Giá trị tiên lượng của các cytokine TNF‐α, IL‐6, IL 10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng
TÓM TẮT
Mở đầu: Một số cytokine như TNF‐α, IL‐6, IL‐10 là các chất trung gian điều hòa quan trọng trong sinh lý
bệnh của nhiễm khuẩn huyết (NKH). Một số nghiên cứu về cytokine đã được công bố trên thế giới cho thấy giá
trị của cytokine trong vai trò tiên lượng đối với những bệnh nhân NKH nặng và sốc nhiễm khuẩn (7). Ở nước ta
việc định lượng và nghiên cứu giá trị tiên lượng các cytokine TNF‐α, IL‐6, IL‐10 trên bệnh nhân NKH nặng
chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoán
NKH nặng dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001(11) nhập khoa HSCC‐
BV Chợ Rẫy từ 12/2008 đến 12/ 2010.
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang, phân tích. Cỡ mẫu nghiên cứu cần tối thiểu 97 bệnh nhân.
Bệnh nhân vào nghiên cứu được thu thập dữ liệu vào mẫu bệnh án nghiên cứu và lấy máu định lượng TNF‐α,
IL‐6, IL‐10 ngay khi nhập HSCC, sau 2 giờ, sau 4 giờ và sau 24 giờ. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 16.0.
Kết quả: Có 123 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II: 23,3 ± 8,3 và SOFA: 10,6 ± 3,6.
Tại tất cả thời điểm nghiên cứu, ở bệnh nhân NKH nặng, trung vị nồng độ của các cytokin TNF‐α, IL‐6, và IL‐
10 tăng cao hơn giá trị trung bình ở người bình thường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh trung vị
nồng độ một số cytokin của hai nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong tại các thời điểm: IL‐6 ở thời điểm
T24; IL‐10 ở thời điểm T24. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thay đổi của nồng độ cytokin IL‐6 tại
thời điểm T24 so với T0 giữa hai nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong. Ngoài ra, tỷ lệ IL‐10/TNF‐α tại
thời điểm T24 cũng có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong. Diện
tích dưới đường cong (AUC) của nồng độ IL‐6, IL‐10, tỷ lệ IL‐10/TNF‐α huyết thanh giờ thứ 24 và tỷ lệ sai biệt
của nồng độ IL‐6 huyết thanh giờ thứ 24 so với giờ T0 trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết nặng đều ở mức > 0,70. Hầu hết chúng đều có độ nhạy cao, trên 80% và độ đặc hiệu khoảng 60%, giá trị
tiên đoán dương và tiên đoán âm trong khoảng 70 – 80%.
Kết luận: Nồng độ IL‐6 huyết tương ở thời điểm T24 ≥ 97,6 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 82,1% và độ đặc hiệu 68%, diện tích dưới đường cong 0,746.
Tương tự, nồng độ IL‐10 huyết tương ở thời điểm T24 ≥ 7,1 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh
nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 88,1% và độ đặc hiệu 58,6%, diện tích dưới đường cong là 0,723. Tỷ
lệ trung vị nồng độ IL‐10/TNF‐α giờ thứ 24 > 2,33 có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết nặng với độ nhạy 54,5% và độ đặc hiệu 79,3%, diện tích dưới đường cong 0,710. Nồng độ IL‐6 huyết
thanh giờ thứ 24 giảm 0,81 lần so với thời điểm T0 có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn
huyết nặng với độ nhạy 86,4% và độ đặc hiệu 62,9%, diện tích dưới đường cong 0,775.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị tiên lượng của các cytokine TNF‐α, IL‐6, IL 10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 7 GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA CÁC CYTOKINE TNF‐α, IL‐6, IL 10 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT NẶNG Phạm Thị Ngọc Thảo* TÓM TẮT Mở đầu: Một số cytokine như TNF‐α, IL‐6, IL‐10 là các chất trung gian điều hòa quan trọng trong sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn huyết (NKH). Một số nghiên cứu về cytokine đã được công bố trên thế giới cho thấy giá trị của cytokine trong vai trò tiên lượng đối với những bệnh nhân NKH nặng và sốc nhiễm khuẩn (7). Ở nước ta việc định lượng và nghiên cứu giá trị tiên lượng các cytokine TNF‐α, IL‐6, IL‐10 trên bệnh nhân NKH nặng chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoán NKH nặng dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001(11) nhập khoa HSCC‐ BV Chợ Rẫy từ 12/2008 đến 12/ 2010. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang, phân tích. Cỡ mẫu nghiên cứu cần tối thiểu 97 bệnh nhân. Bệnh nhân vào nghiên cứu được thu thập dữ liệu vào mẫu bệnh án nghiên cứu và lấy máu định lượng TNF‐α, IL‐6, IL‐10 ngay khi nhập HSCC, sau 2 giờ, sau 4 giờ và sau 24 giờ. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 16.0. Kết quả: Có 123 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II: 23,3 ± 8,3 và SOFA: 10,6 ± 3,6. Tại tất cả thời điểm nghiên cứu, ở bệnh nhân NKH nặng, trung vị nồng độ của các cytokin TNF‐α, IL‐6, và IL‐ 10 tăng cao hơn giá trị trung bình ở người bình thường. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh trung vị nồng độ một số cytokin của hai nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong tại các thời điểm: IL‐6 ở thời điểm T24; IL‐10 ở thời điểm T24. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thay đổi của nồng độ cytokin IL‐6 tại thời điểm T24 so với T0 giữa hai nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong. Ngoài ra, tỷ lệ IL‐10/TNF‐α tại thời điểm T24 cũng có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong. Diện tích dưới đường cong (AUC) của nồng độ IL‐6, IL‐10, tỷ lệ IL‐10/TNF‐α huyết thanh giờ thứ 24 và tỷ lệ sai biệt của nồng độ IL‐6 huyết thanh giờ thứ 24 so với giờ T0 trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng đều ở mức > 0,70. Hầu hết chúng đều có độ nhạy cao, trên 80% và độ đặc hiệu khoảng 60%, giá trị tiên đoán dương và tiên đoán âm trong khoảng 70 – 80%. Kết luận: Nồng độ IL‐6 huyết tương ở thời điểm T24 ≥ 97,6 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 82,1% và độ đặc hiệu 68%, diện tích dưới đường cong 0,746. Tương tự, nồng độ IL‐10 huyết tương ở thời điểm T24 ≥ 7,1 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 88,1% và độ đặc hiệu 58,6%, diện tích dưới đường cong là 0,723. Tỷ lệ trung vị nồng độ IL‐10/TNF‐α giờ thứ 24 > 2,33 có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 54,5% và độ đặc hiệu 79,3%, diện tích dưới đường cong 0,710. Nồng độ IL‐6 huyết thanh giờ thứ 24 giảm 0,81 lần so với thời điểm T0 có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 86,4% và độ đặc hiệu 62,9%, diện tích dưới đường cong 0,775. Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, cytokines * Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS.BSCKII. Phạm Thị Ngọc Thảo ĐT: 0903628016 Email: thaocrh10@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 8 ABSTRACT PROGNOSTIC VALUE OF SERUM CONCENTRATIONS OF CYTOKINES TNF‐α, IL‐6, IL‐10 IN PATIENTS WITH SEVERE SEPSIS Pham Thi Ngoc Thao* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 7 ‐ 14 Introduction: Serum concentration of cytokines and balance of these inflammatory and anti‐inflammatory cytokines play an important role in pathophysiology of sepsis. This issue has been reported for recent years in developed countries. However, that yet studied in Vietnam. Therefore, we applied Biochip Array Technology – EVIDENCE analyzer of Randox Laboratories Ltd, in measuring serum TNF‐α, IL‐6, and IL‐10 concentrations in patient with severe sepsis and revealed the relationship between those concentrations with clinical characteristics, severity and outcome of patient with sepsis and septic shock. Patient and Method: Patient: From December 2008 to December 2010, adult patients with severe sepsis, admitted to ICU of Cho Ray Hospital, met the diagnosis criteria of ACCP/SCCM 2001 and had microbiological evidence will be recruited. Method: prospective, cross‐sectional observation study. Serum TNF‐α, IL‐6, and IL‐10 will be quantified within the first 24 hours of admission. Result: Of 123 patients were diagnosed severe sepsis had been included, mean APACHE II score was: 21,75 ± 8,89; and SOFA score:12,67 ± 3,56. Serum concentrations of cytokines elevated in patient with severe sepsis. There was a significantly differences between serum cytokine concentrations of TNF‐α, IL‐6, IL‐10, and IL‐6/IL‐ 10 and IL‐10/TNF‐α ratios in groups: patient with vs without septic shock, with vs without MODS and non‐ survivors vs survivors (p< 0.01; 0.01; 0.01 respectively). The ratio of IL‐10/TNF‐α ≥ 5 was related with mortality of patient with sepsis, OR = 1.40 (1.01 – 1.53), p= 0.004. Furthermore, the ratio of IL‐6/IL‐10 in non‐survivors (IL‐6/IL‐10 = 3.26) was 1.31 folds higher than that of survivors (IL‐6/IL‐10 = 2.48). Conclusion: Serum IL‐6 concentration at 24th hour (T24) ≥ 97.6 pg/ml could predict mortality in patients with severe sepsis with a sensitivity of 82.1% and specificity 68%, AUC‐ROC was 0.746. Similarly, serum IL‐10 concentration at 24th hour (T24) ≥ 7.1 pg/ml could predict mortality in patients with severe sepsis with a sensitivity 88.1% and specificity 58.6%, AUC‐ROC 0.723. Median ratio of IL‐10/TNF‐α (T24) > 2.33 abled to predict mortality in patients with severe sepsis with a sensitivity of 54.5% and a specificity of 79.3%, area under the curve 0.710. The serum concentration of IL‐6 at T24 decreased as much as 0.81 times compared to that of T0 had the ability to predict mortality in patients with severe sepsis with a sensitivity of 86.4% and a specificity of 62.9%, area under the curve 0.775. Keywords: Sepsis, cytokines. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân bệnh nặng dù được điều trị với các kháng sinh và các liệu pháp hồi sức hiện đại. Những hiểu biết mới về sinh học phân tử cytokin làm sáng tỏ hơn cơ chế bệnh sinh của NKH, trong đó có vai trò của TNF‐α, IL‐6, IL‐10 là các chất trung gian điều hòa quan trọng trong sinh lý bệnh của NKH. Một số nghiên cứu về cytokin đã được công bố trên thế giới cho thấy giá trị của cytokin trong vai trò tiên lượng đối với những bệnh nhân NKH nặng và sốc nhiễm khuẩn (7). Ở nước ta việc định lượng và nghiên cứu giá trị tiên lượng các cytokin TNF‐α, IL‐6, IL‐10 trên bệnh nhân NKH nặng chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nặng dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội Hồi sức thế giới năm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 9 2001(11) và có bằng chứng vi sinh, nhập khoa HSCC‐BVCR từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2010. Tiêu chuẩn loại trừ Phụ nữ có thai, có ngưng tim trước khi vào khoa HSCC, ung thư, suy thận mạn giai đoạn cuối, xơ gan Child C. Bệnh nhân không được thực hiện xét nghiệm đo (cytokin) máu liên tiếp trên 2 thời điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, cắt ngang, phân tích. Cỡ mẫu nghiên cứu cần tối thiểu 97 bệnh nhân. Bệnh nhân vào nghiên cứu được thu thập dữ liệu vào mẫu bệnh án nghiên cứu và lấy máu định lượng TNF‐α, IL‐6, IL‐10 ngay khi nhập HSCC, sau 2 giờ, sau 4 giờ và sau 24 giờ. Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 16.0. Các tiêu chuẩn áp dụng trong lô nghiên cứu Tiêu chuẩn chẩn đoán NKH, NKH nặng đã được Hội Hồi sức và Hội Thầy thuốc Hoa Kỳ đưa ra từ năm 1992 và được sử dụng trong y văn cho đến nay (11). KẾT QUẢ Đặc điểm chung của bệnh nhân vào nghiên cứu Bảng 1. Số bệnh nhân 123 Tuổi (năm) 58,2 ± 18,8 Nam / nữ 62 / 61 Thời gian nằm viện (ngày) 11 (5 ; 20) Điểm APACHE II trung bình 23,3 ± 8,3 Điểm SOFA trung bình 10,6 ± 3,6 Tỷ lệ tử vong 75/123 (61%) Tỉ lệ mắc và tử vong theo ngõ vào nhiễm khuẩn huyết Bảng 2. Đường vào Tỉ lệ mắc Tỉ lệ tử vong Tiêu hóa 56,1% 66,7% Hô hấp 21,1% 61,5% Niệu dục 7,3% 44,4% Da 6,5% 25,0% Cơ xương 1,6% 50,0% Không rõ 7,3% 66,7% Kết quả cấy máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Biểu đồ 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 10 Tỉ lệ RLCN và tỉ lệ tử vong theo từng cơ quan Bảng 3 Cơ quan Tỉ lệ RLCN chức năng Tỉ lệ tử vong Tuần hoàn 88,6% 62,4% Hô hấp 83,7% 69,9% Thận 69,9% 65,1% Tiêu hóa 49,6% 60,7% Thần kinh 41,5% 78,4% Huyết học 33,3% 61,0% Các yếu tố lâm sàng liên quan tử vong Bảng 4. Thông số Tử vong Còn sống P Thời gian nằm viện (ngày) 12,7 ± 15,4 21,5 ± 13,8 0,002 Điểm APACHE II (trung bình ± SD) 26, 6 ± 7,9 18,0 ± 5,8 <0,001 Điểm SOFA (trung bình ± SD) 11,6 ± 3,6 9,1 ± 2,9 <0,001 Số cơ quan RLCN 4 ± 1 3 ± 1 <0,001 Các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến tử vong Bảng 5. CLS Tử vong Còn sống P Hb (g/dl) 11,0 ± 2,6 11,3 ± 2,3 0,460 BC (K/mm3) 18,1 ± 13,2 20,6 ± 14,2 0,337 TC (K/mm3) 193 ± 134 164 ± 126 0,249 Đường huyết (mg/dl) 138,6 ± 77,8 129,3 ± 80,8 0,547 BUN (mg/dl) 45,9 ± 25,1 35,7 ± 21,6 0,019 Creatinin (mg/dl) 2,47 ± 1,62 1,97 ± 1,45 0,08 Bilirubin (mg/dl) 3,34 ± 4,62 2,40 ± 2,44 0,168 PT 18,6 ± 10,0 16,9 ± 5,4 0,273 aPTT 42,9 ± 20,8 35,9 ± 9,4 0,018 CLS Tử vong Còn sống P pH 7,28 ± 0,14 7,33 ± 0,11 0,037 PaCO2 (mmHg) 33,5 ± 9,3 35,6 ± 7,8 0,213 PaO2 (mmHg) 129,9 ± 99,6 120,4 ± 79,3 0,581 HCO3 (mmol/L) 16,4 ± 5,8 19,0 ± 4,4 0,008 CRP (mg/l) 122,4 ± 60,8 123,3 ± 45,7 0,931 Procalcitonin (ng/dl) 54,4 ± 91,4 42,5 ± 109,8 0,159 Lactate máu 47,6 ± 38,7 36,2 ± 23,4 0,594 Giá trị các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trong tiên lượng bn NKH nặng Diện tích dưới đường cong của biến số trong tiên lượng tử vong bn NKH nặng Bảng 6. AUC Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV APACHE II 0,810 >25 57,3% 97,9% 97,7% 59% SOFA 0,703 >10 64,9% 68,1% 76,2% 55,2% Số cơ quan RLCN 0,668 >3 65,3% 62,5% 73,1% 53,6% AUC CRP 0,528 Procalcitonin 0,604 AUC Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu BUN 0,611 >30 72% 53,2% Creatinin máu 0,562 >1,8 56% 66% pH máu động mạch 0,632 ≤ 7,22 33,8% 90,5% HCO3 0,670 ≤ 16,8 62% 72,3% aPTT 0,592 > 36,8 50,7% 66,7% Giá trị của một số cytokin trợ viêm và kháng viêm (TNF‐α, IL‐6, IL‐10) trong tiên lượng bệnh nhân NKH nặng TNF‐α, IL‐6, IL‐10 các thời điểm nc giữa nhóm bn NKH nặng sống và tử vong Bảng 7 Cytokin Thời điểm SỐNG TỬ VONG Giá trị p (Mann-Whitney test) N Trung vị N Trung vị TNF-α (bình thường:<11pg/ml ) T0 43 12,035 70 12,600 0,212 T2 39 9,760 68 12,930 0,070 T4 36 7,980 66 13,700 0,054 T24 32 7,575 46 9,595 0,293 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 11 Cytokin Thời điểm SỐNG TỬ VONG Giá trị p (Mann-Whitney test) N Trung vị N Trung vị IL-6 (bìnhthường:<1,23pg/ml) T0 43 413,290 71 530,000 0,339 T2 39 266,780 68 530,000 0,079 T4 36 244,730 66 530,000 0,056 T24 32 65,395 46 286,860 0,002 IL-10 (bình thường:<1,9pg/ml) T0 42 40,190 70 50,800 0,556 T2 39 35,080 68 37,690 0,660 T4 36 19,440 66 33,820 0,159 T24 32 5,700 46 18,385 < 0,001 IL-6 T24 so với T0 27 -5,550 44 -0,220 0,028 IL-10 27 -5,480 44 -0,650 0,101 Tỷ lệ IL-6/IL-10 T24 32 0,740 46 2,665 0,465 Tỷ lệ IL-10/TNF T24 32 16,805 46 9,495 < 0,001 Diện tích dưới đường cong của các nồng độ cytokin trong tiên lượng tử vong trên bệnh nhân NKH nặng Bảng 8. AUC 95% CI Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV IL-6_T24 0,7 21 0,602 - 0,821 > 97,6 84,8 % 59,4 % 75,0 % 73,1 % IL-10_T24 0,7 66 0,651 - 0,859 > 7,1 89,1 % 59,4 % 75,9 % 79,2 % IL-10 /TNF (T24) 0,7 19 0,606 - 0,815 > 0,73 82,6 % 53% 71,7 % 68,0 % IL-6 T24 so với T0 0,7 75 0,661 - 0,866 > - 0,81 86,4 % 62,9 % 79,2 % 73,9 % BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng Đặc điểm chung 123 bệnh nhân vào nghiên cứu có tuổi trung bình 58,2 ± 18,8; Tỉ lệ nam/nữ # 1/1. Thời gian nằm viện là 15,9 ± 15,4 ngày. Bệnh nhân có điểm APACHE II > 25 có tỷ lệ tử vong rất cao (95,6%) so với nhóm APACHE II ≤ 25 (p=0,001). Điểm APACHE II có khả năng phân tách khá tốt trong tiên đoán tử vong ở bn NKH nặng. Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Phạm Lưu Nhất Hoàng tại khoa HSCC bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tuổi, điểm APACHE II và SOFA trung bình lần lượt là 69 ± 17 tuổi, 27,2 ± 10,4, 8 ± 1,4 điểm(13). Có sự khác biệt đáng kể về điểm SOFA giữa nhóm bệnh nhân còn sống và nhóm tử vong (9,1 so với 11,6 điểm, với p < 0,001). Điểm SOFA có khả năng tiên đoán tử vong ở bệnh nhân NKH nặng, với AUC khoảng 0,71. Về ngõ vào của NKH Nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa và từ đường hô hấp dưới thường gặp nhất với tỷ lệ tử vong lần lượt là 66,7% và 61,5%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Lưu Nhất Hoàng, phổi và dạ dày ruột là hai ngõ vào thường gặp nhất, phổi chiếm 87,85%, dạ dày– ruột chiếm 12,15%(13). Theo báo cáo EPIC II (năm 2009), phân tích dữ liệu từ 13.796 bệnh nhân ở 1.265 khoa HSCC của 75 quốc gia (trong đó có 137 khoa HSCC của châu Á), cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn ở các khoa HSCC châu Á là 56,6% và ngõ vào từ đường hô hấp chiếm hàng đầu (65,6%)(1). Tình trạng RLCN đa cơ quan ở bệnh nhân NKH nặng trong nghiên cứu của chúng tôi có 82,1% bệnh nhân có biểu hiện RLCN đa cơ quan, trung bình số cơ quan RLCN là 3,53 ± 0,12, tương đồng với báo cáo của các tác giả trong và ngoài nước: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 12 Bảng 9: Tỷ lệ tử vong (%) theo hệ cơ quan bị RLCN Các nghiên cứu cơ quan bị RLCN SOAP (20) CUB-Réa (40 ChengB (3) TN Hải (17) Chúng tôi Hô hấp 26,3– 34,5 97,0 51,4 67,53 69,9 Tuần hoàn 34,3– 42,3 90,7 76,3 66,67 62,4 Gan 27,5– 45,1 (không đánh giá) 61,0 63,79 60,7 Thần kinh 40,6– 43,9 19,6 63,6 58,93 78,4 Thận 22,5– 41,2 57,6 75,8 58,00 65,1 Huyết học 35,4– 52,9 5,6 58,5 53,49 61,0 Đặc điểm về cận lâm sàng Về xét nghiệm huyết học Kết quả nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân NKH nặng, số lượng bạch cầu máu tăng cao so với người bình thường, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của số lượng bạch cầu máu tăng giữa nhóm bn sống và tử vong. Về xét nghiệm sinh hóa máu (bảng 6) Nồng độ BUN và creatinin/máu: nồng độ BUN và creatinin/máu của bệnh nhân vào nghiên cứu là 41,9 ± 24,2 mg% và 2,28 ± 1,57 mg%, là cao so với giá trị bình thường và cao so với báo cáo của LTD Tuyết (có nồng độ creatinin/máu là 1,63 ± 0,9 mg%)(8). Theo nhóm nghiên cứu BEST Kidney, khảo sát ở 54 khoa HSCC của 23 quốc gia, tỷ lệ tử vong chung của suy thận cấp là 60,2% và sốc nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây suy thận cấp thường gặp nhất (chiếm 48%)(16). Nồng độ CRP, Procalcitonin trong huyết tương bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng vào nghiên cứu tăng cao, với nồng độ CRP trung bình là 122,7 mg/l và nồng độ procalcitonin trung bình là 49,8 ng/ml. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân sống và tử vong với p lần lượt là 0,931 và 0,159. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nghiêm Tuấn, Hà Tấn Đức về giá trị của CRP và Procalcitonin cho thấy có giá trị chẩn đoán tốt tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên, giá trị tiên đoán tử vong thấp(1,8). Nồng độ Lactate máu động mạch, Nồng độ Lactate máu của bệnh nhân NKH nặng vào nghiên cứu của chúng tôi tăng rất cao 43,6 ± 34,4 mmol/L; đồng thời nồng độ pH máu giảm (7,302 ± 0,131) và nồng độ HCO3 máu giảm (17,4 ± 5,4 mmol/L) chứng tỏ tình trạng toan chuyển hóa đã rất nghiêm trọng. Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ lactate máu giữa nhóm bn còn sống và tử vong. Theo H.N Bryant, nếu bệnh lý diễn tiến đã vào giai đoạn muộn thì tiên lượng tử vong rất cao(10). Kết quả phân tích khí máu động mạch cho thấy: các thông số pH máu, PaO2, PaCO2 và HCO3‐ ở bệnh nhân NKH nặng vào nghiên cứu thay đổi theo hướng toan chuyển hóa, với pH trung bình 7,302; HCO3‐ là 17,4 mmol/l, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân còn sống và tử vong với p< 0,05. Về xét nghiệm vi sinh Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ cấy máu dương tính là 37/109 trường hợp (=33,9%), tương tự với một số báo cáo khác(5,9,14,15,20). Vi khuẩn gram âm chiếm tỷ lệ nhiều hơn vi khuẩn gram dương, Acinetobacter chiếm tỷ lệ cao nhất (27,0%). Giá trị tiên lượng của các cytokin TNF‐α, IL‐6 và IL‐10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng Đặc điểm về nồng độ TNF‐α, IL‐6, IL‐10 ở bn NKH nặng vào nghiên cứu, Tham khảo y văn và kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi đã chọn các thời điểm: lúc bệnh nhân NKH nặng đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu (T0), tiếp đó 2 giờ sau (T2), 4 giờ sau (T4) và 24 giờ sau (T24) để đo nồng độ và nhận thấy: Tại tất cả thời điểm nghiên cứu, ở bệnh nhân NKH nặng, trung vị nồng độ của các cytokin TNF‐α, IL‐6, và IL‐10 tăng cao hơn giá trị trung bình ở người bình thường. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 13 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh trung vị nồng độ một số cytokin của hai nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong tại các thời điểm: IL‐6 ở thời điểm T24; IL‐10 ở thời điểm T24 (bảng 7). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thay đổi của nồng độ cytokin IL‐6 và IL‐10 tại thời điểm T24 so với T0 giữa hai nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong. Ngoài ra, tỷ lệ IL‐10/TNF‐α tại thời điểm T24 cũng có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân NKH nặng sống và tử vong. Liên quan giữa nồng độ các cytokin TNF‐ α, IL‐6 và IL‐10 với tiên lượng trên bệnh nhân NKH nặng Nồng độ IL‐6 ở thời điểm T24 > 97,6 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên BN NKH nặng với độ nhạy 82,1% và độ đặc hiệu 68%, diện tích dưới đường cong là 0,746. Mặt khác, nồng độ IL‐6 huyết tương giờ thứ 24 so với thời điểm T0 giảm 4,28 lần có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân NKH nặng với độ nhạy 84,2% và độ đặc hiệu 66,7%, diện tích dưới đường cong 0,782 (Bảng 8) Diện tích dưới đường cong của IL‐6 giờ thứ 24 trong tiên lượng tử vong qua các nghiên cứu Bảng 10 Các nghiên cứu n AUC Độ tin cậy 95% Giá trị p Pettilä – 2002(16) 61 0,799 - 0,001 Bozza – 2007(11) 60 0.684 0.548–0.820 0,014 Tschaikowsky – 2011(19) 67 0,700 - 0,001 Chúng tôi - 2011 78 0,746 0,578 - 0,792 0,0001 Kết quả của chúng tôi tương tự các nghiên cứu khác, giá trị AUC của IL‐6 ở thời điểm T24 là khoảng 0,7 – 0,8 cho thấy khả năng phân biệt khá tốt. Theo nghiên cứu của chúng tôi, điểm cắt của IL‐6, IL‐10 thời điểm 24 giờ, tỉ số sai biệt giữa IL‐6 ở thời điểm 24 giờ so với 0 giờ, tỉ số IL‐10/TNF‐α lần lượt là > 97,6 pg/ml; > 7,1 pg/ml; > ‐4,28 và > 2,33. Tương tự, nồng độ IL‐10 ở thời điểm T24 tăng trên 7,1 pg/ml có khả năng tiện lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 88,1% và độ đặc hiệu 58,6%, diện tích dưới đường cong là 0,723. Tỷ lệ nồng độ IL‐10/TNF‐α huyết tương ở thời điểm T24 tăng trên 2,33 có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân NKH nặng với độ nhạy 54,5% và độ đặc hiệu 79,3%, diện tích dưới đường cong là 0,710. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu trên 123 bệnh nhân NKH nặng tại khoa HSCC Bệnh viện Chợ Rẫy có tuổi trung bình 58,2 ± 18,8 tuổi, điểm APACHE II là 23,3 ± 8,3 và SOFA là 10,6 ± 3,6. Tỷ lệ tử vong chung là 61%. Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn là 88,6%, RLCN đa cơ quan chiếm tỷ lệ 82,1%. RLCN tuần hoàn và hô hấp là hai hệ gặp nhiều nhất. Chúng tôi rút ra kết luận về giá trị tiên lượng của TNF‐α, IL‐6 và IL‐10 ở bn NKH nặng như sau: Nồng độ IL‐6 huyết tương ở thời điểm T24 ≥ 97,6 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 82,1% và độ đặc hiệu 68%, diện tích dưới đường cong 0,746. Tương tự, nồng độ IL‐10 huyết tương ở thời điểm T24 ≥ 7,1 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 88,1% và độ đặc hiệu 58,6%, diện tích dưới đường cong là 0,723. Tỷ lệ trung vị nồng độ IL‐10/TNF‐α giờ thứ 24 > 2,33 có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 54,5% và độ đặc hiệu 79,3%, diện tích dưới đường cong 0,710. Nồng độ IL‐6 huyết thanh giờ thứ 24 giảm 0,81 lần so với thời điểm T0 có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với độ nhạy 86,4% và độ đặc hiệu 62,9%, diện tích dưới đường cong 0,775. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Afessa B, Gajic O, Keegan M T (2007), ʺSeverity of illness and organ failure assessment in adult intensive care unitsʺ. Crit Care Clin, 23(3), 639‐658. 2. Bozza F A, Salluh J I, Japiassu A M, Soares M, Assis E F, Gomes R N, et al. (2007), ʺCytokine profiles as markers of disease severity in sepsis: a multiplex analysisʺ. Crit Care, 11(2), R49. 3. Cheng B, Xie G, Yao S, Wu X, Guo Q, Gu M, et al. (2007), ʺEpidemiology of severe sepsis in critically ill surgical patients in ten university hospitals in Chinaʺ. Crit Care Med, 35(11), 2538‐2546. 4. Guidet B, Aegerter P, Gauzit R, Meshaka P, Dreyfuss D (2005), ʺIncidence and impact of organ dysfunctions associated with sepsisʺ. Chest, 127(3), 942‐951. 5. Hà Mạnh Tuấn (1992), Góp phần nghiên cứu nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Nhi, 56‐72. 6. Hà Tấn Đức (2006), Giá trị tiên lượng của nồng độ procalcitonin máu trong 72 giờ đầu nhập viện trên bệnh nhân viêm phổi nặng, Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TP.HCM, 50‐ 80. 7. Kibe S, Adams K, Barlow G (2011), ʺDiagnostic and prognostic biomarkers of sepsis in critical careʺ. J Antimicrob Chemother, 66 Suppl 2, ii33‐40. 8. Lê Thị Diễm Tuyết, Trần Minh Tuấn, Nguyễn Gia Bình và cs (2007), ʺĐánh giá tác dụng của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng tại khoa Điều trị tích cực ‐ Bệnh viện Bạch Maiʺ. Y Học Lâm Sàng(4), 39‐ 43. 9. Lê Thị Thu Thảo (2001), ʺMột số đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và vi trùng học của nhiễm khuẩn huyết gram âmʺ. Y học thực hành(2), 6‐11. 10. Nguyen H B, Kuan W S, Batech M, Shrikhande P, Mahadevan M, Li C H, et al. (2011), ʺOutcome effectiveness of the severe sepsis resuscitation bundle with addition of lactate clearance as a bundle item: a multi‐national evaluationʺ. Crit Care, 15(5), R229. 11. Nguyễn Nghiêm Tuấn (2008), Vai trò của procalcitonin trong chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết, Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TP.HCM, 67‐82. 12. Pettila V (2002), ʺSequential assessment of multiple organ dysfunction as a predictor of outcomeʺ. JAMA, 287(6), 713‐ 714. 13. Phạm Lưu Nhất Hoàng (2011), Giá trị ba thang điểm APACHE II, LODS và SOFA trong tiên lượng tử vong đối với hội chứng nhiễm trùng toàn thân nặng và choáng nhiễm trùng, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Nội Tổng Quát, ĐHYD TP.HCM, 50‐85. 14. Phạm thị Xuân Tú, Phạm Văn Hùng (2002), Đặc điểm lâm sàng, sinh học nhiễm khuẩn huyết sơ sinh, Hội nghị nhi khoa Việt Nam. Nhà xuất bản y học, tập 10, 86‐ 91. 15. Sheng Z (2002), ʺPrevention of multiple organ dysfunction syndrome in patients with extensive deep burnsʺ. Chin J Traumatol, 5(4), 195‐199. 16. Simmons E M, Himmelfarb J, Sezer M T, Chertow G M, Mehta R L, Paganini E P, et al. (2004), ʺPlasma cytokine levels predict mortality in patients with acute renal failureʺ. Kidney Int, 65(4), 1357‐1365. 17. Trương Ngọc Hải, Vũ Đình Hùng, Đỗ Tất Cường (2009), ʺNghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của liệu pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân suy đa tạngʺ. Y Dược Học Quân Sự, Học viện quân y(34), 63‐69. 18. Tschaikowsky K, Hedwig‐Geissing M, Braun G G, Radespiel‐ Troeger M (2010), ʺPredictive value of procalcitonin, interleukin‐6, and C‐reactive protein for survival in postoperative patients with severe sepsisʺ. J Crit Care, 26(1), 54‐64. 19. Vincent J L, Sakr Y, Sprung C L, Ranieri V M, Reinhart K, Gerlach H, et al. (2006), ʺSepsis in European intensive care units: results of the SOAP studyʺ. Crit Care Med, 34(2), 344‐ 353. 20. Võ Hồng Lĩnh (2001), Khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Săn Sóc Đặc Biệt Bệnh viện Chợ Rẫy, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Nội Tổng Quát, 45‐70. Ngày nhận bài báo: 18/04/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 2/05/2013 Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013
File đính kèm:
- gia_tri_tien_luong_cua_cac_cytokine_tnf_il6_il_10_o_benh_nha.pdf