Gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Theo Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 25/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Viện Khoa

học Lâm nghiệp Việt Nam là Tổ chức Khoa học Công nghệ hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn. Ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện

còn được giao đào tạo tiến sỹ, tham gia bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ lâm

nghiệp. Viện đã kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay,

Viện đang đào tạo trình độ tiến sĩ theo 5 chuyên ngành gồm Lâm sinh; Di truyền và chọn giống cây

Lâm nghiệp; Điều tra và Quy hoạch rừng; Quản lý tài nguyên rừng và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản.

Qua 38 năm đến nay Viện đã đào tạo được 155 tiến sĩ đã tốt nghiệp và hiện đang có 43 NCS đang

học tập tại Viện. Ngoài việc đào tạo trình độ tiến sĩ tại Viện, các cán bộ của Viện cũng đã tham gia

đào tạo tạo các trường đại học trong và Ngoài nước. Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn

nhân lực của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được quan tâm, kết nối chặt chẽ và đến nay đã

đạt được những thành tựu đáng kể. Qua đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Lâm

nghiệp.

Từ khóa: Đào tạo, Khoa học, Nhân lực, Lâm nghiệp.

pdf 11 trang phuongnguyen 200
Bạn đang xem tài liệu "Gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
 17 
GẮN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN 
NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LÂM NGHIỆP CỦA 
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
Tóm tắt 
Theo Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 25/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Viện Khoa 
học Lâm nghiệp Việt Nam là Tổ chức Khoa học Công nghệ hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn. Ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện 
còn được giao đào tạo tiến sỹ, tham gia bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ lâm 
nghiệp. Viện đã kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, 
Viện đang đào tạo trình độ tiến sĩ theo 5 chuyên ngành gồm Lâm sinh; Di truyền và chọn giống cây 
Lâm nghiệp; Điều tra và Quy hoạch rừng; Quản lý tài nguyên rừng và Kỹ thuật Chế biến Lâm sản. 
Qua 38 năm đến nay Viện đã đào tạo được 155 tiến sĩ đã tốt nghiệp và hiện đang có 43 NCS đang 
học tập tại Viện. Ngoài việc đào tạo trình độ tiến sĩ tại Viện, các cán bộ của Viện cũng đã tham gia 
đào tạo tạo các trường đại học trong và Ngoài nước. Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn 
nhân lực của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được quan tâm, kết nối chặt chẽ và đến nay đã 
đạt được những thành tựu đáng kể. Qua đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Lâm 
nghiệp. 
Từ khóa: Đào tạo, Khoa học, Nhân lực, Lâm nghiệp. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (tiền thân là Viện Nghiên cứu Lâm 
nghiệp) được thành lập năm 1961. Trong những năm đầu, Viện Nghiên cứu Lâm 
nghiệp được tổ chức theo các khoa, gồm 3 lĩnh vực chuyên môn chính là Lâm sinh, 
Công nghiệp rừng và Kinh tế Lâm nghiệp. Trải qua quá trình phát triển đến năm 
2011, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được nâng cấp thành Tổ chức Khoa học 
Công nghệ hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo 
Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 25/11/2011. Theo Quyết định này, ngoài các Ban 
tham mưu, Viện còn có 13 đơn vị trực thuộc, trong đó có 6 Viện và 7 Trung tâm 
nghiên cứu chuyên đề và vùng. Với đầy đủ các lĩnh vực chuyên môn và dải khắp trên 
các vùng miền của đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho Viện đào tạo nguồn nhân 
lực cho Ngành Lâm nghiệp. 
Theo Quyết định số 333/CT ngày 14/12/1982 của Hội đồng bộ trưởng (nay là 
Chính phủ), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng giao 
nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ, tham gia bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công 
nghệ lâm nghiệp từ năm 1982. Viện hiện đang có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên 
môn cao, có các chuyên gia đầu ngành đại diện cho các lĩnh vực chuyên môn, đáp 
ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực cho ngành. Hiện nay Viện có 2 Giáo sư, 4 Phó 
giáo sư; 82 tiến sỹ, trong đó có 43 cán bộ làm giảng viên đang tham gia công tác đào 
tạo trình độ Tiến sĩ tại Viện và các cơ sở ngoài Viện. Là đơn vị sự nghiệp khoa học 
 18 
trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với nhiệm vụ chính là nghiên cứu 
khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, đào tạo và tư vấn trong lĩnh vực 
lâm nghiệp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn 
và đào tạo sau đại học cũng như tham gia đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực lâm 
nghiệp, đến nay Viện đã đào tạo được 155 tiến sĩ và nhiều cán bộ nghiên cứu khoa 
học lâm nghiệp khác. Kết quả này đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển 
nghề rừng ở nước ta. 
NỘI DUNG 
1. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHCN CỦA VIỆN TRONG 10 NĂM VỪA QUA 
(2011 - 2020) 
1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chính của Viện 
Trong thời gian vừa qua, nhằm góp phần thực hiện tốt chủ trương phát triển 
ngành lâm nghiệp của Việt Nam được thể hiện qua Chiến lược nghiên cứu lâm 
nghiệp, Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, 
Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Viện Khoa học Lâm 
nghiệp Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu KHCN và chuyển giao 
công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp thông qua việc triển khai các nhiệm vụ cấp Nhà 
nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở. Ngoài ra, Viện cũng thực hiện các nhiệm vụ môi 
trường và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Trong giai đoạn 10 năm gần đây từ 2011 đến 
2020, Viện đã thực hiện 387 nhiệm vụ KHCN các lĩnh vực, trong đó có 62 đề tài cấp 
Nhà nước, 93 đề tài cấp Bộ, 13 Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ, 3 đề tài tiềm năng 
cấp Bộ, 10 Nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, 9 
Dự án Khuyến nông, 5 Dự án điều tra cơ bản, 4 nhiệm vụ Môi trường, 60 đề tài cấp 
cơ sở, 48 đề tài cấp tỉnh và 80 nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn. Các lĩnh vực nghiên 
cứu KHCN của Viện cũng rất đa dạng, từ cải thiện giống và công nghệ sinh học, lâm 
sinh, sinh thái rừng, bảo vệ rừng, lâm sản ngoài gỗ, công nghiệp rừng tới kinh tế và 
chính sách lâm nghiệp. 
Để các hoạt động KHCN của Viện đạt hiệu quả cao, trong những năm gần đây 
Viện đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ 
thuật tiên tiến vào nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, đẩy mạnh tạo ra các 
sản phẩm khoa học hữu ích (như giống và tiến bộ kỹ thuật mới), định hướng nghiên 
cứu sâu theo các lĩnh vực chuyên môn, đẩy mạnh chuyển giao nhanh kết quả nghiên 
cứu vào sản xuất, gắn nghiên cứu với đào tạo nguồn nhân lực cho ngành (cả công 
nhân kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ và đào tạo tiến sĩ) và đổi mới mạnh trong công các 
quản lý điều hành và thực hiện các nhiệm vụ KHCN. Trong bối cảnh nguồn kinh phí 
đầu tư cho KHCN trong những năm gần đây bị giảm mạnh, Viện đã chỉ đạo các đơn 
vị trực thuộc lấy các Bộ môn nghiên cứu làm nòng cốt để thúc đẩy tìm kiếm nhiệm 
vụ ở các cấp khác nhau. Công việc này đã góp phần làm tăng cả số lượng và chất 
 19 
lượng các nhiệm vụ KHCN của Viện trong thời gian qua. Viện cũng tiến hành đổi 
mới việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (TXTCN). Với quan 
điểm lấy nhiệm vụ TXTCN làm cơ sở, nền tảng để phát triển thành các nhiệm vụ cấp 
cao hơn, Viện đã rà soát và chỉ đạo các đơn vị quan tâm để đề xuất các nhiệm vụ thực 
sự cần thiết, có triển vọng để triển khai, thông qua đó để chọn ra các nhiệm vụ tiềm 
năng để phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm hữu ích cho sản xuất. Viện cũng đã quán 
triệt chủ trương triển khai các nhiệm vụ KHCN theo chuỗi và trong nhiều giai đoạn 
và hướng đến các sản phẩm cuối cùng ngay từ khi xây dựng thuyết minh nhiệm vụ. 
Đồng thời vào dịp đầu năm, Viện đã làm việc với các đơn vị trực thuộc về kế hoạch 
triển khai trong năm của đơn vị, qua đó để các đơn vị có kế hoạch, lộ trình tạo ra các 
sản phẩm nổi bật như công nhận giống mới, tạo ra các giải pháp hữu ích, các tiến bộ 
kỹ thuật. Bên cạnh đó, từ các kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ KHCN, Viện đã 
chỉ đạo các chủ trì nhiệm vụ, lãnh đạo các đơn vị và các cán bộ khoa học đẩy mạnh 
việc công bố, quảng bá kết quả nghiên cứu theo nhiều hình thức khác nhau như qua 
phóng sự truyền hình, trên các báo chí, tạp chí khoa học và đặc biệt là các công bố 
quốc tế. Đến nay trung bình mỗi năm các cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện đã 
viết và đăng được hàng trăm bài báo trong nước và trên 50 bài báo quốc tế. 
Ngoài ra,trong quá trình triển khai các nhiệm vụ KHCN, Viện đã định hướng 
và chỉ đạo các đơn vị phải phối hợp với các địa phương nơi triển khai, đặc biệt là sự 
phối hợp với các doanh nghiệp để tăng cường nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ xây 
dựng các mô hình trình diễn và thông qua đó để chuyển giao nhanh các kết quả 
nghiên cứu vào sản xuất. 
1.2. Một số kết quả nổi bật 
Trong giai đoạn 2011 - 2020, Viện đã nghiên cứu chọn, tạo và được Bộ công 
nhận trên 100 giống mới là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật cho các loài cây 
trồng rừng chủ lực và chủ yếu. Viện cũng đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới cho 
nhiều loài cây lâm nghiệp do Viện chọn, tạo. Cho tới nay, có tới 90% số giống cây 
trồng lâm nghiệp mới trên các vùng sinh thái của nước ta là do Viện nghiên cứu, 
chọn, tạo ra. Các giống cây lâm nghiệp mới của các loài cây mọc nhanh cho năng 
suất cao, tăng trưởng đạt trung bình từ 25 - 30 m3/ha/năm, có một số nơi đạt đến 35 -
40 m3/ha/năm và đặc biệt giống Keo lá tràm AA9 trồng ở Đông Nam Bộ có năng suất 
đạt tới gần 60m3/ha/năm (đã đạt giải thưởng bông lúa vàng 2015), trong khi giống sử 
dụng trong sản xuất đại trà chỉ đạt bình quân từ 12 - 15m3/ha/năm. 
 Viện đã nghiên cứu, xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái lâm nghiệp và bản 
đồ phân bố các hệ sinh thái tự nhiên theo vùng sinh thái ở Việt Nam; Nghiên cứu, xác 
định được danh mục các loài cây trồng rừng (cả các loài cây LSNG và rừng ngập 
mặn) chủ lực và chủ yếu cho 8 vùng sinh thái của đất nước; Nghiên cứu, xác định 
điều kiện lập địa thích hợp và phân hạng đất trồng rừng sản xuất cho một số loài cây 
 20 
chủ lực và chủ yếu ở các vùng trồng rừng trọng điểm; Nghiên cứu xác định được hệ 
thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ 
thành rừng cung cấp gỗ lớn cho các loài cây chủ lực. Viện cũng đã nghiên cứu, xác 
định được các loài sâu, bệnh hại và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ cho 17 
loài cây trồng chính của đất nước; Đánh giá tác động và đưa ra giải pháp phòng trừ 
một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại tới môi trường sinh thái; Nghiên cứu, sản xuất 
chế phẩm vi sinh làm tăng sinh trưởng và giảm tỷ lệ bị bệnh của cây trồng; Nghiên cứu và 
xác định được một số đặc điểm lâm học của các hệ sinh thái rừng tự nhiên chính và 
xây dựng được các mô hình phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt ở Việt Nam. Viện đã 
xây dựng và ban hành được nhiều TCVN, quy trình và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng 
rừng cho các loài cây chủ lực và chủ yếu cũng như các biện pháp phòng trừ sâu bệnh 
cho các cây này và đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận nhiều TBKT để 
chuyển giao vào sản xuất. Bên cạnh đó Viện đã phối hợp với TCLN xây dựng bộ tiêu 
chuẩn quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng theo PEFC đến nay đã được Bộ ban 
hành để triển khai trong sản xuất. 
Viện đã nghiên cứu, xây dựng quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Nghiên cứu cấu tạo thô đại và hiển vi 
của 360 loài cây, tính chất vật lý, cơ học, thành phần hóa học của 835 loài cây; Xây 
dựng cơ sở dữ liệu thông số công nghệ của một số loài cây rừng có giá trị để làm 
nguyên liệu sản xuất đồ mộc. Viện cũng đã nghiên cứu, chế tạo/cải tiến nhiều máy 
móc, thiết bị như máy sàng mùn cưa, máy ép viên đốt biomas, nhà giâm hom cây lâm 
nghiệp cải tiến theo kết cấu mô đun ở quy mô sản xuất công nghiệp, hệ thống di động 
và hệ thống điều khiển máy kéo F535D phục vụ công tác trồng, chăm sóc rừng trên 
đất dốc. Viện đã được Bộ công nhận 7 TBKT, xây dựng được 19 TCVN và nhiều quy 
trình, hướng dẫn kỹ thuật về cơ giới hóa tạo rừng, khai thác rừng, chế biến và bảo 
quản lâm sản, và đăng ký nhiều giải pháp hữu ích đối với các quy trình kỹ thuật liên 
quan tới công nghiệp rừng. 
Ngoài ra, trong lĩnh vực Kinh tế, chính sách lâm nghiệp, các kết quả nghiên 
cứu của Viện cũng đã góp phần cho công tác quản lý và phát triển bền vững ngành 
Lâm nghiệp. Đó là những kết quả nghiên cứu về thị trường sản phẩm gỗ rừng trồng 
ở Việt Nam để khuyến nghị cho chính sách phát triển rừng trồng bền vững; Xây 
dựng và phát triển phần mềm iTwood để quản lý chuỗi cung và truy xuất nguồn gốc 
gỗ hợp pháp đối với gỗ rừng trồng; Nghiên cứu và khuyến nghị sửa đổi một số 
chính sách hiện hành về tổ chức, quản lý thị trường, khuyến khích và xúc tiến 
thương mại gỗ và sản phẩm gỗ; Nghiên cứu, ra soát các nội dung của Hiệp định 
thương mại tự do, đề xuất bổ sung hoàn thiện; Nghiên cứu và khuyến nghị thực hiện 
một số hiệp định quốc tế có tác động đến phát triển thị trường và thương mại trong 
nước về gỗ và sản phẩm gỗ. 
 21 
2. CÔNG TÁC GẮN NGHIÊN CỨU VỚI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
CHO NGÀNH 
Trong Chiến lược phát triển Viện giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến 
năm 2030 đã xác định công tác đào tạo là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho việc 
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Viện và của ngành. Trên cơ sở thực hiện các 
nhiệm vụ Khoa học công nghệ trong các lĩnh vực Giống và công nghệ sinh học Lâm 
nghiệp; kỹ thuật lâm sinh, Quản lý bảo vệ rừng; Công nghiệp rừng và Kinh tế lâm 
nghiệp, Viện đã đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Ngoài việc đào tạo, nâng cao 
năng lực nghiên cứu và quản lý cho các cán bộ của Viện, theo Quyết định số 333/CT 
ngày 14/12/1982 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) Viện còn được giao đào 
tạo tiến sĩ theo 5 chuyên ngành gồm: 
 Chuyên ngành Lâm sinh 
 Chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp 
 Chuyên ngành Điều tra và Quy hoạch rừng 
 Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng 
 Chuyên ngành Kỹ thuật Chế biến Lâm sản 
Từ năm 1982 đến nay Viện đã đào tạo được 155 tiến sĩ cho các lĩnh vực 
chuyên môn sâu. Trong số đó có 7 TS đã được phong hàm Giáo sư, 20 TS được 
phong hàm PGS và đều trở thành những chuyên gia đầu ngành của các chuyên ngành. 
Các cán bộ sau khi được đào tạo tại Viện đã phát huy tốt năng lực, sở trường của 
mình và đóng góp qua trọng cho sự phát triển của đơn vị, ngành lâm nghiệp. Số liệu 
kết quả đào tạo sau đại học của Viện được tổng hợp như trong bảng 1. 
Bảng 1. Số lượng NCS và tiến sĩ được Viện đào tạo 
Chuyên ngành 
Số đã tôt nghiệp Hiện đang đào tạo 
Trong 
nước 
Nước 
ngoài 
Trong 
nước 
Nước 
ngoài 
Lâm sinh 58 26 25 21 
Di truyền và chọn giống cây LN 28 2 6 3 
Điều tra và Quy hoạch rừng 11 0 1 0 
Quản lý tài nguyên rừng 24 6 7 4 
Kỹ thuật chế biến Lâm sản 23 11 4 5 
Kỹ thuật máy Lâm nghiệp 7 0 0 0 
Đất rừng 4 0 0 0 
Tổng 155 56 43 33 
Bảng 1 cho thấy, trong các chuyên ngành đào tạo thì số lượng NCS và tiến sĩ 
đã tốt nghiệp tập trung nhiều nhất là chuyên ngành Lâm sinh, tiếp đến là Kỹ thuật chế 
 22 
biến lâm sản và Di truyền, chọn giống cây rừng. Các chuyên ngành Đất và Kỹ thuật 
máy Lâm nghiệp có lượng NCS và Tiến sĩ ít nhất. Bảng 1 cũng cho thấy, ngoài 155 
tiến sĩ đã được đào tại tại Viện, Viện cũng đã cử 89 cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, 
đến nay đã có 56 tiến sĩ tốt nghiệp và 33 NCS đang làm tiến sĩ ở nước ngoài. 
Trong giai đoạn gần đây, từ 2011 đến nay, trung bình mỗi năm Viện tuyển 10 
nghiên cứu sinh. Các luận án Tiến sĩ đều được gắn kết với các đề tài, dự án các cấp 
do Viện và các đơn vị chuyên môn chủ trì thực hiện, trong đó chủ yếu là sử dụng các 
nguồn dữ liệu từ các nhiệm vụ do Viện chủ trì thực hiện. Các nghiên cứu sinh là các 
chủ trì hoặc cộng tác viên chính của các nhiệm vụ khoa học này. Đối với các nghiên 
cứu sinh học tập tại nước ngoài, luận án cũng thường có những nội dung nghiên cứu 
gắn với hiện trường nghiên cứu của các đề tài và dự án quốc tế của Viện thực hiện ở 
Việt Nam. Với đặc thù các luận án của các NCS thường đi sâu nghiên cứu về một số 
nội dung, do đó ngoài việc kế thừa tài liệu, kết quả từ các nhiệm vụ khoa học công 
nghệ, các NCS đều đã chủ động đi sâu nghiên cứu cơ bản về một số nội dung khác 
ngoài phạm vi triển khai của các nhiệm vụ khoa học công nghệ để nâng cao chất 
lượng của các luận án. 
Có thể tóm tắt sự gắn kết giữa các hoạt động nghiên cứu và đào tạo của Viện 
như sau: 
- Hàng năm Viện đều triển khai thực hiện số lượng nhiệm vụ khoa học công 
nghệ các cấp là tương đối lớn, trung bình mỗi năm từ 20 - 25 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 
45 - 50 nhiệm vụ cấp Bộ, 20 - 25 nhiệm vụ cấp tỉnh, 20 -25 nhiệm vụ cấp cơ sở, và 
trên dưới 20 nhiệm vụ HTQT, nên đây có thể coi là nguồn dữ liệu rất phong phú và 
quan trọng để các cán bộ có thể tham gia làm nghiên cứu sinh. Trong quá trình tuyển 
sinh, các ứng viên cho chương trình đào tạo của Viện được giới thiệu về các nhiệm 
vụ khoa học công nghệ của Viện đang thực hiện. Trên cơ sở đó các ứng viên nghiên 
cứu có thể lựa chọn chủ đề, đối tượng và các nội dung để làm luận án. Do phần lớn 
các nghiên cứu sinh tại Viện là thư ký hoặc là cộng tác viên chính của các nhiệm vụ 
khoa học công nghệ và dự án Hợp tác Quốc tế nên việc kế thừa và tham gia các hoạt 
động nghiên cứu để làm luận án là rất thuận lợi. Ngoài ra, các NCS ngoài Viện cũng 
có sự hỗ trợ và gắn kết với các hoạt động nghiên cứu từ các nhiệm vụ KHCN của các 
tỉnh. Theo phương thức này hầu hết các NCS đều được hỗ trợ kinh phí triển khai các 
nội dung khoa học của luận án bằng nguồn kinh phí từ các nhiệm vụ KHCN. NCS 
cũng đã tham gia trực tiếp vào việc bố trí thí nghiệm, theo dõi thu thập số liệu ngay từ 
khi các đề tài thực hiện các nội dung nghiên cứu. Chính vì vậy, những kỹ năng bố trí, 
thu thập và xử lý số liệu của NCS cũng đã được nâng cao. Số lượng NCS phải tự lo 
kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu phục vụ luận án tiến sĩ chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. 
Đây là một trong những lợi thế của Viện và cũng là giải pháp lâu dài, toàn diện để hỗ 
trợ nghiên cứu, nâng cao năng lực học tập, nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh. 
 23 
Chính vì vậy các đề tài luận án của nghiên cứu sinh thuộc Viện đào tạo luôn có ý 
nghĩa khoa học và tính thực tiễn và được Hội đồng chuyên môn đánh giá cao. 
- Nghiên cứu sinh sau khi trúng tuyển, tùy theo chuyên ngành đào tạo được 
phân công sinh hoạt chuyên môn tại các Viện và Trung tâm chuyên đề trực thuộc 
Viện. Viện cũng đã nâng cao vai trò trách nhiệm của các Viện và Trung tâm chuyên 
đề trong việc tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ, như yêu cầu chủ động tổ 
chức các buổi học thuật, sinh hoạt chuyên đề do nghiên cứu sinh trình bày kết quả 
của nội dung luận án; chủ động tổ chức hội đồng góp ý luận án cấp Bộ môn cho các 
NCS đang sinh hoạt tại từng đơn vị. Qua các buổi giao ban tháng của chính quyền, 
Viện luôn thông báo kế hoạch đào tạo, tiến độ thực hiện của các NCS từ đó đề nghị 
các đơn vị chuyên môn có NCS được giao sinh hoạt và các đơn vị trực tiếp quản lý 
NCS tạo điệu kiện tốt nhất và có kế hoạch cụ thể để NCS hoàn thành kế hoạch và 
chất lượng của đề tài luận án. 
- Cán bộ giảng dạy trong chương trình đào tạo là cán bộ nghiên cứu cơ hữu 
hiện đang công tác tại Viện. Đây là đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực 
tiễn, luôn được cập nhật những phương pháp nghiên cứu mới thông qua các buổi sinh 
hoạt học thuật, hội thảo, hội nghị, tập huấn trong và ngoài nước hoặc cập nhật từ các 
bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Do vậy cán bộ giảng dạy của Viện có nhiều 
lợi thế về kinh nghiệm thực tiễn, tiếp cận trình độ quốc tế. Trong quá trình thực hiện, 
NCS luôn được tạo điều kiện tối đa để tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa 
học cùng người hướng dẫn cũng như các hoạt động chuyên môn tại đơn vị chuyên 
môn nơi NCS sinh hoạt. Các nội dung truyền tải đến NCS cũng như chất lượng luận 
án của NCS do các cán bộ khoa học của Viện hướng dẫn luôn được các thành viên 
đánh giá luận án các cấp đánh giá cao. 
- Việc tổ chức hoạt động của các Hội đồng đánh giá luôn thực hiện đúng quy 
chế hiện hành của Bộ NN&PTNT và Bộ GD&ĐT. Là một Viện nghiên cứu đầu 
ngành của lĩnh vực lâm nghiệp, Viện có Hội đồng Khoa học gồm các cán bộ nghiên 
cứu có chuyên môn sâu ở các chuyên ngành được phép đào tạo. Hội đồng đã giúp 
Viện trong công tác tuyển sinh, góp ý và thẩm định đề cương, hướng dẫn, đánh giá 
các NCS thực hiện đề tài luận án. Bên cạnh đó, Viện cũng chú trọng mời thêm nhiều 
GS và PGS có chuyên môn sâu thuộc từng lĩnh vực tham gia các Hội đồng nhằm giúp 
NCS đảm bảo hàm lượng khoa học, đánh giá toàn diện chất lượng, nâng cao tính ứng 
dụng thực tiễn của đề tài luận án. 
- Ngoài ra, để mở rộng kiến thức cho các NCS, Viện cũng đã và đang phối hợp 
với các tổ chức quốc tế như FAO, JICA, ICRAF, CIFOR, ACIAR, CSIRO vv để 
thực hiện các hoạt động khoa học trong lĩnh vực lâm nghiệp, qua đó đã tạo điều kiện 
cho các NCS tham gia và nâng cao trình độ. Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế 
luôn gắn kết và có hỗ trợ cho công tác đào tạo, như dành học bổng, kinh phí cho đào 
tạo sau đại học và nâng cao trình độ chuyên môn, tham dự hội thảo quốc tế cho cả 
 24 
cán bộ và NCS của Viện. Hàng năm Viện thường tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng 
Anh cho cán bộ nghiên cứu và NCS và các buổi sinh hoạt học thuật về xây dựng đề 
cương nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu chuyên ngành, Ngoài ra, 
thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, Viện tổ chức các hội thảo chuyên đề để 
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng viết dự án, bài báo quốc tế cho cán bộ nghiên 
cứu và NCS. Một số luận án của NCS cũng được gắn kết với các nghiên cứu khoa 
học do các dự án, tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó Viện cũng đẩy mạnh việc mời các 
giáo sư, chuyên gia quốc tế cùng tham gia đào tạo, hướng dẫn NCS của Viện. 
- Để nâng cao chất lượng và tiến độ của các luận án, hàng năm Viện cũng đã 
xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra kế hoạch học tập của các NCS và kiểm tra hiện 
trường nghiên cứu của các đề tài luận án của các nghiên cứu sinh đang học tập, đào 
tạo tại Viện nhằm đánh giá các hoạt động nghiên cứu của các NCS, đảm bảo tiến độ 
và chất lượng khoa học cho các nội dung nghiên cứu của các đề tài luận án. 
- Viện có hiện trường nghiên cứu thực nghiệm rất lớn, với diện tích đất thí 
nghiệm của Viện là gần 12.000 ha được trải khắp các vùng sinh thái trong cả nước, 
kết hợp với các trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn như các 
phòng thí nghiệm đạt chuẩn Vilas và cơ sở dữ liệu với trên 20.000 đầu sách phong 
phú về số lượng và chất lượng, 4 số tạp chí hàng năm và các sản phẩm khác là nguồn 
lực tốt có thể phục vụ công tác đào tạo cán bộ và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học 
tập của NCS. Để tạo điều kiện cho NCS, Viện cũng đã chủ động mua bản quyền truy 
cấp “Bạn đọc đặc biệt” của Bộ KHCN hay tạo điều kiện để NCS tham gia các buổi 
hội thảo, buổi học thuật do các chuyên gia quốc tế trình bày khi thăm và làm việc tại 
Viện, qua đó giúp NCS có thể tìm kiếm thêm những tài liệu, bài báo khoa học và bổ 
sung kiến thức chuyên môn liên quan tới luận án. 
- Từ kết quả đào tạo NCS, Viện đã tổng hợp và xuất bản được 8 tập sách về 
kết quả nghiên cứu của các NCS theo các chuyên ngành đào tạo. Số bài báo của NCS 
và cán bộ của Viện đăng trên các tạp chí nước ngoài ngày càng tăng, trong 3 năm trở 
lại đây trung bình mỗi năm các NCS của Viện đã công bố được từ 18 - 20 bài trên các 
tạp chí có uy tín ở nước ngoài. 
Với tiềm lực sẵn có về nghiên cứu khoa học, Viện không chỉ thực hiện đào tạo 
NCS tại cơ sở, các cán bộ nghiên cứu của Viện còn tham gia đào tạo, hướng dẫn cho sinh 
viên, thạc sỹ và tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành Lâm nghiệp. Hằng năm 
có khoảng 20 - 25 cán bộ của Viện đã tham gia đào tạo NCS, thạc sĩ và sinh viên ở các 
trường đại học như Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Hà 
Nội, Đại học Tây Bắc, Đại học Nông lâm Huế, Đại học Tây Nguyên, Đại học Nông lâm 
TP Hồ Chí Minh, Đại học Đà Lạt Không chỉ tham gia vào công tác giảng dạy trong 
nước, hiện nay một số cán bộ của Viện đã và đang được mời tham gia giảng dạy, hướng 
dẫn sau đại học ở một số trường đại học nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Đức, Úc  
 25 
3. NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GẮN KẾT 
GIỮA CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO 
3.1. Khó khăn, tồn tại 
- Trong bối cảnh hiện nay Lâm nghiệp chưa thực sự được coi là một trong 
những ngành trọng điểm được ưu tiên đầu tư nghiên cứu nên số lượng nhiệm vụ 
KHCN đã bị giảm nhiều, vì vậy việc gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học 
cũng bị hạn chế. 
- Việc gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo chưa đạt được 
như mong muốn do hầu hết các nhiệm vụ KHCN hiện nay chủ yếu là nhiệm vụ mang 
tính ứng dụng, các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản còn thiếu nên việc kế thừa nguồn dữ 
liệu từ các nhiệm vụ này để thực hiện các luận án của NCS còn gặp nhiều khó khăn. 
Một số NCS không hoàn thành được luận án do có sự thay đổi nội dung nghiên cứu 
nên không đáp ứng được hàm lượng khoa học của luận án. 
- Trong quá trình thực hiện, hiện trường của một số nhiệm vụ KHCN bị ảnh 
hưởng hoặc bị phá hủy bởi các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh hoặc 
do đất đai bị Nhà nước thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc do nguồn 
kinh phí thực hiện nhiệm vụ bị cắt giảmđều đã gây khó khăn cho các NCS trong 
quá trình làm luận án. 
- Đặc thù ngành Lâm nghiệp là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên các học viên, 
NCS từ cơ sở, tuy có chuyên môn, kinh nghiệm nhưng điều kiện ngoại ngữ không 
đáp ứng được theo điều kiện của Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ 2017, với 
yêu cầu về điều kiện ngoại ngữ và bài báo quốc tế theo quy định trong Thông tư 
08/2017/TT-BGDĐT về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến 
sĩ nên việc tuyển sinh NCS các khoá mới còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với đặc 
thù công việc của ngành là địa bàn ở vùng sâu, vùng xa các cán bộ hoạt động ở cơ sở 
không có điều kiện tiếp cận công nghệ để nâng cao trình độ ngoại ngữ như những 
NCS nghiên cứu ở các ngành nghề khác. 
- Số lượng NCS không đồng đều giữa các chuyên ngành đào tạo, chủ yếu tập 
trung ở chuyên ngành Lâm sinh; Di truyền và chọn giống cây rừng. Riêng chuyên ngành 
Đất rất ít NCS, trong một số năm qua chuyên ngành này không tuyển được NCS. 
- Một số kết quả nghiên cứu của luận án sau khi bảo vệ không được phát triển 
tiếp do thiếu nguồn kinh phí hoặc sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ một số 
cán bộ đã được điều chuyển công tác, không còn làm công tác nghiên cứu khoa học. 
- Nguồn kinh phí cho đào tạo hiện nay về cơ bản mới chỉ đáp ứng được các chi 
phí tối thiểu, các chi phí cho thí nghiệm, hiện trường chủ yếu được hỗ trợ từ các 
nguồn đề tài, dự án nếu NCS là thành viên tham gia, hoặc được sử dụng phòng thí 
nghiệm sẵn có của Viện nên cũng phần nào gây khó khăn cho các NCS. 
 26 
- Chưa có chính sách hỗ trợ, động viên khen thưởng cho các NCS trong việc 
đăng các bài báo quốc tế. 
3.2. Đề xuất giải pháp 
- Đề nghị Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN quan tâm hơn đến việc cho triển khai 
các nhiệm vụ KHCN đồng đều ở các lĩnh vực chuyên môn, bổ sung các nhiệm vụ 
KHCN nghiên cứu cơ bản, các đề tài nghiên cứu tiềm năng để tạo điều kiện cho các 
NCS trong quá trình thực hiện luận án. 
- Do đối tượng nghiên cứu của ngành Lâm nghiệp là cây dài ngày, ứng viên 
thường đi công tác dài ngày ở vùng sâu vùng xa nên trong nghiên cứu cũng như đào 
tạo cần có những quy định phù hợp, đặc biệt về quy định ngoại ngữ đầu vào, có thể 
cho ứng viên đang học văn bằng hai ngoại ngữ nợ tiêu chuẩn ngoại ngữ khi tuyển 
sinh. 
- Đề nghị các Bộ quan tâm để kết nối chặt chẽ hơn giữa công tác đào tạo với 
hoạt động nghiên cứu khoa học từ bậc đại học cho đến sau đại học. Có những chính 
sách cụ thể hỗ trợ kinh phí cho thầy hướng dẫn nước ngoài tham gia đào tạo bậc tiến 
sĩ ở trong nước. Đối với các giáo sư và phó giáo sư, cần có chính sách, nguồn kinh 
phí giao nhiệm vụ đào tạo 1-2 NCS/người/năm để chủ động lựa chọn ứng viên và có 
kinh phí cho NCS thực hiện đề tài luận án. 
- Chương trình đào tạo cần được cập nhật bổ sung, đổi mới định kỳ để phù hợp 
với định hướng nghiên cứu khoa học để đảm bảo vừa nâng cao chất lượng giảng dạy 
vừa góp phần phát triển khoa học. 
- Đề nghị Bộ có cơ chế để triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu có triển 
vọng của NCS vào thực tiễn sản xuất. Một số kết quả nghiên cứu của NCS sau khi 
bảo vệ đã thành tiền để phát triển thành những đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước do đó cần 
được khuyến khích phát triển hơn nữa. 
- Đề nghị Bộ và các cơ sở đào tạo có cơ chế hỗ trợ cho việc đăng bài báo quốc 
tế thuộc danh mục ISI và Scopus. 
4. KẾT LUẬN 
Công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực của Viện Khoa học 
Lâm nghiệp Việt Nam đã được quan tâm, kết nối chặt chẽ và đến nay đã đạt được 
những thành tựu đáng kể. Thông qua các hoạt động KHCN trong và ngoài nước, Viện 
đã kết hợp đào tạo được nguồn nhân lựu chất lượng cao cho ngành. Qua đó đã góp 
phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Lâm nghiệp. 
Theo nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được Nhà nước giao, Viện đã và đang đào tạo 
NCS theo 5 chuyên ngành, bao gồm Lâm sinh; Di truyền và chọn giống cây Lâm 
nghiệp; Điều tra và Quy hoạch rừng; Quản lý tài nguyên rừng và Kỹ thuật Chế biến 
 27 
Lâm sản. Đây cũng là các lĩnh vực chuyên môn chính của Viện hiện nay nên thuận 
lợi cho công tác đào tạo. 
Qua 38 năm đào tạo đến nay Viện đã đào tạo được 155 tiến sĩ đã tốt nghiệp và 
hiện đang có 43 NCS đang học tập tại Viện, ngoài ra Viện đã có 89 cán bộ được đào 
tạo trình độ tiến sĩ từ nước ngoài. 
Ngoài việc đào tạo trình độ tiến sĩ tại Viện, các cán bộ của Viện cũng đã tham gia đào 
tạo tạo các trường đại học trong và Ngoài nước. Đến nay Viện đang có 42 cán bộ 
tham gia đào tạo Đại học và sau đại học tại 12 trường trong nước và 5 cán bộ tham 
gia giảng dạy, hướng dẫn tại 7 trường ở nước ngoài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Quyết định số 
78/2008/QĐ BNN ngày 1/7/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về phê duyệt Chiến 
lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Quyết định số 1565/QĐ-
BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 
4/4/2017 Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ. 
4. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) (1982), Quyết định số 333/CT ngày 
14/12/1982 của Hội đồng bộ trưởng về việc giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ và bồi 
dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ lâm nghiệp cho Viện Khoa học 
Lâm nghiệp Việt Nam. 
5. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 
giai đoạn 2006-2020. 
6. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2099/QĐ-TTg ngày 
25/11/2011 về Tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trực 
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

File đính kèm:

  • pdfgan_ket_giua_nghien_cuu_khoa_hoc_va_dao_tao_phat_trien_nguon.pdf