Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều kiện đa dạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học

Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Hiện cả nước có

13 tôn giáo, 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách

pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động. Trong những năm qua, Đảng

và Nhà nước nhất quán đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho nhân

dân qua hàng loạt văn bản pháp quy. Để đưa chính sách, pháp luật

tôn giáo của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, đồng thời phản

ánh kịp thời tình hình tôn giáo trong nước và quốc tế, cũng như

hoạt động của các tổ chức tôn giáo ở nước ta, công tác truyền

thông tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng. Công tác truyền thông

tôn giáo gần đây được Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm.

Sự quan tâm đó thể hiện ở nhiều phương diện từ việc thành lập các

tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền thông đại chúng

cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Bài viết này

chỉ đề cập đến giá trị truyền thông và chủ thể truyền thông của

Phật giáo và Công giáo.

pdf 12 trang phuongnguyen 6240
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều kiện đa dạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều kiện đa dạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học

Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều kiện đa dạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 – 2014 29 
NGUYỄN THỊ MINH NGỌC* 
GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO 
TRONG ĐIỀU KIỆN ĐA DẠNG TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM 
HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC 
Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Hiện cả nước có 
13 tôn giáo, 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách 
pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động. Trong những năm qua, Đảng 
và Nhà nước nhất quán đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho nhân 
dân qua hàng loạt văn bản pháp quy. Để đưa chính sách, pháp luật 
tôn giáo của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, đồng thời phản 
ánh kịp thời tình hình tôn giáo trong nước và quốc tế, cũng như 
hoạt động của các tổ chức tôn giáo ở nước ta, công tác truyền 
thông tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng. Công tác truyền thông 
tôn giáo gần đây được Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm. 
Sự quan tâm đó thể hiện ở nhiều phương diện từ việc thành lập các 
tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền thông đại chúng 
cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Bài viết này 
chỉ đề cập đến giá trị truyền thông và chủ thể truyền thông của 
Phật giáo và Công giáo. 
Từ khóa: truyền thông tôn giáo, đa dạng tôn giáo, Việt Nam, Phật 
giáo, Công giáo. 
1. Các khái niệm “truyền thông” và “truyền thông tôn giáo” 
Theo Từ điển wiki pedia, truyền thông là sự luân chuyển thông tin và 
hiểu biết từ người này sang người khác thông qua các ký hiệu, tín hiệu có 
ý nghĩa. Quá trình truyền thông phần lớn là các tương tác bằng dấu hiệu 
được trung gian hòa giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các 
quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa. Thế nên, 
truyền thông phần nào là một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác 
nhân cùng chia sẻ một bộ ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học1. 
*
 TS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
30 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 
Theo Donald Clark, truyền thông là việc trao đổi và truyền tải thông 
tin và ý tưởng từ người này sang người khác, liên quan đến một người 
gửi/ truyền ý tưởng, thông tin, hoặc cảm giác đến người nhận. Hiệu quả 
của truyền thông chỉ xuất hiện nếu người nhận hiểu được chính xác thông 
tin hoặc ý tưởng mà người gửi dự định truyền tải. Nhiều vấn đề xảy ra 
trong quá trình truyền tải dẫn đến sự nhầm lẫn và có thể dẫn đến thất bại 
của truyền thông2. 
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản, truyền thông là một hoạt động có ý 
thức của con người, là một quá trình truyền đạt, chia sẻ thông tin, một 
kiểu tương tác xã hội với sự tham gia của ít nhất hai thành viên. 
Truyền thông gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục tiêu. 
Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, 
hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh hoặc câu hỏi. Các hành động 
này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, phát biểu, bài viết 
hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức, 
thậm chí là chính người/ tổ chức gửi đi thông tin. 
Việc truyền tải thông tin thông thường gồm ba bước. Thông tin: thông 
tin tồn tại trong tâm trí người gửi. Điều này có thể là một khái niệm, ý 
tưởng, thông tin hoặc cảm xúc. Mã hóa: tin nhắn được gửi đến người 
nhận trong các từ hoặc biểu tượng. Giải mã: người nhận dịch các từ hoặc 
biểu tượng vào một khái niệm hay thông tin mà họ có thể hiểu được. 
Quá trình truyền tải thông tin phải chấp nhận hai yếu tố: nội dung và 
bối cảnh. Nội dung là những từ hoặc biểu tượng của thông điệp được gọi 
là ngôn ngữ thực tế - những lời nói và chữ viết kết hợp thành cụm từ có 
ngữ nghĩa. Ý nghĩa của từ có thể được hiểu khác nhau, vì vậy ngay cả 
thông điệp đơn giản có thể bị hiểu lầm. Thậm chí, nhầm lẫn xảy ra nhiều 
hơn với những từ có nhiều ý nghĩa khác nhau. Bối cảnh là cách các tin 
nhắn được gửi và được biết đến như paralanguage. Đó là những yếu tố 
phi ngôn ngữ trong bài phát biểu như giai điệu giọng nói, ánh mắt người 
gửi, ngôn ngữ cơ thể và các cung bậc cảm xúc (giận dữ, sợ hãi, tự tin, 
v.v...) có thể được phát hiện. Mặc dù paralanguage hoặc bối cảnh thường 
gây ra các thông điệp bị hiểu lầm, nhưng những gì chúng ta thấy nhiều 
hơn những gì chúng ta nghe, chúng có sự truyền tải mạnh mẽ giúp chúng 
ta hiểu nhau. Thật vậy, chúng ta thường tin tưởng vào độ chính xác của 
các hành vi phi ngôn ngữ hơn hành vi bằng lời nói3. 
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Giá trị của truyền thông 31 
31 
Truyền thông tôn giáo là hoạt động giao tiếp có ý thức của con người, 
với việc một chủ thể (một người, một nhóm người, một tổ chức) truyền 
thông điệp về vấn đề liên quan đến tôn giáo sang một đối tượng (một 
người, một nhóm người, một tổ chức) qua một hệ thống phương tiện 
truyền thông nhằm tăng cường nhận thức về tôn giáo giữa các cá nhân và 
nhóm người trong xã hội. Kết quả của truyền thông tôn giáo là tạo ra sự 
thay đổi về nhận thức và hành vi đối với tôn giáo và những vấn đề liên 
quan đến tôn giáo. 
2. Hệ thống giá trị của truyền thông tôn giáo 
Trước hết, bàn đến giá trị của truyền thông tôn giáo phải đề cập đến 
giá trị nhận thức. Trong xu thế toàn cầu hóa và đa dạng hóa tôn giáo ngày 
nay, truyền thông tôn giáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Truyền 
thông là một yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, đa dạng hóa 
tôn giáo. Đa dạng tôn giáo (Religious Pluralism) không phải là vấn đề 
nảy sinh trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chỉ đến xã hội hiện đại, vấn đề 
đa dạng tôn giáo mới được đặt ra. Bối cảnh hình thành vấn đề đa dạng 
tôn giáo là việc chấp nhận sự tồn tại các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Do vậy, 
đa dạng tôn giáo không chỉ là sự khoan dung tôn giáo, mà còn là sự chủ 
động tìm kiếm sự hiểu biết giữa các tôn giáo khác nhau. 
Truyền thông tôn giáo đã góp phần tích cực vào quá trình tăng cường 
hiểu biết giữa các tôn giáo tại Việt Nam hiện nay. Tri thức tôn giáo được 
phổ cập hơn trước hết qua hệ thống truyền thông tôn giáo của bản thân các 
tổ chức tôn giáo. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công 
nghệ, hệ thống phương tiện truyền thông, đặc biệt internet, là công cụ hữu 
hiệu thúc đẩy nhanh quá trình truyền tải kiến thức tôn giáo. Giờ đây, chỉ 
cần một máy tính nối mạng, một cá nhân có thể tự tìm hiểu tư tưởng thần 
học của nhiều loại hình tôn giáo khác nhau tại Việt Nam và trên thế giới. 
Nhờ vậy, các cá nhân có nhiều lựa chọn hơn cho tôn giáo của mình. Đây 
cũng chính là yếu tố thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình đa dạng tôn giáo. 
Theo khảo sát4, 25% số người được hỏi thu nhận kiến thức tôn giáo qua 
các phương tiện truyền thông, trong đó tín đồ Công giáo quan tâm đến kiến 
thức tôn giáo nhiều hơn tín đồ Phật giáo (31% so với 18%). 
Thứ hai, về giá trị gắn kết cộng đồng của truyền thông tôn giáo. Terry 
Mutuku đánh giá cao vai trò của truyền thông đối với sự gắn kết cộng 
đồng tôn giáo cũng như gắn kết các cộng đồng tôn giáo với nhau. Theo 
ông, nói tới phong trào đại kết thì cần phải đặt lại vấn đề truyền thông tôn 
32 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 
giáo5. Từ sự gia tăng hiểu biết qua truyền thông, tín đồ các tôn giáo dễ 
dàng hơn trong việc chia sẻ hệ chuẩn mực tôn giáo nói riêng và chuẩn 
mực xã hội nói chung. Cùng nhau chia sẻ hệ chuẩn mực là một trong 
những nhân tố nền tảng tạo nên sự cố kết cộng đồng. Qua truyền thông, 
những giá trị đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được chia sẻ với nhau và 
với những người không tôn giáo. Điều này thể hiện rõ nét qua hoạt động 
từ thiện xã hội của các tôn giáo. Hoạt động từ thiện xã hội mang giá trị 
đạo đức chung đối với tín đồ các tôn giáo và cả bộ phận không tôn giáo, 
hướng đến cái thiện, chia sẻ cuộc sống khó khăn với người khác. Truyền 
thông tôn giáo không trực tiếp thực hiện công việc từ thiện xã hội, nhưng 
đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về hoạt động này. 
Qua đó, tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng các 
tôn giáo và không tôn giáo, cùng chung tay tham gia từ thiện xã hội. Hiện 
nay, gương người tốt và việc tốt là nội dung phổ biến của các loại hình 
truyền thông tôn giáo. Đây cũng là nội dung yêu thích của nhiều tín đồ. 
46% tín đồ Công giáo và 39% tín đồ Phật giáo yêu thích nội dung này. 
Thứ ba, truyền thông tôn giáo là phương tiện chủ đạo tuyên truyền chủ 
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. Trước 
hết, truyền thông tôn giáo góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ chính 
quyền các cấp, cũng như chức sắc và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt 
quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Từ 
khi Đảng đổi mới nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo năm 1990, 
với Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị, các cơ quan truyền thông đã ngày 
càng quan tâm đến truyền thông tôn giáo, tăng cường chất lượng truyền 
thông tôn giáo từ con người đến phương tiện. 
Việc đọc báo, tạp chí, nghe đài, xem truyền hình đã góp phần nâng 
cao nhận thức của cán bộ và nhân dân nói chung, của nhà tu hành và 
đồng bào có đạo nói riêng, về chính sách và pháp luật tôn giáo, từ đó tạo 
sự chuyển biến trong việc chấp hành chính sách và tuân thủ pháp luật. 
Nhiều bài viết, phóng sự phát thanh, truyền hình đã phán ánh gương điển 
hình của chức sắc và tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt chủ trương của 
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, sống tốt đời, đẹp đạo. Các 
văn bản của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo như Nghị 
quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Pháp lệnh 
tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 22/05/2005/NĐ-CP của Chính phủ, 
Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác 
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Giá trị của truyền thông 33 
33 
đối với đạo Tin Lành, Nghị định 92/NĐ-CP quy định chi tiết và biện 
pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, v.v... đã được các phương 
tiện truyền thông trung ương và địa phương đăng tải/ phát sóng kịp thời. 
Nội dung tôn giáo được báo chí chú trọng nhiều hơn trong thời gian qua. 
Việc quan tâm phổ biến vấn đề tôn giáo không chỉ ở hệ thống báo ngành 
với tính chất là công cụ của hệ thống chính trị, mà còn ở hệ thống báo 
của các hội đoàn. Chẳng hạn, Báo Kinh tế Nông thôn của Hội Làm vườn 
Việt Nam cũng có chuyên mục tuyên truyền chính sách, pháp luật tôn 
giáo và công tác tôn giáo, nhất là trang điện tử. Nhờ vậy, chủ trương, 
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước kịp thời đến với người dân, 
nhất là đồng bào có đạo. Khảo sát cho thấy, 75% người được hỏi tiếp cận 
thông tin về chủ trương, chính sách tôn giáo qua các kênh thuộc Đài 
Truyền hình Việt Nam; 40% nhận thông tin qua báo Sài Gòn Giải Phóng, 
38% qua báo Hà Nội Mới; 21% qua báo Người Công giáo Việt Nam, 11% 
qua báo Giác Ngộ và chỉ có 4% qua hệ thống văn bản của chính quyền 
các cấp. Điều này còn được thể hiện qua đánh giá nội dung vấn đề tôn 
giáo được quan tâm. Thông tin về chủ trương, chính sách được quan tâm 
nhiều nhất với 36%, tiếp theo là kiến thức tôn giáo 31%, thời sự tôn giáo 
trong nước và ngoài nước 22%; sinh hoạt tôn giáo của tín đồ và tổ chức 
giáo hội 16%; hoạt động tôn giáo không hợp pháp 15% và các tin tức 
khác 10%. 
Thứ tư, truyền thông tôn giáo là công cụ để các tôn giáo hội nhập với 
vấn đề xã hội. Theo Cheon Young-cheol, một điều phối viên truyền 
thông của Hàn Quốc, từ khi phương tiện truyền thông xã hội và nhà báo 
“công dân” xuất hiện, đó là lúc nhìn vào những cơ hội mới để các tổ chức 
tôn giáo thu thập và phân phối tin tức về những bất công và lạm dụng 
môi trường6. Như vậy, truyền thông là công cụ hữu hiệu để bản thân các 
tổ chức tôn giáo truyền tải nội dung xã hội tới tín đồ. Nhờ đó, các tổ chức 
tôn giáo có điều kiện thúc đẩy sự hợp tác chia sẻ một số gánh nặng xã hội 
với Nhà nước. 
Thời gian gần đây, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang 
phải đối mặt với nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, 
suy thoái kinh tế, v.v Nếu các tổ chức tôn giáo sử dụng tiềm năng 
truyền thông một cách nghiêm túc để thu hút tín đồ hướng tới việc chung 
tay góp sức thay đổi tình hình, đây có thể là một động lực mạnh mẽ để 
chuyển đổi xã hội, là điều kiện để các tôn giáo đi vào đời sống xã hội. 
34 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 
Thứ năm, truyền thông tôn giáo cũng là vũ khí sắc bén để phản bác lại 
những luận điệu xuyên tạc tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo ở 
Việt Nam. Những năm qua, nhiều tin bài của báo chí, truyền thanh, 
truyền hình đã giúp chức sắc, tín đồ hiểu rõ âm mưu lợi dụng vấn đề tôn 
giáo và nhân quyền của một số thế lực nhằm phá hoại khối đại đoàn kết 
dân tộc, chống phá cách mạng. Các phương tiện truyền thông đã chuyển 
tải kiến nghị chính đáng của đồng bào các tôn giáo lên cơ quan chính 
quyền các cấp giải quyết kịp thời những vụ việc tôn giáo phức tạp. Đồng 
thời, truyền thông tôn giáo còn góp phần động viên chức sắc, chức việc 
và tín đồ phát huy tinh thần yêu nước, tự giác phối hợp đấu tranh ngăn 
chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật, hoạt động 
mê tín gây mất ổn định trật tự xã hội. 
3. Hiệu quả của truyền thông tôn giáo 
Trong điều kiện xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển không ngừng 
của khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, phương tiện truyên 
thông ngày càng đa dạng, người dân càng có điều kiện tiếp cận nhiều hơn 
với những phương tiện hiện đại. Khảo sát cho thấy, 79% gia đình được 
hỏi có tivi, 80% có máy vi tính, 82% có điện thoại. Thời gian gần đây, 
nhiều người thích sử dụng internet, vì qua phương thức truyền thông này, 
người ta có điều kiện bày tỏ quan điểm sống cá nhân mà không bị kiểm 
duyệt chặt chẽ như những hình thái in ấn truyền thống. Các tôn giáo ở 
Việt Nam nắm bắt thế mạnh này và cho ra đời hàng loạt trang mạng như: 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo Phật ngày nay, Phật tử Việt Nam, Hội 
đồng Giám mục Việt Nam, v.v 
Về phía nhà nước, nhiều trang thông tin điện tử được thành lập thu hút 
đông đảo người truy cập như: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 
Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, Dantri.vn, Danviet.com.vn, v.v... Kết quả 
khảo sát cho thấy, trang Tuổi trẻ được nhiều người quan tâm 27%, sau đó 
là Vnexpress.net với 25%, tiếp sau là Dân trí với 18%. Những website 
tôn giáo được 30% số người được hỏi truy cập, nhưng số người chưa bao 
giờ truy cập vào bất kỳ trang tôn giáo nào cũng lên tới 30%. Tuy con số 
30% người truy cập trang tôn giáo là không nhiều, nhưng cũng thể hiện 
đây là dấu hiệu tích cực của truyền thông tôn giáo trong bối cảnh trước và 
sau năm 1990 thông tin về tôn giáo trong xã hội còn rất thấp. 
Về những vấn đề quan tâm khi tiếp nhận thông tin hằng ngày từ các 
phương tiện truyền thông, kết quả khảo sát cho thấy: quan tâm hàng đầu 
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Giá trị của truyền thông 35 
35 
là sức khỏe, y tế với 32%; thứ hai là những vấn đề xã hội, môi trường, 
phát triển với 31%; thứ ba là văn hóa, thể thao với 16%; thứ tư là vấn đề 
tôn giáo với 15%; sau đó là các vấn đề chính trị, kinh tế trong nước; thời 
tiết; chính trị kinh tế quốc tế; tin địa phương, quân sự an ninh. Việc tôn 
giáo chiếm vị trí thứ tư trong số tám vấn đề quan tâm hằng ngày cho thấy, 
tôn giáo đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân, đồng thời 
cũng thể hiện vai trò quan trọng của truyền thông tôn giáo. 
Về chất lượng thông tin tôn giáo trên báo chí, kết quả khảo sát như sau: 
Bảng 1: Đánh giá chất lượng thông tin báo chí đưa tin về tôn giáo 
Nội dung 
Chất 
lượng 
Sự kiện 
thời sự 
tôn giáo 
trong, 
ngoài 
nước (%) 
Chủ 
trương, 
chính sách 
của Đảng 
và Nhà 
nước về 
tôn giáo 
(%) 
Kiến thức 
chung về 
tôn giáo 
(%) 
Sinh hoạt 
tôn giáo 
của nhân 
dân và 
Giáo hội 
(%) 
Tin bài 
về hoạt 
động tôn 
giáo trái 
pháp luật 
(%) 
Thông tin 
tốt, đáp 
ứng đúng 
thời điểm 
35,8 24,4 21,2 8,3 7,2 
Thông tin 
tốt, chưa 
nhanh 
30,4 41,0 35,5 42,3 43,8 
Thông tin 
nhanh, sơ 
sài, thiếu 
thực tế 
24,4 27,8 34,8 44,4 40,4 
Thông tin 
sai, thiếu 
chính xác 
9,5 6,9 8,5 5,0 8,6 
Như vậy, nhu cầu nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông là 
khá lớn. Nội dung thông tin nhìn chung có chất lượng tốt, nhưng cần phải 
được chuyển tải kịp thời. Yếu tố thời gian đặc biệt quan trọng đối với các 
sự vụ tôn giáo, nhưng nội dung này còn yếu kém, 7,2% cho rằng thông 
tin tốt và đáp ứng đúng thời điểm, 43,8% cho rằng thông tin tốt nhưng 
chưa nhanh và 40,4% cho rằng thông tin nhanh lại sơ sài, thiếu thực tế. 
36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 
Truyền hình cũng chưa đáp ứng được nhu cầu truyền thông tôn giáo. 
Chỉ có 38% người được hỏi cho rằng các nội dung chủ trương, chính sách 
tôn giáo được truyền tải có thông tin tốt, đáp ứng kịp thời; 28% cho rằng 
thông tin tốt nhưng chưa nhanh; 10% cho rằng thông tin nhanh nhưng sơ 
sài, thiếu thực tế và 25% cho rằng thông tin sai và thiếu thực tế. Về hoạt 
động tôn giáo trái pháp luật, truyền hình đảm trách công việc này tốt hơn 
báo chí với 41% người được hỏi cho rằng thông tin tốt, đáp ứng kịp thời, 
tuy nhiên vẫn có tới 30% cho rằng thông tin sai và thiếu thực tế. 
Tỷ lệ 25% thông tin sai và thiếu thực tế trong tuyên truyền chủ trương, 
chính sách tôn giáo, 30% thông tin sai và thiếu thực tế trong tuyên truyền 
hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tuy còn phải kiểm tra thêm do nhận 
thức cũng như góc nhìn của người được phỏng vấn, nhưng dù sao đây là 
điểm cần được lưu tâm khắc phục của hệ thống truyền hình. 
Về thể loại thông điệp được yêu thích, kết quả khảo sát như sau: 
Bảng 2: Thể loại thông điệp được yêu thích của báo chí và truyền hình 
 Tin 
tức 
hình 
ảnh 
(%) 
Gương 
người 
tốt, 
việc 
tốt 
(%) 
Bài 
phỏng 
vấn 
(%) 
Bài 
phân 
tích 
xã 
luận, 
đàm 
luận 
(%) 
Phóng 
sự 
(%) 
Điều 
tra 
(%) 
Phóng 
sự 
ảnh 
(%) 
Bài 
tổng 
hợp 
tin 
tức, 
kiến 
thức 
(%) 
Báo 
chí 
54 21 25 32 39 19 20 34 
Truyền 
hình 
44 44 24 28 41 18 19 31 
Hình ảnh có sức thu hút mạnh mẽ nhất với người dân đối trong các 
hình thức truyền đạt tin tức qua báo chí và truyền hình. Tuy nhiên, phóng 
sự ảnh lại không được nhiều người đề cao. Nguyên nhân liệu phải chăng 
do chất lượng và nội dung của các phóng sự ảnh? Kế đến, những bài điều 
tra, phóng sự, xã luận cũng là những hình thức cần được quan tâm đầu tư, 
bởi đây là loại hình truyền thông mang lại hiệu quả cao nếu chất lượng 
tốt. Nội dung thông tin chứa dựng trong điều tra, phóng sự, xã luận lớn, 
hiệu quả tác động nhận thức cao. 
Về đánh giá chung truyền thông tôn giáo, kết quả khảo sát như sau: 
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Giá trị của truyền thông 37 
37 
Bảng 3: Đánh giá chung báo chí và truyền hình đưa tin về tôn giáo 
 Phù 
hợp 
(%) 
Hấp 
dẫn 
(%) 
Tin 
tức 
cập 
nhật 
(%) 
Tin 
tức 
trung 
thực 
(%) 
Tin 
tức 
dễ 
hiểu 
(%) 
Ngôn 
ngữ 
dễ 
hiểu 
(%) 
Phản 
ánh ý 
kiến 
của 
tôi 
(%) 
Bàn 
về 
vấn 
đề tôi 
quan 
tâm 
(%) 
Báo chí 48 12 27 18 8 9 11 32 
Truyền 
hình 
32 14 31 17 13 11 6 29 
Nhìn chung, trong bối cảnh dân trí ngày càng cao, dân chủ ngày càng 
rộng, thì chất lượng thông tin tôn giáo của truyền thông tôn giáo hiện nay 
chưa làm hài lòng công chúng. Vì thế, thông tin chân xác, toàn diện, 
khách quan về vấn đề tôn giáo và tôn trọng công chúng là yêu cầu vô 
cùng quan trọng hiện nay đối với truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà 
nước. Nó góp phần vào việc thực hiện thành công công tác tôn giáo, củng 
cố và nâng cao niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước. 
Thời gian qua, truyền thông tôn giáo còn một số hạn chế. Thứ nhất, hệ 
thống truyền thông còn thụ động trong việc đưa tin các vụ việc tôn giáo. 
Sự chủ động phối hợp, kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc lấy 
thông tin còn chưa chặt chẽ. Vì vậy, số lượng tin bài chất lượng cao về 
tôn giáo và công tác tôn giáo còn ít. Thứ hai, bài viết chủ yếu về gương 
người tốt, việc tốt, thiếu vắng những bài phản biện chính sách, luật pháp 
tôn giáo sắc sảo thuyết phục người đọc. Thứ ba, truyền thông tôn giáo 
chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân. Thứ tư, nhiều báo, 
tạp chí, phát thanh, truyền hình không có chuyên mục, cũng như phóng 
viên chuyên trách về lĩnh vực tôn giáo. Thứ năm, ở một số nơi xảy ra 
điểm nóng về tôn giáo, các phương tiện truyền thông chưa có những tin 
tức, bài điều tra, phóng sự chuyên sâu, lý giải bản chất sự việc nên chưa 
thu hút sự quan tâm của công chúng. Thứ sáu, nhiều báo chí chưa đến 
được với đông đảo tín đồ và chức sắc các tôn giáo. 
4. Kết luận và khuyến nghị 
Truyền thông tôn giáo ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn là điều khá 
mới mẻ. Với tính cách là một hoạt động của đời sống xã hội, truyền 
thông tôn giáo ở nước ta đã có nhiều hoạt động tích cực, song cũng còn 
một số hạn chế. Dẫu vậy, truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị 
38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 
thời gian vừa qua đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của công tác 
tôn giáo, góp phần ổn định chính trị xã hội, tạo niềm tin cho tín đồ và 
chức sắc các tôn giáo đối với Đảng và Nhà nước, động viên đồng bào có 
đạo đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Để thúc đẩy truyền thông tôn giáo, Đảng và Nhà nước cần có chiến 
lược phát triển hệ thống truyền thông tôn giáo đủ mạnh, đáp ứng nhu cầu 
xã hội trong bối cảnh đa dạng tôn giáo hiện nay. Muốn thực hiện được 
điều này, trước hết cần có đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông tôn 
giáo có đủ trình độ và năng lực, mang tính chuyên sâu. Người làm công 
tác truyền thông tôn giáo phải được thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, 
trang bị kiến thức cơ bản về tôn giáo, chính sách tôn giáo của Đảng và 
Nhà nước. Các ban ngành làm công tác tôn giáo, các chuyên gia cần có 
sự phối hợp chặt chẽ với nhau để có những bài viết, điều tra, phóng sự 
chất lượng cao, đánh giá đúng bản chất vấn đề tôn giáo đang xảy ra. Có 
như vậy, truyền thông tôn giáo mới thực sự thu hút được người có đạo và 
không có đạo. 
Ngoài ra, nội dung và hình thức truyền thông tôn giáo cũng cần đổi 
mới. Đổi mới nội dung cần xác định rõ, truyền thông tôn giáo liên quan 
đến những vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Bởi vậy, truyền thông 
đúng quan điểm, chính sách tôn giáo đối với đồng bào có đạo và quần 
chúng nhân dân là một yêu cầu cần thiết. Mặt khác, truyền thông tôn giáo 
còn cần sâu sát vạch trần việc lợi dụng tôn giáo làm sai lạc tính nhân văn 
và tính hướng thiện của tôn giáo, sai lạc chủ trương, chính sách của Đảng 
và Nhà nước về tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nội 
dung tuyên truyền cần chú trọng chọn lọc, phù hợp với từng đối tượng, 
tránh đề cập việc quá khứ, xóa đi mặc cảm để động viên đồng bào có đạo 
gắn bó với cộng đồng dân tộc. Chức sắc tôn giáo phần đông là người có 
trình độ học vấn cao, được đào tạo cơ bản, vì vậy nội dung tuyên truyền 
cần chuẩn xác, khoa học tạo sức thuyết phục. Công tác tuyên truyền cần 
biểu dương kịp thời các điển hình người tốt, việc tốt, các phong trào thi 
đua yêu nước trong đồng bào các tôn giáo, đồng thời tăng cường công tác 
thông tin đối ngoại chống việc lợi dụng tôn giáo. 
Hình thức tuyên truyền cần đa dạng và phong phú. Công tác tranh thủ 
tuyên truyền vận động chức sắc tôn giáo tạo cần đặc biệt chú ý nhằm tạo 
sự đồng thuận để từ đó qua họ có tiếng nói đối với tín đồ sẽ tạo hiệu quả 
tốt và có sức lan tỏa trong cộng đồng. Đồng thời quản lý tốt hệ thống các 
Nguyễn Thị Minh Ngọc. Giá trị của truyền thông 39 
39 
phương tiện truyền thông tôn giáo, trước hết là “sắp xếp lại và quy hoạch 
hợp lý hệ thống truyền hình, phát thanh, thông tấn, báo chí, xuất bản, 
thông tin mạng nhằm tăng hiệu quả thông tin, tránh lãng phí”7. Hy vọng 
trong tương lai, truyền thông tôn giáo thực sự là công cụ hữu hiệu hỗ trợ 
công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, cũng nhưng góp phần vào sự phát 
triển của các tôn giáo theo hướng đồng hành cùng dân tộc./. 
CHÚ THÍCH: 
1  
2 Donald Clark, Communication and Leadership, Retrieved 14 December 2013, 
3 Donald Clark, Communication and Leadership, tlđd. 
4 Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng số liệu điều tra của Nguyễn Thuý Hà thực 
hiện tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác với tổng số 
826 phiếu, trong đó 378 nam, 448 nữ; tín đồ Phật giáo: 330 người (chiếm 40%), 
Công giáo 287 người (chiếm 34,7%) và không tôn giáo là 207 người (chiếm 
25,1%), trong luận án tiến sĩ Tôn giáo học: Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 
đến nay (qua khảo sát trường hợp Phật giáo và Công giáo), Học viện Khoa học 
xã hội, Hà Nội, 2013. 
5 Terry Mutuku, Call for Ecumenical Movement to Rethink Communications, 
6 Terry Mutuku, Call for Ecumenical Movement to Rethink Communications, tlđd. 
7 Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành 
Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội: 64. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2008), Vấn đề về tôn giáo và chính sách tôn 
giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. 
2. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề về tôn 
giáo và công tác tôn giáo cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
3. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945, Nxb. Đại học 
Quốc gia, Hà Nội. 
4. Đỗ Quang Hưng 2008), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: lý luận và 
thực tiễn, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 
5. Thích Gia Quang (2013), Truyền thông: phương tiện hữu hiệu nhất để truyền tải 
chính pháp, vietnamnet.vn. 
6. Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế (2010), Truyền thông đại chúng trong công tác 
thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 
7. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
8. David Marr (1998), Mass Media in Vietnam, School of Pacific and Asian Studies, 
Australia National University. 
40 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2014 
9. Donald Clark, Communication and Leadership, Retrieved 14 December 2013, 
10. Terry Mutuku, Call for Ecumenical Movement to Rethink Communications, 
11. Monroe Price, Religious Communication and its Relation to the State: 
Comparative Perspective, Globethic.net. 
Abstract 
THE VALUE OF RELIGIOUS MEDIA IN TERMS OF 
RELIGIOUS DIVERSITY IN VIETNAM TODAY 
SEEN FROM SOCIOLOGY 
Vietnam is a country of multiple religions. Now, 13 religions and 37 
religious organizations have been recognized legal personality and 
registered. Over the years, the Vietnam Communist Party and the State 
consistency guarantee the right of freedom of religion to the people 
through a series of legal documents. To bring religious law and policies 
of the Vietnam Communist Party and the State into life, and timely 
reflect the religious situation in the country and abroad, as well as the 
activities of religious institutions in the country, the religious 
communication plays crucial roles. Recently, the religious 
communication has been frequent concerned by the Vietnam Communist 
Party and the State. The interest manifested in many ways from the 
creation of the newspaper, the magazine, the expansion of the mass 
media to the diversification of the religious communication content. This 
article only referred to the value of media and media subject of Buddhism 
and Catholicism. 
Key words: Religious communication, religious diversity, Vietnam, 
Buddhism, Catholicism. 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_truyen_thong_ton_giao_trong_dieu_kien_da_dang_to.pdf