Giải pháp đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
Thoái vốn nhà nước tại các DN nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm đạt được các
mục tiêu về kinh tế, chính trị và xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thoái vốn đang gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều nguyên
nhân khác nhau. Nghiên cứu thực trạng, tìm giải pháp để đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các DN nhà
nước và DN có vốn nhà nước giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 là chủ đề tác giả trao
đổi trong bài viết này.
• Từ khóa: thoái vốn nhà nước, DN nhà nước, cổ ph
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước

53Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙCÂSoá 11 (196) - 2019 Thoái vốn nhà nước tại các DNNN và DN có vốn nhà nước là việc nhà nước rút vốn đầu tư khỏi các DNNN và DN có vốn nhà nước thông qua việc bán phần vốn nhà nước tại các DN này trên thị trường vốn. Vậy, thoái vốn thành công hay thất bại tùy thuộc vào động cơ và phương thức hành động của 2 nhóm chủ thể tham gia vào hoạt động này trên thị trường vốn đó là: Nhà nước (bên bán) và nhà đầu tư (bên mua). Thứ nhất: Về động cơ của các chủ thể tham gia vào hoạt động thoái vốn Theo Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Quyết định số 707/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/5/2017 về: Cơ cấu lại DN nhà nước và hàng loạt quyết định, nghị quyết của Đảng và nhà nước về tái cơ cấu DNNN đều nhất quán mục tiêu: thoái toàn bộ vốn nhà nước khỏi các DNNN hoạt động ở các lĩnh vực mà tư nhân có thể đảm nhiệm được, tập trung vốn nhà nước đầu tư vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, ngành, lĩnh vực mang tầm chiến lược, có tính dẫn dắt, định hướng tạo dựng nền kinh tế tri thức, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế; nâng cao năng lực quản lý và năng lực quản trị DNNN theo chuẩn mực quốc tế; quản lý, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch DNNN, bảo đảm cho các DN thuộc các thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng với nhau. Tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại DN nhà nước và DN có vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương... Như vậy, có thể thấy rõ động cơ của bên bán - Nhà nước trong hoạt động thoái vốn đó là: - Thoái vốn - bán phần vốn nhà nước tại DN, tập trung nguồn lực công cần thiết để tái cơ cấu danh mục đầu tư vốn của Nhà nước phù hợp hơn với mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thay đổi mô hình quản trị DNNN một cách thực chất; thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài có năng lực thực sự; tối đa hóa giá trị vốn nhà nước theo cơ chế thị trường. - Giảm sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh doanh thông thường, tăng cường chức năng quản lý, điều tiết và giám sát kinh tế của các cơ quan hành chính như: bộ, ban, ngành, địa phương... GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC PGS.TS. Nghiêm Thị Thà* Ngày nhận bài: 4/10/2019 Ngày chuyển phản biện: 6/10/2019 Ngày nhận phản biện: 19/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/10/2019 Thoái vốn nhà nước tại các DN nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu về kinh tế, chính trị và xã hội trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thoái vốn đang gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu thực trạng, tìm giải pháp để đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại các DN nhà nước và DN có vốn nhà nước giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 là chủ đề tác giả trao đổi trong bài viết này. • Từ khóa: thoái vốn nhà nước, DN nhà nước, cổ phần hóa DN. The state capital divestment in many state-owned enterprises is a policy of the government and the Communist Party in order to achieve the socio- economic and political goals to prepare for the transition of Vietnam to a market economy with socialist orientation. However, the state capital divesment faces many problems becauses of a myriad of reasons. Therefore, the topic of this article is “Reasearch on the facts and the solutions to promote the State capital divesment in state- owned enterprises in the period from 2016 to 2020 with an orientation to 2025. • Keywords: state capital divestment, state enterprise, equitization. * Học viện Tài chính 54 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn - Điều chỉnh dòng chảy vốn theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, thu hút vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực kinh doanh thông thường, giải phóng lực lượng sản xuất xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong nước, nâng cao hiệu quả đầu tư của vốn nhà nước tại DNNN. - Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Động cơ của bên mua - nhà đầu tư - Thúc đẩy hệ sinh thái quốc gia khởi nghiệp, tạo hàng hóa hấp dẫn trên thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có nhiều lựa chọn hơn trong chiến lược đầu tư dài hạn tại Việt Nam. - Giúp các nhà đầu tư ngoại tham gia thâm nhập, phát triển thị trường tại Việt Nam thuận lợi hơn. Từ nghiên cứu về động cơ của người bán và người mua cho thấy công tác thoái vốn nói riêng, tái cơ cấu toàn diện DNNN có cơ hội thành công rất cao do những lợi ích mà nó mang lại cho các bên có liên quan. Thứ hai: Về phương thức thực hiện của các chủ thể tham gia vào hoạt động thoái vốn Về phía bên bán vốn - Nhà nước thực hiện thoái vốn ở hầu hết các lĩnh vực mà nhà nước không cần phải nắm giữ và thực hiện theo đúng cơ chế thị trường. Cụ thể, phương thức thực hiện thoái vốn theo chỉ đạo của nhà nước cơ bản như sau: - Đối với những DN mà Nhà nước phải nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối thì cần định giá DN một cách đầy đủ, cổ phần hóa và bán vốn cổ phần cần thoái công khai trên thị trường, đồng thời từng bước thực hiện quản trị DN theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. - Đối với những DNNN mà Nhà nước không cần phải nắm giữ vốn thì thực hiện thoái vốn theo phương thức: định giá DN đầy đủ, công khai, cổ phần hóa và bán từng phần đến khi thoái toàn bộ phần vốn nhà nước tại DN trên thị trường vốn. Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá độc lập trong định giá tài sản, vốn và xác định giá trị DN. Xác định rõ trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán xác định giá trị DN, định giá tài sản, vốn nhà nước. Giá thị trường là giá đấu thành công để bán vốn nhà nước. Các DNNN có thể bán cổ phần theo phương thức đấu giá theo lô, phương thức dựng sổ đã được quy định trong Nghị định 126/2018/NĐ-CP, Nghị định 32/2018/NĐ-CP, Thông tư 21/2019/TT- BTC nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam. Việc thoái vốn được thực hiện theo 1 trong 2 trường hợp: chào bán giá cổ phần lần đầu hoặc bán cổ phần hiện hữu, cụ thể như sau: Trường hợp 1: Đối với trường hợp DNNN bán cổ phần nhà nước lần đầu được quy định trong phương án cổ phần hoá DN chào bán ra công chúng bằng 1 trong các phương thức: + Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ. + Bán một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại DN. + Bán phần vốn nhà nước tại DN (một phần hoặc toàn bộ) kết hợp phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Việc bán cổ phần lần đầu do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện. Riêng đối với trường hợp DN Nhà nước thuộc danh sách DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì phải phối hợp cùng Công ty mua bán nợ và tài sản và các chủ nợ để thực hiện mua lại các khoản nợ trước khi bán vốn nhà nước. Trường hợp 2: Đối với các DNNN bán cổ phần hiện hữu Nhà nước - thoái vốn từ chủ sở hữu vốn Nhà nước sang các chủ sở hữu ngoài nhà nước có thể thực hiện trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc không qua Sở giao dịch chứng khoán. + Nếu thoái vốn trên sàn giao dịch chứng khoán, theo quy định tại NĐ 32/2018/NĐ-CP, các công ty niêm yết sẽ bán cổ phần bằng phương thức đấu giá công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán, tuân thủ các quy định của Sở Giao dịch chứng khoán về đấu giá cổ phần theo lô. UBCKNN tại Quyết định 583/QĐ- UBCKNN đã ban hành quy chế mẫu về bán đấu giá theo lô chuyển nhượng vốn nhà nước. + Nếu thoái vốn không qua sàn chứng khoán, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước có thể lựa chọn phương thức đấu giá công khai để chuyển nhượng vốn Nhà nước. - Thực hiện phương thức giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật đối với DNNN lâm vào tình trạng phá sản mà không có phương án phục hồi khả thi. - Xóa bỏ các cơ chế can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho DNNN, gỡ bỏ toàn bộ các rào cản gây bất bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC Soá 11 (196) - 2019 5 Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016 - 09/2019 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 Tổng 4 năm Kế hoạch CPH DNNN DN 55 44 64 18 181 Thực hiện CPH DNNN DN 66 70 23 9 168 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch % 120 159 36 50 93 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Kết quả thực hiện kế hoạch CPH các DNNN đã cho thấy sự cố gắng của cả hệ thống chính trị với 93% cho 4 năm gần đây. Tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch về số DNNN cổ phần hóa 2 năm 2016 và 2017 là do có các DNNN từ kế hoạch của giai đoạn 2011-2015 chuyển sang, 2 năm 2018 và 2019 đều có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch CPH chỉ đạt lần lượt là 36% và 50%. Về giá trị vốn nhà nước của các DNNN đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa 4 năm qua trong bảng 2 Bảng 2: Giá trị vốn nhà nước theo quyết định CPH Quyết định công bố giá trị DN ĐVT 2016 2017 2018 2019 Tổng 4 năm Tổng giá trị DN Tr.đ 40.206.598 370.362.982 31.706.310 780.552 443.056.441 Tổng giá trị phần vốn của nhà nước “ 27.328.917 161.955.324 16.739.812 670.172 206.694.225 Tỷ lệ vốn nhà nước trong DN % 68 44 53 86 47 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Tại các DNNN cổ phần hóa 4 năm qua tỷ lệ vốn nhà nước bình quân chiếm 47% giá trị DN, với tổng giá trị là: 206.694 tỷ đồng, thoái vốn thành công theo các quyết định đã được phê duyệt 4 năm qua sẽ tạo được nguồn vốn khá lớn cho các mục tiêu đầu tư những năm tới. Các chủ thể tham gia mua phần vốn của các DNNN theo quyết định CPH 4 năm qua trong bảng 3 vẫn cho thấy nhà nước còn đang năm giữ tỷ lệ vốn chiếm trên 40% tổng vốn điều lệ của DN sau CPH, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư chiến lược và các bên có liên quan còn thấp. 55Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế,... - Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho các mục đích chi đầu tư phát triển; không sử dụng cho chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, chống bù lỗ cho các DNNN yếu kém. - Ủy ban quản lý vốn nhà nước đã được thành lập cần thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng, vai trò của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DNNN, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các chủ sở hữu khác của DN. Với phương thức thoái vốn như trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục DNNN cổ phần hóa theo từng giai đoạn (5 năm) với lộ trình cụ thể từng năm để các bên có liên quan có thời gian cần thiết để xây dựng và thực hiện kế hoạch thoái vốn một cách hiệu quả, tránh thất thoát vốn nhà nước. Giai đoạn từ 2016 đến nay vừa tiếp tục xử lý tồn đọng các DNNN chưa thoái vốn của giai đoạn 2011-2015 chuyển sang, vừa tiếp tục thực hiện kế hoạch thoái vốn theo danh mục DNNN đã được phê duyệt theo Văn bản số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/07/2017 và Danh mục thực hiện thoái vốn đến năm 2020 theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/08/2017, kế hoạch thoái vốn nhằm đáp ứng tối thiểu 250.000 tỷ đồng nguồn vốn cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Giá thị trường là căn cứ cho giá đấu thành công và giá bán của các thương vụ mua bán, sáp nhập. Mặc dù phương thức dựng sổ đã được giới thiệu và đề cập đến trong Nghị định 126/2018/NĐ-CP, Nghị định 32/2018/NĐ-CP, Thông tư 21/2019/TT-BTC. Kết quả thực hiện kế hoạch CPH các DNNN đã cho thấy sự cố gắng của cả hệ thống chính trị với 93% cho 4 năm gần đây. Tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch về số DNNN cổ phần hóa 2 năm 2016 và 2017 là do có các DNNN từ kế hoạch của giai đoạn 2011- 2015 chuyển sang, 2 năm 2018 và 2019 đều có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch CPH chỉ đạt lần lượt là 36% và 50%. Về giá trị vốn nhà nước của các DNNN đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa 4 năm qua trong bảng 2. Tại các DNNN cổ phần hóa 4 năm qua tỷ lệ vốn nhà nước bình quân chiếm 47% giá trị DN, với tổng giá trị là 206.694 tỷ đồng, thoái vốn thành công theo các quyết định đã được phê duyệt 4 năm qua sẽ tạo được nguồn vốn khá lớn cho các mục tiêu đầu tư những năm tới. Các chủ thể tham gia mua phần vốn của các DNNN theo quyết định CPH 4 năm qua trong bảng 3 vẫn cho thấy nhà nước còn đang nắm giữ tỷ lệ vốn chiếm trên 40% tổng vốn điều lệ của DN sau CPH, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư chiến lược và các bên có liên quan còn thấp. Tình hình thoái vốn nhà nước tại các Tập đoàn, tổng công ty 4 năm qua với tổng giá trị vốn bán thu về là 51.429 tỷ đồng gấp 3,18 lần giá trị sổ sách, có thể thấy cụ thể trong hình 1. Trong cả 3 năm qua đều không hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn theo phê duyệt Tuy nhiên giá trị vốn thoái thực tế cao hơn so với giá trị sổ sách khá cao. Kết quả trong bảng 4. THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙCÂSoá 11 (196) - 2019 5 Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2016 - 09/2019 Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 Tổng 4 năm Kế hoạch CPH DNNN DN 55 44 64 18 181 Thực hiện CPH DNNN DN 66 70 23 9 168 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch % 120 159 36 50 93 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Kết quả thực hiện kế hoạch CPH các DNNN đã cho thấy sự cố gắng của cả hệ thống chính trị với 93% cho 4 năm gần đây. Tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch về số DNNN cổ phần hóa 2 năm 2016 và 2017 là do có các DNNN từ kế hoạch của giai đoạn 2011-2015 chuyển sang, 2 năm 2018 và 2019 đều có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch CPH chỉ đạt lần lượt là 36% và 50%. Về giá trị vốn nhà nước của các DNNN đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa 4 năm qua trong bảng 2 Bảng 2: Giá trị vốn nhà nước theo quyết định CPH Quyết định công bố giá trị DN ĐVT 2016 2017 2018 2019 Tổng 4 năm Tổng giá trị DN Tr.đ 40.206.598 370.362.982 31.706.310 780.552 443.056.441 Tổng giá trị phần vốn của nhà nước “ 27.328.917 161.955.324 16.739.812 670.172 206.694.225 Tỷ lệ vốn nhà nước trong DN % 68 44 53 86 47 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Tại các DNNN cổ phần hóa 4 năm qua tỷ lệ vốn nhà nước bình quân chiếm 47% giá trị DN, với tổng giá trị là: 206.694 tỷ đồng, thoái vốn thành công theo các quyết định đã được phê duyệt 4 năm qua sẽ tạo được nguồn vốn khá lớn cho các mục tiêu đầu tư những năm tới. Các chủ thể tham gia mua phần vốn của các DNNN theo quyết định CPH 4 năm qua trong bảng 3 vẫn cho thấy nhà nước còn đang năm giữ tỷ lệ vốn chiếm trên 40% tổng vốn điều lệ của DN sau CPH, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư chiến lược và các bên có liên quan còn thấp. 6 Bảng 3: Giá trị và cơ cấu thoái vốn tại các DNNN 4 năm qua Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 Tổng 4 năm Vốn điều lệ Tr.đ 27.190.635 163.445.820 20.278.677 387.394 211.302.525 Giá trị phần vốn nhà nước nắm giữ “ 13.464.196 86.917.177 12.118.927 159.950 112.660.250 Tỷ lệ nắm giữ của nhà nước % 49,52 53,18 59,76 41,29 53,32 Giá trị bán cho nhà đầu tư chiến lược Tr.đ 8.461.739 51.204.213 2.540.262 62.206.214 Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư % 31,12 31,33 12,53 - 29,44 Giá trị bán cho người lao động Tr.đ 491.380 1.024.183 179.682 48.350 1.743.594 Tỷ lệ nắm giữ của người LĐ % 1,81 0,63 0,89 12,48 0,83 Giá trị bán cho tổ chức công đoàn Tr.đ 7.993 31.741 7.368 127 47.229 Tỷ lệ nắm giữ của CĐ % 0,03 0,02 0,04 0,03 0,02 Giá trị bán công khai ra ngoài Tr.đ 4.765.326 24.270.033 5.429.437 176.887 34.641.682 Tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư % 17,53 14,85 26,77 45,66 16,39 Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Tình hình thoái vốn nhà nước tại các Tập đoàn, tổng công ty 4 năm qua với tổng giá trị vốn bán thu về là 51.429 tỷ đồng gấp 3,18 lần giá trị sổ sách, có thể thấy cụ thể trong hình 1 sau: Hình 1: Kết quả thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (ĐVT: Triệu đồng) Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính - 10000000,0 20000000,0 30000000,0 40000000,0 50000000,0 60000000,0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 4 năm Giá trị sổ sách Giá trị thu được 6 Bảng 3: Giá trị và cơ cấu thoái vốn tại các DNNN 4 năm qua Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2019 Tổng 4 năm Vốn điều lệ Tr.đ 27.190.635 163.445.820 20.278.677 387.394 211.302.525 Giá trị phần vốn nhà nước nắm giữ “ 13.464.196 86.917.177 12.118.927 159.950 112.660.250 Tỷ lệ nắm giữ của nhà nước % 49,52 53,18 59,76 41,29 53,32 Giá trị bán cho nhà đầu tư chiến lược Tr.đ 8.461.739 51.204.213 2.540.262 62.206.214 Tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư % 31,12 31,33 12,53 - 29,44 Giá trị bán cho người lao động Tr.đ 491.380 1.024.183 179.682 48.350 1.743.594 Tỷ lệ nắm giữ của người LĐ % 1,81 0,63 0,89 12,48 0,83 Giá trị bán cho tổ chức công đoàn Tr.đ 7.993 31.741 7.368 127 47.229 Tỷ lệ nắm giữ của CĐ % 0,03 0,02 0,04 0,03 0,02 Giá trị bán công khai ra ngoài Tr.đ 4.765.326 24.270.033 5.429.437 176.887 34.641.682 Tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư % 17,53 14,85 26,77 45,66 16,39 Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Tình hình thoái vốn nhà nước tại các Tập oàn, tổng công ty 4 năm qua với tổng giá trị vốn bán thu về là 51.429 tỷ đồng gấp 3,18 lần giá trị sổ sách, có thể thấy cụ thể trong hình 1 sau: Hình 1: Kết quả thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (ĐVT: Triệu đồng) Nguồn: Tổng hợp theo báo cá của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính - 10000000,0 20000000,0 30000000,0 40000000,0 50000000,0 60000000,0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 4 năm Giá trị sổ sách Giá trị thu được 56 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Điều này cho thấy việc không hoàn thành kế hoạch thoái vốn nhà nước tại các DNNN kéo dài qua các năm qua khiến cho mục tiêu hoàn thành kế hoạch của cả giai đoạn theo phê duyệt của Chính phủ khó thành hiện thực. Về phía bên mua vốn - Nhà đầu tư thực hiện đầu tư vốn ở hầu hết các lĩnh vực mà nhà nước không cần phải nắm giữ và thực hiện theo đúng cơ chế thị trường Đến tháng 6/2019: Tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đã chuyển vào ngân sách nhà nước đạt 74% kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội. Kết quả cổ phần hóa 2016-6/2019 chậm so với kế hoạch đã được phê duyệt, nhưng vẫn còn khả năng hoàn thành chuyển 137 DN thành công ty cổ phần vào cuối năm 2020. Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá trị sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng (bằng 1,40 lần giá trị sổ sách)1. Trong đó: Thoái vốn đầu tư ngoài ngành (chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư) là 9.835 tỷ đồng, thu về 11.086 tỷ đồng (bằng 1,1 lần giá trị sổ sách), đạt 42% kế hoạch; chuyển nhượng vốn nhà nước tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 16.387 tỷ đồng, thu về 25.451 tỷ đồng (bằng 1,6 lần giá trị sổ sách)2. Thoái vốn nhà nước đạt gần 60 nghìn tỷ đồng tại 406 DN (bao gồm 135 DN năm 2017, 181 DN năm 2018, 62 DN năm 2019, 28 DN năm 2020), chưa tính số DN chưa hoàn thành kế hoạch thoái vốn trước năm 1 Báo cáo tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2011- 2015 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tại Hội nghị triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN ngày 06/12/2016 2 Theo Báo cáo số 01/BC-KTNN ngày 31/12/2017 của Kiểm toán Nhà nước. 2017 chuyển sang. Đồng thời, các tập đoàn, tổng công ty phải thoái vốn tại các ngành, lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Các DNNN đều lựa chọn phương thức kết hợp giữa bán phần vốn nhà nước với phát hành tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các DN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn khá cao, việc bán cổ phần nhà nước vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh, chiến lược bán cổ phần. Về bản chất, vốn cũng là loại hàng hóa, nếu là “hàng” tốt thì luôn có những nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước săn tìm, không thể “ế” hay không tìm được người mua (với giá tốt), điển hình như thương vụ thoái vốn nhà nước tại FPT telecom, Sabeco, Vinamilk. Ngược lại, nếu DNNN yếu kém, “hàng” bán không hấp dẫn, bán rẻ cũng sẽ không tìm được người mua, sau cổ phần hóa DN cũng không thể niêm yết trên sàn do năng lực tài chính không đáp ứng đủ các điều kiện của công ty niêm yết theo quy định hiện hành Nhà nước phải tích cực và chủ động buông bỏ kể cả bán với giá 0 đồng, làm thủ tục giải thể, phá sản để chấm dứt sự hao tổn nguồn lực tài chính của Nhà nước vào những “động không đáy” này. Ngày 15/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục DN thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020 bao gồm 93 DN, trong đó có những tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước quy mô rất lớn như công ty mẹ các Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV), Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Tổng công ty Thuốc lá, các Tổng công ty Phát điện 1 và 2, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, MobiFone, v.v... Việc bán đấu giá cổ phần lần đầu tiếp tục gặp khó khăn tương tự giai đoạn 2011-2016. Nghiên cứu về kết quả đấu giá cổ phần lần đầu được công bố trên THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙC Soá 11 (196) - 2019 7 Hình 2: Tình hình thoái vốn theo QĐ 1232 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Trong cả 3 năm qua đều không hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn theo phê duyệt Tuy nhiên giá trị vốn thoái thực tế cao hơn so với giá trị sổ sách khá cao. Kết quả trong bảng 4 Bảng 4: Tình hình thoái vốn nhà nước theo Quyết định 1322 (ĐVT: Tr. đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng Vốn thực tế thoái theo sổ sách 2.082.881 1.707.167 783.994 4.574.043 Vốn thực tế thoái thu về 3.780.318 3.326.956 1.700.646 8.807.920 Tỷ lệ vốn bán so với giá trị sổ sách 1,81 1,95 2,17 1,93 Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Bảng 5: Tình hình thoái vốn ngoài Quyết định 1232 (ĐVT: Tr. đồng) Ngoài QĐ 1232 2017 2018 2019 Tổng Số vốn thoái theo sổ sách 3.451.058 334.805 - 3.785.863 Số vốn thực tế thu được 109.988.492 404.147 - 110.392.639 Tỷ lệ vốn bán so với giá trị sổ sách 3,187 121 3,308 Trong đó: Sabeco - Số vốn thoái theo sổ sách 3.436.000 3.436.000 Số vốn thực tế thu được 109.965.000 109.965.000 Tỷ lệ vốn bán so với giá trị sổ sách 3,200 3,200 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Sô lượng DN theo KH thoái vốn Sô lượng DN thực hiện thoái vốn 7 Hình 2: Tình hình thoái vốn theo QĐ 1232 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Trong cả 3 năm qua đều không hoàn thành nhiệm vụ thoái vốn theo phê duyệt Tuy nhiên giá trị vốn thoái thực tế cao hơn so với giá trị sổ sách khá cao. Kết quả trong bảng 4 Bảng 4: Tình hình thoái vốn nhà nước theo Quyết định 1322 (ĐVT: Tr. đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng Vốn thực tế thoái theo sổ sách 2.082.881 1.707.167 783.994 4.574.043 Vốn thực tế thoái thu về 3.780.318 3.326.956 1.700.646 8.807.920 Tỷ lệ vốn bán so với giá trị sổ sách 1,81 1,95 2,17 1,93 Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính Bảng 5: Tình hình thoái vốn ngoài Quyết định 1232 (ĐVT: Tr. đồng) Ngoài QĐ 1232 2017 2018 2019 Tổng Số vốn thoái theo sổ sách 3.451.058 334.805 - 3.785.863 Số vốn thực tế thu được 109.988.492 404.147 - 110.392.639 Tỷ lệ vốn bán so với giá trị sổ sách 3,187 121 3,308 Trong đó: Sabeco - Số vốn thoái theo sổ sách 3.436.000 3.436.000 Số vốn thực tế thu được 109.965.000 109.965.000 Tỷ lệ vốn bán so với giá trị sổ sách 3,200 3,200 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Sô lượng DN theo KH thoái vốn Sô lượng DN thực hiện thoái vốn 57Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn THOAÙI VOÁN DOANH NGHIEÄP NHAØ NÖÔÙCÂSoá 11 (196) - 2019 Sàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, bên cạnh một số giao dịch IPO thành công (như IDICO, VINAFOOD2), nhiều DN đạt tỷ lệ bán cổ phần lần đầu rất thấp so với phương án đã duyệt như Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp chỉ đạt 0,1%, Công ty Bột mỳ Vinafood1 đạt 4%, Công ty Cao su Tân Biên đạt 0,4%, Công ty Cấp nước Gia Lai đạt 0,04%, GENCO3 đạt 2,8%; Tổng công ty Sông Đà đạt 0,4%... Như vậy, về phương thức thực hiện thoái vốn của cả 2 bên cho thấy cả 2 bên đều chưa tìm được tiếng nói chung nhằm đạt được mục tiêu, động cơ của quan hệ mua bán vốn nhà nước tại các DNNN trong những năm qua và còn có thể tiếp tục trong những năm tới. Ngoài các nguyên nhân thuộc về chủ quan của bên bán - Nhà nước đã thấy rõ thì nguyên nhân khiến bên mua không mặn mà với hoạt động thoái vốn hiện nay đó là: sự thiếu công khai minh bạch thông tin về DN dẫn đến nhà đầu tư khó khăn trong lựa chọn DN mục tiêu; quá trình định giá chưa phù hợp thông lệ quốc tế khiến nhà đầu tư khó thẩm định sự công bằng của mức giá chào bán; quy định khống chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; nhà nước định giá khởi điểm đấu giá phần vốn nhà nước quá cao. Điều này đòi hỏi cả 2 bên có những động thái tích cực hơn nữa, nhất là về phía Nhà nước. Ý kiến đề xuất: Các giải pháp chính nhà nước cần phải thực hiện để khơi thông các bế tắc hiện nay và thực hiện được nhiệm vụ thoái vốn đến năm 2025 theo tác giả chủ yếu là các giải pháp thuộc trách nhiệm của bên bán - Nhà nước. Bên cạnh công tác truyền thông, thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp sáng tạo của người Việt ở trong nước, nước ngoài và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, minh bạch hóa quan hệ mua, bán vốn nhà nước tại DN theo cơ chế thị trường tạo niềm tin cho các nhà đầu tư - bên mua. Cụ thể: Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đã áp dụng thành công trong những năm qua, dựa trên kinh nghiệm về phương thức thoái vốn từ những thương vụ thành công của các DNNN như: Vietinbank, VietNam airline, Petrolimex, Vinamilk, Sabeco, thất bại của AVG, Tổng công ty Sông Đà... Thứ hai: Cụ thể, nhất quán và đồng bộ hóa cơ chế, chính sách là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến tiến độ cổ phần hóa năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025. Vì năm 2017 và năm 2018 mới ban hành nhiều quy phạm pháp luật quan trọng về hướng dẫn xử lý vấn đề đất đai (Nghị định 01/2017/NĐ-CP), về cổ phần hóa (Nghị định 126/2017/NĐ-CP), về sắp xếp, xử lý tài sản công (Nghị định 167/2017/NĐ-CP), về thoái vốn (Nghị định 32/2018/NĐ-CP)... Việc ban hành văn bản chưa kịp thời đã tạo tâm lý chờ đợi, làm chậm quá trình xây dựng và phê duyệt phương án tại hầu hết DN thuộc kế hoạch cổ phần hóa những năm qua. Thứ ba: Phát huy vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, SCIC trong việc thực hiện trách nhiệm đại diện chủ sở hữu tại 19 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, DN có vốn nhà nước, bao gồm cả trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc xây dựng và phê duyệt phương án cổ phần hóa, xử lý trách nhiệm là chậm tiến độ triển khai tại các đơn vị thuộc diện cổ phần hóa, kiện toàn bộ máy, nhân lực, nguồn lực để thực thi trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, SCIC đủ mạnh để các đơn vị này hoạt động hiệu quả. Thứ tư: Ràng buộc và xử lý quyết liệt trách nhiệm người đứng đầu ở cả khía cạnh chính trị và kinh tế trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Sửa đổi, bổ sung, xác định, thực thi và giám sát nghiêm quy định của pháp luật về hình thức, mức độ sai phạm, cách thức xử lý cũng như xác định rõ cấp có thẩm quyền trong đánh giá và xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN. Quy định rõ mức độ hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN là một trong số các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của người đứng đầu DNNN, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao làm đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN. Tài liệu tham khảo: Luật DN số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN số 69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12. Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về Quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/2/2018 về thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN. Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN. Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN. Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/1/2019 về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về Kiểm toán nội bộ. Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 09/11/2018 ban hành quy chế về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DN về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN. Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 về việc phê duyệt Danh mục DN thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Thông tư số 59/2018/TT-BTC ngày 16/7/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN.
File đính kèm:
giai_phap_day_manh_thoai_von_nha_nuoc_tai_cac_doanh_nghiep_n.pdf