Giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam
Tóm tắt: Việt Nam là vùng hứng chịu tác động mạnh mẽ của các cơn bão nhiệt đới,
hàng năm có khoảng 4 – 5 cơn bão, trong xu thế biến đổi khí hậu, Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động sâu sắc, hiện tượng nước biển
dâng, xói lở, xâm nhập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được xem là loài
tiên phong, nơi đầu sóng, ngọn gió, tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt
vùng ven biển, hệ sinh thái RNM được xem như bức tường xanh che chắn những tác
động từ biển lên vùng bờ. Điều đáng quan tâm, trong những năm gần đây nhiều địa
phương ven biển đã có những hoạt động kinh tế làm phá vỡ môi trường tự nhiên ven
biển, dẫn đến suy giảm, biến mất hệ sinh thái RNM, hay chuyển đổi RNM sang mục
đích kinh tế khác, dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường và cư dân vùng ven biển. Vì
thế, bài viết làm rõ vai trò, chức năng và giá trị của hệ sinh thái RNM để người dân
ven biển Việt Nam cần nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái RNM và khai thác bền
vững lợi ích từ hệ sinh thái RNM.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam
GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ VÙNG VEN BIỂN VIỆT NAM Nguyễn Văn Dũng1 Tóm tắt: Việt Nam là vùng hứng chịu tác động mạnh mẽ của các cơn bão nhiệt đới, hàng năm có khoảng 4 – 5 cơn bão, trong xu thế biến đổi khí hậu, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu tác động sâu sắc, hiện tượng nước biển dâng, xói lở, xâm nhập mặn... Hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) được xem là loài tiên phong, nơi đầu sóng, ngọn gió, tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt vùng ven biển, hệ sinh thái RNM được xem như bức tường xanh che chắn những tác động từ biển lên vùng bờ. Điều đáng quan tâm, trong những năm gần đây nhiều địa phương ven biển đã có những hoạt động kinh tế làm phá vỡ môi trường tự nhiên ven biển, dẫn đến suy giảm, biến mất hệ sinh thái RNM, hay chuyển đổi RNM sang mục đích kinh tế khác, dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường và cư dân vùng ven biển. Vì thế, bài viết làm rõ vai trò, chức năng và giá trị của hệ sinh thái RNM để người dân ven biển Việt Nam cần nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái RNM và khai thác bền vững lợi ích từ hệ sinh thái RNM. 1. Đặt vấn đề Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260 km và hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, nếu so với diện tích đất liền, Việt Nam thuộc các quốc gia có tỷ lệ lớn trong khu vực và thế giới. Mặt khác vị trí và hình dáng chữ “S”, kéo dài theo chiều kinh tuyến, hẹp ngang, đặc biệt có 28/64 tỉnh thành tiếp giáp với biển. Trong thời gian gần đây hiện tượng tự nhiên như: bão, lũ, lụt, thủy triều, hạn hán, xâm nhập mặn... có diễn biến bất thường, đã tác động trực tiếp lên hầu hết vùng ven biển Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội. Theo kịch bản biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề về vấn đề nước biển dâng. Nhằm hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần xác định các nhân tố môi trường tự nhiên có khả năng giảm thiểu được thiên tai và cân bằng sinh thái cho vùng ven biển Việt Nam. RNM là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái, là môi trường sinh sống của nhiều hệ động thực vật trên cạn, dưới nước và ngập nước theo mùa. Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên cả 3 vùng ven biển Việt Nam, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, nhiều khu vực khai thác tài nguyên quá mức, chuyển đổi tài nguyên có giá trị về môi trường thành giá trị kinh tế, 1 ThS, khoa Văn hóa – Du lịch, trường Đại học Quảng Nam. GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ 23 sử dụng lợi ích trước mắt, mà chưa có chiến lược xây dựng các tiêu chí kinh tế - sinh thái. Vì thế, nhiều khu có hệ sinh thái RNM đã bị biến mất hay suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến suy giảm về sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đặc điểm sinh thái của RNM khác hẳn với các loài thực vật khác, cơ chế loại bỏ muối trong cây, bám trụ vùng đất yếu (bộ rễ), chịu tác động sóng, thủy triều, dòng biển. RNM là loài tiên phong trong việc bảo vệ vùng bờ, giảm tác động vật lí từ biển vào đất liền và xem như “bộ lọc” cân bằng động cho môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí. Để lượng hóa được những giá trị của RNM cần có những phương pháp nghiên cứu đặc trưng. Cung cấp những thông tin về vai trò của RNM cho dân cư ven biển, đưa ra các giải pháp bảo vệ và phát triển hệ sinh thái RNM. Trong xu thế biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết diễn biến bất thường; động lực biển tác động làm ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh thái RNM có khả năng giảm thiểu được các tác động của động lực biển lên vùng ven bờ, bảo vệ sinh thái, môi trường tự nhiên ven biển... Vì thế, bài viết phân tích, đánh giá vai trò của hệ sinh thái RNM trong việc bảo vệ vùng ven biển Việt Nam trong bối cảnh diễn biến của biến đổi khí hậu tác động nặng nề lên vùng ven biển Việt Nam. 2. Đặc điểm RNM ven biển Việt Nam 2.1. Sự phân bố Việt Nam có chiều dài đường bờ biển 3260km, trung bình 100km2 diện tích đất liền có 1km đường bờ biển; hệ thống sông suối dày đặc, trung bình 20km bờ biển là có một của sông, nhiều đầm phá, bãi triều. Hệ sinh thái RNM chủ yếu tồn tại và phát triển khu vực nhiệt đới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Vì thế, RNM ở Việt Nam phân bố rộng khắp từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều, diện tích hệ sinh thái RNM Việt Nam 152099ha (2013), diện tích hệ sinh thái RNM lớn nhất ở khu vực Nam Bộ, tiếp sau đó là khu vực Bắc Bộ và vùng có diện tích hệ sinh thái RNM ít nhất là khu vực Trung Bộ. Bảng 1. Diện tích RNM phân bố theo 3 vùng ven biển Việt Nam (2013) RNM Vùng Diện tích đất ngập mặn (ha) Diện tích (ha) % Bắc Bộ 122335 42842 28,2 Trung Bộ 40000 2279 1,5 Nam Bộ 440405 106979 70,3 Tổng 702740 152099 100 Nguồn: [1] NGUYỄN VĂN DŨNG 24 Sự phân bố hệ sinh thái RNM là kết quả của các yếu tố tự nhiên về điều kiện đất ngập nước, khí hậu, thủy văn và đặc biệt là yếu tố tác động của con người, hoạt động kinh tế đã tác động lớn đến sự phân bố hệ sinh thái RNM, đặc biệt trong những năm qua khu vực Trung Bộ có diện tích hệ sinh thái RNM giảm đáng kể, nguyên nhân do nhiều địa phương đã chuyển đổi một số khu RNM thành các đầm nuôi tôm, đất nông nghiệp và quy hoạch hoạt động du lịch biển, khai thác khoáng sản trên diện tích hệ sinh thái RNM, khai thác RNM lấy gỗ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Hệ quả, khu vực Trung Bộ đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp, du lịch; tuy nhiên, môi trường ven biển luôn biến đổi theo chiều hướng xấu, nhiều vùng đất bị sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường ven biển (nước, đất), đáng quan tâm là thiên tai bão, lũ, gió, sóng biển đã làm biến đổi đường bờ như: xói lở, xâm nhập mặn, phá hủy các công trình ven biển, thiệt hại nhà cửa và người. Khu vực Nam Bộ, so với trước năm 1943 hệ sinh thái RNM giảm đi đáng kể, tuy nhiên dân cư ven biển Nam Bộ lại có được những dịch vụ từ hệ sinh thái RNM lớn. Khai thác thủy hải sản vào mùa nước lũ, hoạt động du lịch phát triển (du lịch tự nhiên), nuôi trồng thủy hải sản vùng RNM. Khu vực Bắc Bộ: với truyền thống quai đê lấn biển, nhờ hệ sinh thái RNM là sinh vật tiên phong, che chắn tác động thiên tai vì thế nhiều vùng đất mới được hình thành, điển hình là khu vực Hải Phòng trong vòng 50 năm trở lại đây với truyền thống quai đê lấn biển, toàn tỉnh đã mở rộng được 100.000ha trong đó 4000ha trồng lúa, 1577ha mặt nước nuôi trồng thủy hải sản, hình thành hai xã mới trên đất ngập mặn với 14.300 nhân khẩu. Như vậy, từ sự phân bố hệ sinh thái RNM chúng ta cần lượng hóa được những giá trị về hệ sinh thái RNM, từ được – mất và có – không ở các khu vực có hệ sinh thái RNM. 2.2. Sinh thái Môi trường sinh thái RNM tương đối đặc biệt so với các hệ sinh thái khác, thể hiện ở điều kiện sống của cây ngập mặn và cấu trúc hình thái cây. a. Rễ: điều kiện sinh sống cây chịu mặn hết sức khắc nghiệt, vì thế hình thái cây có những đặc điểm riêng. Rễ cây chịu mặn có hai dạng cơ bản là rễ thông khí và rễ dinh dưỡng. Rễ hô hấp là cơ quan trao đổi khí cho cây, từ rễ nằm ngang dưới mặt đất mọc lên các rễ đâm thẳng lên trời, thoát qua khỏi mặt đất. Loại rễ này thường chứa nhiều chất diệp lục, giúp rễ tăng khả năng quang hợp cho cây. Đặc điểm bị ngập trong bùn, ngập triều vì thế với cấu trúc mọc từ dưới đất xuyên qua lớp bùn, nhô lên khỏi mặt nước khi triều xuống; số lượng rễ nhiều, chiếm một diện tích rộng. Rễ hô hấp là bộ phận quan trọng cho những loài cây trong RNM và được thấy rõ ở các loài Đước. Rễ chống có chức năng hấp thu dinh dưỡng, khí cho cây, ngoài ra còn có chức GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ 25 năng chống đỡ, định vị cây ở khu vực triều trước tác động ngoại lực như: sóng, dòng triều, gió... Ngoài chức năng thu khí, hấp thu dinh dưỡng, nước cho cây, rễ chống còn là chức năng định vị, số lượng rễ chống càng nhiều khi cây ở vị trí càng xa bờ, vùng có nền bùn yếu. Đây là đặc điểm tự thích nghi để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của những loài cây chịu mặn ở vùng triều. Rễ đầu gối: là những phần rễ của một số loài cây ngập mặn như Vẹt, phần rễ gấp khúc được nhô lên khỏi mặt đất, với chức năng tiếp nhận không khí. Rễ có nhiều lỗ khí khi còn non và khi về già, phần võ bị tách ra tạo thành các đường nứt trên bề mặt rễ có chức năng thu nhận khí từ ngoài vào cho cây. Rễ dinh dưỡng dưới bùn: Rễ dinh dưỡng là phần rễ được nằm sâu trong lớp bùn của bãi triều, rễ có cấu tạo mô mềm rất phát triển, đảm bảo cho việc hô hấp bình thường của rễ trong môi trường bùn lầy thiếu khí, có các khoảng gian bào chứa khí lớn. Ở một số loài như Trang, Mắm các tế bào trục vách dày, chạy dọc theo chiều dài của rễ, hoặc các thể cứng nằm trong các tế bào mô mềm võ như Bần, Vẹt. Mối quan hệ giữa rễ dưới mặt đất và rễ trên mặt đất: Tạo hóa thật kỳ diệu, mỗi loài cây chịu mặn vùng triều có những đặc điểm sinh thái khác nhau như cây Mắm từ hệ thống rễ nằm ngang dưới mặt đất sinh ra hệ thống rễ đâm thẳng lên khỏi mặt đất và nhược lại đối với các loài như Đước, từ loại rễ nằm ngang trên mặt đất lại xuất hiện hệ thống rễ đâm thẳng sâu xuống mặt đất. Hai loại rễ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng chung một mục đích tạo ra sự sống cho các loài cây ngập mặn ở môi trường khắc nghiệt. Điểm đặc biệt ở chỗ giao nhau của hệ thống rễ nằm ngang và rễ thẳng là điểm giao nhau có nút thắt (lõm và eo lại) đây có thể là nhằm hạn chế sự khuếch tán khí ra ngoài. b. Thân cây: với những loài cây sống ở vùng ngập mặn, cấu tạo thân cây có nhiều nét đặc trưng để thích nghi với môi trường. Cấu trúc cơ học thích nghi: nhiều loài cây ngập mặn có thân gỗ, tán lớn. Vì thế, sự phân bố yếu tố vật lí trong cây cả phần vỏ và phần trụ, tăng cường khả năng chống chịu cho cây. Những cây sống ở vùng ngập mặn thường có nội bì hóa gỗ như các chi Mắm, Đước, Bần, Trang. Những cây sống ở vùng ít bị ngập triều như: Cóc, Giá, Dừa hầu như không có nội bì hóa gỗ. Các tổ chức thông khí, chứa khí: Phần lớn những cây sống ở vùng ngập mặn đều có lỗ vỏ, cây có thời gian ngập triều lớn có cấu tạo lỗ vỏ nhiều, kích thước lớn như Đước, Bần, Mắm, đặc biệt ở cây Vẹt có lỗ vỏ rất lớn. Có những loài còn có cả lỗ khí tăng cường với những loài khi triều cường bị ngập cả ngọn nhưng vẫn sống bình thường như Ô rô. Mạch gỗ thân cây: Cây ngập mặn có số lượng mạch gỗ nhiều, đường kính hẹp, là khả năng tăng cường thẩm thấu và dẫn truyền nước khi cây ngập mặn sống trong môi trường khan sinh lí. Mạch nhỏ là khả năng hạn chế tắc nghẽn lòng mạch, tăng dòng dẫn lưu thông. NGUYỄN VĂN DŨNG 26 c. Lá: Một đặc điểm dễ nhận thấy ở hình dạng các loại lá của cây chịu mặn, lá dày, bóng, cutin dày, lỗ khí thường nằm sâu. Đặc điểm sinh sống vùng nước có độ mặn cao, vì thế lá cây là một bộ phận tạo nên yếu tố thích nghi cho cây chịu mặn. Trong quá trình hấp thu nước, dinh dưỡng từ rễ của cây đã đưa một lượng muối quá mức cho phép cây, khả năng tiết muối và loại bỏ muối ngay trên lá là một đặc điểm hết sức quan trọng của cây ngập mặn tồn tại vùng có điều kiện khắc nghiệt. Từ đặc điểm sinh thái cây ngập mặn đã thích nghi được vùng ngập triều ven biển Việt Nam, không những thế, cây ngập mặn còn là yếu tố quan trọng, trong việc bảo vệ vùng ven biển. Vai trò cây ngập mặn, đặc biệt là hệ sinh thái RNM tạo ra những giá trị trực tiếp: khai thác nguồn lợi từ RNM và gián tiếp: tạo ra sự đa dạng sinh học cao, tạo sinh kế cho người dân, tạo việc làm, phát triển kinh tế. Đặc biệt giá trị hạn chế chống xói lở, tác động của sóng, gió, xâm nhập mặn tác động lên vùng ven biển Việt Nam. 3. Giá trị hệ sinh thái RNM cho vùng ven biển Việt Nam - Giá trị hạn chế xói lở đường bờ: Vùng ven biển thường xuyên chịu sự tác động của động lực sóng, khi sóng từ ngoài khơi khi truyền vào gần bờ (độ sâu nước biển gấp hai lần độ cao sóng), hiện tượng sóng vỗ bờ hay sóng đập vuông góc với vách thẳng đứng đường bờ. Năng lượng sóng tác động với lực tương đối lớn khi truyền tời bờ E= 1 2 D.ω2 h2 (D là khối lượng riêng của môi trường truyền sóng, omega là tần số góc, h là độ cao sóng). Vì thế, ở các vùng bờ có độ liên kết yếu sẽ bị năng lượng sóng làm phá vỡ đường bờ, gây ra hiện tượng xói lở. Thực vật nói chung và hệ sinh thái RNM nói riêng có chức năng và vai trò quan trọng bảo vệ vùng bờ. Do điều kiện tự nhiên và môi trường khắc nghiệt chỉ có các loài cây chịu mặn (hệ sinh thái RNM) tồn tại được ở vùng ven biển, hình thành đặc điểm cấu trúc rễ, thân... tùy từng loại cây mà có những đặc điểm rễ khác nhau (rễ cọc, rễ ngang), chính bộ rễ của cây chịu mặn như là bộ “xương” tạo nên sự liên kết trong đất, không bị động lực sóng, dòng chảy, rửa trôi đất ven bờ. Mặt khác, cây chịu mặn sống ở vùng đất yếu (bùn, vật chất lơ lửng), thường xuyên chịu tác động của sóng, thủy triều, dòng chảy... bộ rễ cây phát triển nhanh, rộng nhằm định vị cây. Chính đặc điểm vật lí đó đã trở thành bức tường xanh, bảo vệ vùng bờ ít bị xói lở. Không những ở vùng ven biển, các hàng cây đã được sử dụng hạn chế xói lở gần như trở thành những nét đặc trưng văn hóa ở các làng quê Việt Nam. Đó là “lũy tre làng”, đặc điểm các làng quê vùng đồng bằng và ven sông, thấp, trũng, vào mùa mưa, hiện tượng lũ, lụt, làm bị xói lở quanh làng trở thành quen thuộc. Vì thế, người dân đã trồng các dãy tre nhằm che chắn, hạn chế xói lở, gió, hiện tượng cát bay... hạn chế tác động tiêu cực đến các ngôi nhà và hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Khu vực ven biển Việt Nam, theo thống kê từ năm 1965 đến năm 2013 có 220 GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ 27 cơn bão có cấp gió từ 30 – 117 km/h, sóng giao động từ 0,5 đến 1,94m, lượng mưa trung bình trong các cơn bão 300mm. Sự kết hợp giữa sóng lớn, nước dâng và gió, độ cao sóng lớn đã tạo ra một năng lượng sóng lớn tác động làm phá vỡ nhiều vùng bờ ven biển. Tùy thuộc vào từng vị trí và khu vực có đặc điểm sóng, thảm thực vật ven bờ đã có mức xói lở khác nhau, đặc biệt là giữa khu có RNM mức độ xói lở yếu hay bồi tụ, khu vực không có RNM đã bị xói lở mạnh. Cụ thể: khu vực bị xói lở lớn nhất là Trung Bộ đoạn từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, theo thống kê từ năm 1960 đến nay, Thanh Hóa bị mất 18km đường bờ, Nghệ An 45km, kỷ lục là Hà Tĩnh lên đến 60km đường bờ biển bị biến mất. Trên thực tế, nếu xét trong 3 vùng ven biển: vùng từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, có diện tích rừng ngập mặn là: 42842ha, chiếm 28,2%; từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, có diện tích RNM là 2279ha, chiếm 1,5% và từ Bình Thuận đến Kiên Giang, có diện tích RNM là 106979ha, chiếm 70,2%. Hàng năm, khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Thuận là một trong những khu vực có mức độ xói lở lớn nhất, khu vực phía Bắc và phía Nam mức độ xói lở ít hơn, nhiều vùng hàng còn bồi lắng, khu vực cửa sông, đầm phá và ven biển. Ví dụ: vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng (phía Nam) có khoảng 27km đường bờ biển, khu vực huyện Vĩnh Châu có khoảng 20km đường bờ, tốc ... vị trí thực địa, khu vực Cửa Lở (xã Tam Hải, Núi Thành Quảng Nam). Đặc điểm khu vực nghiên cứu: vị trí nằm ở hạ lưu sông Trường Giang, khu vực chịu tác động của động lực sông, tốc độ dòng chảy trung bình từ 0,25 – 0,6m/s, mặt khác lại chịu tác động thủy triều, sóng. Vì thế, quá trình lắng đọng trầm tích diễn ra và hình thành đồi cát ăn ra sát biển diễn ra nhanh. Tuy nhiên quá trình bồi tụ phụ thuộc vào mùa, và từng vị trí: khu vực RNM phát triển và khu vực nuôi trồng thủy sản. Quá trình thực nghiệm diễn ra trên hai khu vực RNM (cây cao từ 0,5 – 2m, mật độ cây 1200 cây/ha, đường kính cây trung bình 10cm) và khu không có RNM kết quả cho thấy: khu vực có RNM tốc độ lắng đọng 20,46 – 100,3g/m2/ngày; khu vực trong bãi triều không có RNM tốc độ lắng đọng trầm tích diễn ra chậm trung bình 15,8 – 40,2 g/m2/ngày và khu vực phía Đông mũi An Hòa gần như không có sự lắng đọng (do tác động sóng lớn, nằm ben vách đá, không có thực vật). Khu vực xã Tam Quan (phía Bắc bãi biển Rạng), không có RNM, chịu tác động trực tiếp từ động lực biển, nền địa chất yếu, hàng năm đã bị xói lở khoảng 4 đến 5m vào sâu trong đất liền, tạo thành địa hình sạt lở dốc thẳng đứng, nếu không có biện pháp gia cố có khả năng gò đồi ven biển sẽ biến mất. Khu vực có RNM ở Núi Thành đã tạo điều kiện cho quá trình bồi tụ trầm tích NGUYỄN VĂN DŨNG 28 và phát triển đồi cát ven biển, tuy nhiên trong những năm gần đây hiện tượng xói lở diễn ra mạnh, ô nhiễm môi trường nước... Nguyên nhân, trên địa bàn huyện đã chuyển đổi một số diện tích RNM và bãi bồi sang nuôi trồng thủy sản, sử dụng đất ngập nước xây dựng công trình dân sinh, hoạt động du lịch. Trong ba khu vực ven biển Việt Nam, sự xói mòn địa hình ven biển tỷ lệ nghịch với diện tích RNM. Khu vực Trung Bộ, có diện tích RNM ít nhất và trong các mùa mưa bão, khu vực Trung Bộ cũng là nơi chịu tác động biển và xảy ra hiện tượng xói lở lớn nhất. - Giá trị giảm sóng ở vùng ven biển của RNM Vùng ven biển Việt Nam chịu sự tác động mạnh của tính phức tạp sóng của biển Đông (sóng triều, sóng lừng), nguyên nhân: nằm trong khu vực thường xuyên chịu sự tác động của các cơn bão nhiệt đới, địa hình đáy biển, gió mùa. Đặc biệt những đợt sóng lớn trong các cơn bão, theo thống kê Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia: từ năm 1965 đến 2013, trong các cơn bão, độ cao của sóng dao động trung bình từ 0,9 – 1,3m, có những vùng chịu trực tiếp bão đi qua hay vùng hải đảo có sóng cực đại cao lên tới 5-7m. Vì thế, nhiều vùng ven biển trong các đợt bão đi qua thường xảy ra hiện tượng, sóng phá vỡ đê bao, phá vỡ đường bờ, hiện tượng ngập lụt, gây thiệt hại cho các hộ dân nuôi tôm và tràn vào các đồng ruộng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội cư dân ven biển, làm biến đổi môi trường tự nhiên ven biển. RNM có giá trị làm giảm động lực sóng, năng lượng sóng bị phát tán, độ cao sóng giảm khi đi qua đai rừng RNM, tùy thuộc vào độ rộng đai rừng, độ tàn che, chiều cao và đường kính của cây, có thể giảm sóng nhất định. Để đánh giá mức độ giảm sóng từ RNM, dựa trên các công thức: + Đánh giá mức giảm độ cao sóng tại vị trí cách mép ngoài khoảng cách L của RNM: r = (Hs-HL)/Hs (1) : Hs- độ cao sóng trước RNM, HL – độ cao sóng ở khoảng cách L từ mép ngoài rừng. (1) + Đánh giá về mức độ giảm sóng khu vực có RNM và không có RNM, có thể sử dụng công thức: R = ( hkhông có RNM - hcó RNM ) / hkhông có RNM (2). Trong đó: hkhông có RNM , hcó RNM lần lượt là độ cao sóng khi không và có RNM. + Trong mô hình Delft3d-Flow, ảnh hưởng của cây ngập mặn được biểu thị chủ yếu qua hệ số nhám Chezy (Baptist, 2005): ⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛++= vgnhCC h h K gC vD b ln1 2 1 2 (3) Trong đó: Cb - hệ số nhám Chezy khi không có cây ngập mặn (hệ số nhám tự nhiên): n=m.D; trong đó m - mật độ cây; D - đường kính cây; h - độ sâu; hv - chiều cao của cây; k - hằng số Von Karman (=0,4); Cd - hệ số cản (0,9-1,0). + Cách tính mức độ giảm sóng, cây ngập mặn có thể được xem như một thành GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ 29 phần ma sát mở rộng - thành phần gây ra sự tiêu tán năng lượng sóng. Trong mô hình sóng Delft3d-Wave, có thể mô tả ảnh hưởng của cây ngập mặn qua hệ số ma sát Collins (1972), sự phát tán năng lượng sóng S: ),( )(sinh ),( 22 2 θωωθω E khg CS bottom−= (4) S-năng lượng sóng phát tán; ω - tần số sóng (2 π /T); Φ -hướng sóng; Cbottom - hệ số ma sát, k-số sóng; h-độ sâu; E-năng lượng tổng cộng. Collins đã liên hệ hệ số ma sát đáy ubottom với quỹ đạo vận tốc sóng uorb và hệ số ma sát Collins C f , như sau: arbfbottom gUcC = (5) Thay vào phương trình trên ta có năng lượng tiêu tán S, được biểu diễn như sau: 3 2 1 arbf UcS ρ−= (6) + De Vries và Roelvink (2004) cho thấy có thể thay hệ số ma sát Collins C f bằng hệ số của cây ngập mặn Cv . Hệ số ma sát của cây ngập mặn biểu diễn đặc trưng của cây ngập mặn: Cv= f w Dndz (7) f w -là thành phần ma sát; D-đường kính thân cây; n-số thân cây trên mét vuông và dz là chiều cao thân cây. Tại khu vực Tiên Lãng (Hải Phòng), bề rộng RNM 650m, cây cao trung bình 3,68m, mật độ cây 1667 cây/ha, khi sóng truyền qua giảm 77,7% về độ cao, động lực sóng; khu vực có bề rộng 920m, cây cao trung bình 8,62m, mật độ 1353 cây/ha, mức độ giảm sóng là 79,7%. (Vũ Hoàng Thái 2008). Qua số liệu quan trắc cho chúng ta thấy mức độ giảm sóng tỷ lệ thuận với bề rộng của RNM. Đối với vùng Bắc Bộ, từ thống kê trong vòng 48 năm trở lại đây, đặc điểm về tốc độ gió, độ cao sóng trong các cơn bão. Dựa vào các công thức tính trên và cách tính bề rộng RNM của quarter (2007), để giảm được những tác hại của bão, cần sử dụng các khu đất ngập nước hình thành đai RNM có bề rộng tối thiểu là 500 – 1000 (m). Khu vực Trung Bộ, do đặc điểm địa hình ven biển hẹp, đất ngập nước hạn chế, cần kết hợp trồng RNM, rừng ở các khu đồi núi và xây dựng các công trình đê bao, nhằm nuôi bờ, tái tạo RNM. Vùng Nam Bộ, có địa hình bằng – thấp, thường xuyên xảy ra hiện tượng triều cường, đặc biệt là các thành phố ven biển. Hạn chế hiện tượng triều cường cần hạn chế tình trạng khai thác RNM, tái tạo các khu RNM đã bị biến mất; hình thành đê bao nhằm tạo điều kiện bồi tụ trầm tích, vì khu vực chủ yếu bồi tụ từ trầm tích sông, khi được đê bao phía biển lượng trầm tích sẽ được tích tụ ngay phía trong đê, địa hình sẽ được nâng lên. NGUYỄN VĂN DŨNG 30 - RNM có giá trị về môi trường: dải ven biển là vùng đệm trao đổi vật chất giữa đất liền và biển. Đặc biệt, vùng ven biển Việt Nam trong những năm gần đây chú trọng phát triển kinh tế biển, nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển được xây dựng ven biển; hệ thống sông suối hàng năm đã đổ ra biển một lượng phù sa và các chất thải sinh hoạt, công nghiệp ra biển. Từ phía biển và đại dương, thông qua thủy triều, các đợt sóng lớn đã đưa vào vùng ven bờ một lượng vật chất, muối khoáng... Vì thế, nhiều vùng cửa sông, bãi bồi ven biển xây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân do sự biến mất RNM ở vùng cửa sông, bãi triều ven biển. Hệ sinh thái RNM đã có vai trò, tạo sự lắng đọng vật chất. Thứ nhất: bộ lọc Vật lý, các cây chịu mặn, đặc trưng là bộ rễ dày, đan xen lẫn nhau, khi các vật chất lơ lửng trong nước được dòng nước, sóng biển đẩy đi qua RNM, quá trình lắng đọng diễn ra nhanh hơn khu vực không có RNM. Thứ hai: Các chất hữu cơ bị lắng đọng nhanh chóng bị phân hủy, bởi trong RNM vi sinh vật đa dạng, ở các RNM thường xuất hiện những vi sinh vật, nấm, xạ khuẩn có khả năng phân hủy hợp chất ở lớp đất mặt như: tinh bột, xenluozo, pectin, gelatin,... Mặt khác so sánh giữa lượng vi sinh vật trong RNM cao hơn nhiều lần so với khu vực không có RNM. Thứ ba: quá trình hấp thụ CO2, cây rừng có khả năng hấp thụ CO2 qua quá trình quang hợp. Trong bối cảnh khí hậu nóng lên toàn cầu, yếu tố cơ bản là do hàm lượng CO2 trong không khí cao. Vùng ven biển Việt Nam hiện nay có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển. Lượng CO2 thải ra từ các nhà máy, khói bụi, dầu... thải ra sông, ven biển ngày càng tăng. Việc trồng rừng nói chung và trồng RNM là giải pháp quan trọng làm giảm lượng khí CO2, thông qua chuyển hóa năng lượng mặt trời và Cacbonic trong khí quyển thành chất hữu cơ cho cơ thể. Vì thế, RNM có thể nói là khu vực lắng đọng, hấp thụ lượng CO2, lọc nước, sinh vật cho quá trình trao đổi vật chất giữa khu vực nội địa và biển. - Giá trị tài nguyên, môi trường: rừng nhiệt đới ẩm gió mùa nói chung và RNM nói riêng có sinh khối lớn. Cùng với tập quán sử dụng cây rừng làm chất đốt, làm đồ gia dụng. Vì thế, hàng năm người dân ven biển đã khai thác một khối lượng gỗ từ RNM. Khu vực RNM ở Việt Nam được thống kê có 30 loài cây cho gỗ, than, củi; 14 loài cây cho tanin; 24 loài cây làm phân xanh, cải tạo đất hoặc giữ đất; 21 loài cây dùng làm dược liệu; 21 loài cây cung cấp nguồn thức ăn cho ong lấy mật trong RNM (Phan Nguyên Hồng & Hoàng Thị Sản, 1993). Hệ sinh thái RNM được đánh giá là môi trường có sự đa dạng sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái khác, sự đa dạng sinh học thể hiện đa dạng về loài: sinh vật sống ở môi trường nước lợ, nước ngọt và nước mặn. RNM cũng được xem là nơi có sự lắng đọng nhiều sinh vật phù du, vật chất lơ lửng là nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật, cũng là nơi cư trú lí tưởng nhiều loại động vật. Tính riêng khu ngập nước Xuân Thủy có: thực vật trên cạn 115 loài; thực vật nổi 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo; động vật nổi 55 loài, thuộc 40 giống; động vật đáy có 350 loài, thuộc 6 ngành, 11 lớp, 38 bộ, 106 họ và 206 giống; côn trùng 245 loài và dạng loài; cá có GIÁ TRỊ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TRONG VIỆC BẢO VỆ 31 122 loài; bò sát - ếch nhái có 37 loài; 220 loài chim (Phan Nguyên Hồng và cộng sự 2007). Từ yếu tố đa dạng sinh học và môi trường lí tưởng cho sinh vật tồn tại và phát triển, cư dân cùng ven biển đã có nhiều sinh kế từ lợi thế về môi trường RNM. Môi trường sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản, khai thác khu vực RNM. Vùng ven biển Việt Nam trong những năm gần đây, nhiều địa phương có lợi thế RNM đã khai thác tối đa nuôi trồng thủy hải sản, không những thế, khu vực cát ven biển cũng trở thành môi trường “nuôi tôm trên cát”. Về kinh tế, ngành thủy sản đạt được những con số doanh thu cao trong ngành chế biến và nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu, trong năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam đạt 6,5 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 2,8 tỷ USD, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (nguồn từ Bộ tài nguyên MT). Theo nghiên cứu của tổ chức GIZ (Tổ chức hợp tác quốc tế Đức) năm 2013, mô hình nuôi tôm RNM giá trị kinh tế là 2.142 USD/ha/năm, cao gấp 2 lần so với hình thức nuôi tôm truyền thống, hay nuôi tôm kết hợp trồng lúa; khu vực không có RNM chỉ đạt 1.000 – 1.300 USD/ha/năm. - Giá trị du lịch: trong những năm gần đây nhiều vùng ven biển Việt Nam đã khai thác tối đa tài nguyên du lịch biển. Khu vực RNM không những có sự đa dạng sinh học, mà RNM đã hình thành cho cư dân ven biển những nét văn hóa đặc trưng. Trong xu hướng du lịch sinh thái, du lịch tự nhiên đang ngày càng trở thành điểm mạnh trong phát triển du lịch. Vì thế, RNM là tài nguyên quý giá cho loại hình du lịch sinh thái và môi trường lý tưởng cho luồng du khách từ thành phố, đô thị có nhu cầu tìm đến khu vực có môi trường tự nhiên, trong lành. Trên thực tế, nhiều địa phương ven biển Việt Nam đã đầu tư khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên RNM và đất ngập nước. Điển hình khai thác du lịch vùng RNM là khu vực Cần Giờ, Cà Mau, khu ngập nước Xuân Thủy, Tràng An, khu dừa nước Cẩm An (Hội An), Phú Quốc... 4. Kết luận Việt Nam được đánh giá là quốc gia chịu tác động lớn từ thiên tai trong khu vực, đứng sau Philippin, hàng năm các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào vùng ven biển Việt Nam; với sức gió, sóng, mang theo lượng mưa lớn, gây hiện tượng ngập lụt, xói lở vùng bờ, thiệt hại lớn về môi trường và kinh tế cho vùng ven biển. Đặc biệt trong xu hướng biến đổi khí hậu, xuất hiện những hiện tượng thời tiết bất thường. Dải ven biển là khu vực dễ bị tác động của động lực biển. Vì thế, tùy vào từng khu vực cần có những giải pháp nhằm hạn chế tác động thiên tai, bão lũ. Đối với khu vực Trung Bộ, cần chú trọng kết hợp giữa biện pháp “cứng” sử dụng công nghệ giảm sóng bằng đê, kè bê tông và “mềm” nuôi tạo bãi bồi sau đó trồng RNM để đảm bảo tính bền vững. Khu vực ven biển Nam Bộ và Bắc Bộ đưa chương trình trồng và phát triển hệ sinh thái RNM. Dựa trên các công thức tính toán mức độ NGUYỄN VĂN DŨNG 32 giảm sóng và bài toán môi trường – kinh tế, dải ven biển Việt Nam cần hình thành vành đai xanh, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thiên tai. Hệ sinh thái RNM ven biển Việt Nam là một trong những hệ sinh thái quan trọng, góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học Việt Nam. Với vai trò là loài cây tiên phong, tồn tại trong môi trường hết sức khắc nghiệt, loài cây chịu mặn đã trở thành bức tường xanh che chở cho cư dân ven biển Việt Nam như: hạn chế xói lở đường bờ, tạo môi trường cho cư dân ven biển sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản và khai thác những giá trị tài nguyên từ hệ sinh thái RNM. Hay hệ sinh thái đã tạo một môi trường trong lành, môi trường hình thành sinh kế cho cư dân ven biển, hạn chế tác động thiên tai, bão lũ. Đặc biệt trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ khu vực ven biển Việt Nam. Chúng ta cần xác định rõ vai trò của hệ sinh thái RNM, từ đó có những cách ứng xử đúng mức với môi trường và hệ sinh thái RNM. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ NN&PT Nông Thôn (1/2014), Báo cáo phát triển lâm nghiệp, Hà Nội. [2] Phan Nguyên Hồng (2000), Rừng ngập mặn Việt Nam. NXB Nông nghiệp. [3] Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn. NXB Nông nghiệp. [4] Ngô Đình Quê, Võ Đại Hải (2012), Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp. Title: ECOLOGICAL VALUE OF MANGROVES IN VIETNAM’S COASTAL PROTECTION NGUYEN VAN DUNG Quang Nam University Abstract: Vietnam is experiencing the powerful impact of tropical storms. There are about 4-5 storms each year, evidence of climate change, namely sea level rise, erosion, saltwater intrusion, etc and Vietnam is considered one of the countries most deeply affected. The mangrove ecosystem is considered a pioneer species in areas where there are a lot of wave, wind and harsh coastal areas. The mangrove ecosystem is also considered a “green wall” to protect the sea dike from the impact of waves. Especially in recent years, coastal areas have had many economic activities disrupt natural coastal environment, reducing the mangrove ecosystem, and there has been mangrove conversion to shrimp farms. Thus, the article clarifies the role, function and value of mangrove ecosystems for coastal residents in Vietnam to raise awareness of mangrove ecosystem protection and sustainable exploitation of the benefits of mangrove ecosystems.
File đính kèm:
- gia_tri_cua_he_sinh_thai_rung_ngap_man_trong_viec_bao_ve_vun.pdf