Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
TÓMTẮT
Kế toán quản trị chi phí có vai trò quản lý hữu hiệu, giúp nhà quản trị nội bộ có những công cụ hiệu quả để quản lý. Đây là một nhu cầu tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp thép hiện nay đang hoạt động trong giai đoạn khó khăn, thông qua việc đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí tại một số doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn, bài báo đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp thép, là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH Nghiệp sản xuất thép trên ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYEN Nguyễn Phương Thảo*, Vũ Thị Quỳnh Chi Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓMTẮT Kế toán quản trị chi phí có vai trò quản lý hữu hiệu, giúp nhà quản trị nội bộ có những công cụ hiệu quả để quản lý. Đây là một nhu cầu tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp thép hiện nay đang hoạt động trong giai đoạn khó khăn, thông qua việc đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí tại một số doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn, bài báo đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp thép, là một phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Kế toán quản trị, chi phí sản xuất, thép, mô hình kế toán quản trị chi phí, nội dung kế toán quản trị ĐẶT VẤN ĐỀ Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp chính là hệ thống kế toán chi phí. Kế toán chi phí luôn luôn tồn tại trong mỗi tổ chức, tuy nhiên tác dụng cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào việc xây dựng và khai thác hệ thống kế toán chi phí đó. Các doanh nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ trong công tác quản lý. Bài báo dựa trên sự đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí tại một số doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý cho các doanh nghiệp này còn đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn kinh tế hiện nay. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp. Tel: 0988 090796, Email:thaonp.tueba@gmail.com Đồng thời, với kinh nghiệm về tổ chức kế toán quản trị chi phí của một số nước trên thế giới kết hợp với nghiên cứu thực tế công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thép, tác giả tiến tới nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu... các phương pháp này đều xuất phát trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm giải quyết các vấn đề liên quan một cách biện chứng và logic. Ngoài ra, các phương pháp cơ bản của kế toán quản trị và kế toán tài chính như phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá... cũng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Hoạt động sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung vào các đơn vị thành viên trong Công ty Gang thép Thái Nguyên và công ty thép liên doanh Natsteel Vina. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trên địa bàn như các công ty cán thép Nam Phong, Thăng Long, Nhà máy Luyện thép Sông Công ... thì chủ yếu thực hiện hoạt động cán thép hoặc có doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất thông qua việc thuê gia công ở bên ngoài. Vì vậy, về cơ bản khi xem xét mô hình tổ chức quản trị chi phí tác giả tập trung vào 2 đơn vị lớn là công ty Gang thép Thái Nguyên và công ty thép liên doanh Natsteel Vina. Giá thép trong nước biến động khá lớn. Quý 1 năm 2013, mặc dù giá thép thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm giá, nhưng giá thép trong nước lại tăng giá khá mạnh. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp kinh doanh thép cố tình găm hàng, đầu cơ nên đẩy giá thép tăng cao. Đến quý 2, giá thép thế giới tiếp tục giảm mạnh nên các doanh nghiệp này lại vội vàng đẩy hàng tồn khiến cho giá thép hạ xuống. Về trình độ công nghệ của ngành thép nội còn ở mức thấp, quy mô nhỏ nên tổn hao nhiều nguyên liệu và năng lượng. Trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam đã có sự phân chia rõ rệt. Công nghệ sản xuất của ngành thép nước ta chia làm 3 nhóm. Trong đó nhóm doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm khoảng 30%, 40% là sử dụng công nghệ ở mức trung bình. Còn lại là nhóm sử dụng những công nghệ hiện đại trên thế giới. Hai đơn vị sản xuất lớn tại Thái Nguyên là công ty Gang thép Thái Nguyên và Natsteelvina và các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều nằm trong nhóm trung bình. Mỗi doanh nghiệp sản xuất thép có các mặt hàng sản xuất rất đa dạng tùy thuộc vào nhóm thép xây dựng hay nhóm thép sử dụng cho công nghiệp, tuy nhiên không phải là tất cả các mặt hàng này đều được thường xuyên sản xuất, mà phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ, các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, có thể có những mặt hàng chỉ được sản xuất một lần trong năm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung vào thép xây dựng. Đặc điểm tổ chức quản lý Do các doanh nghiệp sản xuất thép với qui mô khác nhau nên cách thức tổ chức bộ máy quản lý cũng có nhiều nét khác nhau, tuy nhiên mô hình tổ chức quản lý chung của các doanh nghiệp này là tổ chức bộ máy quản lý theo phương thức trực tuyến chức năng, phân chia bộ máy quản lý doanh nghiệp thành các bộ phận chức năng chịu các trách nhiệm chuyên môn độc lập. Do đặc thù của sản phẩm thép mang tính liên hợp, có tính kế thừa nên việc tổ chức sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép cũng có những nét khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp sản xuất khác. Về cơ bản, doanh nghiệp là công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức như sau: Đối với các đơn vị không phải là doanh nghiệp cổ phần, thì bộ máy tổ chức được quản lý như sau: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Số lượng nhân viên kế toán khoảng từ 5 tới 10 người tuỳ theo qui mô của doanh nghiệp. Mỗi nhân viên kế toán được phân công phụ trách một phần hành cụ thể, thông thường mỗi đơn vị đều có riêng một nhân viên kế toán phụ trách phần kế toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các công ty sản xuất thép hiện nay đều tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Hình thức kế toán áp dụng Hình thức kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay rất đa dạng, bao gồm cả hình thức Chứng từ ghi sổ (2/6 đơn vị), hình thức Nhật ký chứng từ (4/6 đơn vị). Công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay hầu hết đều được thực hiện trên các phần mềm kế toán với hệ thống sổ kế toán có những vận dụng linh hoạt cho từng đơn vị, tuy nhiên vẫn dựa trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức sổ kế toán theo qui định. Các đơn vị áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ và với hình thức này các đơn vị vẫn gặp những khó khăn nhất định khi thực hiện công tác kế toán trên máy do phần mềm kế toán chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về tổ chức công tác kế toán theo hình thức Nhật Ký Chứng từ. Tại các đơn vị thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên, mặc dù kế toán có mở các sổ chi tiết các tài khoản 621, 622 và 627, nhưng trên nhật ký chứng từ số 7 không thể hiện được quá trình hạch toán trên các tài khoản này, mà cả ba khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều thể hiện trực tiếp trên tài khoản 154 . Thực trạng kế toán chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thực tế hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép chịu ảnh hưởng của hai yếu tố, đó là các qui định của chế độ kế toán chi phí và sự vận dụng các qui định đó theo đặc thù của ngành thép. Cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất khác nhau giữa các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô lớn và các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô vừa và nhỏ. Tỷ trọng chi phí sản xuất chung ở các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô lớn thường cao hơn so với các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô vừa và nhỏ, và ngược lại tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp tại các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô lớn thường nhỏ hơn so với các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô vừa và nhỏ. Lý do của thực tế này là tại các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô lớn thường sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại và sử dụng ít nhân công hơn so với các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô vừa và nhỏ. Cơ cấu chi phí sản xuất điển hình trong các doanh nghiệp sản xuất thép được khái quát qua biểu đồ. CF NVL trực tiếp CF nhân cõng trực tiếp CFsan xuất chung Nguồn: Công ty Gang thép Thái Nguyên Biếu đồ 01: Cơ cấu chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất thép có qui mô lớn Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ lệ cao tại các doanh nghiệp sản xuất thép. Các doanh nghiệp tiến hành mở các sổ chi tiết của tài khoản 621 cho từng phân xưởng. Nhằm đảm bảo số lượng và chi phí của nguyên vật liệu được xác định đầy đủ. Ngoài thép phế, quặng sắt hoặc phôi, nhiên liệu cũng được theo dõi trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như than cốc, dầu ... Nguồn: Công ty Gang thép Thái Nguyên Biêu đô 02: Cơ cấu chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất thép qui mô qui mô vừa và nhỏ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại các doanh nghiệp sản xuất thép bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại các doanh nghiệp sản xuất thép cũng thường được tiến hành chi tiết theo phân xưởng, tuy nhiên các doanh nghiệp có các căn cứ hạch toán khác nhau, thí dụ như đơn giá tiền lương/giờ công hoặc đơn giá tiền lương/sản phẩm. Có một số doanh nghiệp không tiến hành theo dõi trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm mà tiến hành tập hợp trên phạm vi toàn phân xưởng. Tại nhà máy Luyện Gang - Công ty Gang thép Thái Nguyên, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán cho từng loại sản phẩm trên cơ sở số giờ công lao động trực tiếp. Tại các phân xưởng sản xuất doanh nghiệp phải bố trí các nhân viên thống kê để theo dõi số giờ công lao động trực tiếp liên quan tới các lô sản phẩm sản xuất (phụ lục 04). Doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương/giờ công và tính toán mức tiền lương phải trả công nhân sản xuất cho từng loại sản phẩm trên cơ sở số giờ công. Còn tại Natsteel Vina, chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm trên cơ sở đơn giá tiền lương/sản phẩm. Căn cứ từ số lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá tiền lương/sản phẩm kế toán sẽ xác định số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương cho từng sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong các doanh nghiệp sản xuất thép bao gồm rất nhiều loại, như khấu hao nhà xưởng và các thiết bị sản xuất, lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản đốc phân xưởng, chi phí về bảo hộ và an toàn lao động... Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thép đều tiến hành trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian, tuy nhiên xu hướng tỷ lệ chi phí khấu hao tài sản cố định ngày càng cao trong tổng chi phí sản xuất. Tại các doanh nghiệp sản xuất thép, chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất, sau đó tổng chi phí sản xuất chung của phân xưởng sẽ được phân bổ cho từng loại sản phẩm sản xuất trong phân xưởng. Tiêu thức phổ biến để phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất thép hầu hết phân bổ theo số lượng sản phẩm. Tại tất cả các doanh nghiệp sản xuất thép, chi phí sản xuất chung không được theo dõi tách biệt giữa chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối mỗi kỳ hạch toán chi phí và tính giá thành (tháng, quí), toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ đều được tổng hợp vào tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất thép đều mở chi tiết tài khoản 154 theo từng loại sản phẩm và tổng hợp toàn đơn vị. Dánh giá sản phẩm dở dang Tại các doanh nghiệp sản xuất thép, sản phẩm dở dang là những sản phẩm của các lô sản xuất chưa trải qua giai đoạn sản xuất cuối cùng. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất thép là ước lượng sản phẩm hoàn thành tương trong khoảng từ 80% - 90%. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép đều tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp trực tiếp. Mỗi loại sản phẩm được lập một thẻ tính giá thành, sau đó giá thành của tất cả các loại sản phẩm của doanh nghiệp được báo cáo trên một bảng tổng hợp. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng tại các doanh nghiệp sản xuất thép bao gồm các khoản chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển hàng bán, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, hội nghị khách hàng ... Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí hành chính cho khối văn phòng (khấu hao nhà văn phòng và thiết bị quản lý, lương nhân viên văn phòng, chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm tại văn phòng.). Các doanh nghiệp đều tiến hành mở các sổ chi tiết theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng yếu tố trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Tại tất cả các doanh nghiệp sản xuất thép đều không theo dõi tách biệt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp biến đổi với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cố định. Hầu hết tất cả các doanh nghiệp thép đều không hạch toán trực tiếp cũng như phân bổ chi chí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cho từng loại sản phẩm hay từng thị trường để xác định kết quả kinh doanh cho từng loại sản phẩm, từng thị trường tiêu thụ. Đánh giá tổ chức kế toán chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Qua thông tin và số liệu thu thập, có thể đánh giá khái quát về thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn hiện nay như sau: Hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay tuân thủ theo những yêu cầu của chế độ qui định, phục vụ cho hệ thống kế toán tài chính là chủ yếu. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành là từng loại sản phẩm sản xuất với các phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí hiện tại có thể đã đáp ứng vượt quá yêu cầu của hệ thống kế toán tài chính nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống kế toán quản trị nội bộ. Hệ thống kế toán chi phí hiện tại trong các doanh nghiệp sản xuất thép thiếu những yếu tố cơ bản của một hệ thống kế toán quản trị chi phí, như phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, lập dự toán chi phí kinh doanh, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Tuy vậy, nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thép khá tự tin vào hệ thống kế toán chi phí mà họ đang thực hiện và cảm thấy hài lòng với kết quả công việc của họ. Tóm lại, hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn nói chung trải qua quá trình phát triển phù hợp với những thay đổi về môi trường kinh tế của tỉnh. Hệ thống kế toán chi phí hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất thép mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu của kế toán tài chính và hầu như không có vai trò gì trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để ra các quyết định kinh doanh trên thị trường cạnh tranh đó. Hơn nữa một số phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay không thật sự phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Để đáp ứng được yêu cầu quản lý trong xu hướng phát triển mới, các doanh nghiệp sản xuất thép cần quan tâm đến việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí. Dựa trên những nguyên tắc đối với việc thiết lập bộ máy kế toán quản trị và tình hình thực tế, các doanh nghiệp cần có những thay đổi tích cực trong hoạt động quản lý thông tin chi phí sản xuất kinh doanh. Theo lý thuyết, có 3 loại mô hình tổ chức kế toán quản trị (kế toán quản trị chi phí) cơ bản, bao gồm mô hình kết hợp, mô hình tách biệt và mô hình hỗn hợp Nằm trong tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay ở mức độ không cao. Theo tác giả, các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô lớn nên áp dụng mô hình hỗn hợp, trong đó phần kế toán quản trị chi phí cần được xây dựng tách biệt. Bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép cũng cần có những thay đổi nhất định để đáp ứng được nhiệm vụ mới. Do khối lượng công việc kế toán quản trị chi phí lớn và phức tạp, các doanh nghiệp sản xuất thép cần bố trí những nhân viên kế toán đảm nhiệm riêng phần việc này. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép qui mô nhỏ, cơ cấu sản phẩm sản xuất đơn giản trước mắt nên áp dụng mô hình kết hợp để từng bước thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí. Bởi vì, nguồn lực tài chính và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp qui mô nhỏ khó có thể đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện ngay một hệ thống kế toán quản trị chi phí hoàn chỉnh. Bộ máy kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép sẽ được sắp xếp theo những nội dung công việc của hệ thống kế toán quản trị chi phí. Nhất thiết trong bộ máy kế toán quản trị chi phí cần bố trí nhân viên (nhóm nhân viên) phụ trách phần dự toán độc lập với nhân viên (nhóm nhân viên) phụ trách phần phân tích. Vì đây là hai khâu công việc lớn và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, hơn nữa nếu hai khâu công việc này do cùng một nhân viên (nhóm nhân viên) thực hiện có thể dẫn tới việc lập dự toán và việc phân tích đều không thực sự khách quan mà sẽ phục vụ những lợi ích chủ quan của một số cá nhân nào đó trong doanh nghiệp. Đối với công tác dự án, trong điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam với tiềm lực kinh tế không lớn và bản thân công tác dự án không phải là hoạt động thường nhật của bộ máy kế toán, công tác này nên do kế toán trưởng đảm nhiệm, và khi cần thiết có thể huy động các nhân viên kế toán khác cùng tham gia nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí cho bộ máy kế toán. Về tổ chức chứng từ, tài khoản và phương pháp kế toán, để có thể tiến hành tính giá thành sản phẩm của từng ca sản xuất theo phương pháp chi phí thông thường, từng bước áp dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh loại sản phẩm, bộ phận sản xuất, chi nhánh tiêu thụ như trình bày ở trên, cần có những đổi mới nhất định trong tổ chức chứng từ, tài khoản và phương pháp kế toán. Về chứng từ kế toán, các chứng từ xuất nguyên vật liệu và theo dõi thời gian lao động, thời gian sử dụng máy cần chi tiết cho từng lô sản xuất như trình bày ở trên. Đây là cơ sở quan trọng để có thể hạch toán trực tiếp chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công cho từng lô sản xuất, cũng như có cơ sở để tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng lô sản xuất. Về tài khoản kế toán, tài khoản 627 trước tiên cần được mở chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. Tài khoản 627 của từng phân xưởng lại được chi tiết thành 2 tài khoản phản ánh riêng chi phí kiểm nghiệm thép và các chi phí sản xuất chung khác để phục vụ cho mục đích phân bổ riêng 2 nhóm chi phí này theo hai tiêu thức phân bổ khác nhau cho từng ca sản xuất và cung cấp số liệu thực tế để đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại chi phí đó, như tài khoản 62711 - Chi phí kiểm nghiệm thép và tài khoản 62712 - Chi phí sản xuất chung khác. Tài khoản chi phí sản xuất chung khác (62712) tiếp tục được mở chi tiết thành ba tài khoản là Chi phí sản xuất chung biến đổi (627121), Chi phí sản xuất chung cố định (627122) và Chi phí sản xuất chung hỗn hợp (62723), sau đó các tài khoản này sẽ tiếp tục được mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí nhằm đáp ứng mục tiêu cung cấp số liệu để phân tích biến động chi phí so với dự toán. về phương pháp kế toán, để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí thông thường cho từng lô sản xuất, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng lô sản xuất không có gì khó khăn và khác biệt so với kế toán tài chính. Tuy nhiên việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có những điểm khác biệt nhất định so với các hướng dẫn thực hiện kế toán tài chính hiện hành. Theo hướng dẫn thực hiện kế toán tài chính hiện hành chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (phần được tính vào chi phí) của công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương này không phải được tính theo tỷ lệ % nhất định so với tổng số tiền lương tính theo đơn giá giờ công của doanh nghiệp mà được tính theo tỷ lệ % với tiền lương cấp bậc, hoặc lương hợp đồng, tức là nó có tính ổn định qua các kỳ. Chính vì vậy khó có thể hạch toán trực tiếp các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất vào chi phí của từng lô sản xuất. Để có thể thực hiện được việc tính giá thành cho từng lô sản xuất như đã trình bày ở trên, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất cần được hạch toán tách biệt khỏi chi phí nhân công trực tiếp, bằng cách hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, do trong kỳ chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng lô sản xuất theo tỷ lệ ước tính từ đầu kỳ, nên thường sẽ phát sinh phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh với phần chi phí sản xuất chung đã phân bổ. Phần chênh lệch này sẽ được hạch toán vào tài khoản 632 (nếu nhỏ) hoặc phân bổ cho các tài khoản 632, 155 và 154 (nếu lớn). KẾT LUẬN Trên cơ sở các mô hình lý thuyết kế toán quản trị chi phí cơ bản, khả năng ứng dụng vào thực tiễn hiện nay và những đặc điểm trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép, tác giả đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất thép, đó là tăng cường kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chi phí, lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi phí, xác định qui mô hợp lý cho từng ca sản xuất. Bên cạnh đó, cần đánh giá kết quả hoạt động chi tiết theo từng sản phẩm, từng phân xưởng sản xuất và từng chi nhánh tiêu thụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT- BTC về hướng dân áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp, Hà Nội. Trần Thị Dự (2011), "Phương pháp xác định chi phí theo hoạt động: Bước tiến lý luận của kế toán quản trị", Tạp chí Kế toán - Kiểm toán, (95), 16-18. Phạm Văn Dược (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. Huỳnh Lợi (2008), Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thùy Phương (2011), Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh khách sạn, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán, (95), 9-12. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguyễn Thị Tâm (2009), "Vấn đề nhận diện và phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp thương mại", Tạp chí Kế toán, (76), 36-38. Trương Bá Thanh (2008), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội(2010), Báo cáo ngành thép Công ty Cổ phần Chứng khoán Phố Wall (WSS) (2008), Báo cáo phân tích ngành Công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam (2013), Báo cáo phân tích ngành SUMMARY SOLUTIONS TO IMPROVE COST MANAGEMENT ACCOUNTING SYSTEM AT SOME PRODUCING STEEL ENTERPRISES IN THAI NGUUYEN PROVINCE Nguyen Phuong Thao 11 1 x~•. Tel: 0988 090796, Email:thaonp.tueba@gmail.com , Vu Thi Quynh Chi College of Economics and Business Administratrion - TNU Cost manage rial accounting roles in management, it helps internal administrators to have the good tools to manage effectively. This is an essential need for any enterprises in any market economy .Currently, steel enterprises performance in a difficult period. Through assessing the status of cost accounting system in some producing steel companies in the province, the paper proposes the solutions to build models of cost management accounting for steel enterprises, is an effective method to enhance the efficiency of business for these companies in the future. Keywords: management accounting, producing costs, steel, model cost management accounting, content management accounting Ngày nhận bài:28/02/2014; Ngày phản biện:07/03/2014; Ngày duyệt đăng: 17/3/2014 Phản biên khoa hoc: TS. Trần Đình Tuấn - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN
File đính kèm:
- giai_phap_hoan_thien_to_chuc_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong.doc
- brief_42109_45955_9620149224114_7591_482617.pdf