Giải pháp điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng IoT
Tóm tắt: Tắc nghẽn mạng là một vấn đề tồn tại cơ
bản trong mọi loại mạng. Với sự phát triển gia tăng
của mạng Internet vạn vật (IoT – Internet of Things),
số lượng thiết bị kết nối ngày càng nhiều, nguy cơ xảy
ra tắc nghẽn mạng ngày càng nghiêm trọng. Môi
trường mạng IoT có những đặc điểm khác biệt so với
mạng Internet truyền thống. Do vậy, các cơ chế điều
khiển chống tắc nghẽn (CC – Congestion Control) của
mạng Internet truyền thống không thể áp dụng nguyên
vẹn cho mạng IoT, đòi hỏi có những thay đổi phù hợp
để bảo đảm thông lượng và chất lượng truyền tin. Bài
báo phân tích các điểm khác biệt trong điều khiển
chống tắc nghẽn giữa mạng IoT và mạng Internet
truyền thống, khảo sát và phân tích một số công trình
nghiên cứu liên quan. Trên cơ sở khảo sát các cơ chế
điều khiển chống tắc nghẽn hiện có và phân tích các
đặc thù của mạng IoT, bài báo tổng hợp một số hướng
giải pháp điều khiển chống tắc nghẽn cho mạng IoT
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng IoT
Hoàng Đăng Hải, Lê Thị Thùy Dương, Phạm Thiếu Nga GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG MẠNG IoT Hoàng Đăng Hải1, Lê Thị Thùy Dương2, Phạm Thiếu Nga2 1 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 2 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Tóm tắt: Tắc nghẽn mạng là một vấn đề tồn tại cơ bản trong mọi loại mạng. Với sự phát triển gia tăng của mạng Internet vạn vật (IoT – Internet of Things), số lượng thiết bị kết nối ngày càng nhiều, nguy cơ xảy ra tắc nghẽn mạng ngày càng nghiêm trọng. Môi trường mạng IoT có những đặc điểm khác biệt so với mạng Internet truyền thống. Do vậy, các cơ chế điều khiển chống tắc nghẽn (CC – Congestion Control) của mạng Internet truyền thống không thể áp dụng nguyên vẹn cho mạng IoT, đòi hỏi có những thay đổi phù hợp để bảo đảm thông lượng và chất lượng truyền tin. Bài báo phân tích các điểm khác biệt trong điều khiển chống tắc nghẽn giữa mạng IoT và mạng Internet truyền thống, khảo sát và phân tích một số công trình nghiên cứu liên quan. Trên cơ sở khảo sát các cơ chế điều khiển chống tắc nghẽn hiện có và phân tích các đặc thù của mạng IoT, bài báo tổng hợp một số hướng giải pháp điều khiển chống tắc nghẽn cho mạng IoT.1 Từ khóa: Mạng IoT, Tắc nghẽn mạng, Điều khiển chống tắc nghẽn, Định trình, Quản lý bộ đệm tích cực I. MỞ ĐẦU Khái niệm mạng Internet vạn vật (IoT - Internet of Things) có từ khoảng năm 1999, được dùng để mô tả mạng của đa dạng các loại thiết bị có gắn cảm biến, kết nối vào Internet. IoT được xem nhu một công nghệ mạng mới kết nối vạn vật với mạng Internet, phục vụ nhu cầu tương tác đa dạng giữa thế giới vật lý (gồm các cảm biến, các bộ điều khiển) với thế giới số. Với định hướng kết nối vạn vật cho những vật thể thông minh có khả năng tương tác với nhau, IoT tạo thêm khả năng truyền tin mới giữa người với vật thể và giữa vật thể với vật thể, thay vì chỉ có một cơ chế truyền tin truyền thống là giữa người với người [3, 47]. Điều đó dẫn đến khả năng phải tiếp nhận và xử lý một lượng thông tin rất lớn từ một số lượng lớn các vật thể. Một đặc trưng của mạng IoT là gồm rất nhiều bộ cảm biến (Sensor) và các bộ thực thi (Actuator) [45, 35]. Các bộ cảm biến làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ môi trường. Bộ thực thi là một thiết bị thực hiện các tác vụ giám sát, điều khiển làm biến đổi môi trường, cụ thể là biến đổi điện năng thành một số dạng năng lượng nhất định như cơ năng, nhiệt năng,v.v. Hầu hết các ứng dụng IoT đều cần ít nhất một hoặc nhiều bộ Tác giả liên hệ: Hoàng Đăng Hải Email: haihd@ptit.edu.vn Đến tòa soạn: 03/2019, chỉnh sửa: 04/2019 chấp nhận đăng: 05/2019 cảm biến và bộ thực thi. Trong các ứng dụng đó, mạng không dây đóng một vai trò quan trọng. Vì lẽ đó, mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Networks) được coi là một thành phần nền tảng của mạng IoT [18, 35]. Mặt khác, các công nghệ mạng không dây được sử dụng cho kết nối ở tầng vật lý gồm nhiều chủng loại như RFID, NFC, ZigBee, LoRa, WiFi, 4G/LTE, v.v. [3, 35]. Điều này gây khó khăn cho các cơ chế điều khiển và việc chuyển đổi giữa các giao thức trở nên phức tạp. Các ứng dụng IoT hết sức đa dạng và phong phú, điển hình như y tế từ xa, vận tải thông minh, ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh, tự động hóa trong nhà máy, theo dõi dây chuyền sản xuất, giám sát môi trường, ứng dụng trong công nghiệp, v.v. Sự đa dạng về công nghệ lớp vật lý và các dịch vụ, ứng dụng với các đặc tính lưu lượng và yêu cầu dịch vụ khác nhau của các ứng dụng IoT đặt ra những đòi hỏi khác biệt về các kiến trúc mạng truyền tin và các giao thức mạng nhằm đáp ứng yêu cầu của từng loại ứng dụng đó. Các ứng dụng IoT có các đặc trưng dữ liệu đa dạng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ (Quality of Service) rất khác nhau [14, 25]. Số lượng thiết bị IoT và lượng dữ liệu truyền qua mạng IoT có thể rất lớn. Do vậy, mạng IoT cần có cơ chế CC (Congestion Control) phù hợp với các đặc điểm đa dạng nêu trên. Điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng IoT có những khác biệt so với trong mạng Internet truyền thống. Một phần là do phương thức truyền tải dữ liệu của mạng IoT có thể theo nhiều cách: theo sự kiện, liên tục, theo truy xuất hoặc hỗn hợp. Trong ứng dụng theo sự kiện, lưu lượng mạng bình thường ở mức thấp và có thể đột ngột cao khi xảy ra sự kiện. Trong ứng dụng theo kiểu liên tục, các nút mạng cảm biến định kỳ gửi các gói tin đến đích sau những khoảng thời gian xác định. Trong ứng dụng theo kiểu truy xuất, nút mạng cảm biến sẽ gửi một lượng dữ liệu theo yêu cầu của nút đích. Ứng dụng hỗn hợp gồm cả ba thể loại ứng dụng nêu trên [5, 25]. Ứng dụng IoT có thể yêu cầu thời gian thực, độ tin cậy, nội dung đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, văn bản, video. Do vậy, ảnh hưởng của tắc nghẽn trong mạng IoT cần được xem xét cụ thể. Các cơ chế CC cho mạng Internet truyền thống không còn phù hợp, không thể áp dụng ngay cho mạng IoT mà cần có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp. Cơ chế CC của giao thức TCP (TCP-CC) được thiết kế chủ yếu cho mạng có dây truyền thống với giả thiết sự cố GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG MẠNG IoT tắc nghẽn đủ kéo dài để có phản hồi từ phía đầu cuối nhận. Cơ chế điều khiển tương đối chậm sau khi có thể một lượng lớn dữ liệu đã được gửi đi. Nếu lượng dữ liệu nhỏ, cơ chế này không hiệu quả [9]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra TCP-CC không dùng được cho mạng IoT do phản ứng chậm của cơ chế điều khiển và khả năng phát hiện tắc nghẽn, ví dụ [2, 5, 9, 11, 19, 26, 46, 47]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế cụ thể của TCP-CC về tính phức tạp, dự đoán tắc nghẽn chưa chính xác, suy giảm đáng kể thông lượng mạng, v.v. khi dùng cho mạng IoT, điển hình là các nghiên cứu trong [10, 25, 13, 3, 14, 17, 20, 18, 35, 37, 4, 12, 31, 28]. Trong vài năm qua, một số công trình nghiên cứu đã đề xuất cơ chế CC riêng cho mạng IoT, điển hình là các công trình [8, 9, 30, 34, 20, 21, 18, 29, 32, 35, 44, 2, 4, 5, 6, 7, 19, 24, 28, 31, 36, 39, 40, 43, 47]. Ngoài ra, môi trường mạng IoT khác biệt cũng tạo thêm nhiều khó khăn cho cơ chế CC. Điển hình là: kiến trúc mạng đa dạng và khác biệt (gồm nhiều phân đoạn Fog kết nối Cloud), các lớp giao thức hỗn hợp để liên kết mạng, các đầu cuối IoT đa dạng và có nhiều hạn chế về tài nguyên (bộ nhớ đệm, năng lực xử lý, kênh truyền). Vì những lý do nêu trên, rất cần nghiên cứu phân tích các điểm khác biệt trong CC giữa mạng IoT và mạng Internet truyền thống, để từ đó có được những giải pháp điều khiển chống tắc nghẽn hiệu quả và phù hợp. Đó là trọng tâm chính của bài báo này. Ngoài ra, các đóng góp khác của bài báo là: khảo sát và phân tích một số công trình nghiên cứu liên quan, tổng hợp một số hướng giải pháp CC cho mạng IoT. Bố cục phần còn lại của bài báo gồm: Phần 2 phân tích về vấn đề điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng IoT so với mạng Internet truyền thống, Phần 3 trình bày một số nghiên cứu liên quan, Phần 4 trình bày một số hướng giải pháp và cuối cùng là phần kết luận. II. ĐIỀU KHIỂN CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG MẠNG IOT SO VỚI MẠNG INTERNET TRUYỀN THỐNG A. Điều khiển chống tắc nghẽn trong mạng Internet truyền thống Tắc nghẽn là một hiện tượng phổ biến trên mạng, thường xảy ra khi các nút mạng không thể xử lý kịp các gói tin đến, bộ đệm lưu giữ gói tin ở nút mạng bị tràn. Mạng Internet được thiết kế theo cách lưu trữ và chuyển tiếp (Store and Forward), nghĩa là các gói tin đến được lưu vào bộ đệm nút mạng, chờ xử lý để đưa ra khỏi nút mạng theo một tuyến đường đã chọn để đến đích. Nếu lượng gói tin đến càng lớn, thời gian nghẽn mạng càng kéo dài, số gói tin bị loại bỏ do không còn chỗ lưu càng nhiều dẫn đến nguy cơ mạng tê liệt hoàn toàn. Hình 1 biểu thị mối quan hệ giữa lưu lượng đầu vào, thông lượng và độ trễ. Khi lưu lượng đầu vào tăng, thông lượng tăng. Bên trái điểm gập (mạng không tắc nghẽn), bộ đệm có kích thước vừa đủ cho các gói tin đến, không loại bỏ gói tin nào. Độ trễ có thể tăng nhỏ khi có nhiều gói tin chờ xử lý. Trong đoạn giữa điểm gập và điểm gãy, số gói tin được lưu trong bộ đệm chờ được xử lý ngày càng tăng. Nếu bộ đệm không đủ lớn, một số gói tin có thể bị loại bỏ do chờ quá lâu hoặc do tràn bộ nhớ. Số lượng gói tin loại bỏ và số gói tin được xử lý, chuyển tiếp phụ thuộc vào năng lực xử lý của nút và tốc độ kênh truyền. Khi lưu lượng tiếp tục gia tăng, bắt đầu từ điểm gãy, toàn bộ gói tin đến đều bị vứt bỏ và mạng tê liệt hoàn toàn. Th ôn gl ượ ng Hình 1. Hiện tượng tắc nghẽn mạng Nguyên tắc chung của điều khiển chống tắc nghẽn là duy trì hoạt động của mạng ở bên trái điểm gập, hoặc tối thiểu bên trái điểm gẫy. Các cơ chế điều khiển và chống tắc nghẽn có thể chia thành hai nhóm: cơ chế vòng hở và cơ chế vòng kín (xem hình 2) (tóm lược từ [16]). Các cơ chế vòng hở: Mỗi nút mạng tự kiểm soát lưu lượng đầu vào, đầu ra phù hợp với trạng thái nút, không có thông tin phản hồi từ phía mạng hoặc nút nhận. Cơ chế phổ biến có thể là quản lý bộ đệm chống tràn, kiểm soát tốc độ chuyển tiếp gói tin, kiểm soát tiếp nhận gói tin đến. Cơ chế điều khiển luồng tin Hình 2. Phân loại cơ chế điều khiển chống tắc nghẽn Hoàng Đăng Hải, Lê Thị Thùy Dương, Phạm Thiếu Nga cũng là một biện pháp nhằm hạn chế nút gửi phát đi quá nhiều gói tin so với khả năng xử lý của mạng. Các cơ chế vòng kín: Cơ chế này thường dùng cho kiểm soát tốc độ phát tin từ nút gửi với thông tin phản hồi từ nút nhận hoặc từ mạng. Phản hồi có thể là ẩn (implicit) hoặc rõ (explicit). Phản hồi ẩn thường do mạng cung cấp, căn cứ vào trạng thái mạng thực tế. Ví dụ thông qua bản tin ICMP (Internet Control Message Protocol) hoặc SNMP (Simple Network Management Protocol) báo về sự cố mạng xảy ra. Phản hồi rõ thường do nút nhận gói tin cung cấp về nút gửi tin. Bản tin gửi về thường chứa thông tin cụ thể về tỷ lệ mất gói, độ trễ. Bản tin ACK (Acknowledgement) của TCP là một ví dụ. Đã có khá nhiều cơ chế chống tắc nghẽn cho mạng Internet truyền thống. Trong phần sau đây, bài báo trình bày tóm tắt các cơ chế điển hình nhất. 1) Cơ chế định trình (Scheduling) Mục đích của các bộ định trình là kiểm soát tốc độ chuyển tiếp gói tin sao cho tránh gói tin phải đợi lâu (giảm độ trễ) và giảm tỷ lệ mất gói. Các gói tin đến nút mạng được sắp xếp vào bộ đệm không phải theo cách truyền thống là đến trước phục vụ trước (FIFO – First In First Out), mà theo cách có lựa chọn để chuyển tiếp đi phù hợp với tốc độ kênh truyền. Tổng hợp về các cơ chế định trình có thể xem trong [15]. Các công trình nghiên cứu trước đây (ví dụ xem [15]) đã chỉ ra rằng, nếu lưu lượng đầu vào mạng thỏa mãn điều kiện thùng rò (Leaky Bucket), thì sẽ có thể thiết kế cơ chế định trình phù hợp bảo đảm chất lượng dịch vụ (độ trễ, độ rung trễ, tỷ lệ mất gói), tránh được tắc nghẽn. Thùng rò có hai tham số đặc trưng là tốc độ đến tối đa và kích thước bộ đệm tối đa, cho phép mạng chỉ chấp nhận một lượng gói tin gửi từ các nút đến mạng tối đa. Do các gói tin đến từ đa dạng nguồn gửi với tốc độ phát rất khác nhau, các cơ chế định trình bình đẳng (Fair Queueing) đã được đề xuất, điển hình nhất là cơ chế Weighted Fair Queueing (WFQ) (xem ví dụ [15, 39]). Mặt khác, nhằm bảo đảm chất lượng dịch vụ (Quality of Service), các cơ chế WFQ thường được kết hợp với các cơ chế khác như: cơ chế tiếp nhận kết nối (Admission Control), cơ chế quản lý bộ đệm, cơ chế dành sẵn tài nguyên, cơ chế ưu tiên gói tin, v.v. 2) Cơ chế quản lý bộ đệm tích cực (Active Buffer Management) Thay vì cơ chế loại bỏ khi tràn (DropTail) truyền thống, các cơ chế quản lý bộ đệm tích cực (Active Buffer Management) tìm cách phát hiện sớm nguy cơ tràn để loại bỏ các gói tin (tùy ý hoặc theo mức ưu tiên thấp hơn), nghĩa là phát hiện sớm nguy cơ tắc nghẽn mạng. Điển hình là các cơ chế RED (Random Early Detection), BLUE, FRED (Flow Random Early Detection), CHOKe (xem ví dụ [15, 1]). Để phát hiện sớm nguy cơ tắc nghẽn, RED liên tục kiểm soát kích thước (hay độ dài) trung bình bộ đệm, so sánh nó với hai mức ngưỡng. Độ dài trung bình bộ đệm được đo bằng kỹ thuật EWMA (Exponential Weighted Moving Average). Nếu độ dài này nhỏ hơn mức ngưỡng thấp, RED không bỏ gói tin. Nếu độ dài bộ đệm trong khoảng mức ngưỡng thấp và cao, RED sẽ loại bỏ gói tin ngẫu nhiên hoặc đánh dấu để bỏ khi cần và báo cho nút mạng kế tiếp biết bằng một bit cờ báo rõ (ECN - Explicit Congestion Notification). Nếu vượt qua mức ngưỡng cao, RED loại bỏ hoặc đánh dấu tất cả các gói tin đến. Cơ chế RED tỏ ra rất phù hợp khi kết hợp với cơ chế CC của TCP. Tuy nhiên, việc xác định hai mức ngưỡng vô cùng khó khăn. Trong thời gian qua, đã có khá nhiều phiên bản RED như FRED, SRED, DRED, ARED và các đề xuất khác thay thế RED (ví dụ xem [15, 10, 1, 13, 37, 12]). 3) Các cơ chế TCP – CC Cơ chế TCP-CC cơ bản nhất dựa trên thuật toán tăng cộng – giảm nhân (AIMD – Additive Increase, Multiplicative Decrease), dựa theo cửa sổ (Window- based). Cửa sổ W biểu thị cho số lượng gói TCP tối đa đang di chuyển trên mạng đối với một luồng tin TCP. Nút gửi TCP nhận biết tắc nghẽn thông qua bản tin ACK phản hồi từ nút nhận TCP. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết tắc nghẽn là có lỗi mất gói tin, được bên nhận phát hiện thông qua kiểm tra số thứ tự của gói tin đến đích. Nếu xảy ra tắc nghẽn, kích thước cửa sổ của TCP tại nút gửi giảm đi một nửa (W := W*0.5), ngược lại thì tăng lên một (W := W+1). Hình 3. Cơ chế TCP - CC Cơ chế TCP-CC rất phổ biến trong Internet. So với phiên bản nguyên thủy, các phiên bản sau của TCP như TCP Reno, TCP New-Reno, TCP SACK, TCP SYN/ACK đã có nhiều cải tiến đáng kể hiệu quả chống tắc nghẽn. Các cải tiến quan trọng gồm: định cỡ cửa sổ, bổ sung pha khởi động chậm (Slow Start), cách tính thời gian quay vòng (RTT - Round Trip Time), tính Time-Out (RTO), cách xác định mất gói, tỷ lệ mất gói và ACK, v.v. 4) Các cơ chế tương tự TCP – CC TCP không phù hợp cho các luồng tin đa phương tiện, do vậy các cơ chế tương tự TCP (TCP-like hay TCP-Friendly) đã ra đời. Các cơ chế này có thể dựa trên cửa sổ (Window-based) như TCP hoặc dựa theo tốc độ (Rate-based), song đa số là Rate-based vì có phản ứng nhanh hơn [15]. Theo kiểu cửa sổ, điển hình là các cơ chế EWA (Explicit Windows Adaptation), ETCP (Enhanced TCP), XCP (Explicit Control Protocol), QS-TCP (Quick Start TCP) [16]. Theo kiểu tốc độ, điển hình là các cơ chế RAP (Rate Adaptation GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG MẠNG IoT Protocol), RCAP (Rate Control Adaptive Protocol), TFRC (TCP Friendly Rate Control) [15]. Phương thức cơ bản của các cơ chế kiểu tốc độ là: tăng dần tốc độ nếu không thấy tắc nghẽn, đặt tốc độ ở mức cần thiết khi có tắc nghẽn. Phát hiện tắc nghẽn vẫn chủ yếu dựa vào tỷ lệ mất gói tính được ở phía nhận và gửi bản tin phản hồi về bên phát gói tin. Tốc độ phát gói tin được tính theo công thức dựa vào tỷ lệ mất gói, RTT, kích thước gói tin. Một số cải tiến bổ sung thêm giá trị RTO, hệ số TCP phù hợp. 5) Các cơ chế khác Ngoài các cơ chế nêu trên, có một số cơ chế khác được đề xuất nhằm tăng hiệu quả chống tắc nghẽn, điển hình như: các cơ chế phát hiện sớm, các cơ chế thông báo tắc nghẽn, các cơ chế kiểm soát và ... phát gói tin phù hợp ban đầu. Rm được tínhtoán để hạn chế tốc độ phát tối đa. Bản tin phản hồi được thực hiện bởi Gateway chứa chỉ số tắc nghẽn phục vụ cho việc điều khiển chống tắc nghẽn, có xem xét đến khả năng mất gói tin do lỗi kênh truyền vô tuyến. Điều chỉnh tăng giảm nhanh hơn AIMD do có phản hồi sớm trực tiếp từ Gateway. Nhược điểm của giải pháp này là phải tách kết nối làm hai đoạn, song điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất kết nối Hop-by-Hop của mạng IoT và phù hợp với kiến trúc Data – Centric có sử dụng Gateway đã nêu ở phần IV.A. E. Nhận xét Trong các phần trên, bài báo đã tổng hợp một số hướng giải pháp điều khiển chống tắc nghẽn cho mạng IoT với các đề xuất hiệu chỉnh cho ba nhóm cơ chế điều khiển. Các giải pháp trên căn cứ vào các đặc điểm riêng của mạng IoT và kết quả phân tích các ưu nhược điểm của các công trình nghiên cứu liên quan. Có thể nhận thấy các cơ chế tái định tuyến (chọn đường khác ít tắc hơn) và cân bằng tải khó phù hợp do phải mất nhiều thời gian tìm đường mới. Tái định tuyến chủ yếu chỉ cho đoạn kết nối từ Gateway tới đầu cuối. Do vậy, việc hiệu chỉnh các cơ chế định trình, quản lý bộ đệm và cơ chế giao thức CC phân đoạn như đã đề xuất là những hướng giải pháp CC khả thi cho mạng IoT. Trong khuôn khổ có hạn, bài báo mới chỉ trình bày những nguyên tắc cơ bản nhất của ba nhóm giải pháp. Tuy nhiên, theo các giải pháp trong bài, ta có thể thiết kế các cơ chế điều khiển chống tắc nghẽn cụ thể cho mạng IoT. V. KẾT LUẬN Điều khiển chống tắc nghẽn là một yêu cầu cần thiết đối với mạng IoT do sự đa dạng về ứng dụng và dịch vụ, sự đa dạng và những hạn chế của thiết bị IoT cũng như môi trường mạng IoT. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ chế điều khiển chống tắc nghẽn phù hợp cho mạng IoT. Một phần do đây là lĩnh vực mới, một phần do những khó khăn trong môi trường mạng IoT. Các cơ chế CC cho mạng Internet truyền thống không còn phù hợp, không thể áp dụng cho mạng IoT. Chính vì vậy, nghiên cứu cơ chế CC phù hợp cho mạng IoT là một nhu cầu thực tế. Bài báo đã trình bày và phân tích các điểm khác biệt trong điều khiển chống tắc nghẽn giữa mạng IoT và mạng Internet truyền thống. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan, bài báo đã phân tích ưu nhược điểm của các giải pháp CC đã được đề xuất, chỉ ra những điểm còn tồn tại và những khó khăn thách thức khi áp dụng các cơ chế CC sẵn có trong môi trường mạng IoT. Trong phần IV, bài báo đã đưa ra một kiến trúc tổng thể cho mô hình mạng và tổng hợp một số hướng giải pháp điều khiển chống tắc nghẽn cho mạng IoT với các đề xuất thay đổi về cơ chế điều khiển trong ba Hình 9. Kết nối giữa mạng IoT với Internet thông quan Gateway GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG MẠNG IoT nhóm giải pháp. Cụ thể là: giải pháp CC với cơ chế định trình có thay đổi theo phân cấp, đặc tính luồng tin; giải pháp quản lý bộ đệm tích cực có phân cấp với các cách phát hiện sớm tắc nghẽn; giải pháp CC tương tự TCP với hai phân đoạn mạng và một số cải tiến. Từ những giải pháp tổng thể đã nêu có thể xây dựng các cơ chế cụ thể. Đó là những hướng nghiên cứu phát triển tiếp trong thời gian tới. LỜI CẢM ƠN Bài báo này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài ASEAN IVO “A Hybrid Security Framework for IoT Networks” của Viện NICT (Nhật Bản) và đề tài cấp Nhà nước mã số KC.01.08/16-20 của Bộ KH&CN. Các tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan đã tài trợ cho nhóm nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] G.F. Ali Ahammed, R. Banu, Analysing the Performance of Active Queue Management Algorithms, Inter. Journal of Computer Networks & Communications (IJCNC), Vol.2, No.2, March 2010, pp.1-19. [2] E. Ancillotti, S. Boletrtieri, R. Bruno, RTT-based Congestion Control for the Internet of Things. Proc. of 16th IFIP WG 6.2, Internl Conference, WWIC 2018, Boston, USA, June 18-20, 2018, pp.3-15. [3] A. Al-Fuqaha, M. Guizani, M. Mohammadi, et.al, Internet of Things: A Survey on Enabling Technologies, Protocols, and Applications. IEEE Communication Survey & Tutorials, Vol. 17, No.4, Fourth Quarter 2015, pp.2347-2376. [4] M. Ahmad, M. Hussain, B. Abbas, et.al. End-to-End Loss Based TCP Congestion Control Mechanism as a Secured Communication Technology for Smart Healthcare Enterprises. IEEE Access Journal, Vol.6. <arch 2018, pp.11641-11656. [5] HA. Al-kashoash, H. Kharrufa, Y. Al-Nidawi, A.H. Kemp. Congestion control in wireless sensor and 6LoWPAN networks: toward the Internet of Things. Wireless Networks, https://doi.org/10.1007/s11276- 018-1743-y, 2018. [6] M. Alaslani, B. Shihada, Intelligent Edge: an Instantaneous Detection of IoT Traffic Load. Proc of IEEE Internl Conference on Communications (ICC), 2- 24 May 2018, Kansas City, USA. 2018. [7] P. Bh M. Arora, S. Upadhyaya, N. Kashyap. Flexible congestion control using fuzzy logic for Wireless Sensor Networks. Inter. Journal of Computer Sciences and Engineering. Vol.6(5), May 2018, pp.492-499. [8] A. Betzler, C. Gomez, I. Demirkol, M. Kovatsch. Congestion Control for CoAP Cloud Services. Proc of IEEE Conference on Emerging Technology and Factory Automation (ETFA), 16-19 Sept. 2014. [9] A.P. Castellani. Design, implementation and experimentation of a protocol stack for the Internet of Things. PhD thesis, University of Padowa. July 2012. [10] E. Natscheh, A.B. Jantan, S. Khatun, S. Subramaniam. Fuzzy Active Queue Management for Congestion Control in Wireless Ad-Hoc. Inter. Arab Journal of Information Technology, Vol.4, No.1, Jan. 2007, pp.50-59. [11] C. Gomez, A. Arcia-Moret, J. Crowcroft. TCP in the Internet of Things: from ostracism to prominence. IEEE Journal of Internet Computing, Vol.22, Issue 1, Jan/Feb 2018, pp.29-41. [12] HM. Hasan, AI, Ahmed. A Comparative Analysis for Congestion Mechanism in COAP and COCOA. Engineering and Technology Journal, Vol36, Part A, No.8, 2018, pp.867-877. [13] J. Huang, Q. Duan. Modeling and analysis on congestion control in the Internet of Things. Proc of IEEE Internl Conference on Communications (ICC), 10-14 June 2014, pp.434-437. [14] R. Hassan, AM. Jubair, K. Azmi, A. Bakar. Adaptive Congestion Control Mechanism in CoAP Application Protocol For Internet of Things (IoT). Proc of Internl Conference on Signal Processing and Communications (ICSC), 26-28 Dec. 2016. [15] Dang Hai Hoang. Quality of Service Control in the Mobile Wireless Environments. PeterLang Publisher, Frankfurt/M-Berlin-Bern-BruxellesNewYork-Oxford- Wien, US–ISBN 0-8204-6402-3, 2003. [16] CH. Phuong, HD.Hai. Điều khiển chống tắc nghẽn trong các mạng NGN-toàn IP. Tạp chí Bưu chính Viễn thông & CNTT. Chuyên san Các công trình nghiên cứu- Triển khai VT và CNTT. Vol.2, No.3. 2007, pp.30-42. [17] K. Khard, B. Sharma, TC. Aseri. Reliable and Congestion Control Protocols for Wireless Sensor Networks. Internl Journal of Engineerring and Technology Innovation, Vol6, No.1, 2016, pp.68-78. [18] G. Kokkonis, KE. Psannis, M.Roumeliotis, et.al. Transferring Wireless High Update Rate Supermedia Streams Over IoT. Springer: New Advances in the Internet of Things. pp.93-103. [19] J.A. Khan, M. Shahzad, AR. Butt. Sizing Buffers of IoT Edge Routers. Proc of 1st Internl Workshop on Edge Systems, Analytics and Networking, EdgeSys’18, 10-15 June 2018, Munic, Germany, pp.55-60. [20] L. Li, Y. He, X. Li. Congestion Control Technology of Internet of Things. Proc of Internl Conference on Electronic Information Technology and Intellectualization (ICEITI 2016). [21] JJ. Lee, KT. Kim, HY. Youn. Enhancement of congestion control of Constrained Application Protocol/ Congestion Control/Advanced for Internet of Things environment. Internl Journal of Distributed Sensor Networks. Journal IJDSN, Vol.12 (11) 2016. [22] S. Li,. Future IoT Network Architecture and Applications in Mobile Sensing. PhD thesis, the State University of New Jersey. Oct. 2018. [23] S. Li, NZ. Zhang, L. Kong, et.al. Joint Admission Control and Resource Allocation in Edge Computing for Internet of Things. Journal IEEE Network, Jan/Feb 2018, pp.72-79. [24] J. Misic, M. Z.Ali, V.B. Misic. Architecture for IoT domain with CoAP observe feature. IEEE Internet of Things Journal, Vol5. Iss. 2, Apr.2018, pp.1196-1205. [25] AK Mohamed, D.Djenouri, B.O. Jalel, N. Badache. Congestion Control Protocols in Wireless Sensor Networks: A Survey. IEEE Communications Surveys & Tutorials. Vol16, Iss. 3, 3rd Quarter 2014, pp.1369- 1390. [26] A. Mishra. Performance Analysis of TCP Tahoe, Reno and New Reno for Scalable IoT Network Clusters in QualNet® Network Simulator. Internl Journal of Hoàng Đăng Hải, Lê Thị Thùy Dương, Phạm Thiếu Nga Computer Sciences and Engineering, Vol.6, Issue 8, Aug. 2018, pp.347-355. [27] TS. Mohammed, OF. Khan, AS. Ibrahim, R. Mamlook. Fog Computing-Based Model for Mitigation of Traffic Congestion. Proc of 8th Internl Conference on Intelligent Systems, Modeling and Simulation. May 2018. [28] J. Misic, VB. Misic. Lightweight data streaming from IoT devices. Proc of IEEE Internl Conference on Communications (ICC 2018), 20-24 May 2018. [29] A. Mozo, JL, Lopez-Presa, AF. Anta. A distributed and quiescent max-min fair algorithm for network congestion control. ACM Journal Expert Systems with Applications, Vol.91, Issue C, Jan 2018, pp.492-512. Internl Journal of Computer Sciences and Engineering, Vol.6, Issue 8, Aug. 2018, pp.347-355. [30] M. Khedkar, RA. Vatti. Congestion Control in High Density Wireless Personal Area Networks. Internl Journal of Advanced Research (2016), Vol4, Issue 7, 2016, pp.1781-1788. [31] N. Mishra, LP. Verma, PK. Srivastava, A. Gupta. An Analysis of IoT Congestion Control Policies. Proc of Internl Conference on Computational Intelligence and Data Science (ICCIDS 2018). Vol132, 2018, pp.444- 450. [32] F. Ouakasse, S. Rakkak. An Adaptive Solution for Congestion Control in CoAP-based Group Communications. Internl Journal of Advanced Computer Science and Applications, Vol.8, No.6, 2017, pp.234-239. [33] SMA. Oteafy, HS. Hassanein. IoT in the Fog: A Roadmap for Data-Centric IoT Development. IEEE Communications Magazine, Mar. 2018, pp.157-163. [34] JH. Park, JH. Kim, SK. Lee. A Study on the Enhanced Congestion Control Mechanism for Multimedia Traffic in Sensor Networks. Internl Journal of Multimedia and Ubiquitous Engineering, Vol.10, No.8, 2015, pp.391- 400. [35] P. Sethi, SR. Sarangi. Internet of Things: Architectures, Protocols, and Applications. Journal of Electrical and Computer Engineering, Vol.2017, 25 pages. [36] S. R. Pokhrel, C. Williamson. Modeling Compound TCP over WiFi for IoT. IEEE/ACM Transactions on Networkings, Vol.26, Issue 2, Apr. 2018, pp.864-878. [37] AA. Rezaee, F. Pasandideh. A Fuzzy Congestion Control Protocol Based on Active Queue Management in Wireless Sensor Networks with Medical Applications. ACM Journal Wireless Personal Communications, Vol39, Issue 1, Jan 2018, pp.815- 842. [38] R.K. Lam, KC. Chen. Congestion Control for M2M Traffic with Heterogeneous Throughput Demands. Proc of IEEE Wireless Communications and Networking Conference (WCNC) 2013, pp.1452-1457. [39] Y.N. Reddy, PVS. Srinivas. A Combined TCP-friendly Rate control with WFQ Approach for Congestion Control for MANET. Internl Journal Computer Network and Information Security, Vol.6, 2018, pp.52- 59. [40] T. Shreedhar, SK. Kaul, RD. Yates. ACP: Age Control Protocol for Minimizing Age of Information over the Internet. MobiCom’18, 29 Oct. 2018, pp.699-701. [41] R. Sharma, N. Kumar, T. Srinivas. Markov Chain based Priority Queueing Model for Packet Scheduling and Bandwidth Allocation. Proc of Internl Conference on Ubiquitous Communications and Network Computing (UBICNET 2017), 24 Dec. 2017, pp.91- 103. [42] SA. Shah, B. Nazir, I.A. Khan. Congestion control algorithms in wireless sensor networks: Trends and opportunities. J King Saud Univ. Computer Information Science, Vol. 29(3), July 2017, pp. 236- 245. [43] D. Shen, W. Yan, Y. Peng, et.al. Congestion Control and Traffic Scheduling for Collaborative Crowdsourcing in SDN Enabled Mobile Wireless Networks. Journal of Wireless Communications and Mobile Computing, Vol. 2018, 11 pages. [44] N. Thrimoorthy, T. Anuradha. Congestion Control in Wireless Sensor Network based on Predicted Sensor Position on Movement for Body Area Network Applications. Internl Journal of Computer Applications, Vol. 161, No.5, Mar. 2017, pp.19-23. [45] S. Thombre, RU. Islam, K. Andersson, MS. Hossain. IP based Wireless Sensor Networks: Performance Analysis using Simulations and Experiments. Journal of Wireless Mobile Networks, Ubiquitous Computing and Dependeable Applications, Vol.7, No.3, Sept 2016, pp.53-76. [46] W. Shang, Y. Yu, R. Droms. Challenges in IoT Networking via TCP/IP Architecture. NDN Technical Report NDN-0038-2016. [47] AM. Yang, XL. Yang, JC. Chang, et.al. Research on a Fusion Scheme of Cellular Network and Wireless Sensor for Cyber Physical Social Systems. IEEE Access, Vol. 6, 16 March 2018, pp. 18786-18794. SOLUTIONS FOR CONGESTION CONTROL IN IoT NETWORKS Abstract: Network congestion is a basic problem that exists in every network. By the increased growth of the Internet of Things Networks (IoT Networks), the number of connected devices are more increased and the risk of network congestion becomes more serious. The IoT network environment has many features that are different from the conventional Internet. Thus, the network congestion control mechanisms of the conventional Internet could not be directly applied for IoT networks, calling for the need of suitable modifications in order to guarantee thoughput and communication quality. This paper analyses the differences in network congestion control between IoT networks and the conventional Internet. We survey and analyse some related work. Based on analysing the principles of network congestion control and the special features of IoT networks, the paper synthesises three solutions approaches for congestion control in IoT networks with some modification proposals. Keywords: IoT networks, Network congestion, Network congestion control, Scheduling, Active Buffer Management. GIẢI PHÁP ĐIỀU KHIỂN CHỐNG TẮC NGHẼN TRONG MẠNG IoT Hoàng Đăng Hải, TS. (1999), TSKH. (2002) tại CHLB Đức, PGS (2009). Hiện đang đang công tác tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Lĩnh vực nghiên cứu: Mạng và hệ thống thông tin, các giao thức truyền thông, chất lượng dịch vụ, mạng IoT, an toàn thông tin. Lê Thị Thuy Dương. ThS. tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hiện đang là giảng viên tại Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội. Lĩnh vực nghiên cứu: Mạng viễn thông, mạng cảm biến không dây, mạng IoT, điều khiển chống tắc nghẽn, hiệu năng mạng. Phạm Thiếu Nga. TS. (2000) tại CHLB Đức. Hiện đang là giảng viên chính tại Khoa Công nghệ thông tin, Đại học Xây dựng, Hà Nội. Lĩnh vực nghiên cứu: logic mờ, điều khiển mờ, mạng và hệ thống thông tin, mạng WSN, mạng IoT, hệ trợ giúp quyết định, hệ chuyên gia.
File đính kèm:
- giai_phap_dieu_khien_chong_tac_nghen_trong_mang_iot.pdf