Giá trị kinh tế và môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay vùng duyên hải Nam Trung Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu giá trị kinh tế và môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay được

thực hiện ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Nghiên cứu xác định giá trị sử

dụng trực tiếp và giá trị môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay. Các giá

trị sử dụng trực tiếp và giá trị hấp thụ các bon được lượng giá bằng phương

pháp giá thị trường; giá trị phòng hộ của rừng được xác định bằng phương pháp

dựa vào chi phí và phương pháp chi phí du lịch được áp dụng trong ước lượng

giá trị cảnh quan của rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị sử dụng trực tiếp

của rừng phòng hộ chắn gió, cát bay tại các điểm nghiên cứu ở Ninh Thuận là

rất thấp, từ 1,1 - 1,4 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên giá trị sử dụng gián tiếp

(phòng hộ, cảnh quan, hấp thụ các bon) của rừng phòng hộ là rất lớn, từ 7,5 -

13,0 triệu đồng/ha/năm (chiếm 87,1 - 90,3% tổng giá trị kinh tế môi trường của

rừng). Trong các giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị phòng hộ sản xuất là từ 2,9 -

5,5 triệu đồng/ha/năm (chiếm 34,2 - 38,6%); giá trị phòng hộ dân cư, tài sản là

từ 1,7 - 1,8 triệu đồng/ha/năm (chiếm 12,0 - 21,6%); giá trị phòng hộ sức khỏe

là từ 260.000 - 531.000 đồng/ha/năm (chiếm 3,0 - 3,8%); giá trị cảnh quan là từ

340.000 - 452.000 đồng/ha/năm (chiếm 3,1 - 3,9%) và giá trị hấp thụ các bon là

từ 2,1 - 4,7 triệu đồng/ha/năm (chiếm 24,4 - 32,8%).

pdf 11 trang phuongnguyen 1580
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị kinh tế và môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay vùng duyên hải Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị kinh tế và môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Giá trị kinh tế và môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Tạp chí KHLN 2/2013 (2782-2792) 
©: Viện KHLNVN-VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
2782 
GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA RỪNG PHÒNG HỘ 
CHỐNG CÁT BAY VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 
Nguyễn Thùy Mỹ Linh, Phùng Đình Trung và Vũ Tấn Phƣơng 
Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam 
Từ khoá: Rừng 
phòng hộ chống cát 
bay, lượng giá, Ninh 
Thuận, Bình Thuận. 
 TÓM TẮT 
Nghiên cứu giá trị kinh tế và môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay được 
thực hiện ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Nghiên cứu xác định giá trị sử 
dụng trực tiếp và giá trị môi trường của rừng phòng hộ chống cát bay. Các giá 
trị sử dụng trực tiếp và giá trị hấp thụ các bon được lượng giá bằng phương 
pháp giá thị trường; giá trị phòng hộ của rừng được xác định bằng phương pháp 
dựa vào chi phí và phương pháp chi phí du lịch được áp dụng trong ước lượng 
giá trị cảnh quan của rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị sử dụng trực tiếp 
của rừng phòng hộ chắn gió, cát bay tại các điểm nghiên cứu ở Ninh Thuận là 
rất thấp, từ 1,1 - 1,4 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên giá trị sử dụng gián tiếp 
(phòng hộ, cảnh quan, hấp thụ các bon) của rừng phòng hộ là rất lớn, từ 7,5 - 
13,0 triệu đồng/ha/năm (chiếm 87,1 - 90,3% tổng giá trị kinh tế môi trường của 
rừng). Trong các giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị phòng hộ sản xuất là từ 2,9 - 
5,5 triệu đồng/ha/năm (chiếm 34,2 - 38,6%); giá trị phòng hộ dân cư, tài sản là 
từ 1,7 - 1,8 triệu đồng/ha/năm (chiếm 12,0 - 21,6%); giá trị phòng hộ sức khỏe 
là từ 260.000 - 531.000 đồng/ha/năm (chiếm 3,0 - 3,8%); giá trị cảnh quan là từ 
340.000 - 452.000 đồng/ha/năm (chiếm 3,1 - 3,9%) và giá trị hấp thụ các bon là 
từ 2,1 - 4,7 triệu đồng/ha/năm (chiếm 24,4 - 32,8%). 
Key words: Sand 
break protection 
forests, valuation, 
Ninh Thuan, Binh 
Thuan 
Valuation of economic and environmental values of sand break 
protection forests in South Central Coast of Vietnam 
The study on economic and environmental valuation of sand break protection 
forests was carried out in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces. The study 
aimed to quantify direct use and indirect use values of sand break protection 
forests. Market price method is employed to quantify direct use values and 
carbon sequestration values. The damage cost avoided method was used for 
valuation of protection value and landscape beauty value was assessed by 
travel cost method. The results show that direct use value of sand break 
protection forest is quyte small, ranging from 1.1- 1.4 million VND/ha/year. 
However, the environmental values (protection, landscape and carbon 
sequestration) are considerable that vary from 7.5 - 13.0million VND/ha/year 
(estimating at 87.1 - 90.3% of its total value). In the environmental values, 
protection value for agricultural production is 2.9 - 5.5 million VND/ha/year 
(34.2 - 38.6%); for communities and property ranges from 1.7 - 1.8million 
VND/ha/year (occupying 12.0 - 21.6%); health protection value is 260,000 - 
531,000 VND/ha/year (3.0 - 3.8%); landscape beauty value is 340,000 - 
452,000 VND/ha/year (3.1 - 3.9%) and carbon sequestration value is 2.1 - 4.7 
million VND/ha/year (24.4 - 32.8%). 
Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) Tạp chí KHLN 2013 
2783 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nam Trung Bộ là vùng nhiệt đới bán khô 
hạn (kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) 
với hơn 0,5 triệu hécta đất cát ven biển, 
điển hình là ở Ninh Thuận và Bình Thuận. 
Do vị trí và điều kiện tự nhiên, đây là vùng 
chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu bán khô 
hạn, gió mạnh đã thường xuyên hình thành 
những cơn bão cát, tràn sâu vào đất liền tạo 
thành những cồn cát di động rộng lớn; xâm 
lấn đồng ruộng; ảnh hưởng đến sản xuất 
nông nghiệp, tài sản, sức khỏe của người 
dân, v.v, làm tăng nguy cơ sa mạc hóa ở 
khu vực ven biển. Vì vậy, việc trồng rừng 
phòng hộ ven biển chắn gió, cát bay là một 
trong các giải pháp hiệu quả nhằm cố định 
các cồn cát di động, hạn chế tác động của 
gió, cải thiện điều kiện vi khí hậu, hỗ trợ 
sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường sinh 
thái phục vụ cho du lịch cảnh quan, giảm 
phát thải khí nhà kính, v.v. 
Tuy nhiên, vai trò và giá trị của rừng 
phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng phòng 
hộ chắn gió, cát bay chưa được nhìn nhận 
và đánh giá đúng mức ở cả góc độ quản lý 
và nhận thức của xã hội. Sự đánh giá thấp 
vai trò và giá trị của rừng phòng hộ ven 
biển một phần là do hiện nay các nghiên 
cứu về giá trị kinh tế môi trường của rừng 
phòng hộ ven biển còn rất ít, chưa mang 
tính hệ thống. 
Do vậy, việc xác định các giá trị kinh tế - 
môi trường của rừng phòng hộ ven biển là 
rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm 
cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và triển 
khai các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường 
như PES và REDD, phục vụ cho việc xây 
dựng các chính sách quản lý rừng phòng hộ 
ven biển, đặc biệt là việc lựa chọn phương 
án phù hợp cho việc quản lý rừng phòng hộ 
ven biển, nâng cao nhận thức của các cơ 
quan quản lý và xã hội về vai trò và giá trị 
của rừng phòng hộ ven biển, góp phần 
quản lý và sử dụng bền vững rừng phòng 
hộ ven biển Việt Nam, cải thiện sinh kế 
cộng đồng địa phương và giảm nhẹ tác 
động của biến đổi khí hậu. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Rừng Phi lao (Casuarina equysetifolia 
Forst) và Neem (Azadirachta indica) tại 
các xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, xã 
An Hải và xã Phước Hải, huyện Ninh 
Phước tỉnh Ninh Thuận và các xã Chí 
Công, xã Bình Thạnh thuộc huyện Tuy 
Phong, tỉnh Bình Thuận. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Giá trị sử dụng trực tiếp 
Phương pháp thu thập thông tin: 
Phỏng vấn ngẫu nhiên 67 hộ gia đình ở 
Ninh Thuận (xã Phước Dinh, huyện Thuận 
Nam, xã An Hải, huyện Ninh Phước), và 
68 hộ ở Bình Thuận (thôn 1, thôn 2, thôn 3 
- xã Bình Thạnh, thôn Hiệp Đức - xã Chí 
Công, huyện Tuy Phong) về các thông tin: 
loại sản phẩm được khai thác, số lượng sản 
phẩm được khai thác, số lần khai thác, chi 
phí khai thác; số lượng được mua bán hoặc 
trao đổi của sản phẩm khai thác hoặc sản 
phẩm thay thế; giá cả thị trường. 
Phương pháp lượng giá: 
Phương pháp giá thị trường được sử dụng 
để lượng giá giá trị thu lượm hạt Neem. 
Tạp chí KHLN 2013 Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) 
2784 
Giá trị thu lượm hạt Neem được tính bằng 
cách lấy giá bán của sản phẩm trên thị 
trường trừ đi tổng các chi phí. Phương 
pháp hàng hóa thay thế sử dụng để lượng 
giá các sản phẩm bao gồm: i) giá trị khai 
thác củi Neem ở Ninh Thuận (sử dụng làm 
chất đốt trong gia đình), ii) giá trị thu hái 
củi Phi lao (sử dụng làm chất đốt) và lá Phi 
lao (sử dụng làm phân bón cho cây) ở Bình 
Thuận. Theo đó, giá trị thu hái củi Neem 
và lá Phi lao được lượng giá bằng chi phí 
bỏ ra để mua chất đốt khi không dùng củi 
Neem hoặc củi Phi lao khai thác được từ 
rừng phòng hộ hay chi phí bỏ ra cho việc 
mua phân bón khi không sử dụng lá Phi lao 
khai thác được từ rừng phòng hộ. 
Giá trị phòng hộ 
Phương pháp thu thập thông tin: 
Chọn ngẫu nhiên 95 hộ gia đình (50 hộ/xã 
ở Ninh Thuận và 45 hộ/xã ở Bình Thuận) 
đại diện cho các hộ được hưởng lợi và 65 
hộ (35 hộ/xã ở Ninh Thuận và 30 hộ/xã ở 
Bình Thuận) đại diện cho các hộ không 
được hưởng lợi từ chức năng phòng hộ 
của dải rừng phòng hộ chắn gió, cát bay 
ven biển và lựa chọn ngẫu nhiên các hộ 
làm đối chứng (nơi không có rừng phòng 
hộ hoặc có nhưng mỏng). 
Phương pháp lượng giá: 
Sử dụng phương pháp chi phí thiệt hại 
tránh được (damage cost avoided method). 
Phương pháp này dựa vào tỷ lệ hộ gia đình 
bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cát bay ở khu 
vực và sự chênh lệch về chi phí khắc phục 
hậu quả của cát bay tại điểm nghiên cứu và 
điểm đối chứng. 
Giá trị cảnh quan 
Phương pháp thu thập thông tin: 
Phỏng vấn ngẫu nhiên 32 du khách ở khu 
du lịch Cà Ná (tiếp giáp giữa Ninh Thuận 
và Bình Thuận) để thu thập các thông tin: 
thông tin cá nhân (tuổi, giới tính, trình độ 
học vấn, thu nhập bình quân, v.v); điểm 
xuất phát của chuyến du lịch; số lượt đến 
tham quan điểm du lịch mà người được 
phỏng vấn đã thực hiện tính đến thời điểm 
hiện tại; thời gian lưu trú trung bình của 
mỗi lượt đến tham quan; thời gian di 
chuyển từ nơi xuất phát đến điểm du lịch; 
vẻ đẹp của các dải rừng phòng hộ đóng góp 
được bao nhiêu % trong vẻ đẹp cảnh quan 
của khu du lịch, v.v. 
Phương pháp lượng giá: 
Sử dụng phương pháp chi phí du lịch và 
cách tiếp cận cá nhân để lượng giá giá trị 
cảnh quan ở Ninh Thuận và Bình Thuận. 
Phương pháp này giả định là tổng chi phí 
để tiếp cận được một điểm du lịch thì 
được coi là giá thị trường của điểm du lịch 
đó. Trong đó, tổng chi phí là một hàm số 
của các biến như: chi phí do không gian, 
chi phí thời gian và chi phí vào cửa. Bằng 
cách quan sát hành vi của một khách du 
lịch đại diện, phương pháp chi phí du lịch 
sẽ thiết lập được mối quan hệ giữa giá (đại 
diện là tổng chi phí du lịch) và lượng cầu 
(đại diện là số lần tham gia đã được thực 
hiện). Mối quan hệ này sau đó sẽ được sử 
dụng để xây dựng đường cầu du lịch. Sau 
khi đường cầu du lịch được xây dựng, giá 
trị kinh tế của điểm du lịch sẽ được ước 
lượng bằng cách tính phần diện tích nằm 
dưới đường cầu. 
Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) Tạp chí KHLN 2013 
2785 
Giá trị lưu trữ và hấp thụ các bon 
Phương pháp thu thập số liệu: 
Số liệu được thu thập thông qua phương 
pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình diện 
tích 500m
2
 (20 25m). Chọn 16 cây trung 
bình để chặt hạ theo cấp kính (2 cây Phi 
lao và 6 cây Neem ở Ninh Thuận; 8 cây 
Phi lao ở Bình Thuận). Tiến hành cân 
trọng lượng của các bộ phận thân, cành, 
lá, rễ để xác định sinh khối tươi và lấy 
mẫu phân tích sinh khối khô cho từng bộ 
phận. Các mẫu được lấy theo phương 
pháp lặp 3 lần. Mẫu thân và cành có trọng 
lượng từ 0,5 - 1,0kg và mẫu lá có trọng 
lượng từ 0,2 - 0,5kg. 
Phân tích sinh khối khô và hàm lượng các 
bon được tiến hành tại phòng thí nghiệm 
của Viện nghiên cứu Sinh thái và Môi 
trường rừng. Cụ thể, phân tích sinh khối 
khô bằng phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 
105
o
C trong 72 giờ; hàm lượng các bon 
trong sinh khối được phân tích bằng máy 
TOC/TN analyzer HT 1300. 
Trên cơ sở sinh khối và hàm lượng trữ 
lượng các bon trong sinh khối, trữ lượng 
các bon trong từng bể sinh khối sẽ được 
tính cho từng cây tiêu chuẩn và quy đổi ra 
cho 1ha rừng. 
Phương pháp lượng giá: 
Giá trị hấp thụ các bon của rừng được xác 
định bằng phương pháp giá thị trường dựa 
trên giá bán tín chỉ các bon ở thời điểm 
nghiên cứu trong lâm nghiệp. Giá tín chỉ 
cacbon trung bình trên thế giới do tổ chức 
Societe Generale dự báo vào khoảng 8,23 
USD/tấn (Société Générale, 2012) được sử 
dụng để tính toán giá trị hấp thụ các bon 
trong nghiên cứu này. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng 
phòng hộ chống cát bay 
Tổng số hộ gia đình ở các xã điều tra tại 
Ninh Thuận là 4.029 hộ với diện tích 
2.249,9ha rừng phòng hộ. Các xã điều tra ở 
Bình Thuận có tổng số hộ gia đình là 4.546 
hộ với 902,95ha rừng phòng hộ ven biển. 
Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn, chỉ có 
65,7% số hộ ở Ninh Thuận (tương đương 
với 2.647 hộ) và 26,5% hộ ở Bình Thuận 
(tương đương với 1.204 hộ) vào rừng khai 
thác tận thu các sản phẩm, chủ yếu là hạt 
Neem, củi Neem, lá và củi Phi lao từ rừng 
trồng Neem và rừng trồng Phi lao. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí thu 
hái hạt Neem là công lao động, chi phí này 
là 30.000 đồng/ngày (đơn giá công lao 
động tại địa phương là 90.000/ngày công 
8h). Mùa hạt Neem rụng chỉ tập trung 
trong 3 tháng (tháng 5, 6, 7 dương lịch), 
đây là thời điểm nắng nóng nhất nên người 
dân thường lượm hạt vào sáng sớm hoặc 
chiều tối lúc thời gian rảnh rỗi. Trung bình 
mỗi giờ lượm được 1,25kg và thời gian 
khai thác một ngày từ 2,5 - 3h. Như vậy, 
theo phương pháp giá thị trường, với giá 
bán 10.000 đồng/kg và khối lượng thu 
lượm được bình quân 288,2 kg/năm, sau 
khi trừ chi phí khai thác, giá trị thu lượm 
hạt Neem được ước tính trung bình là 
825.800 đồng/hộ/năm. 
Củi Neem và củi Phi lao khai thác được từ 
rừng phòng hộ người dân không đem bán 
mà sử dụng làm chất đốt trong gia đình, 
nên giá trị của các sản phẩm này được 
lượng giá thông qua giá bán củi ở địa 
phương là 320.000 đồng/ster. 
Tạp chí KHLN 2013 Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) 
2786 
Theo đó, với số lượng củi Neem khai thác 
được từ rừng phòng hộ ở Ninh Thuận bình 
quân 2,6 ster/hộ/năm thì thu nhập từ củi đem 
lại là 832.000 đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, để 
khai thác được 1 ster củi người dân sẽ mất 
trung bình 3 công (90.000đ/công). Tổng chi 
phí khai thác 2,6 ster/năm của hộ là 
702.000 đồng/năm. Với mức chi phí này, 
giá trị thực từ việc khai thác củi ước tính là 
130.000đ/hộ/năm. 
Còn ở Bình Thuận, với khối lượng củi Phi 
lao khai thác được bình quân là 7,9 
ster/hộ/năm và đơn giá xác định từ sản 
phẩm thay thế là 320.000 đồng/ster) thì giá 
trị củi Phi lao được ước lượng là 2.528.000 
đồng/hộ/năm. Tuy nhiên, để khai thác được 
1 ster củi người dân sẽ mất trung bình 2,5 
công, với đơn giá công địa phương là 
90.000 đồng/công. Như vậy, chi phí công 
để khai thác 7,9 ster củi/hộ/năm là 
1.777.500 đồng/hộ/năm. Kết quả thu được, 
giá trị thực của việc thu hái củi được ước 
lượng thông qua sản phẩm thay thế là 
750.500 đồng/hộ/năm. 
Lá Phi lao được người dân vào rừng khai 
thác để giảm bớt chi phí mua phân bón phục 
vụ cho sản xuất. Khi không lót lá trung bình 
mỗi hố trồng sẽ phải lót 10kg phân chuồng. 
Nhưng khi lót khoảng 3kg lá thì lượng phân 
chuồng chỉ cần là 7kg cho 1 hố trồng. Theo 
đó, tương ứng 1kg lá sẽ giảm bớt 1kg phân 
chuồng. Đơn giá quy đổi cho lá Phi lao là 
1.000 đồng/kg (do giá phân chuồng trên địa 
bàn điều tra khoảng 1triệu đồng/1000kg). 
Giá trị thu hái lá Phi lao từ đó được ước tính 
là 433.000 đồng/hộ/năm (khối lượng khai 
thác bình quân là 433kg/năm). Việc thu hái 
không mất nhiều thời gian và công sức nên 
chi phí khai thác theo như các hộ cho biết 
thì không đáng kể. 
Bảng 1. Giá trị sử dụng trực tiếp từ rừng phòng hộ chắn gió, cát bay 
 ở Ninh Thuận, Bình Thuận 
Loại rừng Địa điểm 
Sản phẩm 
khai thác 
Khối lượng 
khai 
thác/năm 
Giá trị khai thác bình quân 
Đồng/hộ/năm Đồng/ha/năm 
Rừng trồng 
Neem 
Ninh Thuận 
Hạt Neem 288,2kg 825.800 996.186 
Củi Neem 2,6 ster 130.000 152.100 
Tổng 1.118.286 
Rừng trồng 
Phi lao 
Bình Thuận 
Lá Phi lao 433kg 750.500 975.650 
Củi Phi lao 7,9 ster 433.000 650.000 
Tổng 1.625.650 
Như vậy, tổng giá trị sử dụng trực tiếp của 
RPH chắn gió, cát bay ở Ninh Thuận được 
ước tính là 1.118.286 đồng/ha/năm và 
1.625.650 đồng/ha/năm ở Bình Thuận. 
3.2. Giá trị môi trƣờng của rừng phòng 
hộ chống cát bay 
Giá trị phòng hộ 
Giá trị phòng hộ được lượng giá bao gồm giá 
trị chắn gió, cát bay, giá trị phòng hộ sản 
Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) Tạp chí KHLN 2013 
2787 
xuất nông nghiệp, tài sản và sức khỏe của 
người dân ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình 
Thuận. So với đối chứng (nơi không có rừng 
hoặc có rừng nhưng mỏng), ở những nơi có 
rừng phòng hộ có sự khác biệt về một số chỉ 
tiêu được đánh giá như dưới đây: 
Bảng 2. So sánh mức độ ảnh hưởng của người dân ở nơi có rừng và không có rừng 
Chỉ tiêu 
Ninh Thuận Bình Thuận 
Có rừng Không có rừng Có rừng Không có rừng 
1. Phân loại hộ gia đình (%) 
Tỷ lệ hộ nghèo 22 32 11 30 
Tỷ lệ hộ trung bình 59 44 83 67 
Tỷ lệ hộ giàu 19 24 6 3 
2. Mức độ ảnh hưởng của cát bay (%) 
Ít nghiêm trọng 52 18 9,5 6,3 
Nghiêm trọng 34 45 68,3 57,1 
Rất nghiêm trọng 14 37 22,1 36,5 
3. Tỷ lệ hộ gia đình ảnh hưởng bởi cát bay (%) 
SX Nông nghiệp 48,0 87,2 54,0 78,4 
Tài sản 53,8 100,0 62,0 84,0 
Sức khỏe 39 65,0 41,0 58,0 
Kết quả phân tích cho thấy, những nơi 
người dân sinh sống và sản xuất nông lâm 
ngư nghiệp sau đai rừng phòng hộ thì tỷ lệ 
hộ giàu và trung bình cao hơn so với nơi 
không có rừng. Ngoài ra, mức độ ảnh 
hưởng của cát bay và tỷ lệ hộ gia đình bị 
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tài 
sản, sức khỏe cũng thấp hơn. Sở dĩ có sự 
khác biệt này là do ở những nơi có rừng, 
rừng đã tạo thành lá chắn ngăn cản vùi lấp 
cây trồng, giảm rụng lá và chết cây, đồng 
thời ngăn cản cát bay bám vào tài sản gây 
hư hỏng tài sản và làm sạch môi trường, 
giảm tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, da 
liễu, đau mắt đỏ. Chính vì vậy, để phòng 
ngừa và khắc phục hậu quả do cát bay gây 
ra, đa số các gia đình trong khu vực bị ảnh 
hưởng đã lựa chọn giải pháp trồng thêm 
cây xanh xung quanh nhà và diện tích sản 
xuất nông nghiệp. 
Dựa trên thông tin về tỷ lệ hộ gia đình bị 
ảnh hưởng và sự chênh lệch về chi phí 
khắc phục hậu quả của cát bay tại điểm có 
rừng phòng hộ và không có rừng, nghiên 
cứu đã ước lượng giá trị phòng hộ của rừng 
phòng hộ như sau: 
Với tổng diện tích rừng phòng hộ chống cát 
bay tại các điểm nghiên cứu ở Ninh Thuận 
(2.250ha), Bình Thuận (878ha), giá trị 
phòng hộ của một hécta rừng phòng hộ 
Tạp chí KHLN 2013 Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) 
2788 
chắn gió, chắn cát bay tại Ninh Thuận, 
Bình Thuận lần lượt là 5.079.601 
đồng/ha/năm và 7.855.679 đồng/ha/năm. 
Bảng 3. Giá trị phòng hộ của rừng chống cát bay 
Địa điểm 
Các loại 
 thiệt hại 
Chênh lệch chi 
phí khắc phục 
thiệt hại 
(đồng/hộ/năm) 
Tỷ lệ hộ gia 
đình chịu 
thiệt hại (%) 
Số hộ 
gia 
đình 
Tỷ lệ hộ 
được 
hưởng lợi 
(%) 
Thiệt hại 
tránh được 
(đồng/năm) 
Ninh 
Thuận 
Nông nghiệp 2.888.159 48.3 5607 85 6.648.408.729 
Tài sản 1.635.631 53.8 5607 85 4.193,890.533 
Sức khoẻ 314.895 39.1 5607 85 586.802.565 
Tổng thiệt hại tránh được 6.897.285.791 
Bình 
Thuận 
Nông nghiệp 2.446.096 54 4646 80 4.909.490.790 
Tài sản 660.247 62 4646 80 1.521.483.750 
Sức khoẻ 306.001 41 4646 80 466.311.251 
Tổng thiệt hại tránh được 11.429.101.829 
Giá trị hấp thụ các bon 
Nghiên cứu giá trị hấp thụ các bon được 
thực hiện với đối tượng là rừng trồng Phi 
lao và rừng Neem. Kết quả xác định sinh 
khối khô, trữ lượng các bon và giá trị hấp 
thụ cacbon được trình bày ở bảng 4. 
Bảng 4. Giá trị hấp thụ cacbon của rừng trồng Phi lao và Neem 
Loài 
cây Tuổi 
D1.3 
(cm) 
Mật độ 
(cây/ha) 
Giá trị hấp thụ 
các bon 
(đồng/ha) 
Giá trị hấp thụ 
các bon 
(đồng/ha/năm) 
Phi lao 
6 12,7 1600 36.427.051 6.071.175 
12 16,6 1280 101.336.719 8.444.727 
15 23,6 1180 117.457.100 7.830.473 
19 28,0 960 120.891.759 6.362.724 
25 20,6 920 127.618.363 5.104.735 
34 28,6 640 161.777.841 4.758.172 
Neem 
2 1,84 1200 253.714 126.857 
3 4,11 1150 10.814.578 3.604.859 
4 6,34 1100 23.183.157 5.795.789 
5 8,33 1050 3.742.288 748.458 
6 10,07 990 5.232.860 872.143 
7 11,58 780 6.691.718 955.960 
8 12,90 780 8.087.148 1.010.893 
Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) Tạp chí KHLN 2013 
2789 
Đối với rừng trồng phi lao, khi tuổi tăng, 
hàm lượng sinh khối khô và trữ lượng CO2 
tương đương trên một hécta rừng tăng theo, 
khả năng hấp thụ các bon đạt từ 18,6 - 37,4 
tấn CO2/ha/năm. Tuy nhiên với rừng 
Neem, quy luật biến đổi không mang tính 
quy luật, giai đoạn tuổi 2-4, hàm lượng 
sinh khối khô và trữ lượng CO2 tăng nhanh 
sau đó giảm xuống ở giai đoạn tuổi 5-8. 
Nguyên nhân sinh khối suy giảm rừng 
Neem ở giai tuổi này là do người dân khai 
thác lá Neem để sử dụng làm phân bón. Vì 
vậy, trữ lượng các bon rừng Neem ở giai 
đoạn này chỉ đạt 20,8-45 tấn/ha/năm. 
Giá trị hấp thụ cacbon của Phi lao và Neem 
được tính theo giá tín chỉ CO2 tương đương 
trung bình được Societe Generale dự báo 
cho thị trường EUAs, khoảng 8,23 
USD/tấn. Theo đó, giá trị hấp thụ CO2 của 
rừng Phi lao dao động trong khoảng 4,7 - 
8,4 triệu đồng/ha/năm, thấp nhất ở tuổi 34 
và cao nhất ở tuổi 12. Còn với rừng Neem, 
dao động trong khoảng 0,12 - 5,7 triệu 
đồng/ha/năm. 
Giá trị cảnh quan 
Giá trị cảnh quan được ước lượng thông 
qua khu du lịch Cà Ná, là nơi giáp ranh 
giữa Ninh Thuận, Bình Thuận. Qua điều 
tra phỏng vấn khách du lịch và sử dụng 
phương pháp chi phí du lịch và cách tiếp 
cận chi phí du lịch cá nhân để phân tích, 
kết quả thu được như sau: 
- Đặc điểm du khách: khách du lịch đến Cà 
Ná ở độ tuổi bình quânlà 31.7, trong đó 
59% là nam giới và 41% là nữ giới, với số 
năm đến trường bình quân là 12,19 năm, 
thu nhập bình quân tháng dao động từ 2 
đến 30 triệu đồng/tháng, trung bình xấp xỉ 
3 triệu/tháng, số lượt một khách du lịch 
điển hình tới thăm Cà Ná là 1,65 lượt/năm, 
thời gian lưu trú trung bình 1,55 
ngày/người, với chi phí trung bình cho mỗi 
chuyến du lịch là trên 400 nghìn 
đồng/người. 
- Mức cầu du lịch (khả năng đến du lịch Cà 
Ná của du khách): du khách đến Cà Ná phụ 
thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đặc 
biệt phải kể đến chi phí du lịch, chi phí du 
lịch càng lớn khả năng đến du lịch Cà Nà 
sẽ giảm và ngược lại. Phân tích sự phụ 
thuộc của các biến như: giới tính (GEN), 
độ tuổi (AGE), trình độ học vấn (EDUC), 
thu nhập (INC), chi phí du lịch (TC) và số 
người trong đoàn (GS) đến mức cầu du lịch 
Cà Ná của du khách được nghiên cứu thực 
hiện thông qua mô hình hồi quy Poisson. 
Kết quả như sau: 
LnV= - 0,569 + 0,012.AGE + 0,447.GEN 
+ 0,084.EDUC + 0,0001.INC - 0,02.GS - 
0,006.TC 
Trong mô hình, hệ số của các biến GEN, 
EDUC, INC mang dấu dương, có nghĩa 
nam giới có xu hướng đến du lịch Cà Ná 
nhiều hơn nữ giới, người có học vấn và thu 
nhập cao có khả năng đến du lịch Cà Ná 
nhiều hơn so với người có học vấn và thu 
nhập thấp. Ngược lại, biến GS, TC mang 
dấu âm nên số người trong đoàn và chi phí 
đi du lịch càng cao thì khả năng du khách 
quay trở lại khu du lịch càng thấp. Hệ số 
thống kê LR test bằng 110.71 lớn hơn giá 
trị tới hạn phép kiểm định 6 biến tự do là 
22.46, vì vậy các biến trong mô hình có 
Tạp chí KHLN 2013 Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) 
2790 
ảnh hưởng đồng thời đến mức cầu du lịch 
của du khách. 
Sử dụng phân tích tác động biên đánh giá 
tác động của từng nhân tố đến mức cầu du 
lịch cho thấy, nếu các nhân tố khác không 
đổi, mức cầu du lịch tới Cà Nà của du 
khách sẽ tăng 1 đơn vị nếu như chi phí du 
lịch của một khách du lịch điển hình bỏ ra 
giảm đi 322.500 đồng, tương tự mức cầu 
du lịch sẽ tăng lên 1 đơn vị nếu thu nhập 
của một du khách điển hình tăng thêm 
625.000 đồng/tháng. 
Thặng dư tiêu dùng của một khách du lịch 
điển hình khi tới thăm Cà Ná (CS): CS = số 
lượt tới thăm điểm du lịch trung bình của 
mẫu/hệ số chi phí du lịch ước lượng được 
từ mô hình hồi quy Poisson = 
1.647/0,0056= 294.107 đồng/người/lượt. 
Số lượng khách đến Cà Ná hàng năm là 
300 - 400 người, nên tổng thặng dư tiêu 
dùng (giá trị cảnh quan) của điểm nghiên 
cứu ước tính khoảng 88.200.000 - 
117.600.000 đồng/năm. Tuy nhiên, giá trị 
này không hoàn toàn là giá trị cảnh quan 
do dải rừng phòng hộ đem lại. Kết quả 
phỏng vấn du khách cho thấy, giá trị cảnh 
quan của dải rừng phi lao ven biển chỉ 
chiếm khoảng 18-20% giá trị của cảnh 
quan chung. Do đó, giá trị thực sự của 1ha 
rừng phòng hộ ven biển dao động trong 
khoảng 340.000 - 452.000 đồng/ha/năm. 
Dựa trên kết quả nghiên cứu các giá trị sử 
dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp 
(giá trị phòng hộ, giá trị cảnh quan, giá trị 
hấp thụ các bon), giá trị của rừng phòng 
hộ chắn gió, chống cát bay được tổng hợp 
như sau. 
Bảng 5. Giá trị của rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay 
TT Hạng mục 
Ninh Thuận Bình Thuận 
Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 
1 Giá trị sử dụng trực tiếp 1.118.286 12,9 1.408.650 9,7 
2 Giá trị sử dụng gián tiếp 7.531.714 87,1 13.065.850 90,3 
2.1 Phòng hộ sản xuất 2.954.848 34,2 5.591.675 38,6 
2.2 Phòng hộ dân cư, tài sản 1.863.951 21,6 1.732.897 12,0 
2.3 Sức khỏe 260.600 3,0 531.106 3,8 
2.4 Cảnh quan 340.000 3,9 452.000 3,1 
2.5 Hấp thụ các bon 2.112.315 24,4 4.758.172 32,8 
3 Tổng cộng 8.650.000 100,0 14.474.500 100,0 
Kết quả trên cho thấy, tổng giá trị kinh tế - 
môi trường của rừng phòng hộ chống cát 
bay, trường hợp nghiên cứu ở Ninh Thuận, 
Bình Thuận có giá trị ước lượng trong 
khoảng từ 8,6 - 14,4 triệu đồng/ha/năm. 
Trong đó, giá trị sử dụng gián tiếp chiếm từ 
Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) Tạp chí KHLN 2013 
2791 
87,1 - 90,3% (tương đương với từ 7,5 triệu 
đồng/ha/năm ở Ninh Thuận và 13 triệu 
đồng/ha/năm ở Bình Thuận). Các sản phẩm 
trực tiếp khai thác được từ rừng phòng hộ 
chống cát bay là củi và lâm sản ngoài gỗ 
(hạt, lá) đem lại giá trị là 1,1 triệu 
đồng/ha/năm ở Ninh Thuận và 1,4 triệu 
đồng/ha/năm ở Bình Thuận, tuy nhiên, chủ 
yếu vẫn là từ lâm sản ngoài gỗ. Tổng giá trị 
phòng hộ (bao gồm phòng hộ sản xuất nông 
nghiệp, khu dân cư, tài sản và sức khỏe) ở 
Ninh Thuận là 5,0 triệu đồng/ha/năm 
(chiếm 58,8%) và ở Bình Thuận là 7,8 triệu 
đồng/ha/năm (chiếm 54,4%). Giá trị hấp thụ 
các bon chiếm 24,4 - 32,8% tổng số giá trị 
mà rừng phòng hộ chống cát bay đem lại 
(tương đương 2,1 triệu đồng/ha/năm ở Ninh 
Thuận và 4,7 triệu đồng/ha/năm ở Bình 
Thuận). Trong số các giá trị được nghiên 
cứu, giá trị cảnh quan mà rừng đem lại đối 
với khu vực được đánh giá rất thấp, chỉ 
khoảng 0,3 triệu đồng/ha/năm ở Ninh 
Thuận (chiếm 3,9%) và 0,4 triệu 
đồng/ha/năm ở Bình Thuận (chiếm 3,1%). 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng phòng 
hộ chắn gió, cát bay là không đáng kể, tuy 
nhiên giá trị môi trường hay giá trị sử 
dụng gián tiếp của rừng là rất lớn. Tổng 
giá trị sử dụng trực tiếp của rừng phòng 
hộ chắn gió, cát bay tại các điểm nghiên 
cứu ở Ninh Thuận là khoảng 1,1 triệu 
đồng/ha/năm và khoảng 1,4 đồng/ha/năm 
ở Bình Thuận. Giá trị sử dụng gián tiếp 
của rừng phòng hộ chắn gió, cát bay (gồm 
phòng hộ sản xuất, dân cư, hấp thụ các 
bon, cảnh quan) là từ 7,5 - 13,0 triệu 
đồng/ha/năm (chiếm 87,1 - 90,3% tổng 
giá trị kinh tế môi trường của rừng), trong 
đó giá trị phòng hộ sản xuất là từ 2,9 - 5,5 
triệu đồng/ha/năm (chiếm 34,2 - 38,6%); 
giá trị phòng hộ dân cư, tài sản là từ 1,7 - 
1,8 triệu đồng/ha/năm (chiếm 12,0 - 
21,6%); giá trị phòng hộ sức khỏe là từ 
260.000 - 531.000 đồng/ha/năm (chiếm 
3,0 - 3,8%); giá trị cảnh quan là từ 
340.000 - 452.000 đồng/ha/năm (chiếm 
3,1 - 3,9%) và giá trị hấp thụ các bon là từ 
2,1 - 4,7 triệu đồng/ha/năm (chiếm 24,9 - 
32,8%). 
Các chính sách hiện hành về quản lý rừng 
phòng hộ ven biển như chính sách hỗ trợ 
tiền bảo vệ rừng, chính sách đầu tư xây 
dựng rừng phòng hộ ven biển còn chưa 
tương xứng với các giá trị phòng hộ của 
rừng. Do vậy, việc xây dựng chính sách về 
rừng phòng hộ ven biển cần được xem xét 
dựa trên các lợi ích kinh tế và môi trường 
của rừng, đặc biệt là chính sách chi trả 
dịch vụ môi trường rừng cho rừng phòng 
hộ ven biển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong - huyện Bắc Bình (2011). Báo cáo Tổng hợp số liệu rừng 
trồng phòng hộ ven biển rừng phòng hộ chắn gió, chống cát bay. 
2. Chi cục Lâm nghiệp Ninh Thuận (2006). Quy hoạch đất lâm nghiệp tỉnh Ninh Thuận năm 2006. 
Tạp chí KHLN 2013 Nguyễn Thùy Mỹ Linh et al., 2013(2) 
2792 
3. Đặng Văn Thuyết, Triệu Thái Hưng, Nguyễn Thanh Đạm (2005). Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu 
quả phòng hộ rừng trồng trên đất cát ven biển. 
4. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ (2010). Báo cáo quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh 
Bình Thuận thời kỳ 2011 - 2020. 
5. Société Générale (2012). Carbon Special: EUAs at 15€/t in 2020, 12.6€/t over Phase 3 
6. Trần Thị Thu Hà và Vũ Tấn Phương (2007). Giá trị bảo vệ đê biển của rừng ngập mặn-Nghiên cứu điểm 
tại huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 27/2007, trang 
68-72, Hà Nội, 2007. 
7. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2006). Rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Thuận 
năm 2006 - 2010. 
8. Vũ Tấn Phương (2008). Báo cáo tổng kết “Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam”. Trung tâm nghiên 
cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội. 
Ngƣời thẩm định: PGS.TS. Ngô Đình Quế 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_kinh_te_va_moi_truong_cua_rung_phong_ho_chong_cat_ba.pdf