải pháp kết 
nối phù hợp giữa nhà trường và doanh 
nghiệp cần được thay đổi theo hướng hiện 
đại, ứng dụng và tương tác với đời sống 
xã hội, đời sống thẩm mỹ. Từ những giải 
pháp này cho thấy ít nhiều sẽ tạo điều kiện 
cho người học sự chủ động về tiếp nhận 
thông tin trong phạm vi đào tạo. Cũng nhờ 
có sự tiện ích của công nghệ thông tin mà 
rút ngắn được khoảng cách giữa học và 
hành, ứng dụng lý thuyết vào thực hành 
một cách hiệu quả, linh hoạt hơn. Giải 
pháp cũng giúp cho sinh viên và nhà thiết 
kế có khả năng tư duy và làm việc độc lập, 
chứng minh khả năng chuyển tải kiến thức 
từ người dạy đến người học bằng kết quả 
đa dạng nhất. Từ đó giúp cho sinh viên 
cũng như nhà thiết kế hăng say yêu thích, 
tạo sự đa dạng, phong phú trong mạng lưới 
ngành trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Huy Văn - Trần Văn Bình (2003), Lịch 
sử Design, Nxb Xây dựng, Hà Nội, tr. 160.
2. Phùng Văn Thành (2002), Design công 
nghiệp Việt Nam trong cơ chế thị trường, 
Tham luận Hội thảo Mỹ thuật ứng dụng toàn 
quốc lần 2.
3. Nguyễn Ngọc Dũng (2002), Design vì cuộc 
sống, Tham luận Hội thảo Mỹ thuật ứng dụng 
toàn quốc lần 2.
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mỹ thuật 
Việt Nam
Email: tranbien1974@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_giua_dao_tao_thiet_ke_do_hoa_v.pdf