Giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh
TÓM TẮT
Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Năng lực tài chính vừa là điều kiện, vừa là kết quả của quá trình vận hành hệ thống sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp tỷ số và phương pháp Dupont để phân
tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch
vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm gần đây năng lực tài chính của công ty
là tương đối lành mạnh, nhiều chỉ tiêu đạt được ở mức cao và ổn định, thể hiện công tác quản lý tài chính và
quản lý SXKD của công ty là khá tốt, tuy nhiên một số chỉ tiêu đang có xu thế suy giảm và không ổn định,
đang đặt ra những thách thức cần có giải pháp thích hợp và kịp thời mới có thể đảm bảo tính ổn định trong sản
xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Từ khóa: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Hà Tĩnh, năng lực tài chính, quản lý
tài chính.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh

Kinh tế & Chính sách 102 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH Trần Đức Anh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn TÓM TẮT Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính vừa là điều kiện, vừa là kết quả của quá trình vận hành hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp tỷ số và phương pháp Dupont để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm gần đây năng lực tài chính của công ty là tương đối lành mạnh, nhiều chỉ tiêu đạt được ở mức cao và ổn định, thể hiện công tác quản lý tài chính và quản lý SXKD của công ty là khá tốt, tuy nhiên một số chỉ tiêu đang có xu thế suy giảm và không ổn định, đang đặt ra những thách thức cần có giải pháp thích hợp và kịp thời mới có thể đảm bảo tính ổn định trong sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Từ khóa: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Hà Tĩnh, năng lực tài chính, quản lý tài chính. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta. Môi trường kinh doanh trong bối cảnh mới tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, nhưng nó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp vào một cuộc chơi khắc nghiệt với quy luật “mạnh thắng, yếu thua”. Cuộc cạnh tranh khắc nghiệt ngày có ảnh hưởng rất mạnh đến các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), trong nhiều năm vốn được biết đến như là bộ phận doanh nghiệp có cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu năng động trong kinh doanh, bộ máy quản lý cồng kềnh, cũng như tinh thần người lao động sa sút... đã và đang tồn tại từ nhiều năm nay. Công ty lâm nghiệp là một loại DNNN hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp với những đặc thù riêng của mình cũng không nằm ngoài quá trình vận động này. Muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là phải hoàn thiện hơn trong công tác quản lý nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, qua đó nhằm mở rộng sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo sự phát triển vững chắc, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và khẳng định vị thế doanh nghiệp trong ngành, cũng như trong toàn nền kinh tế. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn là một DN có 100% vốn nhà nước, là một đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có truyền thống lâu đời, đã đứng vững và phát triển khá ổn định trong giai đoạn đổi mới của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh đóng cửa rừng tự nhiên, công ty đã có nhiều biện pháp mở rộng lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý và đã đạt được những thành công quan trọng. Tuy vậy, trong công tác quản lý SXKD của mình, công ty cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế tốn tại cần khắc phục, trong đó có công tác quản lý tài chính, mà trước hết là cần nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty. Kinh tế & Chính sách 103TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Thông tin, số liệu sử dụng trong các tính toán của nghiên cứu này được thu thập qua các Báo cáo kết quả SXKD; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bảng cân đối kế toán; các báo cáo chuyên đề và các dữ liệu có liên quan đến sản xuất kinh doanh và quản lý tài của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây để phân tích số liệu: phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh; phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp Dopont được sử dụng để phân tích các khía cạnh về năng lực tài chính của công ty. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn là Doanh nghiệp Nhà nước có tiền thân là Lâm trường Quốc doanh Hương Sơn, được thành lập từ 1955. Qua nhiều giai đoạn đổi mới mô hình tổ chức quản lý, đến nay công ty đang hoạt động trên các lĩnh vực: Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác rừng, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và một số dịch vụ khác. Hiện tại công ty có có 06 phòng chức năng, 6 đội và phân xưởng sản xuất. Doanh thu thực hiện năm 2015 đạt 38,71 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 326 triệu đồng. Tổng tài sản của công ty tại thời điểm 31/12/2015 đạt mức 70,08 tỷ đồng, trong đó tài sản dài hạn 29,97 tỷ đồng (chiếm 42,47%), tài sản ngắn hạn là 40,11 tỷ đồng (chiếm 57,23%). Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu ở mức 31,41 tỷ đồng, nguồn vốn vay nợ ở mức 38,67 tỷ đồng. 3.2. Thực trạng năng lực tài chính của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn 3.2.1. Các chỉ tiêu phản ảnh đòn cân nợ của công ty Các chỉ tiêu đòn cân nợ phản ánh năng lực cân đối vốn và khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Các tỷ số về đòn cân nợ của Công ty trong 3 năm gần đây được tính toán và nêu tại bảng 01. Bảng 01. Các tỷ số về đòn cân nợ của Công ty TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ PTBQ (%) 1 Hệ số tổng nợ chung 0,57 0,55 0,55 98,22 2 Hệ số nợ dài hạn trên nguồn vốn chủ sở hữu 0,46 0,83 0,77 129,38 3 Hệ số nợ phải trả trên tài sản lưu động 1,08 1,12 0,96 94,28 4 Hệ số thanh toán lãi vay 1,01 0,62 0,37 60,53 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty và tính toán của tác giả) Bảng 01 cho thấy: (i) Hệ số tổng nợ chung của Công ty nằm trong mức độ vừa phải, chấp nhận được trong kinh doanh; (ii) Hệ số nợ dài hạn trên nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm có tăng lên, nhưng vẫn ở mức độ chấp nhận được, vẫn đảm bảo khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh của công ty; (iii) Hệ số nợ phải trả trên tài sản lưu động Kinh tế & Chính sách 104 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 trong hai năm 2013 và 2014 đều lớn hơn 1 nhưng sang năm 2015 đã có chuyển biến tốt, về mức nhỏ hơn 1 so với tổng tài sản lưu động; (iv) Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty thấp, có xu thế giảm mạnh, điều này thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp và là điểm hạn chế trong quản lý tài chính của công ty. 3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của Công ty Để đánh giá năng lực hoạt động của tài sản ta cần phân tích các chỉ tiêu: hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho. Các chỉ tiêu tính toán trong 3 năm gần đây được nêu trên bảng 02. Bảng 02. Các chỉ tiêu năng lực hoạt động của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ PTBQ (%) 1 Doanh thu thuần (tr.đ) 18.930 36.330 37.099 140,0 2 Tổng tài sản bình quân (tr.đ) 47.382 67.987 70.084 121,6 3 Hiệu quả sử dụng tài sản 0,40 0,53 0,53 115,1 4 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 57 41 47 90,8 5 Hàng tồn kho (tr.đ) 15.910 22.561 26.132 128,2 6 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 1,19 1,61 1,42 109,2 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty và tính toán của tác giả) Bảng 02 cho thấy các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của công ty đều cho kết quả ở mức khá và có xu thế tốt lên dần qua các năm, thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đều được cải thiện và nâng cao. 3.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ, thông tin này cho biết mức độ lành mạnh trong tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh tính hình tài chính của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn trong 3 năm gần đây được nêu trên bảng 03. Bảng 03. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ PTBQ (%) 1 Tài sản lưu động (tr.đ) 24.848 33.508 40.109 127,1 2 Tổng nợ phải trả (tr.đ) 26.918 37.399 38.673 119,9 3 Hàng tồn kho (tr.đ) 15.910 22.561 26.132 128,2 4 Tổng nợ ngắn hạn (tr.đ) 17.458 12.110 14.351 90,7 5 Tổng tài sản (tr.đ) 47.382 67.987 70.084 121,6 6 Hệ số thanh toán tổng quát 1,76 1,82 1,81 101,4 7 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,42 2,77 2,79 140,2 8 Hệ số thanh toán nhanh 0,51 0,90 0,97 137,9 9 Tỷ số dự trữ (%) 59,1 60,3 67,6 106,9 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty và tính toán của tác giả) Kinh tế & Chính sách 105TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 Nhìn chung các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của Công ty trong 3 năm qua đều ở mức trung bình, thể hiện tình hình tài chính của công ty là khá lành mạnh, giá trị tài sản của Công ty luôn đủ để thanh toán hết các khoản nợ của Công ty. 3.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn trong 3 năm gần đây được tính toán và nêu trên bảng 04. Bảng 04. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ PTBQ (%) 1 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 152 316 326 146,4 2 Doanh thu thuần Tr.đồng 18.930 36.330 37.099 140,0 3 Tổng tài sản Tr.đồng 47.382 67.987 70.084 121,6 4 Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 20.464 30.588 31.410 123,9 5 Doanh lợi tiêu thụ (ROS) % 0,80 0,87 0,88 104,9 6 Doanh lợi tài sản (ROA) % 0,32 0,46 0,47 121,2 7 Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) % 0,74 1,03 1,03 118,0 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty và tính toán của tác giả) Các chỉ tiêu cơ bản như Doanh lợi tiêu thụ (ROS), Doanh lợi tài sản (ROA) và Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) đều có xu thế tăng dần qua các năm, thể hiện năng lực tài chính của công ty ngày càng được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao. 3.3. Những thành công và tồn tại trong việc đảm bảo năng lực tài chính của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn 3.3.1. Những thành công - Thứ nhất, doanh thu lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng. Lợi nhuận vừa là mục tiêu quan trọng vừa là tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong những năm qua mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, song quy mô về lợi nhuận của Công ty tăng lên, đặc biệt năm 2014 có bước tăng đáng kể. Có được điều này là do công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp, đồng thời đa dạng hóa các hình thức kinh doanh. Như vậy khả năng tạo vốn của Công ty ngày càng cao, chứng tỏ năng lực tài chính của Công ty ngày một lớn. - Thứ hai, tổng tài sản của Công ty tăng lên đáng kể qua các năm. So với năm 2013, năm 2015 tổng tài sản của Công ty tăng lên 22.701 triệu đồng tăng 147,91%, một con số khá tốt trong đó sự tăng lên của dự trữ tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản cố định. Nguồn lực của Công ty tăng lên đáp ứng cho nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng. - Thứ ba, khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng được cải thiện. Trong những năm qua cùng với sự tăng lên của các khoản NPT, VCSH của Công ty cũng có bước tăng đáng kể. Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng VCSH và Kinh tế & Chính sách 106 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 giảm NPT dài hạn cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày một nâng cao. Công ty chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, đồng thời cơ cấu vốn của doanh nghiệp an toàn hơn, giảm được rủi ro. Nhờ đó năng lực tài chính của Công ty được cải thiện đáng kể. Đây là một sự chuyển dịch tích cực, là điều kiện thuận lợi để Công ty nắm bắt tốt hơn các cơ hội huy động vốn cũng như kinh doanh, cũng như đối phó tốt hơn với những rủi ro có thể xảy ra. 3.3.2. Những hạn chế - Thứ nhất, việc quản lý, sử dụng tài sản của Công ty còn một số hạn chế, hiệu suất sử dụng tổng tài sản chưa cao. Trong những năm qua Công ty đã đầu tư thêm vào cho tài sản, song chưa tận dụng được hết năng lực hoạt động của tài sản, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty còn thấp. Trong quá trình đầu tư vào tài sản, Công ty chưa tính toán, cân đối được cơ cấu tài sản của mình. Bộ phận tài sản không sinh lời như hàng tồn kho, khoản thu của khách hàng, phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng khá lớn tài sản của Công ty cũng làm hạn chế hiệu suất sử dụng tài sản. - Thứ hai, Công ty đang sử dụng một lượng lớn nợ vay, tự chủ tài chính còn ở mức thấp. Mặc dù cơ cấu vốn của doanh nghiệp năm 2015 đã chuyển dịch theo hướng dẫn VCSH nhưng nợ phải trả của Công ty vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ số nợ cao hơn nhiều so với chỉ tiêu ngành, đáng nói là năm 2014 nợ phải trả rơi vào con số 55,01% nhưng đến năm 2015 không giảm mà lại tăng lên 55,18% tuy nhiên so với các ngành khác tỷ số nợ này thấp hơn. Đây là một dấu hiệu không tốt, thể hiện năng lực tài chính của công ty không cao, vẫn có sự phụ thuộc vào chủ nợ. Hơn nữa, để tiếp tục sản xuất trong thời gian tới, việc tăng các khoản nợ phải trả chưa thể dừng lại dẫn đến tổng nợ tăng nhanh hơn VCSH. - Thứ ba, lợi nhuận của Công ty tăng chưa tương xứng với tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ. Trong những năm qua, doanh thu về bán hàng và CCDV của Công ty không ngừng tăng lên. Song chi phí về giá vốn hàng bán cũng tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn tới lợi nhuận tăng chưa cao. Bên cạnh đó, do nợ phải trả của Công ty ở mức cao trong tổng nguồn vốn. Điều này làm tăng chi phí tài chính của Công ty. Việc tăng các khoản chi phí này làm khả năng sinh lời của Công ty. Công ty cần có kế hoạch quản lý chi phí tốt hơn. - Thứ tư, khả năng sinh lời của Công ty còn ở mức thấp. Khả năng sinh lời của công ty còn ở mức thấp, thể hiện năng lực tài chính yếu kém. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn của Công ty ở mức cao, hàng tồn kho năm sau cao hơn năm trước Công ty cần có hướng giải quyết số hàng và có chiến lược về tiêu thụ sản phẩm. 3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế - Thứ nhất, do đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động của Nhà nước cấp từ trước để lại rất ít trong khi nhu cầu vốn kinh doanh, trồng rừng là rất lớn, Công ty phải vay vốn Ngân hàng để kinh doanh, do vậy chi phí lãi vay trong giá thành cao. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn là công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng và kinh doanh sản xuất gạch nên hàng tồn kho luôn ở mức cao, nợ phải trả cũng cao, đặc biệt là các khoản chiếm dụng vốn ngắn hạn. - Thứ hai, năng lực quản lý tài sản của Công ty chưa tốt. Hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao, khả năng thanh toán ngắn hạn thấp là do nhiều nguyên nhân như ngành nghề kinh doanh, tác động của tình hình kinh tế, nhưng nguyên nhân chủ quan phải kể đến đó là năng lực quản trị tài sản của Công ty còn rất hạn chế. Tài sản ngắn hạn của Công ty cao nhưng khả năng thanh toán vẫn bình thường, bởi lẽ tài sản ngắn hạn của Công ty tập trung quá Kinh tế & Chính sách 107TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 nhiều vào khoản phải thu. Hàng tồn kho lớn. - Thứ ba, hình thức huy động vốn chưa phong phú. Do Công ty vốn 100% nhà nước nên khả năng tiếp cận với đa dạng các nguồn vốn còn hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Hiện tại nguồn vốn chủ yếu của công ty là nợ ngắn hạn và vốn góp chủ sở hữu. Hình thức huy động vốn của Công ty còn rất hạn chế. - Thứ tư, công tác quản lý chi phí giá vốn hàng bán chưa thực sự tốt. Trong những năm qua giá vốn hàng bán của công ty tăng mạnh. Việc tăng giá vốn hàng bán một phần là do doanh thu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên sự tăng giá vốn hàng bán với tốc độ quá cao so với doanh thu thể hiện công tác quản lý GVHB còn nhiều bất cập. GVNH của công ty tăng cao chủ yếu là do giá cả đầu vào cao. GVHB tăng cao dẫn đến giá bán hàng hóa dịch vụ cũng tăng cao, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ cung cấp. - Thứ năm, bộ máy quản lý của Công ty còn cồng kềnh, hệ thống bán hàng còn đồ sộ, cần tinh giảm. Hệ thống quản lý và bán hàng cần tinh giảm để không bị lãng phí nguồn nhân lực và làm tăng chi phí. Trong bối cảnh hiện nay, để tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, bên cạnh tăng doanh thu thì tiết kiệm chi phí là một biện pháp hữu hiệu mà công ty cần lưu ý. Trong những năm qua công tác quản lý chi phí của công ty còn nhiều hạn chế, làm cho lợi nhuận của công ty không cao. 3.4. Các giải pháp góp phần nâng cao năng lực tài chính cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn 3.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Tài sản lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn và tăng mạnh qua các năm để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong khi đó các khoản phải thu và hàng tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động. Do đó, một lượng vốn lớn của công ty bị ứ đọng và không có khả năng sinh lời. Điều này thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh tăng nóng và công ty chưa có biện pháp hữu hiệu để đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy giải pháp quản lý được áp dụng như sau: Đối với các dự án nông lâm nghiệp còn dở dang chưa hoàn thành dứt điểm công ty nên tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các dự án này, tránh hiện tượng kéo dài nhiều năm làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty tăng cao do đó tồn đọng một lượng vốn lớn làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn; Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền. Việc quản lý vốn tiền mặt là một trong những hoạt động quan trọng để đảm bảo hiệu quả vốn lưu động và khả năng thanh toán của công ty; Tăng cường công tác thanh toán công nợ gồm có công nợ phải thu và công nợ phải trả. 3.4.2. Giải pháp tăng quy mô vốn Trong những năm tới, để mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường thì biện pháp tăng quy mô vốn là cần thiết. Công ty nên xây dựng chiến lược phát triển một cách bền vững, làm cơ sở và định hướng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoàn thiện và phát huy hiệu quả công tác kế hoạch trên các lĩnh vực công tác như: Thị trường, đầu tư thiết bị và công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, lao động tiền lương, kế hoạch tài chính và từ đó xác định chính xác nhu cầu về từng loại vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn mà Công ty có khả năng tiếp cận như nguồn vốn nội bộ là từ các quỹ, các cổ đông... và các nguồn vốn bên ngoài như tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, khách hàng ứng trước, tín dụng thuê mua tài sản... Sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu sản xuất kinh doanh nhằm giảm nhu cầu vốn, chi Kinh tế & Chính sách 108 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 phí sử dụng vốn là cơ sở để tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Tăng cường đầu tư lượng vốn đáng kể cho việc mua, thuê các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho thuê chế biến gỗ, đầu tư trồng rừng. Đây cũng là chiến lược dài hạn của Công ty; Trong chiến lược kinh doanh, Công ty còn phải tính đến việc phát triển các sản phẩm mới, phải xem xét thái độ đối với sản phẩm của người tiêu dùng để kịp thời đưa ra các giải pháp cần thiết. Công ty cần quán triệt sâu sắc việc coi trọng chiến lược sản phẩm gắn với việc đổi mới sản phẩm, chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ gắn với sản phẩm; Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành các hoạt động marketing làm tăng vị thế của Công ty và tăng thị phần trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần làm tăng năng lực kinh doanh của Công ty. 3.4.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Công ty Xây dựng hệ thống quản lý kiểm soát trong Công ty cần có kế hoạch thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể cho những cán bộ có liên quan. Giám đốc và Hội đồng thành viên cần quan tâm chỉ đạo, đánh giá quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống kiểm soát quản trị, làm cho hệ thống này có tác dụng thiết thực trong việc hoàn thiện nâng cao năng lực tài chính. Hệ thống thông tin quản lý phải được xây dựng và sử dụng một cách đồng bộ để cung cấp thông tin cho Ban quản lý với chất lượng cao nhất. Mặt khác, những người quản lý cũng phải có đủ năng lực để điều hành và khai thác hệ thống thông tin quản lý một cách tích cực. Hệ thống này bao gồm tất cả các bộ phận như con người, phần mềm, thiết bị và phương tiện các nguyên tắc hoạt động của nó. Để thường xuyên có đầy đủ thông tin, dữ liệu phục vụ hệ thống kiểm soát quản trị, công tác thu thập, xử lý và cung cấp dữ liệu phải đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ. Qua thực tế cho thấy rằng: Để xây dựng một hệ thống thông tin quản lý có hiệu quả thì điều quyết định là con người chứ không phải là trang thiết bị. Do đó, cần chú ý công tác đào tạo, vận động và có quy định chặt chẽ về hệ thống thông tin quản lý. IV. KẾT LUẬN Nâng cao năng lực tài chính là vấn đề rất quan trọng, là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, để thực hiện tốt điều đó doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ lưỡng các chỉ tiêu thông qua việc phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các số liệu cụ thể tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn trong 03 năm 2013 - 2015, Công ty cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao năng lực tài chính. Một là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Hai là tăng quy mô vốn. Ba là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bốn là nâng cao năng lực quản lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Công (2009), Phân tích kinh doanh, Giáo trình Đại học Kinh tế quốc dân, NXB. Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 2. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Báo cáo tài chính năm 2013, Hà Tĩnh. 3. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Báo cáo tài chính năm 2014, Hà Tĩnh. 4. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn, Báo cáo tài chính năm 2015, Hà Tĩnh. 5. Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB. Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB. Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Kinh tế & Chính sách 109TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 SOLUTIONS TO IMPROVE FINANCIAL ABILITY OF HUONG SON FORESTRY AND SERVICES ONE MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANY, HA TINH PROVINCE Tran Duc Anh Huong Son Forest and Services One Member Limited Liability Company SUMMARY Financial ability of company is an ability to ensure financial resources for production and business of company. Financial ability is not only conditions but also results of a process that operates the production and business system of company. This study applied different methods to assess current situation and propose solutions to improve financial ability in Huong Son Forestry and Services One Member Limited Liability Company, Ha Tinh province. Results of the study showed that financial ability of the company was well performed with high and stable values of many indicators, indicating that the company had good management in finance, production and business. However, values of other several indicators were decreasing and not stabling, this creates threats for the company, which require to have appropriate and timely solutions to ensure stability in production and business of the company in coming years. Keywords: Financial ability, financial management, Ha Tinh province, Huong Son Forestry and Services One Member Limited Liability Company. Ngày nhận bài : 05/01/2017 Ngày phản biện : 10/01/2017 Ngày quyết định đăng : 22/01/2017
File đính kèm:
giai_phap_cai_thien_nang_luc_tai_chinh_tai_cong_ty_trach_nhi.pdf