Giải pháp cân bằng sinh thái cho khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT: Trong các đô thị lớn, đặc biệt như Thành phố Hồ Chí Minh, mật độ dân số

cao cùng với diện tích “bê tông hóa” ngày càng tăng nhanh trong khi diện tích sinh thái

không tăng, thậm chí còn giảm, làm mất dần không gian thiên nhiên. Thay vào đó, các

công trình xây dựng, giao thông “đua nhau” lấn chiếm bề mặt tự nhiên, làm hẹp dần

khoảng thở đô thị, dẫn đến mất cân đối trong phát triển đô thị. Hậu quả là mất cân bằng

sinh thái trong đô thị, ảnh hưởng bất lợi đến mô hình phát triển đô thị bền vững. Từ đó,

việc tìm kiếm một môi trường sống đô thị có chất lượng tốt giữa lòng thành phố trở thành

vấn đề nan giải đối với thị dân cũng như các nhà kiến trúc đô thị. Cân bằng sinh thái trong

đô thị là giải pháp tối ưu đối với đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giải quyết

cơ bản những vấn đề nan giải liên quan đến kiến trúc sinh thái trong đô thị

pdf 7 trang phuongnguyen 4180
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp cân bằng sinh thái cho khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp cân bằng sinh thái cho khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải pháp cân bằng sinh thái cho khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Đức Trí 
46 
GIẢI PHÁP CÂN BẰNG SINH THÁI CHO KHU ĐÔ THỊ MỚI 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
ECOLOGICAL BALANCE SOLUTIONS 
FOR NEW URBAN ZONES IN HO CHI MINH CITY 
LÊ ĐỨC TRÍ 
 KTS. Công ty Thiết kế Xây dựng Thương mại Tân Kiến Việt, Thành phố Hồ Chí Minh, 7thang5@gmail.com 
Mã số: TCKH11-20-2018 
TÓM TẮT: Trong các đô thị lớn, đặc biệt như Thành phố Hồ Chí Minh, mật độ dân số 
cao cùng với diện tích “bê tông hóa” ngày càng tăng nhanh trong khi diện tích sinh thái 
không tăng, thậm chí còn giảm, làm mất dần không gian thiên nhiên. Thay vào đó, các 
công trình xây dựng, giao thông “đua nhau” lấn chiếm bề mặt tự nhiên, làm hẹp dần 
khoảng thở đô thị, dẫn đến mất cân đối trong phát triển đô thị. Hậu quả là mất cân bằng 
sinh thái trong đô thị, ảnh hưởng bất lợi đến mô hình phát triển đô thị bền vững. Từ đó, 
việc tìm kiếm một môi trường sống đô thị có chất lượng tốt giữa lòng thành phố trở thành 
vấn đề nan giải đối với thị dân cũng như các nhà kiến trúc đô thị. Cân bằng sinh thái trong 
đô thị là giải pháp tối ưu đối với đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giải quyết 
cơ bản những vấn đề nan giải liên quan đến kiến trúc sinh thái trong đô thị. 
Từ khóa: giải pháp; cân bằng sinh thái; đô thị; môi trường. 
ABSTRACT: In large cities, especially in Ho Chi Minh City, the high population density 
and the increasing “concrete” area versus decreasing ecology area make natural space 
gradually narrow. Moreover, construction works and traffic together occupy nature surface, 
narrowing urban breathing space, in which results in ecological imbalance in urban 
development. Consequently, the ecological imbalance in urban areas adversely affects the 
sustainable urban development model. As a result, finding a good quality urban living 
environment in the heart of the city has become a daunting problem for urban residents and 
architects. Therefore, the ecological balance in urban areas is considered the optimal 
solution for urban such as Ho Chi Minh City, that contributes to solve fundamental problems 
related to urban ecological architecture. 
Key words: solutions; ecological balance; urban; environment. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nghiên cứu một số khu đô thị mới xây 
dựng trong thời gian gần đây, một mặt đáp 
ứng được một phần nhu cầu nhà ở của 
người dân thành phố, nhưng việc xây dựng 
các khu đô thị mới này chủ yếu với mục 
đích “thương mại” của các nhà đầu tư, cùng 
lời quảng cáo hấp dẫn như: “Thành phố của 
những ước mơ; môi trường cư trú đẳng cấp 
quốc tế” [4],... dẫn đến việc xem nhẹ sự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
47 
hòa hợp giữa kiến trúc với thiên nhiên và 
thân thiện với môi trường để đưa con người 
gần gũi với thiên nhiên, lấy lại sự cân bằng 
giữa môi trường thiên nhiên và con người 
[2]. Đã đến lúc kiến trúc và tự nhiên phải 
phát triển song hành và hòa quyện với 
nhau. Vì vậy, các nhà chuyên môn trong 
lĩnh vực kiến trúc đô thị cần phải đồng 
hành với nhà đầu tư, hướng tới phát triển 
kiến trúc sinh thái trong đô thị, tạo ra sự 
cân bằng sinh thái trong môi trường sống 
đô thị, là nơi đảm bảo sự phát triển bền 
vững của môi trường thiên nhiên và cuộc 
sống con người [1] nơi lý tưởng để tận 
hưởng thời gian sống. 
2. NỘI DUNG 
Vấn đề cần được quan tâm và giải 
quyết cấp bách của giới kiến trúc sư cũng 
như các ngành liên quan là làm thế nào có 
được giải pháp cân bằng sinh thái trong đô 
thị để nâng cao chất lượng sống đô thị cho 
người dân thành phố, đây là một bài toán 
khó cần được giải đáp kịp thời nhằm đối 
phó với cơn lốc đô thị hóa hiện nay. Để hóa 
giải vấn đề vừa nêu trở nên dễ dàng hơn, 
chúng ta cần phải ứng xử hợp tác với thiên 
nhiên và đồng cảm với môi trường nhằm 
tạo dựng một hệ sinh thái đô thị cân bằng 
và phát triển, đó là sự liên kết toàn diện 
giữa kiến trúc, kiến trúc cảnh quan và quy 
hoạch đô thị [3]. 
Qua khảo sát thực trạng, kết hợp với 
những thông tin tài liệu, liên quan đến một 
số khu đô thị mới tại Thành phố Hồ Chí 
Minh trong giai đoạn đầu triển khai xây 
dựng dự án [5], có thể nhận xét và đánh giá 
về mức độ cân bằng sinh thái trong đô thị 
và mức độ cân bằng sinh thái trong công 
trình kiến trúc như sau: 
1) Mức độ cân bằng sinh thái trong đô 
thị: Phần đạt được là giới hạn hợp lý kích 
thước vật lý của đô thị sinh thái. Phần chưa 
đạt là chưa xây dựng hệ thống đô thị khép 
kín và tự cân bằng; Mất cân bằng giữa môi 
trường xây dựng với môi trường tự nhiên; 
Giao thông đô thị chưa ưu tiên theo hướng 
khuyến khích đi bộ, xe đạp, giao thông 
công cộng và nhấn mạnh “hướng tiếp cận 
bằng sự lân cận”; Kết quả là mức độ cân 
bằng sinh thái trong đô thị còn thấp, chưa 
đạt chuẩn đô thị sinh thái theo tiêu chí kiến 
trúc sinh thái trong đô thị. 
2) Mức độ cân bằng sinh thái trong 
công trình kiến trúc: Phần đạt được là phân 
lô hợp lý kích thước vật lý công trình kiến 
trúc sinh thái. Phần chưa đạt là hướng công 
trình chưa dựa theo biểu đồ mặt trời và hoa 
gió khu vực; Khoảng cách giữa các công 
trình chưa đạt chuẩn B = 2-2,5H; Hình khối 
công trình đóng kín, khó hòa nhập vào 
thiên nhiên; Chưa tạo sự chênh lệch áp suất 
để không khí đối lưu xuyên phòng; Kết 
quả, mức độ cân bằng sinh thái trong công 
trình kiến trúc còn thấp, chưa đạt chuẩn 
công trình sinh thái theo chuẩn kiến trúc 
sinh thái trong công trình kiến trúc. 
Từ những vấn đề vừa nêu, kết hợp với 
nghiên cứu sinh thái trong kiến trúc đô thị. 
Nhằm định hướng kiến trúc thuận theo tự 
nhiên và phát huy vai trò sinh thái của thiên 
nhiên đối với môi trường sống để nâng cao 
chất lượng sống đô thị cho người dân thành 
phố, tác giả đề xuất một số giải pháp cân 
bằng sinh thái trong đô thị như sau: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Đức Trí 
48 
2.1. Cân bằng sinh thái trong đô thị 
2.1.1. Giải pháp cân bằng cơ cấu sử dụng đất 
Giải pháp sử dụng đất 
1) Tối ưu hóa và hài hòa mục đích sử 
dụng đất của các chức năng như văn phòng, 
trung tâm thương mại, với nhiều loại 
hình nhà ở đan xen đa dạng; 
2) Kết nối hài hòa các mục đích sử 
dụng đất đa dạng như thương mại, nhà ở, 
công sở, văn hóa, giáo dục, sức khỏe, với 
hệ thống không gian mở rộng lớn, tạo ra 
bản sắc sinh thái, đặc trưng vùng Nam Bộ 
và Thành phố Hồ Chí Minh; 
3) Sử dụng đất cho nhà ở với nhiều mật 
độ khác nhau. Mật độ thấp đối với khu dân 
cư kết hợp với mục đích sử dụng thương 
mại. Khu dân cư với mật độ từ trung bình 
đến cao bố trí trong khu lõi trung tâm; 
4) Hệ thống không gian mở chiếm đa 
số mục đích sử dụng đất trong khu đô thị 
mới; quảng trường trung tâm, hồ trung tâm 
và các công viên trong từng khu vực nối kết 
thành hệ thống không gian mở toàn diện. 
Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng 
1) Phát triển các giải pháp năng lượng 
khép kín (như mô hình VAC của kiến trúc 
truyền thống) trên cơ sở ứng dụng các phát 
minh khoa học kỹ thuật tổng hợp trên mọi 
lĩnh vực (ví dụ: nguồn nước sinh hoạt của 
đô thị là nước mưa được xử lý thành nước 
sạch; nước thải trong đô thị được xử lý trở 
thành nước tưới cây; rác thải được tận dụng 
để sản xuất điện, phân bón,); 
2) Quy hoạch tổng mặt bằng khu đô thị 
mới cần chú trọng giữ gìn, phát triển nâng 
cao giá trị các yếu tố đặc trưng của môi 
trường sinh thái tự nhiên, trong đó vị trí của 
các yếu tố này nên bố trí ở đầu hướng gió 
hoặc không gian các khu ở và bố trí trong 
lòng các khu ở với phạm vi bán kính hợp lý; 
3) Giữ cân bằng phát triển xây dựng 
với không gian mở bằng cách quy hoạch 
tổng mặt bằng tạo nên một “đô thị châu 
thổ” giữ lại điều kiện “sông nước” của 
vùng châu thổ trong phát triển đô thị, thay 
vì phá hủy điều kiện thiên nhiên đó; 
4) Tăng cường mật độ và một cấu hình 
đô thị nén bằng việc tổ chức khu đô thị mới 
thành một tập hợp các khu phát triển để ở 
và làm việc với cự ly gần có thể đi bộ qua 
lại (Hình 1); phát triển đô thị theo chiều 
đứng nhiều hơn chiều ngang để giảm diện 
tích chiếm đất xây dựng, tăng diện tích đất 
dành cho “khoảng thở” đô thị và tạo điều 
kiện cho người dân đi bộ quảng đường 
ngắn tới nơi làm việc, đáp ứng nhu cầu 
“sống và làm việc trong cùng một nơi”. 
2.1.2. Giải pháp cân bằng không gian mở 
1) Giải pháp cân bằng không gian mở 
tạo ra một môi trường đô thị cho phép con 
người sinh sống cũng như làm việc hài hòa 
và tương tác trực tiếp với thiên nhiên bằng 
việc cân bằng không gian mở hòa hợp với 
phát triển xây dựng (Hình 2); không gian 
mở thể hiện quang cảnh bản địa, tạo ra sắc 
thái văn hóa xã hội nổi bật; thiết lập một hệ 
thống không gian mở rõ ràng với sự phân 
cấp theo thứ bậc quy mô và đặc điểm; 
2) Tạo ra một loạt không gian mở đa 
dạng và theo cấp độ thứ bậc, nhằm cung cấp 
những mảng xanh cho nghỉ ngơi, thư giãn và 
công viên, trong khi những khoảng không 
gian mở khác vẫn giữ lại trạng thái tự nhiên; 
3) Tổ chức hệ thống công viên, cây 
xanh và mặt nước cảnh quan trong giải 
pháp cân bằng không gian mở bằng cách 
giữ lại sông rạch khu vực để phát triển 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
49 
thành mặt nước cảnh quan; quy hoạch hoàn 
chỉnh công viên đô thị, công viên khu phố. 
2.1.3. Giải pháp cân bằng giao thông 
Giải pháp giao thông đối ngoại 
1) Quy hoạch giao thông tổng thể dựa 
theo thông tin về những nối kết giao thông 
hiện hữu và dự kiến cho toàn Thành phố 
Hồ Chí Minh; 
2) Tối ưu hóa mạng lưới giao thông, 
giảm thiểu nhu cầu sử dụng đất bằng giải 
pháp thiết kế đường nổi trong không gian, 
dành không gian cho đi bộ và cây xanh, 
phục vụ nhu cầu sống và cải thiện môi sinh 
đô thị; 
3) Giao thông vận tải cần hạn chế 
bằng cách cung cấp thực phẩm và hàng 
hóa chủ yếu trong phạm vi đô thị hoặc 
các vùng lân cận; 
(4) Hệ thống đường bộ bố trí theo mô 
thức dạng bàn cờ, đạt hiệu quả tối đa trong 
việc vận chuyển, dễ dàng ra vào tất cả mọi 
khu vực trong đô thị. 
Giải pháp giao thông đối nội 
1) Hệ thống giao thông đa dạng với 
nhiều loại hình đường phố, lối đi bộ, lộ 
giới, vùng đệm cảnh quan, những hàng cây, 
luồng giao thông và chỗ đậu xe để tạo ra 
mạng lưới “mao dẫn” dày đặc, giảm nguy 
cơ tắc nghẽn giao thông và cho phép tối đa 
hóa lưu thông cũng như tính linh hoạt; 
2) Phương tiện giao thông công cộng 
tận dụng năng lượng mặt trời; lối vào ra 
của khu đất phải đảm bảo tận dụng được 
mạng lưới giao thông công cộng; khoảng 
cách đến điểm giao thông công cộng không 
nên quá 500m đi bộ; 
3) Tổ chức bến bãi đậu xe cần phải 
tính toán phù hợp với nhu cầu sử dụng và 
quy mô dân số trong khu vực; bố trí sau, 
dưới, trên hoặc bên cạnh công trình, nhằm 
tránh làm giảm mỹ quan đô thị, ảnh hưởng 
đến người đi bộ và xe đạp; 
4) Tiếp cận của người đi bộ phải dễ 
dàng tiếp cận khắp nơi trong khu đô thị 
bằng mạng lưới nối kết dày đặc gồm lối đi 
bộ dọc đường phố, lối đi trong công viên 
(Hình 3); tất cả các khu vực đều có những 
điểm nối dễ dàng tiếp cận cho người đi bộ. 
Hình 1. Mật độ cao và cấu trúc nén 
nhằm khuyến khích đi bộ và xe đạp 
Nguồn: Internet 
Hình 2. Cân bằng không gian mở hòa hợp 
với phát triển xây dựng 
Nguồn: Tác giả 
Hình 3. Người đi bộ dễ dàng tiếp cận 
khắp nơi trong khu đô thị 
Nguồn: Tác giả 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Đức Trí 
50 
2.2. Cân bằng sinh thái trong công trình 
kiến trúc 
2.2.1. Giải pháp chọn hướng công trình 
1) Tận dụng tối đa hướng gió tốt chủ 
đạo của Thành phố Hồ chí Minh cũng như 
vùng đồng bằng Nam Bộ là hướng đông 
nam và tây nam khi bố trí các công trình 
nhà ở và công cộng; 
2) Hướng của các công trình nhà ở và 
công cộng phải dựa theo biểu đồ mặt trời 
và hoa gió của địa phương; 
3) Hướng mặt đứng công trình về phía 
sông (nếu có) để tận dụng luồng hơi mát 
phát ra từ “máy làm mát bằng hơi nước tự 
nhiên” của kiến trúc dân gian truyền thống 
(Hình 4). 
2.2.2. Giải pháp khoảng cách giữa các 
công trình 
1) Giảm khoảng cách giữa các công 
trình bằng cách sử dụng thông gió xuyên 
phòng để đảm bảo nhà phía sau cũng được 
thông gió tốt (B = 2-2,5H, trong đó B là 
khoảng cách giữa 2 công trình); 
2) Bố trí mặt chính công trình lệch với 
hướng gió thổi một góc 30o-45o, khoảng 
cách giữa các công trình B = 1-1,5H vẫn 
đảm bảo thông thoáng tốt; 
3) Bố trí các nhà so le nhau để giữ 
được mật độ xây dựng mà vẫn đảm bảo 
thông gió tốt cho tất cả các nhà. 
2.2.3. Giải pháp bố cục mặt bằng công trình 
1) Hình khối công trình “mở” để thâm 
nhập vào thiên nhiên; 
2) Bố trí các khối nhà ở theo cao trình 
từ thấp đến cao thuận theo chiều gió chủ 
đạo đông nam và tây nam; 
3) Bố cục mặt bằng công trình trong 
tổng thể, phải đảm bảo tất cả công trình 
nằm trong khu vực tiếp cận được các nguồn 
năng lượng sạch tự nhiên như ánh sáng, 
gió, không khí trong lành; 
4) Bố cục mặt bằng công trình nhà ở 
thấp tầng có hiên rộng chạy xung quanh 
nhà làm không gian đệm cho không gian 
sinh hoạt chính trong nhà để tạo ra sự 
chuyển đổi dần từ không khí ngoài nhà qua 
không gian đệm, cửa đi và cửa sổ vào nhà; 
5) Tổ chức mặt bằng công trình nhà ở 
cao tầng dạng mở (thông thoáng về mặt 
không gian) hay mặt bằng dạng lõi sinh thái 
(bố trí một không gian thông tầng ở giữa 
khối công trình) để tăng cường thông gió tự 
nhiên cho toàn bộ công trình (Hình 5); 
6) Bố trí các tầng chức năng, phân chia 
không gian sử dụng trong công trình công 
cộng cần đảm bảo việc lưu thông không khí 
tốt nhất, tận dụng thông gió tự nhiên xuyên 
tầng; 
7) Sử dụng các sân trong và các không 
gian đệm như ban-công, lô-gia để vừa có 
tác dụng che nắng, vừa kết hợp trang trí 
hình khối kiến trúc công trình; 
8) Tổ chức mái chồng mái (mái 2 lớp), 
mái “thực vật” cho nhà cao tầng và thấp 
tầng, tạo một hệ sinh thái tự nhiên ở tầng 
trung gian, nhằm cải thiện điều kiện khí 
hậu của khu vực và đẩy không gian xanh 
tới gần các căn hộ trên cao. 
2.2.4. Giải pháp kiến tạo mặt đứng công trình 
1) Mặt đứng chính của công trình 
không nên bố trí vuông góc với hướng gió 
chủ đạo mà cần tạo với hướng gió chủ đạo 
một góc từ 30-45o để đón gió nhiều nhất; 
2) Đối với nhà phố liền kề, khả năng 
thông thoáng chủ yếu dựa vào hai mặt nhà 
trước sau và mái. Do đó, cần tạo được sự 
chênh lệch áp suất để tạo luồng không khí 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
51 
đối lưu xuyên phòng (thông gió chiều 
ngang) (Hình 6); 
3) Vỏ nhà nhiều lớp, tạo ra những 
khoảng không giữa các lớp vỏ bao che 
tường ngoài nhằm tăng hiệu quả thông gió 
tự nhiên theo chiều đứng; 
4) Giảm “phơi nắng” bằng cách tạo 
mặt nhà có nhiều mảng sáng/tối, lồi/lõm 
(khối đưa ra bên cạnh khối lùi vào theo 
phương đứng) tạo bóng đổ lên mặt đứng 
(theo phương đứng) để giảm trực xạ mặt 
trời chiếu lên vỏ nhà; 
 5) Tổ chức các luồng không khí xuyên 
qua tòa nhà cao tầng, giúp cho tòa nhà 
được thông gió tự nhiên toàn khối (có “cửa 
gió vào” và “cửa gió ra”); 
 6) Chống trực xạ xuyên qua cửa sổ, 
tường kính vào phòng và chống tạt mưa bằng 
cách sử dụng kết cấu che nắng, che mưa; 
7) Phủ cây xanh lên bề mặt công trình 
(vườn đứng) để cây xanh trở thành một bộ 
phận của vỏ công trình, vừa che trực xạ làm 
giảm nhiệt độ, vừa cải thiện chất lượng 
không khí và cảnh quan môi trường; 
8) Cửa sổ và cửa đi, lắp đặt 2 lớp cửa 
theo hệ cửa trong kính, cửa ngoài chớp 
đóng mở linh hoạt để lấy gió mát và ngăn 
bức xạ mặt trời vào mùa hè cũng như lấy 
sáng và ngăn gió lạnh vào mùa đông. 
Hình 4. “Máy” làm mát bằng hơi nước tự nhiên 
Nguồn: Internet 
Hình 5. Tổ chức mặt bằng nhà ở cao tầng 
dạng lõi sinh thái 
Nguồn: Tác giả 
Hình 6. Gió tự nhiên xuyên qua nội thất - thông gió 
xuyên phòng 
Nguồn: Internet 
3. KẾT LUẬN 
Kiến trúc sinh thái trong đô thị ở Thành 
phố Hồ Chí Minh còn rất trẻ trong thời điểm 
hiện nay. Các công trình nghiên cứu kiến 
trúc sinh thái có hệ thống chỉ mới bắt đầu từ 
những công trình kiến trúc riêng lẻ mà chưa 
đi sâu vào lĩnh vực kiến trúc sinh thái trong 
đô thị. Vì thế, các nhà thiết kế, quản lý, đầu 
tư, cũng như người sử dụng chưa thấy hết 
tầm quan trọng của sự cân bằng sinh thái 
trong đô thị, đó là cơ sở để phát triển sinh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Lê Đức Trí 
52 
thái trong kiến trúc đô thị nhằm tạo ra một 
đô thị sinh thái đúng nghĩa. 
Bên cạnh đó, vấn đề về quan điểm thiết 
kế hiện nay, theo tác giả nên từ bỏ quan 
điểm thiết kế sinh lợi, “chạy theo” xu 
hướng thương mại hóa trong kiến trúc đô 
thị của một số dự án đầu tư xây dựng khu 
đô thị mới tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi 
vì, một khi lạm dụng quá mức quan điểm 
thiết kế này sẽ tạo ra một cấu hình đô thị 
phát triển theo chiều ngang, dàn trải, chia 
lô xây dựng phủ kín bề mặt tự nhiên, thu 
hẹp khoảng thở đô thị, dẫn đến hậu quả là 
mất cân bằng sinh thái trong đô thị. 
Vì vậy, để trở thành khu đô thị sinh 
thái “thực sự”, nhà thiết kế cũng như chủ 
đầu tư cần phải tối ưu hóa cơ cấu sử dụng 
đất, cân bằng giữa môi trường xây dựng và 
môi trường tự nhiên, phát triển hệ thống 
giao thông hoàn chỉnh, đa dạng và thân 
thiện, tối đa hóa chất lượng môi trường xây 
dựng trong và ngoài nhà, giảm thiểu sự 
biến đổi bất lợi đến môi trường và hệ sinh 
thái tại chỗ, Đó chính là giải pháp cân 
bằng sinh thái trong đô thị nhằm nâng cao 
chất lượng sống đô thị và xây dựng một 
khu đô thị sinh thái kiểu mẫu, phù hợp với 
điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Việt Châu (2013), Kiến trúc sinh thái - Kiến trúc phát triển bền vững, Tạp chí 
Kiến Trúc, Số 05/2013. 
[2] Nguyễn Khởi (2011), Kiến trúc xanh có tự bao giờ, Tạp chí Kiến trúc & Đời sống, Số 01. 
[3] Phạm Đức Nguyên (2012), Phát triển kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh ở Việt Nam, 
Nxb Tri thức, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Quốc Thông (2013), Toàn cầu hóa với vấn đề phát triển đô thị ở Việt Nam, 
Tạp chí Kiến trúc, Số 04. 
[5] Lê Đức Trí (2018), Giải pháp cân bằng sinh thái trong khu đô thị Vạn Phúc tại Thành phố 
Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc, Trường Đại học Kiến Trúc, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Ngày nhận bài: 27-8-2018. Ngày biên tập xong: 04-9-2018. Duyệt đăng: 24-9-2018 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_can_bang_sinh_thai_cho_khu_do_thi_moi_tai_thanh_ph.pdf