Giá trị của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan còn bù

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá vai trò của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm để dự đoán giãn tĩnh

mạch thực quản và giãn tĩnh mạch thực quản nguy cơ cao ở bệnh nhân xơ gan còn bù. Đối

tượng và phương pháp: 89 bệnh nhân xơ gan còn bù được nội soi tiêu hóa trên và đo độ đàn

hồi bằng siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm. So sánh kết quả của siêu âm đàn hồi xung lực

tán xạ âm với mức độ giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi. Kết quả: tốc độ sóng biến dạng

(shear wave velocity) tương quan đáng kể với mức độ giãn tĩnh mạch thực quản (Spearman

rho: 0,62, p < 0,001).="" diện="" tích="" dưới="" đường="" cong="" roc="" của="" tốc="" độ="" sóng="" biến="" dạng="" để="" dự="">

giãn tĩnh mạch thực quản và nguy cơ cao lần lượt là 0,85 (95%CI: 0,79 - 0,91) và 0,86 (95%CI:

0,80 - 0,93). Để phát hiện giãn tĩnh mạch thực quản, giá trị tiên đoán âm 98,8% và giá trị tiên

đoán dương 39,5% khi tốc độ sóng biến dạng < 2,04="" m/s.="" để="" phát="" hiện="" giãn="" tĩnh="" mạch="">

quản nguy cơ cao, giá trị dự đoán âm là 63,8% và giá trị dự đoán dương là 92,7% khi tốc độ

sóng biến dạng > 2,22 m/s. Kết luận: siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm là một phương pháp

không xâm lấn, có thể xác định chính xác giãn tĩnh mạch thực quản và giãn tĩnh mạch thực

quản nguy cơ cao ở bệnh nhân xơ gan còn bù. Tốc độ sóng biến dạng < 2,04="" m/s="" có="" thể="">

trừ 98,8% giãn tĩnh mạch thực quản, trong khi bệnh nhân có tốc độ sóng biến dạng > 2,22 m/s

nên xem xét nội soi tiêu hóa trên và điều trị dự phòng thích hợp

pdf 7 trang phuongnguyen 7340
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan còn bù", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan còn bù

Giá trị của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan còn bù
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 13 
GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM ĐÀN HỒI XUNG LỰC TÁN XẠ ÂM 
TRONG DỰ ĐOÁN GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN 
Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÒN BÙ 
 Trần Thị Khánh Tường1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá vai trò của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm để dự đoán giãn tĩnh 
mạch thực quản và giãn tĩnh mạch thực quản nguy cơ cao ở bệnh nhân xơ gan còn bù. Đối 
tượng và phương pháp: 89 bệnh nhân xơ gan còn bù được nội soi tiêu hóa trên và đo độ đàn 
hồi bằng siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm. So sánh kết quả của siêu âm đàn hồi xung lực 
tán xạ âm với mức độ giãn tĩnh mạch thực quản qua nội soi. Kết quả: tốc độ sóng biến dạng 
(shear wave velocity) tương quan đáng kể với mức độ giãn tĩnh mạch thực quản (Spearman 
rho: 0,62, p < 0,001). Diện tích dưới đường cong ROC của tốc độ sóng biến dạng để dự đoán 
giãn tĩnh mạch thực quản và nguy cơ cao lần lượt là 0,85 (95%CI: 0,79 - 0,91) và 0,86 (95%CI: 
0,80 - 0,93). Để phát hiện giãn tĩnh mạch thực quản, giá trị tiên đoán âm 98,8% và giá trị tiên 
đoán dương 39,5% khi tốc độ sóng biến dạng < 2,04 m/s. Để phát hiện giãn tĩnh mạch thực 
quản nguy cơ cao, giá trị dự đoán âm là 63,8% và giá trị dự đoán dương là 92,7% khi tốc độ 
sóng biến dạng > 2,22 m/s. Kết luận: siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm là một phương pháp 
không xâm lấn, có thể xác định chính xác giãn tĩnh mạch thực quản và giãn tĩnh mạch thực 
quản nguy cơ cao ở bệnh nhân xơ gan còn bù. Tốc độ sóng biến dạng < 2,04 m/s có thể loại 
trừ 98,8% giãn tĩnh mạch thực quản, trong khi bệnh nhân có tốc độ sóng biến dạng > 2,22 m/s 
nên xem xét nội soi tiêu hóa trên và điều trị dự phòng thích hợp. 
* Từ khóa: Giãn tĩnh mạch thực quản; Siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm; Xơ gan còn bù. 
Value of Acoustic Radiation Force Impulse Elastography to Predict 
Esophageal Varices in Patients with Compensated Cirrhosis 
Summary 
Objectives: To evaluate the value of acoustic radiation force impulse elastography to predict 
the presence of esophageal varices and high-risk esophageal varices in patients with 
compensated cirrhosis. Subjects and methods: A total of 89 patients with compensated cirrhosis 
underwent acoustic radiation force impulse elastography and endoscopy were prospectively 
recruited. The results of acoustic radiation force impulse were compared to endoscopy. Results: 
Shear wave velocity significantly correlated with the grade of esophageal varices (Spearman 
rho: 0.62, p < 0.001). The area under receiver operating characteristic curve of shear wave velocity 
to predict esophageal varices and high-risk esophageal varices were 0.85 (95%CI: 0.79 - 0.91) 
and 0.86 (95%CI: 0.80 - 0.93), respectively. To detect esophageal varices, negative predictive value 
of 98.8% and a positive predictive value of 39.5% were achieved at shear wave velocity > 2.04 m/s. 
1. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Khánh Tường (drkhanhtuong@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 14/01/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/03/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 09/04/2019 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 14 
To detect high-risk esophageal varices, negative predictive value of 63.8% and a positive 
predictive value of 92.7% were achieved at shear wave velocity > 2.22 m/s. Conclusions: 
Acoustic radiation force impulse elastography, a non-invasive method, can accurately identify 
esophageal varices and high-risk esophageal varices in patients with compensated cirrhosis. 
shear wave velocity < 2.04 m/s may rule out the presence of esophageal varices, whereas 
patients with shear wave velocity > 2.22 m/s should be considered for endoscopic examinations 
or appropriate prophylactic treatment. 
* Keywords: Esophageal varices; Acoustic radiation force impulse elastography; 
Compensated cirrhosis. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Giãn tĩnh mạch thực quản (GTMTQ) là 
một biến chứng quan trọng của xơ gan. 
Hướng dẫn hiện tại đề nghị sàng lọc 
GTMTQ bằng nội soi cho tất cả bệnh 
nhân (BN) bị xơ gan để xác định nh ng 
trường hợp nên điều trị dự phòng. Tuy 
nhiên, phần lớn BN được tiến hành nội 
soi sàng lọc hoặc không có giãn tĩnh 
mạch hoặc có giãn tĩnh mạch đều không 
cần điều trị dự phòng, vì tỷ lệ GTMTQ có 
nguy cơ cao tại bất kỳ thời điểm nào xấp 
xỉ 15 - 25% [1]. 
Vì nh ng lý do trên, cần có phương 
pháp không xâm lấn để chẩn đoán 
GTMTQ ở BN xơ gan để tránh nội soi 
xâm lấn không cần thiết, đặc biệt ở BN có 
nguy cơ thấp. Mặc dù một số chỉ số liên 
quan đến hiện diện của GTMTQ ở BN xơ 
gan còn bù như số lượng tiểu cầu thấp, 
đường kính lách lớn, và điểm số Child-
Pugh tăng, nhưng chưa có phương pháp 
nào đủ chính xác để dự đoán GTMTQ [2]. 
Gần đây, độ cứng gan và độ cứng lách 
đo bằng phương pháp siêu âm thoáng 
qua (Transient Elastography-TE) đã được 
đề xuất như là phương pháp không xâm 
lấn khác để chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch 
cửa. Tuy nhiên, phương pháp siêu âm 
thoáng qua có độ đặc hiệu tương đối thấp 
khi dự đoán GTMTQ trong một phân tích 
tổng hợp, mặc dù khả năng dự đoán 
đoán tăng áp tĩnh mạch cửa lâm sàng 
tương đối cao (độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 
79%) [3]. Ngoài ra, siêu âm thoáng qua 
có tỷ lệ thất bại đo lường cao ở BN có 
khoảng gian liên sườn hẹp, BMI cao hoặc 
cổ trướng. Một hạn chế n a là siêu âm 
thoáng qua chỉ dựa trên M mode, vì vậy 
không có hình ảnh nhu mô gan theo thời 
gian thực. 
Hiện nay, kỹ thuật siêu âm đàn hồi 
xung lực tán xạ âm được đề xuất để đánh 
giá xơ hóa gan không xâm lấn, có thể sử 
dụng ngay cả ở nh ng BN béo phì và cổ 
trướng. Tỷ lệ đo kỹ thuật siêu âm xung 
lực tán xạ âm thành công cao hơn kỹ 
thuật siêu âm thoáng qua [10]. Ngoài ra, 
siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm được 
tích hợp vào hệ thống siêu âm thông 
thường mang lại cho siêu âm đàn hồi 
xung lực tán xạ âm nh ng lợi thế lâm 
sàng hơn so với siêu âm thoáng qua. 
Đã có một số nghiên cứu đánh giá kỹ 
thuật siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm 
có thể dự đoán chính xác GTMTQ [4, 5]. 
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu vai trò của 
kỹ thuật siêu âm đàn hồi xung lực tán 
xạ âm trong dự đoán hiện diện GTMTQ 
và GTMTQ nguy cơ cao ở BN xơ gan 
còn bù. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 15 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
BN được chẩn đoán xơ gan còn bù tại 
Phòng Khám viêm gan và Phòng khám 
Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
* Tiêu chuẩn chọn mẫu: BN được chẩn 
đoán xơ gan còn bù chưa nội soi dạ dày 
trước đó. 
- BN được chẩn đoán xơ gan khi APRI 
≥ 2. 
- Xơ gan còn bù khi không có bất kỳ 
dấu hiệu nào sau: vàng da, cổ trướng, 
xuất huyết tiêu hóa do vỡ GTMTQ và 
bệnh não gan. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: 
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
- Ung thư biểu mô tế bào gan. 
- Huyết khối tĩnh mạch cửa. 
- Suy tim phải. 
- Tiền căn hoặc hiện tại có điều trị 
TAC (cắt lách, thuyên tắc lách một phần, 
thông nối cửa chủ xuyên tĩnh mạch cảnh 
(transjugular shunt portosystemic-TIPS), 
điều trị β-blocker. 
- Thất bại siêu âm đàn hồi xung lực tán 
xạ âm hoặc đo lường không đáng tin cậy 
(IQR/med > 30, tỷ lệ thành công < 60%). 
- Đợt bùng phát cấp của viêm gan 
mạn: ALT tăng > 5 lần giới hạn trên 
bình thường. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
* Thiết kế nghiên cứu: theo dõi dọc 
hồi cứu. 
* Phương pháp: 
Tất cả BN thỏa mãn tiêu chuẩn được 
thu thập d liệu nhân khẩu học, bao gồm 
tuổi, giới tính, BMI và các thông số lâm 
sàng và xét nghiệm theo bảng thu thập 
số liệu. 
Công thức tính APRI như sau: 
 AST/AST (ULN) 
 APRI = 
 Số lượng tiểu cầu (109/l) 
ULN (upper limit of normal): giới hạn 
bình thường trên AST của phòng xét nghiệm. 
Tất cả BN thực hiện kỹ thuật siêu âm 
đàn hồi xung lực tán xạ âm và nội soi tiêu 
hóa trên. Thời gian gi a nội soi và thực 
hiện siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm 
≤ 2 tuần. Bác sỹ siêu âm đo độ cứng của 
gan với kỹ thuật siêu âm đàn hồi xung lực 
tán xạ âm bằng máy siêu âm Siemens 
Acuson S2000 có tích hợp kỹ thuật siêu 
âm đàn hồi xung lực tán xạ âm (BN nhịn 
đói ít nhất 3 giờ). Kết quả đo độ cứng của 
gan bằng kỹ thuật siêu âm đàn hồi xung 
lực tán xạ âm là vận tốc sóng biến dạng 
(Shear Wave Velocity-SWV) đo bằng 
đơn vị mét trên giây (m/s). Giá trị SWV là 
kết quả trung bình của 5 phép đo hợp lệ. 
Các phép đo không đáng tin cậy khi tỷ lệ 
khoảng tứ phân vị với giá trị trung bình 
(IQR/Med) > 30% hoặc tỷ lệ thành công 
thấp < 60%. Nội soi tiêu hóa trên và đánh 
giá GTMTQ được phân loại độ 1, độ 2 
hoặc độ 3. GTMTQ nguy cơ cao được 
định nghĩa là GTMTQ độ 2, 3 hoặc có dấu 
son, theo tiêu chí Baveno V. 
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm Stata 12, 
p < 0,05 có nghĩa thống kê. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 16 
- Dùng phép kiểm χ2 hoặc hiệu chỉnh 
Yate’s để so sánh 2 tỷ lệ. So sánh 2 trung 
bình bằng t-test. 
- Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự 
đoán dương tính và giá trị dự đoán âm 
tính theo giá trị ngưỡng tốt nhất của SWV 
và xác định độ chính xác trong dự đoán 
có GTMTQ, GTMTQ nguy cơ cao bằng 
phân tích đường cong ROC (Receiver 
operating characteristic) gồm diện tích 
dưới đường cong (Area Under ROC Curve: 
AUROC), khoảng tin cậy (CI). 
- Đánh giá mối tương quan gi a một 
biến số liên tục với một biến số thứ tự hay 
phân loại bằng tương quan thứ bậc 
Spearman (Spearman’s rank correlation), 
tính Spearman rho với 95%CI. 
Kết quả có nghĩa khi p < 0,05. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Từ tháng 1 - 2018 đến 1 - 2019, chúng tôi thu thập được 89 BN xơ gan còn bù. 
100% BN đo độ cứng của gan bằng siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm thành công và 
có giá trị tin cậy. 
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu. 
Bảng 1: Đặc điểm 2 nhóm có hay không có GTMTQ. 
 Nhóm GTMTQ 
39 (43,8%) 
Nhóm không GTMTQ 
50 (56,2%) 
p 
Giới nam 28 (47,9%) 34 (61%) < 0,05 
Tuổi 45,4 (32 - 69) 41,2 (34 - 67) > 0,05 
BMI 20,9 (18,8 - 26,6) 21,2 (18,4 - 25,5) > 0,05 
ALT 29,1 (17,8 - 46,3) 25,6 (13,5 - 58,5) > 0,05 
AST 47,1 (29,3 - 88,5) 39,8 (26,3 - 78,4) < 0,05 
Bilirubin 1,1 (0,8 - 1,3) 0,8 (0,6 - 0,9) > 0,05 
Albumin 3,8 (3,4 - 4,2) 4,2 (3,8 - 4,4) > 0,05 
Prothrombin 92,0 (87,5 - 100,0) 98,0 (92,0 - 100,0) > 0,05 
Tiểu cầu 84,0 (60,5 - 127,5) 174,5 (130,8 - 219,0) < 0,05 
APRI 2,32 (2,09 - 3,12) 2,13 (2,01 - 2,78) > 0,05 
Bảng 2: Đặc điểm 2 nhóm có GTMTQ nguy cơ thấp và nguy cơ cao. 
 GTMTQ nguy cơ cao 
19 (48,7%) 
GTMTQ nguy cơ thấp 
20 (51,3%) 
p 
Giới (nam) 12 16 < 0,05 
Tuổi 51,4 (37 - 69) 47,2 (32 - 67) > 0,05 
BMI 21,2 (18,8 - 25,1) 20,9 (18,4 - 24,6) > 0,05 
ALT 29,8 (18,9 - 46,3) 27,9 (17,8 - 38,5) > 0,05 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 17 
AST 58,9 (29,3 - 88,5) 39,8 (26,3 - 79,9) < 0,05 
Bilirubin 1,0 (0,9 - 1,3) 0,9 (0,8 - 1,1) > 0,05 
Albumin 3,6 (3,4 - 4,0) 3,9 (3,7- 4,2) > 0,05 
Prothrombin 91,8 (87,5 - 99,3) 96,9 (91,0 - 100,0) > 0,05 
Tiểu cầu 84,2 (60,5 - 124,5) 123,5 (110,8 - 127,5) < 0,05 
APRI 2,13 (2,11 - 3,12) 2,42 (2,09 - 2,62) < 0,05 
2. Kết quả đo siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm. 
Bảng 3: Kết quả đo kỹ thuật siêu âm đàn hồi xung tán xạ âm. 
Không GTMTQ 
GTMTQ 
nguy cơ cao 
GTMTQ 
nguy cơ thấp 
p 
SWV 2,1 (1,78 - 2,18) 2,40 (1,85 - 2,69) 2,1 (1,78 - 2,18) 
SWV trung bình của 3 nhóm đều khác biệt có nghĩa thống kê. 
3. Tƣơng quan giữa SWV với các giai đoạn giãn tĩnh mạch thực quản. 
SWV, kết quả đo độ cứng của gan bằng siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm tương 
quan thuận chặt có nghĩa thống kê với các giai đoạn của GTMTQ với hệ số tương 
quan Spearman rho 0,62, p < 0,001. 
4. Giá trị của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm trong dự đoán GTMTQ. 
Bảng 4: Giá trị của siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm trong dự đoán GTMTQ và 
GTMTQ nguy cơ cao. 
 AUROC 
(95%CI) 
Điểm cắt 
(m/s) 
Độ nhạy 
(%) 
Độ chuyên 
(%) 
Giá trị dự 
đoán dương (%) 
Giá trị dự 
đoán âm (%) 
GTMTQ 0,85 (0,79 - 0,91) 2,04 95,1 74,7 39,5 98,8 
GTMTQ 
nguy cơ cao 
0,86 (0,80 - 0,93) 2,22 84,3 81,4 92,7 63,8 
(PPV: Giá trị dự oán dương; NPV: Giá trị dự oán âm) 
BÀN LUẬN 
Có một số đặc điểm khác biệt có ý 
nghĩa về giới tính, ngưỡng AST, số lượng 
tiểu cầu và SWV gi a nhóm GTMTQ và 
không GTMTQ. Nhóm GTMTQ gặp ở 
nam nhiều hơn n , ngưỡng AST cao 
hơn, số lượng tiểu cầu thấp hơn và SWV 
cao hơn. Tuy nhiên, chỉ số APRI không 
khác biệt có nghĩa gi a 2 nhóm này. 
Ngược lại, APRI khác biệt có nghĩa 
gi a nhóm GTMTQ nguy cơ cao với 
nhóm GTMTQ nguy cơ thấp. Ngoài ra, 
giới tính, ngưỡng AST, bilirubin, số lượng 
tiểu cầu, APRI và SWV cũng khác biệt có 
 nghĩa gi a 2 nhóm GTMTQ nguy cơ 
cao với nhóm GTMTQ nguy cơ thấp. 
APRI là chỉ số đơn giản dùng để đánh giá 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 18 
xơ hóa gan, cách tính APRI dựa vào 
ngưỡng AST và số lượng tiểu cầu. APRI 
càng cao khi ngưỡng AST càng cao và 
số lượng tiểu cầu càng thấp, tương ứng 
với xơ hóa gan càng nhiều. Vì vậy, về 
ngưỡng AST, số lượng tiểu cầu và APRI 
gi a các nhóm cho thấy khác biệt về 
xơ hóa gan gi a các nhóm. 
Gần đây, các phương pháp không 
xâm lấn đánh giá xơ hóa gan đã cho 
phép chẩn đoán xơ gan giai đoạn sớm, 
còn bù. Mặc dù, nh ng BN này hoàn toàn 
không có triệu chứng, nhưng vẫn có nguy 
cơ mất bù và đòi hỏi tầm soát GTMTQ 
bằng nội soi định kỳ và điều trị dự phòng 
GTMTQ có nguy cơ cao. Tuy nhiên, nếu 
có một công cụ sàng lọc không xâm lấn 
để hạn chế nội soi cho BN không có nguy 
cơ cao, điều này tránh không phải nội soi 
hoặc trì hoãn nội soi cho nh ng BN có 
nguy cơ thấp. 
Đã có một số nghiên cứu phát triển 
các phương pháp không xâm lấn để dự 
đoán GTMTQ. Gần đây, dự đoán sự hiện 
diện của GTMTQ và GTMTQ có nguy cơ 
cao bằng kỹ thuật đo độ đàn hồi thoáng 
qua với FibroScan hoặc kỹ thuật siêu âm 
đàn hồi xung lực tán xạ âm đã được báo 
cáo. AUROC cho biết GTMTQ có nguy 
cao cơ hiện diện với FibroScan dao động 
từ 0,53 đến 0,83 [6, 7] và với xung lực tán 
xạ âm dao động từ 0,60 đến 0,87 [8, 9]. 
Siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm có 
thể có một số ưu thế so với FibroScan 
trong đánh giá xơ hóa gan và dự đoán 
GTMTQ, vì phép đo độ đàn hồi thoáng 
qua bị hạn chế ở BN cổ trướng, béo phì 
và khoang gian liên sườn hẹp, dẫn đến tỷ 
lệ đo không thành công lên tới 18,9% 
[10]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi: 
không có trường hợp nào đo không thành 
công. Đường cong ROC của kỹ thuật siêu 
âm đàn hồi xung lực tán xạ âm trong dự 
đoán GTMTQ và GTMTQ có nguy cơ cao 
cao lần lượt là 0,85 và 0,86. Kết quả này 
chứng minh kỹ thuật siêu âm đàn hồi 
xung lực tán xạ âm chính xác trong dự 
đoán 2 biến cố này. Bên cạnh đó, kết quả 
nghiên cứu cho thấy SWV tương quan 
thuận chặt với các giai đoạn GTMTQ có ý 
nghĩa thống kê. 
Trong nghiên cứu này, 50 BN không 
có GTMTQ, 19 BN GTMTQ có nguy cơ 
cao, 20 BN có GTMTQ không có nguy cơ 
cao. Loại trừ GTMTQ có thể xác định với 
giá trị dự đoán dương cao 98,8% với 
điểm cắt SWV là 2,04 m/s. Tương tự như 
vậy, GTMTQ có nguy cơ cao có thể dự 
đoán với giá trị dự đoán dương tính 
92,6% với giá trị ngưỡng 2,22 m/s. Như 
vậy, nh ng BN có SWV > 2,22 m/s nên 
xem xét nội soi sớm nhằm chẩn đoán và 
dự phòng GTMTQ nguyên phát. 20 BN có 
SWV nằm trong khoảng 2,04 - 2,22 m/s 
nên tiến hành nội soi sàng lọc theo hướng 
dẫn hiện hành. 
KẾT LUẬN 
Kết quả đo xung lực tán xạ âm tương 
quan đáng kể với mức độ GTMTQ 
(Spearman rho: 0,62, p < 0,001). Diện 
tích dưới đường cong ROC của kỹ thuật 
siêu âm đàn hồi xung lực tán xạ âm để 
dự đoán GTMTQ và nguy cơ cao lần lượt 
là 0,85 (95%CI: 0,79 - 0,91) và 0,86 
(95%CI: 0,80 - 0,93. SWV < 2,04 m/s có 
thể loại trừ 98,8% GTMTQ, trong khi BN 
có SWV > 2,22 m/s nên xem xét nội soi 
tiêu hóa trên và điều trị dự phòng thích 
hợp. Kết quả này có thể giúp giảm số 
lượng nội soi không cần thiết ở BN xơ 
gan còn bù. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 19 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Kim B.K, Han K.H, Park J.Y, Ahn S.H, 
Kim J.K, Paik Y.H et al. A liver stiffness 
measurement-based, non-invasive prediction 
model for high-risk esophageal varices in B-
viral liver cirrhosis. Am J Gastroenterol. 2010, 
105, pp.1382-1390. 
2. De Franchis R. Revising consensus in 
portal hypertension: Report of the Baveno V 
consensus workshop on methodology of 
diagnosis and therapy in portal hypertension. 
J Hepatol. 2010, 53, pp.762-768. 
3. Shi K.Q, Fan Y.C, Pan Z.Z, Lin X.F, Liu 
W.Y, Chen Y.P et al. Transient elastography: 
A meta-analysis of diagnostic accuracy in 
evaluation of portal hypertension in chronic 
liver disease. Liver. 2013, 33, pp.62-71. 
4. Vermehren J, Polta A, Zimmermann O, 
Herrmann E, Poynard T, Hofmann W.P et al. 
Comparison of acoustic radiation force 
impulse imaging with transient elastography 
for the detection of complications in patients 
with cirrhosis. Liver. 2012, 32, pp.852-858. 
5. Ye X.P, Ran H.T, Cheng J, Zhu Y.F, 
Zhang D.Z, Zhang P et al. Liver and spleen 
stiffness measured by acoustic radiation force 
impulse elastography for non-invasive 
assessment of liver fibrosis and esophageal 
varices in patients with chronic hepatitis B. 
J Ultrasound Med. 2012, 31, pp.1245-1253. 
6. Vermehren J, Polta A, Zimmermann O, 
Herrmann E, Poynard T, Hofmann W.P et al. 
Comparison of acoustic radiation force 
impulse imaging with transient elastography 
for the detection of complications in patients 
with cirrhosis. Liver. 2012, 32, pp.852-858. 
7. Sporea I, Ratiu I, Sirli R, Popescu A, 
Bota S. Value of transient elastography for the 
prediction of variceal bleeding. World J 
Gastroenterol. 2011, 17, pp.2206-2210. 
8. Vermehren J, Polta A, Zimmermann O, 
Herrmann E, Poynard T, Hofmann W.P et al. 
Comparison of acoustic radiation force 
impulse imaging with transient elastography 
for the detection of complications. Can ARFI 
elastography predict the presence of significant 
esophageal varices in newly diagnosed 
cirrhotic patients? Ann Hepatol. 2012, 11, 
pp.519-525. 
9. Bota S, Sporea I, Sirli R, Focsa M, 
Popescu A, Danila M et al. Can ARFI 
elastography predict the presence of 
significant esophageal varices in newly 
diagnosed cirrhotic patients? Ann Hepatol. 
2012, 11, pp.519-525. 
10. Castera L, Foucher J, Bernard P.H, 
Carvalho F, Allaix D, Merrouche W et al. 
Pitfalls of liver stiffness measurement: 
A 5-year prospective study of 13,369 
examinations. Hepatology. 2010, 51, 
pp.828-835. 

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_sieu_am_dan_hoi_xung_luc_tan_xa_am_trong_du_doan.pdf