Giá trị lâm sàng của psa (prostate specific antigen) và điểm gleason trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

TÓM TẮT

Cơ sở: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá giá trị lâm sàng của PSA và điểm Gleason trong chẩn đoán

trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.

Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang,thực hiện trên 145 bệnh nhân ung thư tiền

liệt tuyến, được xác định bằng mô bệnh học, chưa can thiệp điều trị, và có kết quả PSA trong huyết thanh. Mô tả

giá trị PSA, điểm Gleason, mối liên quan giữa PSA và điểm Gleason. Mô tả mối liên quan giữa PSA, điểm

Gleason với kết quả di căn xương trên xạ hình xương.

Kết quả: Phân bố nồng độ PSA < 4;="" 4‐9,9;="" 10‐19,9;="" ≥="" 20="" ng/ml="" là="" 4,1;="" 4,8;="" 10,3,="" và="" 80,8%,="" theo="" thứ="" tự.="">

nhạy PSA cho ung thư tuyến tiền liệt với các điểm cắt ≥4; ≥ 10; và ≥ 20 ng/mL là 95,9, 91,1, và 80,8% theo thứ

tự. Phân bố điểm Gleason ≤ 5, 6, và ≥ 7 là 53,1; 29; và 17,8% theo thứ tự. Nhóm bệnh nhân điểm Gleason ≤ 6 có

tỉ lệ cao 93,5% (72/77) với PSA ≥ 20 ng/ml) p < 0,0001.="" không="" có="" mối="" liên="" quan="" giữa="" psa="" và="" điểm="" gleason.="">

lệ di căn xương là 60,8 (95% KTC: 47,1 ‐ 74,5%) trên 51 bệnh nhân được do xạ hình xương. Nồng độ PSA khác

nhau giữa 2 nhóm có và không có di căn xương, 99,2 ± 28,0 so với 46,2 ± 33ng/ml (p< 0,001).="" phân="" tích="" hồi="">

đa thức tuyến tính giữa 3 biến số tuổi ≥ 65, PSA ≥ 10 hoặc > 20 ng/ml, và điểm Gleason ≥ 6, cho thấy PSA ≥ 20

ng/ml có giá trị tiên đoán độc lập về di căn xương. Điểm cắt PSA cho di căn xương là 90,7 ng/ml với độ nhạy và

đặc hiệu là 83,9% và 80%, theo thứ tự. Kết hợp PSA≥20 ng/ml và điểm Gleason ≥ 6 cho tỉ lệ di căn xương là

76,9% (p=0,01).

pdf 9 trang phuongnguyen 6340
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị lâm sàng của psa (prostate specific antigen) và điểm gleason trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị lâm sàng của psa (prostate specific antigen) và điểm gleason trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Giá trị lâm sàng của psa (prostate specific antigen) và điểm gleason trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 98
GIÁ TRỊ LÂM SÀNG CỦA PSA (PROSTATE SPECIFIC ANTIGEN)  
VÀ ĐIỂM GLEASON TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT 
Lê Ngọc Hùng*, Trần Minh Thông** 
TÓM TẮT 
Cơ sở: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá giá trị lâm sàng của PSA và điểm Gleason trong chẩn đoán 
trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. 
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang,thực hiện trên 145 bệnh nhân ung thư tiền 
liệt tuyến, được xác định bằng mô bệnh học, chưa can thiệp điều trị, và có kết quả PSA trong huyết thanh. Mô tả 
giá  trị PSA, điểm Gleason, mối  liên quan giữa PSA và điểm Gleason. Mô  tả mối  liên quan giữa PSA,  điểm 
Gleason với kết quả di căn xương trên xạ hình xương. 
Kết quả: Phân bố nồng độ PSA < 4; 4‐9,9; 10‐19,9; ≥ 20 ng/ml là 4,1; 4,8; 10,3, và 80,8%, theo thứ tự. Độ 
nhạy PSA cho ung thư tuyến tiền liệt với các điểm cắt ≥4; ≥ 10; và ≥ 20 ng/mL là 95,9, 91,1, và 80,8% theo thứ 
tự. Phân bố điểm Gleason ≤ 5, 6, và ≥ 7 là 53,1; 29; và 17,8% theo thứ tự. Nhóm bệnh nhân điểm Gleason ≤ 6 có 
tỉ lệ cao 93,5% (72/77) với PSA ≥ 20 ng/ml) p < 0,0001. Không có mối liên quan giữa PSA và điểm Gleason. Tỉ 
lệ di căn xương là 60,8 (95% KTC: 47,1 ‐ 74,5%) trên 51 bệnh nhân được do xạ hình xương. Nồng độ PSA khác 
nhau giữa 2 nhóm có và không có di căn xương, 99,2 ± 28,0 so với 46,2 ± 33ng/ml (p< 0,001). Phân tích hồi quy 
đa thức tuyến tính giữa 3 biến số tuổi ≥ 65, PSA ≥ 10 hoặc > 20 ng/ml, và điểm Gleason ≥ 6, cho thấy PSA ≥ 20 
ng/ml có giá trị tiên đoán độc lập về di căn xương. Điểm cắt PSA cho di căn xương là 90,7 ng/ml với độ nhạy và 
đặc hiệu là 83,9% và 80%, theo thứ tự. Kết hợp PSA≥20 ng/ml và điểm Gleason ≥ 6 cho tỉ lệ di căn xương là 
76,9% (p=0,01). 
Kết luận: Nồng độ PSA và điểm Gleason là cần thiết trong chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến trước khi bắt 
đầu điều trị. Tuy PSA và điểm Gleason không liên quan tuyến tính với nhau, nhưng sự phối hợp cả hai yếu tố 
này là cần thiết cho tiên lượng di căn xương trong ung thư TTL. 
Từ khóa: PSA, điểm Gleason, di căn xương, ung thư tuyến tiền liệt. 
ABSTRACT 
CLINICAL VALUE OF PSA (PROSTATE SPECIFIC ANTIGEN) AND GLEASON SCORE IN PATIENTS 
WITH PROSTATE CANCER 
Le Ngoc Hung, Tran Minh Thong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 98 ‐ 106 
Background/Aim: The objective of study was to evaluate the clinical value of PSA and Gleason scores in 
patients with prostate cancer. 
Methods:  A  retrospective,  cross‐sectional  study  was  conducted  on  145  patients  with  prostate  cancer, 
confirmed by histopathology, pretreatment intervention, and having the results of PAS  in serum. Describe the 
values  of PSA, Gleason  score,  and  the  correlation  between PSA  and Gleason  score. Evaluate  the  correlation 
between PSA, Gleason score with the results of bone metastasis in bone scan. 
Results:  The  distribution  of  PSA  <4,  4‐9.9,  10‐19.9,  ≥  20  mg/ml  were  4.1,  4.8,  10.3,  and  80.8%, 
* Khoa Sinh Hóa, bệnh viện Chợ Rẫy  ** Khoa Giải Phẫu Bệnh, bệnh viện Chợ Rẫy 
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Ngọc Hùng  ĐT: 0913.653.618 Email: lengochungan@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 99
respectively. The sensitivity of PSA for prostate cancer at cut‐off points ≥4, ≥ 10, and ≥ 20 ng/ml were 95.9, 91.1, 
and 80.8%, respectively. Distribution of Gleason scores ≤5, 6, and ≥ 7 were 53.1, 29, and 17.8%, respectively. 
Patients with Gleason  ≤  6 had 93.5%  (72/77) with PSA  ≥ 20 ng/ml) p < 0.0001. There was no  correlation 
between PSA  and Gleason  score. The percentage  of bone metastasis was 60.8  (95%KTC: 47.1‐74.5%)  on 51 
patients having bone scan. The concentration of PSA was different between 2 groups with and with‐out bone 
metastasis, 99.2±28.0 compared to 46.2±33ng/ml (p< 0.001). Multinomial logistic regression between 3 variables 
age ≥ 65, PSA≥10 or > 20 ng/ml, and Gleason score ≥ 6, revealed that PSA ≥ 20 ng/ml had independent value in 
prognosis for bone metastasis. The cut‐off point of PSA for bone metastasis was 90.7 ng/ml with sensitivity and 
specificity  as  83.9%  and  80%,  respectively. Combination  of PSA≥20  ng/ml  and Gleason  score  ≥  6  had  the 
percentage of bone metastasis of 76.9% (p=0.01). 
Conclusion: The concentration of PSA and Gleason score were necessary  in diagnosis of prostate cancer, 
prior  the  start  of  treatment.  Even  there  was  no  linear  relationship  between  PSA  and  Gleason  score,  the 
combination of both these factors was necessary in prognosis of bone metastasis in prostate patients  
Key words: PSA, Gleason score, bone metastasis, prostate cancer. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) là một vấn đề 
bệnh  lý  quan  trọng  đang dần  phát  triển  và  là 
thách thức đối với nhiều chuyên môn trong y tế 
như  tiết  niệu,  ung  thư,  sinh  hóa,  giải  phẫu 
bệnh(22). Diễn tiến lâm sàng thường khó dự kiến 
trước(9). Nhiều trường hợp phát hiện tình cờ qua 
các  ổ vi  thể ung  thư TTL khi khám nghiệm  tử 
thi(9), và đa số  trường hợp bệnh diễn  tiến chậm 
và không có biểu hiện lâm sàng trong suốt cuộc 
sống. Do  vậy  nhiều  trường  hợp phái  nam  khi 
chết  có  kèm  theo  bệnh  ung  thư  TTL,  nhưng 
không chết do bệnh ung thư TTL. Ngược lại có 
trường hợp  bệnh phát  triển mạnh mẽ  và diễn 
tiến lâm sàng rất xấu(22). 
PSA được sản xuất duy nhất bởi TTL, bình 
thường bài tiết với số lượng rất nhỏ vào máu. Số 
lượng  lớn  PSA  được  phóng  thích  vào máu  từ 
tăng  sản  TTL  lành  tính  (benign  prostatic 
hyperplasia (BPH)), viêm TTL (prostatitis), hoặc 
ung  thư  TTL  (carcinoma  of  the  prostate  (CP)). 
PSA  được  xem  là  dấu  ấn  sinh  học  (biological 
marker)  hay  dấu  ấn  ung  thư  của  TTL(27).  PSA 
thường được sử dụng với các khoảng phân chia: 
0‐3,9 ng/ml là giới hạn bình thường; 4‐9,9 ng/ml 
là  tăng nhẹ; 10‐19,9 ng/ml  là  tăng vừa; và  ≥ 20 
ng/ml là tăng cao(22, 16). 
Khoảng  95‐98%  ung  thư  TTL  là  carcinoma 
tuyến  (adenocarcinoma)  phát  triển  từ  tế  bào 
thượng  bì  ống  tuyến(26). Các  dạng  bệnh  lý mô 
học khác rất hiếm, khoảng 5% bao gồm ung thư 
tế bào nhỏ (small cell carcinoma), ung thư nang 
dạng  tuyến  (adenoidcystic carcinoma), ung  thư 
thần  kinh‐nội  tiết  (neuroendocrine  cancer), 
mucinous carcinoma. Ung thư TTL thường đa ổ, 
70% ở vùng ngoại biên (peripheral zone), 20% ở 
vùng giao tiếp (transitional zone)(32). 
Sự thay đổi cấu trúc, xâm lấn, loạn sản là các 
tiêu chuẩn bệnh lý mô học chính yếu trong chẩn 
đoán ung thư TTL. Có nhiều hệ thống đánh giá 
sự  thay  đồi mô  học,  trong  đó  hệ  thống  thang 
điểm Gleason  được  lựa chọn  sử dụng  rộng  rãi 
toàn cầu(10,11). Điểm Gleason là tổng số điểm của 
02 dạng tổn thương biệt hóa chiếm ưu thế hạng 
1 (primary) và nhì (secondary) trên tiêu bản mô 
học. Điểm được xếp theo mức độ biệt hóa của tế 
bào và sự xâm lần vào vùng chung quanh, từ độ 
1  (grade  1)  là  biệt  hóa  rất  tốt  (very  well 
differentiated) đến độ 5 (grade 5) là biệt hóa rất 
kém (very poor differentiated). Ví dụ nếu ưu thế 
hạng  nhất  của mô  ung  thư  là  biệt  hóa  rất  tốt 
(grade 1) và ưu  thế  thứ hai  là biệt hóa rất kém 
(grade 5) – điểm Gleason sẽ là 1+5 = 6. Phân độ 
theo điểm Gleason có giá trị lâm sàng trong tiên 
lượng điều trị, bệnh nhân có điểm Gleason thấp 
thường sống lâu và tỉ lệ tử vong thấp(9,34). Di căn 
xương  là  biến  chứng  thường  gặp  trong  ung  
thư TTL(17). 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 100
Mục  tiêu  của nghiên  cứu  là khảo  sát mối 
liên quan giữa điểm Gleason và nồng độ PSA 
cũng như giá trị tiên lượng trên mức độ di căn 
xương của hai yếu tố này trên bệnh nhân ung 
thư TTL chưa can thiệp điều trị, được xác định 
bằng kết quả mô học của giải phẫu bệnh. Các 
mục tiêu chuyên biệt gồm đặc điểm lâm sàng, 
cận  lâm sàng, phân bố nồng độ PAS, phân bố 
điểm Gleason, mối  tương  quan  giựa  PSA  và 
điểm Gleason, và giá trị tiên lượng của PSA và 
điểm  Gleason  trên  di  căn  xương  trên  bệnh 
nhân ung thư TTL. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên  cứu  hồi  cứu  và  cắt  ngang mô  tả. 
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nam được 
chẩn đoán lần đầu carcinoma TTL với kết quả 
của khoa giải phẫu bệnh, chưa can  thiệp điều 
trị, và  có kết quả định  lượng PSA  trong máu 
tại  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  từ  năm  2008  –  2010. 
Tiêu  chuẩn  loại  trừ  gồm  không  thỏa  tiêu  chí 
chọn mẫu hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán 
carcinoma TTL và có can  thiệp  truớc đó. Biến 
nghiên cứu gồm các biến độc  lập  là đặc điểm 
nhân trắc, lâm sàng, các đặc điểm của u về thể 
tích và  cấu  trúc mô học  (điểm Gleason). Biến 
phụ  thuộc  là nồng độ PSA  trong máu, di căn 
xương. Khảo sát mối  liên hệ giữa biến di căn 
xương  và  nồng  độ  PSA  được  khảo  sát  qua 
đường cong ROC để tính điểm cắt với độ nhạy 
và  độ  chuyên  liên  quan.Các  biến  nghiên  cứu 
gồm dữ liệu lâm sàng: tuổi (năm), triệu chứng 
cơ  năng  và  triệu  chứng  thực  thể;  dữ  liệu  từ 
bệnh án: nồng độ PSA trong máu, kết quả siêu 
âm bụng hoặc trực tràng, thể tích TTL, kết quả 
tổng  phân  tích  nước  tiểu,  kết  quả  giải  phẫu 
bệnh của u.Một số định nghĩa biến: tuổi được 
chia làm 2 nhóm < 65 tuổi và ≥ 65 tuổi, PSA < 
10, 10‐19,9, ≥ 20 ng/ml, thể tích TTL < 40 ml và 
≥ 40 ml; giải phẫu bệnh chia làm 2 nhóm theo 
điểm Gleason:  ≤  5 và  ≥  6. Cỡ mẫu  được  tính 
dựa theo kết quả đạt 65% cho điểm Gleason ≤ 
6(13), với độ sai biệt 7%,  là 150  trường hợp. Số 
liệu  được  thu  thập  qua mẫu  bệnh  án  nghiên 
cứu,  lưu  trử với phần mềm Excel  2007. Phân 
tích  thống  kê  thưc  hiện  với  phần mềm  SPSS 
phiên bản 18. Phân tích hồi quy đa thức tuyến 
tính (multinomial  logistic regression) áp dụng 
để tìm biến định tính độc lập trong tập hợp các 
biến  định  tính  (nhóm  tuổi,  nhóm  điểm 
Gleason(10,11) nhóm nồng độ PSA) có  liên quan 
đơn biến với biến số phụ thuộc (di căn xương 
trên  xạ  hình  xương).  Phép  kiểm  chi  bình 
phương áp dụng cho biến định  tính và Mann 
Whitney U test cho các biến định lượng (nồng 
độ PSA, tuổi) trong so sánh. Giá trị p < 0,05 là 
có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu được 
trình bày dưới dạng bảng, biểu  đồ, hình  ảnh 
và mô tả. 
KẾT QUẢ 
Tổng số 145 hồ sơ bệnh án được khảo sát, chi 
tiết nêu trong Bảng 1. 
Có  6  bệnh  nhân  ung  thư  TTL  có  PSA  <4 
ng/ml gồm 2 bệnh nhân tuổi trong khoảng 40 – 
64  tuổi  (2/25: 8%) và 4 bệnh nhân  có  tuổi ≥ 65 
(4/120:3,3%). Độ nhạy phát hiện ung thư TTL với 
các điểm cắt ≥ 4 ng/ml, ≥ 10 ng/ml và ≥ 20 ng/ml 
là 95,9%, 91,1%, và 80,8% theo thứ tự (Bảng 2).  
Bảng 1. Đặc điểm nhân trắc, lâm sàng và cận lâm 
sàng của 145 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. 
Đặc điểm Kết quả (n = 145)
Năm khảo 
sát 
2008 54 
2009 64 
2010 27 
Tuổi (năm): TB ± ĐLC 71,2 ± 9,7 (44 - 94)
Tuổi < 65 25 (17,2%) 
Tuổi ≥ 65 120 (83,8%) 
Rối loạn đi tiểu Tiểu khó 107 (73,8%) 
Tiểu đêm 50 (34,5%) 
Bí tiểu 42 (29%) 
Tiểu lắt nhắt 34 (23,4%) 
Tiểu buốt 24 (16,6%) 
Tiểu máu 18 (12,4%) 
Mót tiểu 5 (3,4%) 
Triệu chứng 
rối loạn đi tiểu
0 triệu chứng 18 (12,4%) 
1 triệu chứng 29 (20,0%) 
2 triệu chứng 54 (37,2%) 
3 triệu chứng 33 (22,8%) 
4 triệu chứng 11 (7,6%) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 101
Đặc điểm Kết quả (n = 145)
Thể tích tuyến 
tiền liệt: (n) 
115 trường 
hợp 
trung vị (giới hạn) (ml) 45 (11 – 170) 
phân bố (ml) < 40 33 (28,7%) 
40-59 49 (42,6%) 
60-79 17 (14,8%) 
≥ 80 16 (13,9%) 
Vị trí to của 
tuyến tiền liệt 
Cả 3 thùy(phải, trái, giữa) 90 (62,1%) 
Thùy P-T 10 (6,9%) 
Thùy P 4 (2,8%) 
Thùy T 3 (2,1%) 
Không bất thường 14 (9,7%) 
Thiếu dữ liệu 24 (6,6%) 
Độ cứng (chắc) của 
khối u TLT qua siêu 
âm 
Cứng (chắc) 79 (54,5%) 
Thiếu dữ liệu 66 (45,5%) 
Thể tích nước tiểu tồn lưu: (n) 69 trường hợp 
Trung vị (giới hạn) (ml): 46 (0 – 1253) 
Phân bố < 50 ml 35 (50,7%) 
50 – 299 ml 31 (44,9%) 
≥ 300 ml 3 (4,3%) 
Bảng 2. Đặc điểm PSA và điểm Gleason giải phẫu 
bệnh tuyến tiền liệt. 
 Kết quả (n = 145) 
PSA (ng/ml) Trung bình ± ĐLC 65,7 ± 40,9 
Trung vị (tối thiểu-tối đa) 70,6 (0,2 – 224) 
Phân bố < 4 6 ( 4,1%) 
4 – 9,9 7 ( 4,8%) 
10 – 19 15 (10,3%) 
20 -39 29 (20%) 
40 -59 10 (6,9%) 
60 – 79 11 (7,6%) 
80 – 99 8 (5,5%) 
≥ 100 59 (40,7%) 
Điểm Gleason 
 (n = 145) 
4 1 (0,7%) 
5 76 (52,4%) 
6 42 (29%) 
7 24 (16,4%) 
8 2 (1,4%) 
Bảng 3. Mối liên quan giữa PSA với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng. 
 Tổng số PSA (số trường hợp) 
Điểm cắt 10 ng/ml Điểm cắt 20 ng/ml 
< 10 ≥ 10 p < 20 ≥ 20 p 
Tuổi < 65 25 5 20 
0,03* 
7 18 
0,15 
≥ 65 120 8 112 19 101 
Thể tích tuyến tiền 
liệt (ml) 
< 40 33 5 28 
0,16 
6 27 
0,97 
≥ 40 112 8 104 24 92 
Điểm Gleason 4 1 0 1 
0,06 
0 1 
0,002* 
5 76 4 72 5 71 
6 42 7 35 15 27 
7 24 1 23 5 19 
8 2 1 1 1 1 
Nhóm điểm 
Gleason 
Gleason ≤ 5 77 4 73 
0,09 
5 72 
0,000* 
Gleason ≥ 6 68 9 59 21 47 
Bảng 4. Mối liên quan giữa di căn trên xạ hình xương và các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trên 51 trường hợp 
ung thư tuyến tiền liệt. 
Đặc điểm Kết quả xạ hình xương (n = 51) p Ghi chú 
Không di căn Có di căn 
 Nồng độ PSA (ng/ml) 
Tuổi < 65 9 5 
0,024* 
58,9 ± 39,6 p = 0,01 
≥ 65 11 26 85,8 ± 37,7 M W U test 
Thể tích TTL (ml): < 40 6 14 
0,28 
≥ 40 14 17 
Nồng độ PSA (ng/ml) < 10 3 0 
0,026* 
RR: 2,8 (1,9 – 4,1) 
≥ 10 17 31 
< 20 4 0 
0,009* 
RR: 2,9 (1,9 – 4,5) 
≥ 20 16 31 
 46,2 ± 33,3 99,2 ± 28,0 0,000* 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 102
Đặc điểm Kết quả xạ hình xương (n = 51) p Ghi chú 
Không di căn Có di căn 
Điểm Gleason 5 8 20 
0,246 
6 7 6 
7 5 4 
8 0 1 
Nhóm điểm Gleason ≤ 5 8 20 
0,086 
≥ 6 12 11 
PSA < 20 và Gleason < 6 3 0 
0,014* 
PSA ≥ 20 hoặc Gleason ≥ 6 11 11 
PSA ≥ 20 và Gleason ≥ 6 6 20 
Phân  bố  điểm  Gleason  và  nồng  độ  PSA 
không có liên quan với điểm cắt PSA 10 ng/ml, 
nhưng  biệt  với  điểm  cắt PSA  20  ng/ml. Trong 
nhóm  điểm  Gleason  ≤  5,  có  bệnh  nhân  93,% 
(72/77) có nồng độ PSA ≥ 20 ng/ml (Bảng 3). 
Tỉ lệ di căn xương là 60,8% (95% KTC: 47,1‐
74,5%).  Bệnh  nhân  có  cả  2  yếu  tố  PSA  ≥  20 
ng/ml và Gleason ≥ 6, có tỉ lệ di căn xương cao 
là 76,9% (20/26), khác biệt so với các nhóm còn 
lại (Bảng 4). 
Bảng 5. Phân tích tuyến tính logic đa biến định danh 
(multinominal logistic regression) của các biến số tuổi 
≥ 65, PSA ≥ 10 ng/ml/hoặc PSA ≥ 20 ng/ml, và điểm 
số Gleason ≥ 6 trên khả năng di căn xương của 51 
bệnh nhân ung thư TTL. 
Kiểu kết hợp 
biến số 
Giá trị p (kiểm định Chi bình phương) liên 
quan di căn ... ml, theo thứ tự. Lý do có thể cỡ mẫu nghiên 
cứu khác nhau (145 so với 1783). 
Để  thuận  lợi  trong  so  sánh một  số  tác giả 
chia  điểm  Gleason  ra  2  nhóm  2‐5  (nguy  cơ 
thấp) và 6‐10 (nguy cơ cao) như Shih WJ, 1992, 
Lekili M  1994(29,18).  Tỉ  lệ  bệnh  nhân  ung  thư 
TTL có điểm Gleason ≤ 5 là 35,4% (23/65) theo 
Shih  WJ,  1992(29),  40%  (10/25)  theo  Lekili 
1994(18), và của chúng  tôi  là 53,1% (77/145) với 
bệnh nhân có điểm Gleason (4‐5). Nghiên cứu 
của Mawakyoma HA 2010(22) ghi nhận Gleason 
thấp  (2‐4)  là  6%,  trung gian  (5‐7)  là  61,1% và 
cao (8‐10) là 33,6% trên 113 bệnh nhân ung thư 
TTL  gốc  Tanzania.  Tỉ  lệ  bệnh  nhân  ung  thư 
TTL  có  điểm  Gleason  ≥  8  ghi  nhận  rất  cao 
khoảng  60%  trong  nghiên  cứu  của  Catalona 
WJ  2002(4).  Trong  nghiên  cứu  trên  145  bệnh 
nhân Việt Nam ung  thư TTL  chỉ  có  2  trường 
hợp có điểm Gleason  là 8 (1,4%). Sự khác biệt 
về  tỉ  lệ biệt hóa  tế bào ung  thư TTL giữa  các 
nghiên  cứu  được  gợi  ý  do  khác  biệt  về  di 
truyền, môi  trường, gốc dân  tộc, chế độ ăn(22). 
Tỉ  lệ  phần  trăm  của  phân  bố  Gleason  trên 
nghiên  cứu  thuốc  Finasteride  (n  =  1147)  của 
Lotan Y  2005(19)  là:  điểm  2‐4:  5%,  5‐6:  73%,  7: 
17%, 8‐10: 5%, nghiên cứu của chúng tôi là 0,7, 
81,4,  16,6  và  1,4%  theo  thứ  tư  của  nghiên  cứu 
trên. Do vậy, hiện nay thường phân chia kết quả 
mô  học  của  tuyến  tiền  liệt  thành  2  nhóm 
Gleason chính  là ≤ 5 và ≥ 6(18,22,29). Khảo sát  trên 
540 bệnh nhân Thụy Điển với ung  thư TTL  có 
điềm Gleason 2‐6 là 63% và ≥ 7‐10 là 37%. Tỉ lệ 
đa số bệnh nhân có điểm Gleason trong phạm vi 
trung gian 6‐7  là  thường gặp nhất  trong da  số 
nghiên cứu với tỉ lệ khoảng 70%(22). 
Sự  khác  biệt  nồng  độ  PSA  giữa  2  nhóm 
điểm  Gleasone  được  ghi  nhận  bởi  Shih  WJ 
1992(29) với phương pháp hồi cứu trên 65 bệnh 
nhân  ung  thư  TTL,  với  PSA  trung  bình  là 
134,39 ng/mL (độ lệch sai lầm 64) trong nhóm 
có điểm Gleason cao (6‐10; n = 42) cao hơn so 
với 23,6 ng/ml (độ lệch sai lầm 6.0) trong nhóm 
điểm  Gleason  thấp  (2‐5:  n  =  23).  Ghi  nhân 
tương  tự  trong nghiên cứu của Lekili, 1994(18), 
nhưng kém chặc chẽ hơn, do bởi trong 15 bệnh 
nhân  với  điểm Gleason  5‐9,  có  8  trường  hợp 
PAS dưới  2 ng/ml và  7 với PSA  >  10 ng/mL. 
Nghiên cứu của Mawakyoma HA, 2010(22) ghi 
nhân có sự khác biệt về giá trị trung bình của 
PSA  giữa  các  nhóm  điểm  Gleason  như  sau: 
30,8 ng/ml (Gleason: 2‐4), 53,9 ng/ml (Gleason: 
5‐7)  và  103  ng/ml  (Gleason:  8‐10).  Zivkovic, 
2004(34), mô tả mối liên hệ tuyến tính giữa nồng 
độ PSA và điểm Gleason trên cỡ mẫu 40 bệnh 
nhân ung thư TTL, với độ dốc thấp (a = 0,016) 
và  hệ  số  tương  quan  r2  là  0,21.  Sự  liên  hệ 
dương tính này được giải thích do tế bào ung 
thư TTL  sàn xuất nhiều PSA hơn  tế bào bình 
thường(12), do vậy có thể rằng nhóm tế bào ung 
thư kém biệt hóa  sản xuất và phóng  thích  số 
lượng PSA nhiều hơn nhóm tế bào có biệt hóa 
tốt(29). Tuy nhiên với hệ số tương quan thấp, r2 
= 0,21, cho  thấy  điểm Gleason chỉ  ảnh hưởng 
khoảng 21%  trên sự sản xuất PSA, các yếu  tố 
nội  tại  khác  có  thể  ảnh  hưởng  trên  nồng  độ 
PSA.  Marbele  SG,  2008(21),  ghi  nhận  hệ  số 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 104
tương  quan  giữa  PSA  và  điểm Gleason  thấp 
hơn r2 = 0,03, trên 200 mẫu sinh thiết TTL của 
200 bệnh nhân Brazil. 
Ngược  lại  có  nhiều  nghiên  cứu  cho  thấy 
không  có mối  liên  hệ  giữa  nồng  độ  PSA  và 
điểm Gleason. Schroder FH 2000(28), báo cáo có 
khoảng 50% bệnh nhân ung thư TTL (127/348) 
có  nồng  độ  PSA  2‐4  ng/ml  nhưng  có  điểm 
Gleason  rất  cao  (≥  7,  có  chứa  điểm  con  là  4 
hoặc  5).  Abu  Farsakh  MG,  2008(1),  báo  cáo 
không có mối  liên quan giữa PSA và Gleason 
score  (7‐10)  trên 150 mẫu sinh  thiết  trên bệnh 
nhân  ung  thư  TTL  người  Jordan.  Hsieh  TF, 
2005(15) ghi nhận không có mối  liên quan giữa 
PSA  trước  điều  trị  và  điểm  Gleason  của  52 
mẫu sinh  thiết sau phẫu  thuật cắt khối u TTL 
trên  bệnh  nhân  Đài  Loan.  Divrik  RT,  2007(8), 
ghi  nhân  không  mối  liên  hệ  giữa  PSA  và 
Gleason trên cỡ mẫu lớn n = 392 mẫu sinh thiêt 
TTLsau phẫu thuật trên bệnh nhân người Thổ 
Nhĩ  Kỳ.  de  Sousa  S,  2005(7),  ghi  nhận  chỉ  có 
58% bệnh nhân với điểm Gleason 7 có PSA > 
20 ng/ml,  trong nghiên  cứu  trên  195 ung  thư 
TTL người gốc Brazil. Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi trên 145 mẫu sinh thiết TTL cũng ghi 
nhận  không  có  mối  liên  quan  giữa  PSA  và 
điểm  Gleason;  93,6%  (71/76)  bệnh  nhân  với 
điểm Gleason 5 có nồng độ PSA> 20 ng, trong 
khi chỉ có 69,7% (46/66) bệnh nhân với Gleason 
≥ 6 có PSA > 20 ng/ml. 
Bệnh  nhân  có di  căn  xương  trong  nghiên 
cứu  của  chúng  tôi  thuận với  các biến  số  đơn 
biến như  tuổi ≥ 65, PSA ≥10 ng/ml hay PSA≥ 
20 ng/ml  (p < 0,05). Với phân  tích hồi qui  đa 
biến  định  tính  (multinominal  logistic 
regression)  với  các  biến  số  tuổi  ≥  65,  điểm 
Gleason ≥ 6 và nồng độ PSA cho thấy PSA ≥10 
ng/ml  (p  =  0,03, RR  =  2,8  (95% KTC:  1,9‐4,1)) 
hay PSA≥ 20 ng/ml  (p =0,009, RR = 2,94  (1,97‐
4,37))  là  yếu  tố  tiên  lượng duy  nhất  ổn  định 
trong tiên lượng di căn xương trên bệnh nhân 
ung  thư  TTL.  Đường  cong ROC  cho  kết  quả 
điểm  cắt  PSA=90,7  ng/ml  tiên  lượng  di  căn 
xương với độ nhạy 93,8% và độ đặc hiệu 80%. 
Tỉ lệ thất bại điều trị với PSA xuất hiện trở 
lại (> 0,2 ng/ml) sau phẫu thuật cắt tận gốc TTL 
(radical  prostatectomy)  tỉ  lệ  thuận  theo  nồng 
độ PSA  trước điều  trị  (11, 40, và 60% cho các 
nồng độ  20 ng/ml), và kém hơn 
so  với  điểm Gleason  (17,  20  và  50%  cho  các 
điểm Gleason ≤ 6, 7, và ≥ 8) trên 50 trường hợp 
theo dõi đến 7 năm(31). 
Yếu tố PSA > 10 ng/ml  là nguy cơ cao cho 
thất  bị  điều  trị  với  PSA  tái  phát  trở  lại  sau 
phẫu thuật cắt TTL tân gốc và PSA > 20 ng/ml 
là  chỉ  định  cần  tầm  soát xạ hình xương  được 
nêu  trong một  số  nghiên  cứu(31,19).  Tuy  nhiên 
Mawakyoma HA 2010(22) vẫn nêu sự cần  thiết 
kết hợp cả 2 yếu tố gồm điểm Gleason và nồng 
độ  PSA  trong  tiên  đoán  độ  nặng  của  bệnh. 
Alberto  B,  2010(2),  khảo  sát  hồi  cứu  trên  853 
bệnh nhân ung thư TTL đưa ra một kiểu phân 
loại  nguy  cơ mới  “xạ  hình  xương  cần  được 
thực hiện khi bệnh nhân có điểm Gleason qua 
sinh thiết > 7 hoặc PSA > 10 ng/ml và khối u có 
thể sờ chạm được (cT2/T3). 
Jaukovic L  2011(17) nghiên  cứu  155  trường 
hợp ung thư TTL chưa điều trị, có làm xạ hình 
xương, cho thấy tỉ  lệ di căn xương ở nhóm có 
PSA> 20 ng/ml (31,7%) cao hơn nhóm có PSA < 
10  ng/mL  (10,5%),  p  =  0,002,  và  tỉ  lệ  di  căn 
xương  ở  nhóm Gleason  ≥  8  (48,5%)  cao  hơn 
nhóm Gleason  ≤ 7  (11,5%) p < 0,0001. Nghiên 
cứu  của  chúng  tôi, bệnh nhân  có  cả  2 yếu  tố 
PSA ≥ 20 ng/ml và Gleason ≥ 6, có tỉ  lệ di căn 
xương cao là 76,9% (20/26), khác biệt so với các 
nhóm còn lại (p = 0,014). Egeval L, 2002(9), khảo 
sát trên 305 bệnh nhân ung  thư TTL,  theo dõi 
0‐22 năm, ghi nhân có sự khác biệt về thời gian 
sống giữa các nhóm điểm Gleason 4‐5, 6, 7, 8‐
10 là 20, 16, 10 và 5 năm (p=0,001). Do vậy cả 2 
yếu  tố PSA cao  (≥ 20 ng/ml) và điểm Gleason 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 105
cao  (≥ 6)  đều  có giá  trị  tiên  lượng  cho di  căn 
xương trong ung thư TTL. 
KẾT LUẬN 
Nồng  độ  PSA  trong  huyết  thanhvà  điểm 
Gleason qua kết quả mô học là cần thiết trong 
chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trước khi bắt 
đầu điều trị. Tuy PSA và điểm Gleason không 
liên quan tuyến tính với nhau, nhưng sự phối 
hợp  cả  hai  yếu  tố  này  là  cần  thiết  cho  tiên 
lượng di căn xương trong ung thư TTL. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abu Farsakh MG, Abu  Farsakh HA  (2008).  Serum prostate‐
specific  antigen,  radiologic  findings  and  Gleason  score  in 
prostate  biopsies  in  Jordan.  Hematol  Oncol  Stem  Cell  Ther. 
1(3):171‐4. 
2. Alberto B, Niccolo P, Matteo F, et al (2010). When to perform 
bone  scan  in patients with newly diagnosed prostate  cancer: 
external  validation  of  the  currently  available  guidelines  and 
proposal of a novel risk stratification tool. European Urology 57: 
551‐558. 
3. Carroll P, Coley C, McLeod D,  Schellhammer P  et al  (2001). 
Prostate‐specific  antigen  best  practice  policy‐  part  I:  early 
detection and diagnosis of prostatic cancer. Urology 57(2): 217‐
224. 
4. Catalona  WJ,  Antenor  JA,  Roehl  KA  (2002).  Screening  for 
prostate cancer in high risk populations. J. Urol. 168 (5): 1980‐
1984. 
5. Dalkin  B.L., Ahmann  F.,  Southwick  P  (1993). Derivation  of 
normal  prostate‐specific  antigen  (PSA)  level  by  age.  J. Urol. 
149:413A–413A. 
6. DeAntoni EP (1997). Age‐specific reference ranges for PSA  in 
the detection of prostate cancer. Oncology  (Williston Park) 11: 
475‐482. 
7. de  Sousa  S,  Marcia  P,  de  Abreu,  Evandro  L  et  al  (2005). 
Correlation Between PSA Level, Gleason Score and Bone Scan 
in Staging of Prostate Cancer Patients. Alasbimn Journal 7(27):1‐
6. 
8. Divrik  RT,  Eroglu  A,  Sahin  A,  Zorlu  F,  Ozen  H  (2007). 
Increasing the number of biopsies increases the concordance of 
Gleason  scores  of  needle  biopsies  and  prostatectomy 
specimens. Urol Oncol. 25(5):376‐82. 
9. Egeval L, Granfors T, Karlberg L et al (2002). Prognostic value 
of  the Gleasons score  in prostate cancer. BJU International 89: 
538‐542. 
10. Gleason DF (1976). Classification of prostate carcinoma. Cancer 
Chemotherapy Reports 50: 125‐138. 
11. Gleason,  D.  F.  (1977).  ʺThe  Veteranʹs  Administration 
Cooperative Urologic Research Group: histologic grading and 
clinical  staging of prostatic  carcinomaʺ.  In Tannenbaum, M.. 
Urologic Pathology: The Prostate. Philadelphia: Lea and Febiger. 
pp. 171–198. ISBN 0‐8121‐0546‐X. 
12. Griffiths J (1990). Prostate antigen: a new perception of use in 
serum. Am J Clin Pathol 93: 845‐846. 
13. Holmstrom B, Johasson M, Bergh A, Stenman U‐H, Hallmans 
G, Stattin P (2009). Prostate specific antigen for early detection 
of prostate cancer: longitudinal study. BMJ 339: b3537. 
14. Horninger W, Reissiggl A, Rogatsch H, Volgger H, Studen M, 
Klocker  H  (2000).  Prostate  cancer  screening;  in  the  Tyrol 
Austria; experience and results. Eur J Cancer 36(10): 1322‐1335. 
15. Hsieh TF, Chang CH, Chen WC, Chou CL, Chen CC, Wu HC 
(2005).  Correlation  of  Gleason  scores  between  needle‐core 
biopsy and radical prostatectomy specimens  in patients with 
prostate cancer. J Chin Med Assoc. 68(4):167‐71. 
16. Jasmin HJ, Himani BP, Bijol G, Hetal VV et al (2012). Diagnostic 
utility  of  prostate  specific  antigen  for  detection  of  prostatic 
lesions.  International Journal of Biomedical and Advance Research 
3(4): 268‐272. 
17. Jaukovic  L,  Ajdinovic  B,  Cerovic  S  et  al  (2011).  Is  bone 
scintigraphy  necessary  in  initial  staging  of  prostate  cancer 
patients?. Hell J Nucl Med 14(2): 126‐130. 
18. Lekili M, Zengin M, Postaci H, Ayder AR (1994). Relationship 
between  Histologic  Grading  and  Serum  Prostate  Specific 
Antigen  in  Prostatic  Carcinoma.  International  Urology  and 
Nephrology 26(6): 665‐668. 
19. Lotan  Y, Cadeddu  JA,  Lee  JJ,  Roehrborn CG,  Lippman  SM 
(2005).  Implications of  the prostate  cancer prevention  trial:  a 
decision analysis model of survival outcomes. Journal of Clinical 
Oncology 23(9): 1911‐1920. 
20. Malati T, Kumari GR (2004). Racial and ethnic variation of PSA 
in global population: age specific reference intervals for serum 
prostate specific antigen in healthy South Indian males. Indian 
Journal of Clinical Biochemistry 19(1): 132‐137. 
21. Marbele SG, Maisa MQ, Luciana RM, Luis AM,  et al  (2008). 
Gleason  score  as predictor  of  clinicopathologic  findings  and 
biochemical  (PSA)  progression  following  radical 
prostatectomy. International Braz J Urol 34(1): 23‐29. 
22. Mawakyoma HA, Mabandi JL (2010). Correlation of Gleason’s 
score  and  pretreatment  prostate  specific  antigen  in  patients. 
Professional Med J 17(2): 235:240. 
23. Morgan TO, Steven O, Jacobsen J, McCarthy WF, Jacobson DJ, 
McLeod DG, Judd WN (1996). Age specific ranges  for serum 
prostate specific antigen  in Black men. New Engl. J. Med. 335: 
304‐310. 
24. Oesterling JE, Cooner WH, Jacobsen SJ, et al (1993). Influence of 
patient  age  on  the  serum  PSA  concentration: An  important 
clinical observation. Urol Clin North Am 20(4):671‐680. 
25. PSA Best Practice Policy Task Force. Prostate‐specific antigen 
(PSA) Best Practice Policy (2000). Oncology 14 (2): 267‐286. 
26. Sata  F,  Umenura  T,  Kishi  R  (2001).  The  epidemiology  of 
prostate cancer‐recent trends in prostate cancer incidence and 
mortality. Gan To Kagaru Rhyoho 28(2): 184‐269. 
27. Semjonow A, Angelis GDE, Oberpennin F, Schimid HP  et al 
(2000).  The  clinical  impact  of  different  assays  for  prostatic 
specific antigen. BJU International 86: 590‐597. 
28. Schroder FH, Van‐Der‐Cruijsen, Koeter I, De Koning HJ, et al 
(2000).  Prostate  cancer  detection  at  low  prostate‐specific 
antigen. I Urol 163(3): 806‐812. 
29. Shih WJ, Gross K, Mitchell B, Collins J, Wierzbinski B, Magoun 
S,  Ryo  UY  (1992).  Prostate  adenocarcinoma  using  Gleason 
scores  correlates with  prostate‐specific  antigen  and  prostate 
acid phosphatase measurements. J Natl Med Assoc. 84(12):1049‐
50. 
30. Thompson  IM,  Pauler  DK,  Goodmann  PJ,  et  al  (2004). 
Prevalence  of  prostate  cancer  among  men  with  a  prostate 
specific  antigen  level  =  4  ng/ml.  Journal  of Medicine  350(22): 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 106
2239‐2246. 
31. Venyo A, Imran S, Shan S, Gordon R, Barnes D (2012). Serum 
PSA,  Gleason  score  and  clinical  staging  in  predicting 
biochemical  (PSA)  failure  after  radical  prostatectomy  for 
carcinoma  of  prostate.  WebmedCentral  Urology  3(4): 
WMC003222. 
32. William KO, Mark H, Anthony VD,  Jerome  PR,  Philip WK 
(2003).  Biology  of  prostate  cancer.  In  Holland‐Frei  Cancer 
Medicine,  6th  edition.  Kufe DW,  Pollock  RE, Weichselbaum 
RR, et al., editors. Hamilton (ON): BC Decker. 
33. Zivkovic  S  (2004).  Correlation  between  prostate‐specific 
antigen and histopathological difference of prostate carcinoma. 
Arch Oncol 12(3): 148‐151. 
34. Zynger DL, Yang X (2009). High‐grade prostatic intraepithelial 
neoplasia  of  the  prostate:  the  precursor  lesion  of  prostate 
cancer. Int J Clin Exp Pathol 2: 327‐338. 
Ngày nhận bài: 18/04/2013 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 6/05/2013 
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_lam_sang_cua_psa_prostate_specific_antigen_va_diem_g.pdf