Giải pháp đảm bảo an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

TÓM TẮT

Đảm bảo an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) được hiểu là việc duy trì

được sự ổn định và lành mạnh tài chính trong quá trình hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở đó,

giảm thiểu và hạn chế được rủi ro của hệ thống tài chính. Những năm gần đây, Việt Nam đã và

đang từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng

theo chuẩn mực quốc tế; các văn bản pháp lý từng bước được hoàn thành nhằm xây dựng hệ

thống tài chính lành mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn tiềm

ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu tăng nhanh. Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá an toàn tài chính trong

hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 qua các chỉ tiêu chính bao gồm an toàn vốn, an

toàn tín dụng, an toàn thanh khoản, kết quả kinh doanh từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng

cường an toàn tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam.

pdf 11 trang phuongnguyen 140
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp đảm bảo an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp đảm bảo an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Giải pháp đảm bảo an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
35 
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
SOLUTIONS TO ENSURE FINANCIAL SAFETY OF COMMERCIAL BANKING SYSTEM 
IN VIETNAM 
Ngày nhận bài: 27/02/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 30/03/2020 
Nguyễn Thị Minh Hương 
TÓM TẮT 
Đảm bảo an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) được hiểu là việc duy trì 
được sự ổn định và lành mạnh tài chính trong quá trình hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở đó, 
giảm thiểu và hạn chế được rủi ro của hệ thống tài chính. Những năm gần đây, Việt Nam đã và 
đang từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng 
theo chuẩn mực quốc tế; các văn bản pháp lý từng bước được hoàn thành nhằm xây dựng hệ 
thống tài chính lành mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn tiềm 
ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu tăng nhanh... Mục tiêu của bài viết nhằm đánh giá an toàn tài chính trong 
hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 qua các chỉ tiêu chính bao gồm an toàn vốn, an 
toàn tín dụng, an toàn thanh khoản, kết quả kinh doanh từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng 
cường an toàn tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam. 
Từ khóa: đảm bảo, an toàn tài chính, ngân hàng thương mại, Việt Nam. 
ABSTRACT 
Ensuring financial safety in the system of commercial banks is understood as maintaining financial 
stability and health during the operation of the bank, on that basis, minimizing and limiting the risk 
of the financial system. In recent years, Vietnam has gradually improved the standards to ensure 
safety in the operation of banks according to international standards; many legal instruments to 
build a stable financial system. However, in nearly time, commercial banking system in Viet Nam 
still has existed risk, increase of bad debt... The objective of the article is to assess financial safety 
in Vietnam's commercial banking system in the period of 2015 - 2019 by financial indicators such 
as capital adequacy ratio, credit adequacy, liquidity adequacy, income statement, thereby offering 
some solutions to enhance financial safety for Vietnam's commercial banking system. 
Keywords: ensure, financial security, commercial banks, Vietnam. 
1. Giới thiệu 
Đảm bảo an toàn tài chính đang ngày 
càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi 
quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu 
hóa và tự do hóa kinh tế - tài chính đang diễn 
ra nhanh và mạnh như hiện nay. Đối với Việt 
Nam, an toàn tài chính đối với hoạt động của 
các tổ chức tín dụng (TCTD) không phải là 
một khái niệm hoàn toàn mới song chưa 
được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ 
thống. Thêm vào đó, vấn đề an toàn tài chính 
đối với hoạt động của các TCTD gắn bó chặt 
chẽ với những điều kiện đặc thù ở các nước 
đang phát triển, trong khi đây lại chính là khu 
vực rất dễ bị tổn thương do sức mạnh và kinh 
nghiệm không chỉ thiếu mà còn yếu hơn rất 
nhiều so với các TCTD ở các nước phát triển. 
Việt Nam đã ban hành và từng bước hoàn 
thiện các văn bản pháp lý nhằm xây dựng 
những nền tảng cần thiết đảm bảo an toàn 
hoạt động ngân hàng, hướng đến một hệ 
thống tài chính lành mạnh, ổn định. Mặc dù 
các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt 
động của các NHTM theo chuẩn mực quốc tế 
Nguyễn Thị Minh Hương, Trường Đại học Tài 
chính - Kế toán 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
36 
đang được từng bước hoàn thiện, hệ thống 
NHTM vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 
Khái niệm an toàn tài chính: 
An toàn tài chính trong hệ thống NHTM 
được hiểu là việc duy trì sự ổn định 
(stability) và lành mạnh (soundness) tài chính 
trong hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở đó, 
giảm thiểu và hạn chế được rủi ro hệ thống. 
An toàn tài chính đối với hoạt động của 
các NHTM là việc đảm bảo sự an toàn nguồn 
vốn, an toàn hoạt động, trạng thái các tài sản 
(tài sản nợ, tài sản có và tài sản ròng) của các 
NHTM được thực hiện một cách ổn định, an 
toàn, vững mạnh. Trong đó, an toàn hoạt động 
có thể xét trên khía cạnh an toàn thanh khoản 
và kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả. 
Bảo đảm an toàn tài chính đối với hoạt 
động của các NHTM nói chung và của một 
ngân hàng nói riêng là việc sử dụng các biện 
pháp giữ cho các tài sản của ngân hàng đó 
luôn luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và 
không khủng hoảng. 
Chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính: 
Hiện nay, các nhà quản trị ngân hàng sử 
dụng hệ thống CAMELS và bộ chỉ số lành 
mạnh tài chính (Financial Soundness 
Indicators: FSIs) của IFM để đánh giá an 
toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng. Bộ 
chỉ số CAMELS bao quát được hầu hết các 
chỉ số trong 12 chỉ số cốt lõi của FSIs đánh 
giá về khu vực ngân hàng. Bộ chỉ số FSIs 
được sử dụng chủ yếu để đánh giá tổng thể 
hệ thống tài chính với phạm vi đánh giá rộng; 
trong khi đó, hệ thống CAMELS dùng trong 
phân tích an toàn tài chính của khu vực ngân 
hàng sẽ giúp kết quả đánh giá khu vực ngân 
hàng được trọng tâm hơn. Nhìn chung, về 
bản chất, các chỉ số cơ bản đánh giá về khu 
vực ngân hàng theo hai hệ thống đánh giá 
này có phần tương đồng với nhau. Cụ thể: 
- Hệ thống đánh giá CAMELS là một 
phương pháp hoặc công cụ dùng để phân tích 
tình hình hoạt động và rủi ro của một ngân 
hàng, dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng 
để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó 
là: (1) Mức độ an toàn vốn; (2) Chất lượng 
tài sản Có; (3) Khả năng quản lý; (4) Lợi 
nhuận; (5) Rủi ro thanh khoản; (6) Mức độ 
nhạy cảm với rủi ro thị trường. 
- Bộ chỉ số FSIs được IFM xây dựng và 
phổ biến từ năm 1999 trong khuôn khổ của 
Chương trình đánh giá tính ổn định (FSAP) 
của hệ thống tài chính tại các quốc gia thành 
viên. Bộ chỉ số này đo lường sự lành mạnh 
tài chính của mỗi quốc gia, trong đó khu vực 
NHTM được tập trung phân tích với 25 chỉ 
số, trong đó có 12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số 
khuyến khích. 
Nghiên cứu của nhiều học giả trên thế 
giới đã vận dụng hệ thống CAMELS để đánh 
giá khu vực ngân hàng trên nhiều khía cạnh 
khác nhau như nghiên cứu của Morteza 
Soltani và cộng sự (2013), Kouser và Saba 
(2012), Angelo King (2012) 
Trong phạm vi bài viết này, tác giả sử 
dụng một số chỉ tiêu đánh giá chính bao gồm: 
an toàn vốn, an toàn tín dụng/tài sản, an toàn 
thanh khoản/tiền gửi và kết quả kinh doanh. 
Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử 
dụng là phương pháp định tính, cụ thể gồm 
các phương pháp sau: 
- Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng 
số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho 
việc đánh giá an toàn tài chính của hệ thống 
NHTM Việt Nam. 
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên 
cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác giả 
đưa ra những đánh giá chung về an toàn vốn, 
tín dụng, thanh khoản, kết quả kinh doanh. 
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đánh 
giá an toàn vốn, tín dụng, thanh khoản, kết 
quả kinh doanh tại các NHTM Việt Nam trên 
cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa năm này 
so với năm trước. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
37 
2. Đánh giá an toàn tài chính của hệ thống 
ngân hàng thương mại Việt Nam 
2.1. Đánh giá an toàn vốn 
Quy mô vốn tự có là một trong những tiêu 
chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an 
toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân 
hàng theo thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam, sự 
tăng trưởng vốn của ngân hàng luôn được sự 
quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân 
hàng trong các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch 
thực hiện. Các tổ chức như Cơ quan thanh tra 
giám sát Ngân hàng, Ủy ban Giám sát tài 
chính quốc gia (UBGSTCQG) cũng như Bảo 
hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đưa ra nhiều cơ 
chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính 
của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh việc tăng 
vốn tự có để đảm bảo an toàn hệ thống tài 
chính. Để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn 
theo thông lệ quốc tế (Basel II), Ngân hàng 
Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các NHTM 
thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ lên 3.000 
tỷ đồng theo Nghị định 86/2019/NĐ-CP về 
quy định mức vốn pháp định của TCTD, chi 
nhánh ngân hàng nước ngoài. 
Nhìn chung, vốn điều lệ của các TCTD 
tăng dần qua các năm: Năm 2011 ở mức 
354,1 nghìn tỷ đồng; năm 2012 là 394 nghìn 
tỷ đồng; năm 2013 là 421,8 nghìn tỷ đồng; 
năm 2014 là 435,6 nghìn tỷ đồng; năm 2015 
là 460,3 nghìn tỷ đồng; năm 2016 là 488,4 
nghìn tỷ đồng; năm 2017 là 512,4 nghìn tỷ 
đồng; năm 2018 là 576,3 nghìn tỷ đồng; năm 
2019 đạt 612,288 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2%. 
Ngân hàng tăng vốn điều lệ nhiều nhất 
trong năm 2019 là BIDV với hơn 6.000 tỷ 
đồng, đưa vốn điều lệ của ngân hàng lên mức 
cao nhất hệ thống, đạt hơn 40.200 tỷ đồng. 
BIDV đã bán thành công 15% cổ phần cho 
ngân hàng Hàn Quốc Keb Hana Bank. Ngân 
hàng tăng vốn nhiều thứ 2 là MBBank, vốn 
điều lệ tăng từ 21.600 tỷ đồng lên 23.700 tỷ 
đồng, chủ yếu nhờ phát hành cố phiếu để 
chia cổ tức. Các ngân hàng như 
Vietcombank, SeABank, LienVietPostBank, 
BacABank, NCB cũng tăng vốn điều lệ thêm 
được từ 1.000 tỷ đồng - 1.700 tỷ đồng. 
Hình 1. Vốn điều lệ của các ngân hàng đầu năm 2020 
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
38 
Ngoài ra, hệ số an toàn vốn (CAR) là một 
chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa 
vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của 
NHTM. Hệ số CAR là thước đo quan trọng 
để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân 
hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong 
lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày 
công xây dựng và phát triển. Đến nay, hệ số 
CAR đã được công nhận rộng rãi và có mặt 
trên 100 nước, trong đó có Việt Nam. 
Ðối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (mức 
đủ vốn tối thiểu), quy định cụ thể có liên 
quan đầu tiên là Quyết định 297/1999/QÐ-
NHNN5 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an 
toàn trong hoạt động của NHTM. Tại quy 
định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác 
định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản 
và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. 
Ðến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết 
định 457/2005/QÐ-NHNN với tỷ lệ an toàn 
vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp 
tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện 
Basel I. 
Theo Đề án 254, các NHTM Nhà nước 
cần tăng vốn để đảm bảo mức vốn tự có theo 
tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II. Theo đó, 
tỷ lệ vốn tự có/ tổng tài sản quy đổi theo tỷ lệ 
rủi ro tối thiểu phải là 8%. Tuy nhiên, trước 
khi có Đề án 254, NHNN đã ban hành Thông 
tư số 13/2010/TT-NHNN, theo đó quy định 
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR phải lớn hơn 
hoặc bằng 9%. Tuy nhiên, các kết quả đạt 
được hiện được tính theo quy định của Việt 
Nam vẫn còn nới lỏng nhiều so với quy định 
của Basel II về cả việc xác định vốn tự có và 
cả tài sản có rủi ro. Danh mục tài sản lớn 
nhất của các TCTD Việt Nam là khoản mục 
tín dụng cũng chưa được phân loại theo 
Basel II để tính mức an toàn vốn tối thiểu. 
Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành thông 
tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, 
tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của 
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 
cũng quy định rõ “TCTD, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì 
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an 
toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn 
vốn tối thiểu hợp nhất ở mức 9%”. 
Trong thực tế, xét chung toàn hệ thống 
ngân hàng Việt Nam, các NHTM đều thực 
hiện đúng quy định đảm bảo an toàn vốn tối 
thiểu 9% theo thông tư 36. Cụ thể, hệ số an 
toàn vốn của cả hệ thống ngân hàng năm 
2015 là 13%; năm 2016 là 12,84%; năm 
2017 là 12,66%. Theo báo cáo của 
UBGSTCQG, năm 2018, tổng tài sản của hệ 
thống các TCTD tăng khoảng 11,5% so với 
cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 
(CAR) bình quân của hệ thống đã được cải 
thiện. Cụ thể, CAR toàn hệ thống đạt 11,1% 
do vốn tự có tăng 12,2% trong khi tổng tài 
sản có rủi ro tăng thấp hơn (khoảng 10,8%). 
Tỷ lệ vốn cấp 1/ tổng tài sản có hệ số rủi ro là 
8,8%; tăng so với mức 7,8% năm 2017. Hệ 
số an toàn vốn của cả hệ thống ngân hàng 
năm 2019 là 12,02%. (Xem hình 2) 
Hình 2. Hệ số CAR của hệ thống NHTM Việt 
Nam giai đoạn 2015 – 2019 
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Giám sát 
Tài chính Quốc gia 
Nhìn chung, hệ số CAR của hệ thống 
NHTM Việt Nam đạt mức cao chứng tỏ ngân 
hàng có mức độ rủi ro thấp, sử dụng vốn an 
toàn. Tuy nhiên, mặc dù quy định Công thức 
tính CAR theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN 
cũng là CAR = Vốn tự có/ Tổng tài sản có rủi 
ro nhưng vẫn chưa xem xét đến rủi ro hoạt 
động và rủi ro thị trường khi tính Tổng tài 
sản có rủi ro như Basel II. Về việc tiếp cận 
rủi ro tín dụng, Thông tư 36/2014/TTNHNN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
39 
cũng chỉ quy định Tổng tài sản có rủi ro được 
tính theo hệ số rủi ro dựa trên đối tượng 
khách hàng, thời gian và hoạt động cụ thể. 
Trong khi đó, Basel II quy định cụ thể việc 
tính toán rủi ro tín dụng dựa trên cách tiếp 
cận chuẩn hóa, tiếp cận dựa vào xếp hạng nội 
bộ và cơ chế chứng khoán hóa. Chính vì vậy, 
con số CAR công bố đến thời điểm hiện tại 
của các NHTM vẫn đảm bảo nhưng các nhà 
quản trị ngân hàng cũng cần hết sức lưu ý khi 
con số này vẫn không phải ở mức cao nếu 
được tính lại chặt chẽ theo Basel II. Chính vì 
vậy, NHNN đã ra thông tư 41/2016/TT-
NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với 
NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài 
theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II sẽ 
chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 
1/1/2020 nhằm hạn chế các nhược điểm 
trong cách tính CAR từ năm 2019 trở về 
trước. Theo đó, quy định tất cả ngân hàng 
phải có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở 
mức 8%. Hiện tại, trong hệ thống có 18/34 
ngân hàng đã đáp ứng tiêu chuẩn thông tư 
này gồm Vietcombank, VIB, OCB, ACB, 
TPBank, MBBank, VPBank, Techcombank, 
MSB, HDBank, Shinhan bank, Vietcapital 
bank, SeABank, Standard Chartered Việt 
Nam, VietBank, Lienvietpostbank, 
NamABank, BIDV. 
2.2. Đánh giá an toàn tín dụng 
Tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân 
hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân 
hàng hiện nay. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng khi 
không được kiểm soát tốt, dễ gây tổn thất về 
tài chính, giảm giá trị thị trường về vốn, 
nghiêm trọng hơn có thể làm hoạt động kinh 
doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là 
phá sản ngân hàng. Do đó, để giảm thiểu 
những rủi ro trên, việc tiếp cận các chuẩn 
mực quản trị rủi ro và đánh giá tín dụng theo 
Hiệp ước Basel II là xu hướng của các ngân 
hàng Việt Nam đang hướng tới hiện nay. Một 
trong những tiêu chí quan trọng được sử 
dụng để đánh giá an toàn tín dụng của các 
NHTM là chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ. 
Trong thời gian qua NHNN đã ban hành 
nhiều văn bản điều chỉnh công tác xử lý nợ 
xấu và các văn bản định hướng hoạt động các 
TCTD có liên quan tới công tác xử lý nợ xấu, 
tạo môi trường thuận lợi cho xử lý và hạn chế 
nợ xấu phát sinh. 
Đối với công tác xử lý nợ xấu, tính đến 
cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các TCTD 
đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu; 
tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 
1,89%; giảm so với mức 2,46% cuối năm 
2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Tính từ 
năm 2012 đến cuối năm 2019, toàn hệ thống 
đã xử lý được 1.064 triệu tỷ đồng nợ xấu. 
Trong công ... i ro thanh khoản mà còn các loại 
rủi ro khác như chất lượng tín dụng, rủi ro 
kỳ hạn... Chẳng hạn như trường hợp của 
SCB, ngân hàng này có nợ xấu thực tế (bao 
gồm cả nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng, 
nợ tiềm ẩn thành nợ xấu) thuộc hàng lớn 
nhất hệ thống ngân hàng xét về cả số tuyệt 
đối lẫn số tương đối. LDR của ngân hàng 
này thấp phần nào thể hiện khả năng sinh lời 
của ngân hàng này kém do không tối ưu 
được huy động - cho vay. Trường hợp của 
Sacombank và NCB cũng tương tự, dù tình 
hình là tốt hơn SCB. 
2.4. Đánh giá kết quả kinh doanh 
Hai chỉ số được lựa chọn để đánh giá kết 
quả kinh doanh của NHTM là tỷ suất lợi 
nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất 
lợi nhận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). 
Việc phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 
ròng (ROA) và khả năng sinh lời trên vốn 
chủ sở hữu (ROE) để đánh giá khả năng sinh 
lời của các NHTM sẽ giúp nhà quản lý nắm 
được thực trạng hiệu quả tài chính cũng như 
năng lực tài chính, từ đó, thực hiện cơ cấu lại 
hệ thống ngân hàng một cách khoa học, tiến 
đến phát triển bền vững và duy trì khả năng 
cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế 
trong tương lai. 
Các chỉ tiêu ROA, ROE thường được các 
nhà quản trị, các nhà đầu tư sử dụng khi đánh 
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân 
hàng, chúng thể hiện khả năng, thời hạn thu 
hồi vốn đầu tư của chủ sở hữu. Hiệu quả sử 
dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao 
là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng 
như năng lực tài chính của mình. 
Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài 
chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng 
sinh lời được đánh giá tốt trong khung: 
ROA≥1%; ROE ≥12-15%. 
Nhìn chung, so với chuẩn mực đánh giá 
năng lực tài chính của Moody’s thì ROA và 
ROE tại Việt nam vẫn chưa đạt chuẩn. Trong 
giai đoạn 2015 -2019 có thể thấy chỉ tiêu 
ROA của hệ thống NHTM Việt Nam có 
chiều hướng tăng. Cụ thể hệ số ROA của cả 
hệ thống đã tăng từ mức 0,46% năm 2015 lên 
0,56 % năm 2016; 0,67% vào năm 2017; tiếp 
tục tăng lên 0,7% vào năm 2018 và 0,82% 
vào năm 2019. 
ROE của hệ thống NHTM năm 2016 đạt 
8,05%; năm 2017 giảm xuống 7,64% (giảm 
0,41% so với năm 2016). Sang năm 2018, 
chỉ số ROE tăng lên mức 9,06% và năm 
2019 là 10,37%. Trong đó, năm 2018, ROE 
của nhóm NHTM Nhà nước đạt 10,21%; 
NHTM cổ phần đạt 9,88%; còn nhóm ngân 
hàng liên doanh nước ngoài chỉ đạt 5,7%. 
Năm 2019, ROE của nhóm NHTM Nhà 
nước đạt 13,46%; NHTM cổ phần đạt 
10,29%; còn nhóm ngân hàng liên doanh 
nước ngoài chỉ đạt 6,51%; 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
42 
Hình 4. Tỷ lệ ROA và ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Hạn chế cần khắc phục trong việc đảm 
bảo an toàn tài chính của hệ thống NHTM: 
Nhìn chung, qua việc đánh giá an toàn tài 
chính của hệ thống NHTM trên các khía 
cạnh: an toàn vốn, an toàn tín dụng, an toàn 
thanh khoản và an toàn kết quả kinh doanh; 
có thể thấy, bên cạnh những kết quả đạt 
được, hệ thống NHTM Việt Nam còn phải 
đối mặt với nhiều rủi ro, hạn chế trong việc 
đảm bảo an toàn tài chính của hệ thống như: 
Thứ nhất, quy mô vốn tự có thấp, năng 
lực chống đỡ các cú sốc tài chính từ trong và 
ngoài nước của các NHTM Việt Nam bị hạn 
chế, làm tăng rủi ro hệ thống. 
Thứ hai, rủi ro nợ xấu (đặc biệt trong lĩnh 
vực bất động sản và đầu tư chứng khoán) 
tăng cao trong khi năng lực quản lý rủi ro của 
các ngân hàng còn hạn chế. 
Thứ ba, rủi ro tiềm ẩn do sự thiếu chính 
xác trong tính toán các chỉ tiêu an toàn tài 
chính cũng như sự chênh lệch giữa số liệu 
báo cáo từ các NHTM với số liệu thực tế 
giám sát của NHNN. 
Thứ tư, chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn 
vốn và sử dụng vốn khiến an toàn thanh 
khoản của các NHTM chưa được đảm bảo. 
Thứ năm, kết quả hoạt động kinh doanh 
của hệ thống và các nhóm NHTM Việt Nam 
đã suy giảm xuống dưới ngưỡng an toàn theo 
chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của 
Moody’s. 
3. Một vài khuyến nghị 
3.1. Nâng cao năng lực giám sát và thực thi 
các quy định về phân loại nợ, đảm bảo an 
toàn hoạt động cho toàn bộ hệ thống ngân 
hàng. 
Mặc dù, NHNN cũng như hệ thống 
NHTM đã có những nỗ lực, quyết tâm trong 
thực hiện theo đề án “xử lý nợ xấu của hệ 
thống các TCTD” tuy nhiên quá trình thực 
hiện còn có nhiều khó khăn do những bất cập 
sau: 
Theo quyết định 780/2012/QĐ - NHNN, 
đối với các doanh nghiệp có triển vọng phục 
hồi sản xuất nhưng đang gặp khó khăn về tài 
chính, khi tiến hành gia hạn nợ, các TCTD 
được phép giữ nguyên nhóm nợ của doanh 
nghiệp này như đã được phân loại theo quy 
định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia 
hạn nợ. Với quy định này một số khoản nợ 
đáng lẽ xếp hạng vào nợ xấu theo chuẩn mực 
phân loại nợ, thì vẫn ở nhóm nợ bình thường, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
43 
khiến cho một số khoản nợ xấu được che 
giấu một cách hợp lý. 
Tuy nhiên, với thông tư 02/2013/TT - 
NHNN thì ưu đãi trong xếp hạn nợ đối với 
nhóm doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời 
theo quyết định 780 sẽ không còn. Nợ của 
các nhóm doanh nghiệp này sẽ được chuyển 
nhóm như các tiêu chí phân loại nợ thông 
thường. Điều này khiến cho số nợ có thể bị 
chuyển thành nợ xấu tăng lên (do phần lớn 
doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn về sản 
xuất kinh doanh, chưa trả được nợ). Đây sẽ là 
vấn đề thách thức lớn đối với NHNN trong 
quá trình xử lý nợ xấu với mục tiêu đưa tỷ lệ 
nợ xấu xuống dưới 3%. 
Ngoài ra, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý 
cho xử lý nợ xấu của VAMC và nâng cao 
năng lực giám sát, thực thi các quy định về 
phân loại nợ vẫn còn là vấn đề cần quan tâm. 
Những hỗ trợ của VAMC trong xử lý nợ xấu 
vẫn chưa được như mong muốn do còn một 
số bất cập. 
Do đó, để thực hiện được mục tiêu đã đề 
ra, một số giải pháp cần thực hiện trong giai 
đoạn tới là: 
- Các NHTM tiếp tục thực hiện lộ trình 
tăng vốn điều lệ đặt dưới sự kiểm soát của 
NHNN. Đồng thời, các NHTM cần nghiêm 
chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật 
về an toàn hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại 
nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, 
triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu 
phát sinh mới và nâng cao chất lượng tín 
dụng; xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu trong 
đó có các giải pháp về sử dụng dự phòng rủi 
ro, bán nợ xấu cho VAMC. Rà soát, tiết giảm 
các chi phí hoạt động và tập trung mọi nguồn 
lực cho việc xử lý nợ xấu; kịp thời báo cáo 
NHNN tình hình, kết quả phân loại nợ, trích 
lập dự phòng và xử lý nợ xấu. 
- Đối với mỗi ngân hàng cần tăng cường 
công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ 
NHTM. Xây dựng lộ trình càng sớm càng tốt 
để hình thành một mô hình tổ chức của hệ 
thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo thông 
lệ tốt nhất đó là: không còn bộ phận kiểm tra, 
kiểm soát chuyên trách mà tập trung sức 
mạnh cho hệ thống kiểm toán nội bộ cũng 
như thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ 
hoàn thiện. 
- VAMC cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, 
hoàn thiện bộ máy và các thủ tục, chính sách, 
quy định nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ 
và quản trị, điều hành; nâng cao năng lực tài 
chính và tăng vốn điều lệ, tăng cường năng 
lực định giá, đánh giá tài sản, tổ chức bán 
đấu giá nợ, tài sản đảm bảo của khoản nợ đã 
mua. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với 
TCTD trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, 
bán và xử lý nợ, tài sản bảo đảm đối với các 
khoản nợ xấu đã mua; hỗ trợ tài chính cho 
khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh 
doanh, hoàn thiện các dự án dở dang; tiếp 
xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu 
tư trong nước và nước ngoài tham gia mua, 
xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm. 
3.2. Hoàn thiện mô hình thanh tra, giám sát 
ngân hàng. 
Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng 
hiện nay được thực hiện theo hướng: Cơ 
quan thanh tra, giám sát NHNN thực hiện 
thanh tra, giám sát đối với hội sở chính, sở 
giao dịch của các TCTD; chi nhánh NHNN 
tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra các chi 
nhánh của TCTD trên địa bàn. Mô hình này 
tạo điều kiện giám sát toàn diện cả chi nhánh 
và hội sở chính của các TCTD. Tuy nhiên, 
thách thức đặt ra là việc phân cấp, ủy quyền 
cho các NHNN chi nhánh thực hiện thanh 
tra, giám sát các TCTD trên địa bàn quản lý 
có thể dẫn đến những khó khăn trong thanh 
tra toàn diện hệ thống NHTM. Thanh tra 
ngân hàng được giao thực hiện đồng thời cả 
hoạt động giám sát an toàn hệ thống ngân 
hàng cũng như thanh tra chuyên ngành, điều 
này dẫn đến hạn chế trong việc thực thi có 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
44 
hiệu quả chính sách giám sát ngân hàng. Nên 
không phát hiện kịp thời các sai phạm dẫn 
đến các vụ vi phạm nghiêm trọng gây thất 
thoát tài sản, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt 
động của ngành. 
Bên cạnh đó, việc thanh tra định kỳ các 
chi nhánh của TCTD mặc dù đã phần nào có 
hiệu quả nhưng còn chưa cao và chưa đảm 
bảo được sự phù hợp với yêu cầu thanh tra, 
giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Do đó, vấn đề 
đặt ra là cơ quan thanh tra, giám sát ngân 
hàng cần khắc phục được những khó khăn 
trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều phối hoạt 
động thanh tra, giám sát của thanh tra chi 
nhánh. Một số vấn đề trọng tâm cần thực 
hiện như: 
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế cho hoạt 
động thanh tra, giám sát ngân hàng. Xây 
dựng các mô hình phân tích định lượng, hoàn 
thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá, xây 
dựng hệ thống thang điểm để thực hiện báo 
cáo, xếp loại, đánh giá và kiểm soát hoạt 
động của NHTM nhằm nhận diện, cảnh báo 
sớm các rủi ro có thể xảy ra. 
- Tăng cường nguồn nhân lực và nâng cao 
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ 
làm công tác thanh tra, đào tạo kỹ năng phân 
tích, nhận định, xử lý tốt tình huống trong 
quá trình thanh tra. Để có thể tiến hành thanh 
tra cần có một đội ngũ cán bộ chất lượng am 
hiểu và đáp ứng các chuẩn mực trong nước 
và quốc tế, mỗi thành viên vừa phải có kiến 
thức sâu rộng trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính, 
ngân hàng, vừa có chuyên môn sâu trong một 
lĩnh vực cụ thể được phân công, có khả năng 
phân tích tình huống để có cách tiếp cận phù 
hợp, tìm ra nguồn gốc của vấn đề, đồng thời 
phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đối 
tượng thanh tra. Việc tăng cường công tác 
đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thanh 
tra, kiểm tra nâng cao năng lực và kỹ năng 
cho công chức làm công tác thanh tra, kiểm 
tra lồng ghép với các khóa đào tạo kỹ năng 
mềm về giao tiếp, ứng xử là rất cần thiết. 
- Không ngừng học hỏi kinh nghiệm 
thanh tra của các nước trên thế giới để áp 
dụng trong công tác thanh tra tại Việt 
Nam. Thanh tra đối với hoạt động của các 
NHTM cần tăng cường hợp tác quốc tế, tham 
gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về giám 
sát ngân hàng và an toàn tài chính, cụ thể: 
tăng cường mối quan hệ để trao đổi thông tin 
với cơ quan giám sát ngân hàng của các nước 
có chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam cũng 
như Hội sở chính của các ngân hàng mẹ; 
đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức 
quốc tế trong việc trao đổi thông tin, tiếp thu 
tư vấn về công tác thanh tra, công nghệ, đào 
tạo nâng cao năng lực của thanh tra viên 
trong và ngoài nước. 
- Hiện đại hóa hệ thống thông tin thanh 
tra giám sát ngân hàng, hỗ trợ tích cực cho 
giám sát vi mô, vĩ mô, cảnh báo sớm, xếp 
hạng TCTD và giám sát hoạt động theo các 
chỉ tiêu Basel II của hệ thống TCTD. Tăng 
cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ 
phục vụ cho công tác thu thập dữ liệu, xử lý 
thông tin thích nghi với công nghệ mới trong 
hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay. 
- Tăng cường phối hợp giữa Cơ quan 
thanh tra giám sát ngân hàng và Thanh tra, 
giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành 
phố. Việc phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra 
giám sát ngân hàng và Thanh tra, giám sát 
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố là một 
trong những cách thức quan trọng, hỗ trợ cho 
công tác thanh tra các hoạt động của NHTM. 
Nguồn thông tin từ Thanh tra, giám sát 
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố sẽ là cơ sở 
giúp cho Cơ quan Thanh tra giám sát ngân 
hàng xây dựng được kế hoạch thanh tra hàng 
năm bám sát yêu cầu, mục đích quản lý; 
đồng thời lựa chọn đối tượng thanh tra, nội 
dung thanh tra được chính xác, góp phần 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 8(01) - 2020 
45 
tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác 
chỉ đạo thanh tra toàn hệ thống ngân hàng. 
3.3. Đảm bảo an ninh tài chính trong hệ 
thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh tự 
do hóa tài chính 
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc tự do 
hóa và cải cách hệ thống tài chính góp phần 
làm nổi rõ những điểm yếu của hệ thống tài 
chính nội địa trước những điều kiện của hệ 
thống tài chính quốc tế. Hệ thống ngân hàng 
có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong 
bối cảnh tự do hóa tài chính trước những yếu 
kém về mặt thể chế và năng lực của hệ thống 
NHTM. Những yếu kém tiềm ẩn này là 
nguyên nhân chính của các cuộc khủng 
hoảng tài chính, bên cạnh các nguyên nhân 
khác như sự thiếu lành mạnh của hệ thống 
chính sách quản lý vĩ mô, thiếu một hệ thống 
giám sát hiệu quả và sự không tuân thủ tính 
logic và trình tự của những cải cách tài chính. 
Hệ thống NHTM Việt Nam, cùng với quá 
trình hội nhập và tự do hóa, những rủi ro và 
thách thức đặt ra đối với an ninh hệ thống 
NHTM ngày càng lớn. Với thực trạng hiện 
nay, nếu nhu cầu vốn vay vẫn chưa được cải 
thiện, tăng trưởng tín dụng cho dù có được 
cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, nợ xấu vẫn 
còn cao. Do đó, triển vọng ngành ngân hàng 
Việt Nam vẫn chưa thể khả quan nếu vấn đề 
nợ xấu và các ngân hàng yếu kém không 
được giải quyết triệt để, đe dọa nghiêm trọng 
đến an ninh tài chính trong hệ thống NHTM 
Việt Nam. 
Do đó, NHNN cần tăng cường xây dựng 
văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao hiệu 
quả, hiệu lực quản lý nhà nước của NHNN 
trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; góp phần 
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ 
thống và nâng cao chất lượng hoạt động, 
quản trị điều hành của các NHTM, tiếp tục 
đẩy mạnh triển khai quyết liệt công tác cơ 
cấu lại các TCTD đảm bảo đạt được mục 
tiêu, lộ trình đặt ra tại Đề án “Cơ cấu lại hệ 
thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai 
đoạn 2016- 2020” của Thủ tướng Chính 
phủ. Đồng thời, cơ quan thanh tra giám sát 
ngân hàng tham mưu, giúp Thống đốc 
NHNN trong việc xây dựng, ban hành theo 
thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật 
về tổ chức, hoạt động, an toàn hoạt động 
ngân hàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ngân hàng nhà nước (2013), thông tư số 02/2013/TT – NHNN. 
Ngân hàng nhà nước (2014), thông tư số 36/2014/TT-NHNN. 
Ngân hàng Nhà nước (2016), thông tư số 06/2016/TT-NHNN 
Ngân hàng Nhà nước (2016), thông tư số 41/2016/TT-NHNN 
Ngân hàng nhà nước (2019), thông tư số 22/2019/TT-NHNN 
Chính phủ (2019), Nghị định 86/2019/NĐ-CP 
Nguyễn Thị Hoài Lê (2014), Phát triển mạng an toàn tài chính quốc gia ở Việt Nam, Tạp chí 
khoa học xã hội Việt Nam số 6(79) 
Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội, 2011. 
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (2017), Áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các 
NHTM Việt Nam: cơ hội – thách thức và lộ trình thực hiện, Nhà xuất bản Đại học 
Kinh tế Quốc dân Hà Nội 
Website: www.sbv.gov.vn 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_dam_bao_an_toan_tai_chinh_trong_he_thong_ngan_hang.pdf