Giá trị của siêu âm trong lòng mạch (IvUS) trong hướng dẫn điều trị thân chung động mạch vành trái

Tóm TắT

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm

hiểu vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS)

trong đánh giá chi tiết các tổn thương và ứng dụng

trong điều trị can thiệp thân chung động mạch

vành trái(ĐMVT). Đề tài đã nghiên cứu 16 bệnh

nhân tổn thương thân chung ĐMV trái. Kết quả

cho thấy diện tích lòng mạch tối thiểu (MLA)

trung bình là: 7,29 ± 3,0 mm2 ở vị trí tổn thương

thân chung ĐM vành trái và 3,88 ± 1,44 ở vị trí

lỗ vào ĐMLTTr . Tại vị trí tổn thương mảng xơ

vữa chiếm trung bình 62% diện tích lòng mạch.Về

hướng dẫn điều trị can thiệp ĐMV: chiều dài stent

bọc thuốc lớn hơn chiều dài tổn thương (stent

đã phủ hết tổn thương), đường kính stent bằng

đường kính lòng mạch trung bình ở vị trí tham

chiếu đầu xa. Sau can thiệp diện tích lòng mạch đã

được cải thiện đáng kể.

pdf 8 trang phuongnguyen 3100
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của siêu âm trong lòng mạch (IvUS) trong hướng dẫn điều trị thân chung động mạch vành trái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của siêu âm trong lòng mạch (IvUS) trong hướng dẫn điều trị thân chung động mạch vành trái

Giá trị của siêu âm trong lòng mạch (IvUS) trong hướng dẫn điều trị thân chung động mạch vành trái
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.2013 1
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x
Tóm TắT
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm 
hiểu vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) 
trong đánh giá chi tiết các tổn thương và ứng dụng 
trong điều trị can thiệp thân chung động mạch 
vành trái(ĐMVT). Đề tài đã nghiên cứu 16 bệnh 
nhân tổn thương thân chung ĐMV trái. Kết quả 
cho thấy diện tích lòng mạch tối thiểu (MLA) 
trung bình là: 7,29 ± 3,0 mm2 ở vị trí tổn thương 
thân chung ĐM vành trái và 3,88 ± 1,44 ở vị trí 
lỗ vào ĐMLTTr . Tại vị trí tổn thương mảng xơ 
vữa chiếm trung bình 62% diện tích lòng mạch.Về 
hướng dẫn điều trị can thiệp ĐMV: chiều dài stent 
bọc thuốc lớn hơn chiều dài tổn thương (stent 
đã phủ hết tổn thương), đường kính stent bằng 
đường kính lòng mạch trung bình ở vị trí tham 
chiếu đầu xa. Sau can thiệp diện tích lòng mạch đã 
được cải thiện đáng kể.
ĐặT vấn Đề
Tổn thương thân chung động mạch vành 
trái là một trong những thách thức lớn còn tồn 
tại trong can thiệp động mạch vành (ĐMV). 
Bệnh nhân có tổn thương hẹp thân chung ĐMV 
trái trên 50 % đường kính lòng mạch thường có 
tỷ lệ tử vong cao hơn so với những bệnh nhân 
có tổn thương tại các nhánh mạch vành khác 
(1,2). Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa 
Kỳ và trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/
ACC) 2009 cập nhật dựa trên khuyến cáo 2005 
và 2007 thì phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành 
vẫn là chỉ định điều trị hàng đầu cho những 
bệnh nhân bị tổn thương thân chung ĐMV trái 
(3). Can thiệp ĐMV qua da để điều trị bệnh lý 
thân chung ĐMV trái ở kỷ nguyên stent không 
phủ thuốc cho kết quả không tốt do tỷ lệ tái hẹp 
cao (19 - 31,4%) sau 6 - 12 tháng (7,8). Ngày 
nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật can 
thiệp ĐMV qua da, sự hoàn thiện kỹ năng đặt 
stent, sự ra đời của nhiều loại stent phủ thuốc 
chống tái hẹp, việc đặt stent thân chung ĐMV 
trái ngày càng được thực hiện nhiều hơn (7,8). 
Tuy nhiên, can thiệp thân chung ĐMV trái chỉ 
dưới sự hướng dẫn của chụp mạch cản quang 
không cho phép đảm bảo sự thành công của thủ 
thuật. Siêu âm trong lòng mạch (IVUS) giúp ta 
có cái nhìn chính xác từ bên trong mạch máu, 
cho ta hình ảnh rõ nét và trung thực về trong 
Giá trị của siêu âm trong lòng mạch (IvUS)
trong hướng dẫn điều trị thân chung động mạch 
vành trái
Khổng Nam Hương *, Nguyễn Quang Tuấn*, Phạm Mạnh Hùng*, 
Nguyễn Quốc Thái*, Nguyễn Ngọc Quang*, Hoàng Văn*, 
Nguyễn Minh Toàn**, Nguyễn Thị Bạch Yến*, Nguyễn Lân Việt* 
* Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
** Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.20132
y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
lòng và thành ĐMV, cung cấp đầy đủ những 
thông tin chính xác cần thiết để đảm bảo sự 
thành công của thủ thuật can thiệp thân chung 
ĐMV trái. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: 
“ Vai trò của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) 
ứng dụng trong điều trị can thiệp thân chung 
ĐMV trái” với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong 
lòng mạch (IVUS) trong đánh giá chi tiết các 
tổn thương của thân chung ĐMV trái.
2. Tìm hiểu vai trò của siêu âm trong lòng 
mạch (IVUS) ứng dụng trong điều trị can thiệp 
thân chung ĐMV trái (hướng dẫn kỹ thuật, 
đánh giá kết quả sau can thiệp ĐMV).
Đối Tượng và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Các bệnh 
nhân được chẩn đoán bệnh ĐMV có chỉ định 
chụp ĐMV và kết quả chụp ĐMV cho thấy 
bệnh nhân hẹp thân chung ĐMV trái. 
- Số lượng bệnh nhân: 16 bệnh nhân.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có kết 
quả chụp ĐMV đã rõ ràng và không có dự định 
điều trị can thiệp ĐMV.
2. Phương pháp nghiên cứu:
* Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến 
cứu, mô tả cắt ngang. 
* Quy trình nghiên cứu:
- Chọn đối tượng vào nghiên cứu
- Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng 
theo mẫu bệnh án riêng.
- Tiến hành chụp ĐMV
- Tiến hành siêu âm trong lòng mạch 
(IVUS) ngay sau chụp ĐMV
- Can thiệp ĐMV nếu có chỉ định dưới sự 
hướng dẫn của IVUS
- Đánh giá kết quả can thiệp ĐMV dựa trên 
hình ảnh chụp ĐMV và trên hình ảnh IVUS
* Các phương tiện nghiên cứu:
- Máy chụp mạch Digitex a2400 (Toshiba)
- Máy siêu âm trong lòng mạch (IVUS) 
(Boston Scientific).
KếT quả
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:
Trong thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 
10/2012, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 
16 bệnh nhân với tuổi trung bình là 66,3 ± 10,9 
(thấp nhất là 40 tuổi, cao nhất là 81 tuổi)
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng chung của nhóm nghiên cứu
STT Thông số n %
1 Giới nam / nữ 11 /5 68,8 / 31,2
2 THA 8 50
3 Hút thuốc lá 6 37,5
4 Đái tháo đường 4 25
5 Rối loạn mỡ máu 1 6,3
6 Đau ngực ổn định 1 6,3
7 Đau ngực không ổn định 11 68,7
8 Nhồi máu cơ tim 4 25
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.2013 3
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x
 Yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là THA (chiếm 50%), rồi đến hút thuốc lá, đều là các yếu tố nguy 
cơ có thể thay đổi được. Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bệnh nhân đau thắt ngực 
không ổn định và nhồi máu cơ tim (NMCT) (có 3 bệnh nhân NMCT cấp và 1 bệnh nhân NMCT 
cũ). Mức độ đau ngực theo phân độ của Hội Tim mạch Canada (CCS) trong nghiên cứu của chúng 
tôi là: 3,1 ± 0,5 (1 → 4), mức độ suy tim theo NYHA là: 2,06 ± 0,44 (1 → 4).
Bảng 2. Đặc điểm cận lâm sàng chung của nhóm nghiên cứu
Thông số n %
Nhịp xoang 15 93,8
Rung nhĩ 1 6,3
ST chênh lên 5 31,3
ST chênh xuống 3 18,7
Sóng T âm 7 43,8
Có sóng Q 4 25
Tăng CK-MB 3 18,7
Tăng Troponin T 8 50
Rối loạn vận động vùng trên siêu âm 5 31,3
Thay đổi hay gặp nhất trên điện tâm đồ là sóng T âm. Có 8 (50%) bệnh nhân có tăng men 
Troponin T, bao gồm 3 trường hợp NMCT cấp và 5 bệnh nhân ĐNKOĐ có nguy cơ cao. Tần 
số tim trung bình là: 69,19 ± 14,20 (40 → 91). Phân số tống máu (EF) trung bình là: 59,5 ± 
14,4 (40 → 87).
Trong 16 bệnh nhân tổn thương thân chung ĐMV trái có 2 bệnh nhân (12,5%) tổn thương 
tại lỗ vào, 1 bệnh nhân (6,3%) tổn thương đoạn giữa và 13 bệnh nhân (81,2%) tổn thương tại chỗ 
chia nhánh. Theo phân loại Medina, tổn thương týp 111 (tổn thương cả thân chung, ĐM liên thất 
trước và ĐM mũ chiếm 38,5% (5 bệnh nhân), tổn thương týp 110 (tổn thương thân chung và ĐM 
liên thất trước) chiếm 61,5% (8 bệnh nhân) và tổn thương týp 100 (tổn thương chỉ khu trú ở thân 
chung) chiếm 23% (3 bệnh nhân). Như vậy tổn thương thân chung hay gặp tổn thương có vị trí 
phức tạp, ảnh hưởng đến các nhánh và gây khó khăn cho việc can thiệp.
2. Nghiên cứu các đặc điểm của ĐMV bằng IVUS
Bản chất của IVUS là phương pháp siêu âm, đầu dò được đưa vào trong lòng mạch máu 
nên cho ta hình ảnh rõ nét và trung thực các đặc điểm của mạch máu trên lát cắt ngang. Trong 
16 bệnh nhân được khảo sát bằng IVUS có 15 bệnh nhân cần can thiệp và 1 bệnh nhân không 
cần can thiệp. Trong 16 bệnh nhân có tới 13 bệnh nhân (81,2%) tổn thương cả động mạch liên 
thất trước.
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.20134
y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
* Đặc điểm mảng xơ vữa trên IVUS:
Diện tích mảng xơ vữa xâm chiếm lòng mạch trung bình tại vị trí tổn thương là 62,0± 10,0%, 
tại vị trí tham chiếu là 29,8 ± 8,6 % . 
Dựa vào độ đậm âm của mảng xơ vữa so với lớp áo ngoài và bóng cản, hình thái mảng xơ vữa 
được chia thành: MXV mềm, MXV xơ, mảng xơ vữa hỗn hợp, MXV canxi hoá. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi có 6 tổn thương (37,5%) là MXV mềm, 9 tổn thương (56,25%) là MXV xơ. Có 1 
bệnh nhân thấy huyết khối thân chung. Có 8 tổn thương (50%) canxi hoá và cả 8 tổn thương là 
canxi trên bề mặt.
3. So sánh vai trò của IVUS và chụp ĐMV trong đánh giá các tổn thương hẹp ĐMV
IVUS phát hiện nhiều tổn thương canxi hơn so với chụp ĐMV (8 tổn thương canxi hoá trên 
IVUS so với 4 tổn thương canxi hoá trên chụp ĐMV)
4. Vai trò của IVUS trong hướng dẫn can thiệp ĐMV
Trong 16 bệnh nhân, 1 bệnh nhân không cần can thiệp do có diện tích lòng mạch tối thiểu tại 
thân chung (MLA) > 6 mm2 và không kèm hẹp đáng kể ở vị trí khác, 1 bệnh nhân có huyết khối ở 
thân chung trên một nền mạch xơ vữa nhẹ nên chỉ hút huyết khối mà không đặt stent. 14 bệnh nhân 
còn lại thì có 6 bệnh nhân có MLA tại thân chung ≤ 6 mm2, 8 bệnh nhân có MLA tại thân chung > 
6 mm2 nhưng vẫn hẹp trên 50% diện tích lòng mạch và có hẹp đáng kể tại lỗ vào ĐMLTTr (MLA tại 
ĐMLTTr ≤ 4 mm2) nên phải can thiệp cả thân chung và ĐMLTTr. 
Bảng 3. Các đặc điểm của mặt cắt ngang trên IVUS
Thông số
Vị trí tham 
chiếu đầu 
gần
(n = 10)
Vị trí tổn 
thương tại 
thân chung 
(n=16)
p1
Vị trí tổn 
thương tại 
ĐMLTTr 
(n=13)
Vị trí tham 
chiếu đầu 
xa
(n = 16)
p2
Diện tích mạch giới hạn bởi 
lớp áo ngoài - EEM (mm2)
23,84 ± 6,34 18,53 ± 7,59 <0,05 11,3 ± 3,8 15,13 ± 6,07 <0,05
ĐK mạch lớn nhất (mm) 5,89 ± 0,86 5,24 ± 1,1 >0,05 4,13 ± 0,68 4,59 ± 0,96 >0,05
ĐK mạch nhỏ nhất (mm) 5,0 ± 0,76 4,28 ± 0,88 >0,05 3,35 ± 0,65 3,95 ± 0,81 >0,05
Diện tích lòng mạch nhỏ 
nhất - MLA (mm2)
16,9 ± 5,1 7,29 ± 3,0 <0,001 3,88 ± 1,44 10,47 ± 4,08 <0,001
ĐK lòng mạch lớn nhất 
(mm)
4,91 ± 0,84 3,42 ± 0,68 <0,05 2,52 ± 0,50 3,83 ± 0,74 <0,05
ĐK lòng mạch nhỏ nhất 
(mm)
4,24 ± 0,93 2,62 ± 0,61 <0,05 1,99 ± 0,43 3,31 ± 0,74 <0,05
Tỷ lệ diện tích MXV xâm 
chiếm lòng mạch (%) 
29,7 ± 9,0 60 ± 10,0 <0,05 64 ± 10,0 29,9 ± 8,3 <0,05
 p1: sự khác nhau giữa vị trí tham chiếu đầu gần và vị trí tổn thương tại thân chung
p2: sự khác nhau giữa vị trí tham chiếu đầu xa và vị trí tổn thương tại ĐM liên thất trước (ĐMLTTr).
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.2013 5
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x
Trong 14 tổn thương cần đặt stent thì 1 bệnh nhân đặt stent thường do tổn thương ngắn, 
mạch to (không có stent phủ thuốc có kích cỡ thích hợp), số còn lại 13 bệnh nhân được đặt stent 
phủ thuốc. Trong nghiên cứu này có 11 bệnh nhân được đặt stent thân chung xuống ĐMLTTr, sau 
đó là nong bóng đồng thời (kissing balloon), có 1 bệnh nhân được đặt 2 stent từ thân chung vào 
ĐMLTTr và động mạch mũ, 2 bệnh nhân được đặt stent khu trú ở thân chung. Một điều rất quan 
trọng để tránh huyết khối sau đặt stent là stent phải phủ hết tổn thương.
Bảng 5. So sánh đường kính stent với đường kính lòng mạch tham chiếu
Xtb ± sd p
ĐK stent (mm) 3,5 ± 0,41
ĐK lòng mạch lớn nhất tại vị trí tham chiếu gần (mm) 4,9 ± 0,84 < 0,05
ĐK lòng mạch nhỏ nhất tại vị trí tham chiếu gần(mm) 4,2 ± 0,92 < 0,05
ĐK lòng mạch lớn nhất tại vị trí tham chiếu xa (mm) 3,8 ± 0,7 < 0,05
ĐK lòng mạch nhỏ nhất tại vị trí tham chiếu xa (mm) 3,3 ± 0,7 < 0,05
ĐK lòng mạch trung bình tại vị trí tham chiếu xa (mm) 3,57 ± 0,7 0,95
Bảng 6. Diện tích và đường kính lòng mạch trước và sau can thiệp tại thân chung ĐMV trái
Thông số Trước can thiệp
( n=14)
Sau can thiệp
(n=14)
p
Diện tích lòng mạch nhỏ nhất - MLA (mm2) 7,29 ± 3,1 12,88 ± 5,2 <0,0001
ĐK lòng mạch lớn nhất (mm) 3,42 ± 0,68 4,39 ± 0,84 <0,0001
ĐK lòng mạch nhỏ nhất (mm) 2,63 ± 0,61 3,55 ± 0,7 <0,0001
Bảng 4. So sánh giữa chiều dài tổn thương và chiều dài stent 
Xtb ± sd P
Chiều dài tổn thương (mm) 32,93 ± 23,0 < 0,05
Chiều dài stent (mm) 35,76 ± 18,29
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều dài stent dài hơn chiều dài tổn thương một cách có ý 
nghĩa. Như vậy tổn thương đã cố gắng được phủ hết.
Như vậy đường kính stent bằng đường kính lòng mạch trung bình tại vị trí tham chiếu xa.
Sau đặt stent, diện tích và đường kính lòng mạch bằng diện tích và đường kính trong stent.
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.20136
y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
Như vậy, sau đặt stent, diện tích lòng 
mạch đã rộng ra một cách có ý nghĩa so với 
trước đặt stent.
Với tất cả các tổn thương, Stent đều áp sát 
vào thành mạch.
Thủ thuật can thiệp ĐMV thành công đối 
với cả 16 bệnh nhân này, không có tai biến nào 
xảy ra.
Bàn luận
1. Giá trị của siêu âm trong lòng mạch 
(IVUS) trong đánh giá chi tiết các tổn 
thương của thân chung ĐMV trái.
Về diện tích lòng mạch nhỏ nhất (MLA: 
Minimun Lumen Area):
Đây là thông số quan trọng nhất, có giá 
trị trong thực hành lâm sàng, thường được 
các thầy thuốc sử dụng để quyết định phương 
pháp điều trị can thiệp hay bảo tồn trong một 
số trường hợp cân nhắc. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, các bệnh nhân hẹp thân chung 
đơn thuần, không kèm theo hẹp có ý nghĩa các 
nhánh mạch khác, diện tích lòng mạch nhỏ 
nhất ≤ 6 mm2 các tổn thương hẹp ở động mạch 
liên thất trước, động mạch mũ có diện tích lòng 
mạch nhỏ nhất ≤ 4 mm2 được đưa vào nhóm 
can thiệp. Sở dĩ lựa chọn con số này vì có nhiều 
nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng 
các tổn thương có MLA ≤ 6 mm2 đối với thân 
chung và MLA ≤ 4 mm2 đối với ĐM liên thất 
trước và ĐM mũ có thể gây thiếu máu cơ tim và 
có các biến cố tim mạch nặng (3,4,5,6). Nhiều 
nghiên cứu đã chứng minh có mối tương quan 
chặt chẽ giữa MLA và hiện tượng thiếu máu 
cơ tim đánh giá trên dự trữ vành (CRF), phân 
số dự trữ vành (FFR). Trong nghiên cứu của 
chúng tôi, có 1 bệnh nhân không can thiệp do 
có MLA tại thân chung ≥ 6 mm2 và không kèm 
tổn thương khác. Có 6 bệnh nhân có MLA ở 
thân chung ≤ 6 mm2, có 9 bệnh nhân có MLA 
ở thân chung ≥ 6 mm2 nhưng vẫn hẹp trên 50% 
diện tích lòng mạch và có MLA tại lỗ vào LAD 
≤ 4 mm2 nên có chỉ định can thiệp.
2. Các đặc điểm về mảng xơ vữa trên IVUS:
- Diện tích mảng xơ vữa xâm chiếm lòng 
mạch:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại vị trí 
mạch tham chiếu, tức là đoạn mạch được coi là 
tương đối bình thường trên phim chụp mạch 
thì trên IVUS vẫn phát hiện ra mảng xơ vữa và 
mảng xơ vữa chiếm trung bình 29% diện tích 
của mạch cắt ngang. Đã có nhiều nghiên cứu 
lý giải tại sao lại có hiện tượng có MXV mà 
chụp mạch vần bình thường. Theo các nghiên 
cứu mô bệnh học, mảng xơ vữa lắng đọng và 
tích tụ dần, lớn dần trong thành mạch thì lớp 
xơ chun thành mạch cũng giãn dần. Lúc này 
chụp mạch cản quang không thấy tổn thương vì 
MXV không xâm phạm lòng mạch. Khi MXV 
Bảng 7. Diện tích và đường kính lòng mạch trước và sau can thiệp tại lỗ động mạch liên thất trước
Thông số Trước can thiệp
( n=12)
Sau can thiệp
(n=12)
p
Diện tích lòng mạch nhỏ nhất - MLA (mm2) 3,88 ± 1,44 8,28 ± 2,19 <0,0001
ĐK lòng mạch lớn nhất (mm) 2,52 ± 0,50 3,54 ± 0,51 <0,0001
ĐK lòng mạch nhỏ nhất (mm) 1,99 ± 0,43 2,92 ± 0,40 <0,0001
*p: sự khác nhau giữa trước và sau đặt stent
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.2013 7
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG x
chiếm đến 40 - 50% diện tích có thể chun giãn 
được của lớp xơ chun thì thành mạch không thể 
giãn bù được nữa, lúc đó MXV sẽ phát triển dần 
vào trong lòng mạch, tức là MXV gây hẹp lòng 
mạch, lúc này mới có thể phát hiện trên chụp 
mạch cản quang
- Các đặc điểm về hình thái mảng xơ vữa:
Mảng xơ vữa mềm là một yếu tố có giá trị 
tiên lượng mạnh nhất với hiện tượng tái hẹp 
trong stent. Nguyên nhân có thể là do MXV 
mềm bị ép dễ hơn khi đặt stent nhưng lại gây 
ra nhiều sự tăng sinh nội mạc trong lòng stent. 
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy sự chiếm 
ưu thế của MXV mềm ở các bệnh nhân bị hội 
chứng ĐMV cấp (5,6). Trong nghiên cứu của 
chúng tôi MXV mềm chiếm 37,5%.
3. Vai trò của IVUS trong hướng dẫn can 
thiệp động mạch vành:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng 
minh vai trò của IVUS góp phần đảm bảo sự 
thành công của thủ thuật can thiệp ĐMV. Lợi 
ích của IVUS đối với việc can thiệp thân chung 
bao gồm:
- IVUS cho biết chính xác thành phần của 
mảng xơ vữa
- IVUS cho biết chính xác đường kính và 
chiều dài của thân chung
- IVUS giúp đo chính xác phía xa
- IVUS giúp đánh giá nguy cơ đối với chỗ 
chia nhánh
IVUS giúp bác sỹ có chiến lược can thiệp 
phù hợp (chuẩn bị tổn thương bằng cách nong 
bóng trước, đảm bảo phủ hết tổn thương, đảm 
bảo stent theo hình thuôn của mạch vành một 
cách hợp lý (appropriate tapering), ngăn ngừa 
sự trôi mảng xơ vữa vào nhánh bên). Chụp 
mạch cản quang không thể cung cấp đủ những 
thông tin chính xác cần thiết này.
 Gần tất cả các bệnh nhân trong nghiên 
cứu của chúng tôi đều được đặt stent phủ 
thuốc. Gần đây, trong một nghiên cứu với stent 
Cypher chỉ ra những tổn thương hoặc những 
đoạn mạch hẹp không được phủ hết bởi stent 
bọc thuốc có tỷ lệ biến cố tim mạch cao hơn. 
Dưới sự hướng dẫn của IVUS, trong nghiên cứu 
của chúng tôi, chiều dài stent lớn hơn chiều dài 
tổn thương. Như vậy chúng tôi đã cố gắng phủ 
hết tổn thương.
Diện tích stent tối thiểu là một chỉ số dự báo 
mạnh nhất cho tái hẹp trong stent. Một nghiên 
cứu trên stent Cypher cho thấy phần lớn tái hẹp 
trong stent có diện tích stent tối thiểu sau can 
thiệp dưới 5 mm2 (6). Trong nghiên cứu của 
chúng tôi diện tích stent nhỏ nhất trung bình 
sau can thiệp là 8,28 ± 2,19 mm2 đối với lỗ vào 
của ĐMLTTr và 12,88 ± 5,2 mm2 đối với thân 
chung. Những bệnh nhân được đặt stent thân 
chung vào ĐMLTTr đều được nong bóng đồng 
thời sau đặt stent để nong rộng lỗ vào ĐM mũ. 
KếT luận
Nghiên cứu siêu âm trong lòng mạch 
(IVUS) trên 16 bệnh nhân tổn thương thân 
chung động mạch vành trái chúng tôi rút ra kết 
luận sau:
1. Giá trị của IVUS trong đánh giá chi tiết 
các tổn thương của ĐMV:
Tại vị trí tổn thương:
- Diện tích lòng mạch nhỏ nhất (MLA) 
trung bình là: 7,29 ± 3,0 mm2 ở vị trí tổn thương 
thân chung ĐM vành trái và 3,88 ± 1,44 ở vị trí 
lỗ vào ĐMLTT 
- Diện tích mảng xơ vữa xâm chiếm lòng 
mạch là: 62 ± 10%, 37,5% MXV mềm, 56,25% 
MXV xơ, 6,3% huyết khối, 50% MXV canxi hoá.
TẠP CHÍ Tim mẠCH HọC việT nam - số 64.20138
y NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
- Chiều dài trung bình của tổn thương là: 
32,93 ± 23,0 mm
5.2. Vai trò của IVUS ứng dụng trong điều trị 
can thiệp bệnh ĐMV
- IVUS giúp xác định 6,3% bệnh nhân 
không cần can thiệp, 18,7% bệnh nhân can 
thiệp thân chung đơn thuần, 68,7% đặt stent 
thân chung và ĐMLTTr và 6,3% bệnh nhân đặt 
2 stent từ thân chung vào ĐMLTTr và ĐM mũ.
- IVUS giúp lựa chọn kích cỡ stent: chiều 
dài stent lớn hơn chiều dài tổn thương, đường 
kính stent bọc thuốc bằng đường kính mạch 
tham chiếu trung bình đầu xa.
- Đánh giá kết quả sau can thiệp: diện tích 
stent nhỏ nhất trung bình là: 8,28 ± 2,19 mm2 
đối với lỗ vào của ĐMLTTr và 12,88 ± 5,2 mm2 
đối với thân chung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khổng Nam Hương, Đỗ Phương Anh, Nguyễn Quang Tuấn (2009) Hiệu quả của stent giải phóng 
thuốc sirolimus tại chỗ trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tạp chí Y học lâm sàng, 41: 31-40.
2. Nguyễn Lân Việt (2007) Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Thực hành bệnh tim mạch. Nhà xuất 
bản Y học: 37-65.
3. ACC/AHA 2009 Guideline Update for Percutaneus Coronary Intervention.
4. Choi JW, et al. (2001) Resource utilization and clinical outcomes of stenting: a comparision of 
intravascular ultrasound and angiographical guided stent implantation: Am Heart J: 142(1): 112-8.
5. Gary S Mint (2005) Intracoronary Ultrasound
6. Yasuhiro H, Peter J, et al. (2008) Intravascular ultrasound. Texbook of Interventional Cardiology: 1115-
1143. 
7. Corrado Tamburino et al (2009). Left main Coronary Artery Disease Practical Guide for Interventioanal 
Cardiologist. Published by Spriger Itali.
8. Hursh Naik et. (2009) A Meta-Analysis of 3.773 Patients Treated with Percutaneous Coronary 
Intervention or Surgery for Unprotected Left Main Coronary Artery Stenosis. J.Am. Coll. Cardio. Intv 
2: 739 - 747.
SUMMAry: THE ROLE OF INTRAVASCULAR ULTRASOUND (IVUS) IN GUIDANCE OF 
PERCUTANEOUS LEFT MAIN CORONARY ARTERY INTERVENTION
The aim of this study is to evaluate the role of intravascular ultrasound (IVUS) in assessment of coronary 
artery stenosis, lesion morphology and guidance of percutaneous left main coronary artery intervention. 
16 patients with left main coronary artery lesions were evaluated by IVUS. The study have shown that the 
average MLA is 7,29 ± 3,0 mm2 in left main lesion sites and 3,88 ± 1,44 mm2 in ostial LAD lesion sites. 
The average plaque burden is 62% at lesion site. With drug eluting stent, the trend is to cover as much 
disease as possible (stent length is longer than lesion length). After PCI, MLA is improved signific

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_sieu_am_trong_long_mach_ivus_trong_huong_dan_die.pdf