Dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu các kết quả dự tính biến đổi lượng mưa trong
mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS theo kịch bản RCP4.5 và
RCP8.5. Trong đó, mô hình PRECIS được chạy với số liệu đầu vào là từ mô hình CNRM-CM3
(PRECIS/CNRM-CM3) và GFDL-CM5 (PRECIS/GFDL-CM5) cho mô phỏng thời kỳ cơ sở
(1986-2005) và dự tính tương lai (2046-2065 và 2080-2099). Các kết quả cho thấy, biến đổi của
lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè được dự tính rất khác nhau trong các phương án mô hình
PRECIS. Biến động nội mùa của lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam trong
tương lai theo các dự tính là rất rõ ràng. Trong đó, biến động nội mùa của lượng mưa trong mùa
gió mùa mùa hè theo phương án PRECIS/GFDL-CM3 có quan hệ khá rõ ràng với biến động nội
mùa của đới gió tây vĩ hướng mực 850 hPa, hay chính là biến động cường độ gió mùa mùa hè. Tuy
nhiên, mối quan hệ này lại không thật sự rõ ràng trong phương án dự tính CNRM-CM5. Điều này
cho thấy, phương án PRECIS/GFDL-CM3 mô phỏng và dự tính mưa trong mùa gió mùa mùa hè
có quan hệ gần gũi với hoạt động của gió mùa mùa hè hơn phương án PRECIS/CNRM-CM5.
Trong khi đó, phương án PRECIS/CNRM-CM5 lại cho thấy rằng, biến đổi lượng mưa trong mùa
gió mùa mùa hè gắn liến với sự hình thành xoáy thuận/xoáy nghịch do chênh lệch hoàn lưu gió
mực 850 hPa giữa tương lai với thời kỳ cơ sở gây ra. Phương án PRECIS/GFDL-CM3 dự tính hình
thế lượng mưa mùa hè gia tăng trong tương lai so với thời kỳ cơ sở, đặc biệt vào đầu và cuối mùa
gió mùa mùa hè. Ngược lại, phương án PRECIS/CNRM-CM5 cho thấy hình thế giảm lượng mưa
trong tương lai so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 chiếm ưu thế; theo kịch bản RCP8.5,
hình thế tăng lượng mưa ở phía Bắc và giảm ở phía Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 153 Dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS Nguyễn Đăng Mậu*, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Số 23/62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu các kết quả dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam bằng mô hình PRECIS theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Trong đó, mô hình PRECIS được chạy với số liệu đầu vào là từ mô hình CNRM-CM3 (PRECIS/CNRM-CM3) và GFDL-CM5 (PRECIS/GFDL-CM5) cho mô phỏng thời kỳ cơ sở (1986-2005) và dự tính tương lai (2046-2065 và 2080-2099). Các kết quả cho thấy, biến đổi của lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè được dự tính rất khác nhau trong các phương án mô hình PRECIS. Biến động nội mùa của lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam trong tương lai theo các dự tính là rất rõ ràng. Trong đó, biến động nội mùa của lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè theo phương án PRECIS/GFDL-CM3 có quan hệ khá rõ ràng với biến động nội mùa của đới gió tây vĩ hướng mực 850 hPa, hay chính là biến động cường độ gió mùa mùa hè. Tuy nhiên, mối quan hệ này lại không thật sự rõ ràng trong phương án dự tính CNRM-CM5. Điều này cho thấy, phương án PRECIS/GFDL-CM3 mô phỏng và dự tính mưa trong mùa gió mùa mùa hè có quan hệ gần gũi với hoạt động của gió mùa mùa hè hơn phương án PRECIS/CNRM-CM5. Trong khi đó, phương án PRECIS/CNRM-CM5 lại cho thấy rằng, biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè gắn liến với sự hình thành xoáy thuận/xoáy nghịch do chênh lệch hoàn lưu gió mực 850 hPa giữa tương lai với thời kỳ cơ sở gây ra. Phương án PRECIS/GFDL-CM3 dự tính hình thế lượng mưa mùa hè gia tăng trong tương lai so với thời kỳ cơ sở, đặc biệt vào đầu và cuối mùa gió mùa mùa hè. Ngược lại, phương án PRECIS/CNRM-CM5 cho thấy hình thế giảm lượng mưa trong tương lai so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 chiếm ưu thế; theo kịch bản RCP8.5, hình thế tăng lượng mưa ở phía Bắc và giảm ở phía Nam. Từ khóa: Gió vĩ hướng mực 850 hPa, hoàn lưu gió mực 850 hPa, lượng mưa mùa hè. 1. Mở đầu * Việt Nam nằm ở Đông Nam đại lục Âu - Á, là nơi chuyển tiếp của các tiểu hệ thống gió mùa châu Á. Do vậy, thời tiết và khí hậu Việt Nam chịu tác động chính của hệ thống gió mùa châu Á. Bin Wang và Lin Ho (2002), lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng giao tranh của các tiểu hệ _______ * Tác giả liên hệ: ĐT. 84-946647228 Email: mau.imhen@gmail.com thống gió mùa châu Á. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng tiểu hệ thống gió mùa Đông Nam Á. Cũng chính vì là nơi chuyển tiếp nên hoàn lưu gió mùa ở Việt Nam khá phức tạp và khó dự đoán. Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), gió mùa ở khu vực Việt Nam là tổng hòa của gió mùa Nam Á và gió mùa Đông Á. Trong các tháng mùa hè, hoàn lưu gió mùa chịu sự tác động của các hệ thống xích đạo, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khi gió mùa mùa N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 154 hè bắt đầu, dòng vượt xích đạo mực thấp phát triển mạnh từ Ấn Độ Dương kết hợp với dòng xiết Somalia. Sự xáo trộng xáo trộn và vận chuyển ẩm mạnh mẽ từ mặt biển nóng vào khí quyển thúc đẩy sự phát triển mưa từ mây đối lưu mạnh và trong một lớp dầy. Trên đại dương lớp mây tích mỏng là bằng chứng về quá trình xáo trộn mạnh trong lớp biên khi dòng khí tây nam vượt xích đạo đi qua vùng biển này [1]. Theo chu kỳ hàng năm, gió mùa mùa hè bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 ở khu vực Việt Nam [2]. Thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hè (onset) được đánh dấu bởi sự đảo ngược hoàn lưu quy mô lớn và thay thế đột ngột mùa khô bởi mùa khô [3]. Ngược lại, thời kỳ kết thúc (withdraw) của gió mùa mùa hè được đánh dấu bởi sự thay thế mùa khô bởi mùa mưa. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), mùa mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ gắn liền với hoạt động của gió mùa mùa hè. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình (dãy núi Trường Sơn) gây hiệu ứng Foehn, nên thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa mùa hè là thời kỳ gió tây khô nóng ở khu vực Trung Bộ. Đối với khu vực Trung Bộ, mùa mưa thường đến vào cuối mùa hè và mưa chủ yếu do tác động của đới gió Đông. Như vậy có thể thấy, tác động của gió mùa mùa hè đến các khụ vực khác nhau là khác nhau rõ ràng, có những khu vực gây mưa, nhưng cũng có khu vực gây ra điều kiện khô nóng. Ngoài ra, mưa trong thời kỳ gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam không hoàn toàn do tác động của gió mùa mùa hè, mà còn chịu tác động của nhiều nhân tố địa phương (nhiễu động, tác động cưỡng bức của địa hình, gió đất biển, ) [2]. Do vậy, biến động lượng mưa mùa hè ở khu vực Việt Nam chưa hẳn hoàn toàn là do tác động của biến động hoàn lưu gió mùa mùa hè. Dự tính của IPCC (2013) [4] cho rằng, gió mùa mùa hè châu Á có xu hướng tăng về phạm vi và cường độ trong thế kỷ 21. Thời điểm bắt đầu gió mùa sớm hơn và kết thúc muộn hơn dẫn đến sự chậm pha của mùa mưa. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về dự tính biến đổi gió mùa mùa hè vẫn chưa được quan tâm nhiều. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2016) cho rằng, gió mùa mùa hè đến sớm hơn, kết thúc sớm hơn và độ dài mùa ngắn hơn ở hầu hết các vùng khí hậu Việt Nam. Trên cơ sở dự tính biến đổi khí hậu bằng mô hình PRECIS theo kịch bản RCP4.5 và RPC8.5, bài báo trình bày kết quả dự tính biến đổi lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào đánh giá biến đổi của lượng mưa trong tương lai (giữa và cuối thế kỷ 21) so với thời kỳ cơ sở. Hoàn lưu gió vĩ hướng mực 850 hPa phản ánh cường độ gió mùa mùa hè [5] và hoàn lưu mực thấp (850 hPa) là đại diện cho hoàn lưu gió mùa mùa hè [6, 2] được sử dụng để lý giải cơ chế gây biến đổi lượng mưa trong tương lai so với thời kỳ cơ sở. Như phân tích ở trên, biến động mưa gió mùa mùa hè không hẳn hoàn toàn do biến động của hoàn lưu gió mùa gây ra. Do vậy, các giải thích biến đổi lượng mưa mùa hè do biến đổi về hoàn lưu gió mùa mùa hè trong khuôn khổ bài báo vẫn còn những điểm chưa chắc chắn. 2. Số liệu và cấu hình thực nghiệm Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kết quả mô phỏng thời kỳ cơ sở và dự tính trong tương lai theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 được thu thập từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu [7]. Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài báo, chúng tôi sử dụng số liệu lượng mưa, hoàn lưu gió mực 850 hPa ở độ phân giải 25x25km. Cụ thể, hai phương án chạy mô hình PRECIS được khai thác sử dụng: (1) Dự tính Exp1 với số liệu đầu vào là GFDL-CM3; (2) Dự tính Exp2 với số liệu đầu vào là CNRM-CM5. Thời kỳ trong tương lai được đề cập đến trong nghiên cứu bao gồm giữa (2046-2065) và cuối thế kỷ 21 (2080-2099). Thời kỳ cơ sở là 1986- 2005 được sử dụng để đánh giá mức độ biến đổi trong tương lai. Mức độ biến đổi trong tương lai được thực hiện đơn giản thông qua so sánh dự tính trong tương lai so với thời kỳ cơ sở (chênh lệch giữa tương lai và thời kỳ cơ sở). Cụ thể, các phương án dự tính được trình bày trong bảng 1. N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 155 Bảng 1. Các phương án mô phỏng và dự tính bằng mô hình PRECIS được sử dụng Phương án dự tính PRECIS Điều kiện biên từ mô hình toàn cầu Độ phân giải Kịch bản Thời kỳ Thời kỳ cơ sở Giữa thế kỷ 21 Cuối thế kỷ 21 Exp1 GFDL-CM3 25x25km RCP4.5, RCP8.5 1986-2005 2045-2064 2080-2099 Exp2 CNRM-CM5 25x25km RCP4.5, RCP8.5 1986-2005 2045-2064 2080-2099 f Các đánh giá kỹ năng đã kỹ năng mô phỏng khí hậu bằng mô hình PRECIS với số liệu đầu vào là GFDL-CM3 và CNRM-CM5 đã được trình bày chi tiết trong một số nghiên cứu của các tác giả trong nước [8, 7]. Do vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi không đề cập đến đánh giá kỹ năng mô phỏng khí hậu bằng mô hình PRECIS cho khu vực Việt Nam. Các dự tính bằng mô hình PRECIS được sử dụng trong nghiên cứu này là các phương án chính được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu sử dụng trong xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam [7]. Theo Nguyễn Văn Hiệp và cộng sự (2015), mô hình PRECIS có kỹ năng mô phỏng lượng mưa tốt hơn cả các phương án mô hình khí hậu khu vực khác được sử dụng trong xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Việt Nam. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Dự tính theo phương án PRECIS/GFDL - CM3 (Exp1) Nhìn chung, biến đổi lượng mưa mùa hè trong tương lai so với thời kỳ cơ sở có hình thế khá tương đồng nhau giữa các thời kỳ và giữa các kịch bản theo phương án dự tính PRECIS/GFDL-CM3 (Exp1). Hình 1 cho thấy, các dự tính theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 đều cho thấy lượng mưa gia tăng vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở vào đầu và cuối hè; giảm vào các tháng chính hè (tháng 7 - tháng 8). Kết quả dự tính gió vĩ hướng mực 850 hPa (Hình 2) cũng cho thấy rằng, biến động nội mùa của đới gió tây mực 850 hPa khá tương đồng với biến động nội mùa của lượng mưa mùa hè. Thời kỳ đới gió tây mực 850 hPa tăng cường phù hợp với thời kỳ tăng cường lượng mưa mùa hè ở Bắc Bộ và Nam Bộ; và phù hợp với thời kỳ giảm lượng mưa ở khu vực Trung Bộ do hiệu ứng gió Foehn tăng cường. Điều này cho thấy, phương án dự tính bằng mô hình PRECIS/GFDL-CM3 có thiên hướng mô phỏng và dự tính mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với hoàn lưu gió mùa mùa hè. Phân bố theo không gian của lượng mưa và hoàn lưu gió mực 850 hPa trong tương lai so với thời kỳ cơ sở theo các kịch bản cũng phản ánh hình thế biến đổi tương tự nhau (Hình 3). Các phương án kịch bản trong dự tính Exp1 đều cho thấy hoàn lưu gió mùa tăng cường so với thời kỳ cơ sở trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, lượng mưa được dự tính gia tăng rất rõ ràng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; giảm ở ven biển Trung Bộ so với thời kỳ cơ sở. 3.1.1. Kịch bản RCP4.5 Biến đổi vào giữa thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở: Biến động nội mùa của lượng mưa mùa hè trong dự tính Exp1 theo kịch bản RCP4.5 vào giữa thế kỷ là khá rõ ràng ở các dải vĩ độ. Đối với các vĩ độ ở khu vực Bắc Bộ: Lượng mưa tăng liên tiếp từ đầu hè đến giữa tháng 7; sau đó đến giai đoạn giảm lượng mưa trong khoảng từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 8; và tiếp đến là giai đoạn tăng lượng mưa, đặc biệt là ở phía Nam khu vực. Các vĩ độ ở khu vực N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 156 Trung Bộ và Tây Nguyên: Lượng mưa tăng vào đầu hè (tháng 5) ở phía Bắc và phía Nam, sau đó là liên tiếp giảm lượng mưa cho đến khoảng đầu tháng 7 và liên tiếp tăng cường cho đến hết mùa hè. Các vĩ độ ở khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên (khoảng 15oN-18oN), lượng mưa mùa hè giảm liên tục từ đầu hè đến đầu tháng 7 và sau đó là tăng liên tục cho đến cuối mùa hè. Đối với các vĩ độ trên khu vực Nam Bộ, lượng mưa mùa hè tăng mạnh vào đầu hè (tháng 5) và chính - cuối hè (giữa tháng 7 đến tháng 10); xen kẽ vào đó là giai đoạn giảm lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến giữa tháng 7 (Hình 1a). Nhìn chung, mức độ biến đổi của lượng mưa mùa hè so với thời kỳ cơ sở phổ biến dao động trong khoảng từ -20 đến 40%. Trong đó, lượng mưa mùa hè giảm rõ ràng nhất ở các vĩ độ thuộc khu vực Bắc Trung Bộ trong khoảng thời gian chính hè. Lượng mưa tăng rõ ràng nhất so với thời kỳ cơ sở vào giai đoạn chính hè ở Bắc Bộ (tháng 6-tháng 7); cuối hè ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; đầu hè ở Nam Bộ. Hình 2a cho thấy, biến đổi của đới gió tây vĩ hướng mực 850 hPa phổ biến là hình thế gia tăng vào giữa thế kỷ so với thời kỳ cơ sở, với mức tăng của gió vĩ hướng phổ biến trong khoảng từ 0 đến 2m/s. Trong đó, đới gió tây liên tục được tăng cường ở Bắc Bộ từ đầu hè đến hết tháng 8; đối với khu vực Nam Bộ, đới gió này được tăng cường so với thời kỳ cơ sở trong suốt mùa hè. Như vậy có thể nhận thấy, lượng mưa mùa hè được tăng cường ở Bắc Bộ và Nam Bộ gắn liền với sự tăng cường hoạt động của gió mùa mùa hè. Đối với khu vực Trung Bộ, lượng mưa mùa hè giảm gắn liền với hiệu ứng Foehn hoạt động mạnh mẽ hơn do gió mùa được tăng cường. Đến các tháng cuối mùa hè, hoạt động của đới gió tây vĩ hướng mực 850 hPa yếu đi ở khu vực Trung Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn lưu gây mưa ở khu vực này phát triển mạnh hơn so với thời kỳ cơ sở. Do vậy, lượng mưa vào cuối mùa hè ở giữ giữa thế kỷ 21 được dự tính gia tăng ở khu vực Trung Bộ soi với thời kỳ cơ sở (Hình 1a và Hình 2a). Biến đổi vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở: Biến đổi lượng mưa vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 là khá tương đồng so với thời kỳ giữa thế kỷ. Tuy nhiên, hình thế giảm lượng mưa mùa hè ở khu vực Bắc - Trung Trung Bộ ở giữa thế kỷ 21 không còn rõ ràng như ở cuối thế kỷ 21. Thay vào đó, vùng có lượng mưa mùa hè giảm so với thời kỳ cơ sở được mở rộng hơn về phía Nam (Hình 1b). Điều đáng lưu ý ở đây, đới gió tây vĩ hướng mực 850 hPa phát triển rất sớm (cuối tháng 3-đầu tháng 4) trên quy mô cả nước. Có thể thấy rõ điều này trên Hình 2c, gió vĩ hướng mực 850 hPa tăng khoảng từ 0 đến 2m/s so với thời kỳ cơ sở bắt đầu từ khoảng tháng 3. Cùng với sự tăng cường của đới gió tây, mùa mưa đến rất sớm ở các khu vực trên cả nước. Kể từ cuối tháng 3, lượng mưa được dự tính gia tăng rõ ràng so với thời kỳ cơ sở trên quy mô cả nước, với mức độ gia tăng khoảng từ 0 đến 30% (Hình 1c). Thời kỳ tăng cường của đới gió tây kết thúc vào khoảng tháng 9 ở Bắc Bộ và chậm dần về phía Nam (Hình 2c). Lượng mưa tăng cường vào đầu mùa hè ở trên toàn bộ các dải vĩ độ có khả năng là do gió mùa mùa hè đến sớm hơn, khiến mùa mưa đến sớm hơn. Đối với các vĩ độ ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, có khả năng là do sự tăng cường lượng mưa ở sườn phía Tây dãy trường sơn và ở Tây Nguyên vào đầu mùa hè lớn hơn so với sự giảm lượng mưa ở sườn phía Đông. Do vậy, khiến lượng mưa ở các dải vĩ độ này tăng so với thời kỳ cơ sở (Hình 1c). Đối với lượng giảm so với thời kỳ cơ sở ở các vĩ độ dưới 19oN, nhiều khả năng là do lượng mưa giảm ở sườn Đông do hiệu ứng Foehn lớn lượng mưa gia tăng hoặc ít biến đổi ở sường phía Tây (Hình 1c). 3.1.2. Kịch bản RCP8.5 Nhìn chung, biến đổi lượng mưa mùa hè vào giữa và cuối thế kỷ 21 theo kịch bản RCP8.5 có hình thế tương tự nhau và khá tương đồng với kịch bản RCP4.5 trong dự tính Exp1. Trong đó, hình thế điển hình là lượng mưa tăng vào đầu và cuối hè; giảm vào các tháng chính hè so với thời kỳ cơ sở. N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ... 4c cho thấy, biến động nội mùa của đới gió tây mực 850 hPa được dự tính cũng không có sự đồng pha rõ ràng với biến động nội mùa của lượng mưa mùa hè. Kết quả dự tính cho thấy, hình thế cơ bản của đới gió tây mực 850 hPa là giảm so với thời kỳ cơ sở, với mức độ giảm khoảng từ 0 đến 4m/s. Riêng khu vực phía Nam, đới gió tây mực 850 hPa được tăng cường vào thời kỳ chính hè là khá phù hợp với thời tăng lượng mưa. 3.2.2. Kịch bản RCP8.5 Kết quả dự tính biến đổi lượng mưa mùa hè theo kịch bản RCP8.5 là khác nhau rõ ràng so với dự tính theo kịch bản RCP4.5. Nhìn chung, biến động nội mùa của lượng mưa mùa hè vào giữa và cuối thế kỷ 21 là khá rõ ràng thông qua các kết quả dự tính tăng/giảm lượng mưa xen kẽ nhau. Hình thế phổ biến là lượng mưa mùa hè gia tăng ở phía Bắc (khu vực ở trên khoảng 13oN) và giảm ở khu vực phía Nam so với thời kỳ cơ sở (Hình 4b, d). Biến đổi vào giữa thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở: Hình thế cơ bản là lượng mưa tăng phổ biến từ 0 đến 30% trong suốt thời kỳ mùa hè so với thời kỳ cơ sở ở khu vực phía trên vĩ độ 13oN; xen kẽ vào đó, lượng mưa mùa hè giảm phổ biến từ 0 đến 10% trong thời gian ngắn ở các tháng chính hè. Đối với khu vực phía Nam (dưới 13oN), lượng mưa được dự tính giảm phổ biến từ 0 đến 30% so với thời kỳ cơ sở vào đầu và cuối hè; nhưng tăng khoảng từ 0 đến 10% từ khoảng giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 (Hình 4c). Hình 5c cho thấy, hình thế cơ bản là đới gió tây mực 850 hPa được dự tính mạnh hơn thời kỳ cơ sở vào đầu (đầu tháng 5) và cuối mùa hè ở các dải vĩ độ, vào tháng chính hè ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Tuy nhiên, hình thế cơ bản là đới gió tây mực 850 hPa yếu hơn khoảng từ 0 đến 2m/s so với thời kỳ cơ sở, đặc biệt là vào các tháng chính hè và khu vực Trung Bộ (Hình 5c). Như vậy, biến động mạnh/yếu đi của đới gió tây mực 850 hPa về cơ bản cũng chưa rõ ràng đồng pha với biến động về lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè. Biến đổi vào giữa thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở: Hình thế biến đổi lượng mưa vào cuối thế kỷ là khá tương đồng với giữa thế kỷ 21. Tuy nhiên, mức độ biến đổi là rõ ràng hơn và có sự phân hóa thành hai vùng tăng/giảm rõ ràng. Khu vực phía Bắc (trên 13oN), hình thế chủ đạo là gia tăng lượng mưa trong các tháng mùa hè, với mức tăng phổ biến từ 0 đến 40%. Ngược lại, hình thế giảm lượng mưa mùa hè là phổ biến ở phía Nam (dưới 13oN), với mức độ giảm từ 0 đến 30%, đặc biệt vào đầu và cuối mùa hè (Hình 4d). Mặc dù vậy, hình thế cơ bản của đới gió tây mực 850 hPa là tăng cường vào đầu hè trải đều trên các vĩ độ, kéo dài đến đầu tháng 9 ở Bắc Bộ và vào cuối mùa hè (giữa tháng 9 đến giữa tháng 10) ở phía Nam (dưới 18oN) (Hình 2d). Như vậy, có thể nhận thấy có sự đồng pha về tăng cường gió vĩ hướng và mưa so với thời kỳ cơ sở ở Bắc Bộ; ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ lại không có sự tương đồng về pha của gió vĩ hướng mực 850 hPa và mưa mùa hè. Từ các phân tích trên cho thấy, biến đổi lượng mưa mùa hè là ở khu vực Việt Nam được dự tính trong Exp1 là rất phức tạp; khác nhau rõ ràng về mặt phân bố địa lý, kịch bản và thời kỳ trong tương lai. Đặc biệt, do mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam còn chịu tác động của nhiều nhân tố địa phương, dẫn đến không có sự tương đồng phá rõ ràng giữa biến động nội mùa của đới gió tây mực 850 hPa với biến động mưa trong gió mùa mùa hè. Tuy nhiên, khi gió mùa tăng cường trong tương lai, thường kèm theo đó là hệ quả mưa gia tăng ở Bắc Bộ, Tây nguyên và Nam Bộ; ngược lại, mưa giảm ở Trung bộ do hiệu ứng gió Foehn được tăng cường. N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 162 V Hình 4. Phân bố vĩ hướng - thời gian trung bình kinh hướng (100oE-110oE) của kết quả dự tính biến đổi lượng mưa (%) vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở theo dự tính Exp2. Theo kịch bản RCP4.5, hình thế cơ bản của biến đổi hướng gió ở mực 850 hPa vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở là ngược lại với hướng gió chính của mùa gió mùa mùa hè. Do hoàn lưu gió mùa mùa là nguyên nhân chính gây mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, nên gió mùa mùa hè yếu có thể được xem là nguyên nhân khiến lượng mưa ở các khu vực này giảm vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở. Đối với khu vực phía Bắc (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), biến đổi hoàn lưu gió mực 850 hPa so với thời kỳ cơ sở hình thành một xoáy nghịch với quy mô khá lớn có tâm ở Trung Trung Bộ (giữa thế kỷ 21) và khu vực quần đảo Hoàng Sa (cuối thế kỷ 21) có thể được xem là nguyên nhân khiến làm giảm hội tụ ẩm mực thấp ở khu vực này. Do vậy, khiến lượng mưa ở các vùng này giảm so với thời kỳ cơ sở (Hình 6a, c). Theo kịch bản RCP8.5, lượng mưa mùa hè được dự tính gia tăng đáng kể so với thời kỳ cơ sở ở hầu hết phần đất liền và Bắc Biển Đông (Hình 6c, d). Vào giữa thế kỷ 21, hoàn lưu gió mùa mùa hè yếu hơn ở phía Bắc và mạnh hơn ở phía Nam. Do vậy, lượng mưa gió mùa mùa hè được tăng cường ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Đối với khu vực Trung Bộ, hoàn lưu gió mùa yếu hơn, tác động của hiệu ứng Feohn giảm cũng có khả năng là nguyên nhân dẫn đến lượng mưa gia tăng. Hơn nữa, biến đổi của hoàn lưu gió mực 850 hPa vào giữa thế kỷ so với thời kỳ cơ sở hình thành một xoáy thuận có tâm ở khu vực đảo Hải Nam (Hình 6b). Đây có thể được xem là nguyên nhân chính làm tăng cường hội tụ ẩm ở mực thấp gây tăng cường mưa gió mùa mùa hè. Đến cuối thế kỷ 21, biến đổi hoàn lưu gió mực 850 hPa hình thành một dải hội tụ gió mực 850 hPa N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 163 có trục Đông – Tây qua khu vực Bắc Trung Bộ. Đối với khu vực phía Nam, gió mùa mùa hè yếu hơn (đặc biệt là Nam Biển Đông) và hình thành một xoáy nghịch yếu có tâm ở khu vực quần đảo Trường Sa. Điều đáng chú ý, vùng hội tụ gió có trục ở Bắc Trung Bộ và xoáy nghịch có thể là nguyên nhân khiến ẩm được vận chuyển đến khu vực Tây Nguyên được tăng cường. Những biến đổi về hoàn lưu này có thể là các nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng lượng mưa ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên; và giảm mưa ở khu vực Nam Trung Bộ, Nam Bộ vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản RCP 8.5 (Hình 6d). V Hình 5. Phân bố vĩ hướng - thời gian trung bình kinh hướng (100oE-110oE) của kết quả dự tính biến đổi gió vĩ hướng (m/s) vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 (a, c) và RCP8.5 (b, d) trong Exp2. N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 164 Hình 6. Phân bố theo không gian kết quả dự tính biến đổi lượng mưa (%) và đổi gió vĩ hướng (m/s) vào giữa và cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5 (a, c) và RCP8.5 (b, d) trong Exp2. 4. Kết luận Việt Nam có vị trí nằm giữa ba hệ thống lớn là gió mùa Ấn Độ, gió mùa Đông Á và gió mùa Tây Bắc Thái Bình Dương, do đó gió mùa khu vực Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cả ba hệ thống này. Nói cách khác, gió mùa khu vực Việt Nam mang tính chất lai giữa gió mùa nhiệt đới và gió mùa cận nhiệt đới. Do vậy, biến động của lượng mưa mùa hè ở khu vực Việt Nam là rất phức tạp, đặc biệt là vào giai đoạn đầu và cuối của mùa gió mùa mùa hè. Trên cơ sở kết quả mô phỏng và dự tính lượng mưa, gió vĩ hướng mực 850 hPa và hoàn lưu gió mực 850 hPa ở khu vực Việt Nam theo các phương án mô hình PRECIS (Exp1 và Exp2), một số kết quả chính như sau: 1. Có sự khác nhau rất rõ ràng giữa các dự tính biến đổi lượng mưa, gió vĩ hướng mực 850 hPa, hoàn lưu gió mực 850 hPa trong mùa gió mùa mùa hè giữa hai phương án dự tính bằng mô hình PRECIS. Tuy nhiên, các phương án dự tính đều cho thấy, mưa trong mùa gió mùa mùa hè có tính biến động nội mùa rất rõ ràng. Trong đó, phương án dự tính với đầu vào là GFDL- CM3 phản ánh rõ biến động nội mùa của mưa N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 165 trong mùa hè phù hợp với biến động của gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam. Trong khi đó, biến động nội mùa của mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở phương án dự tính với đầu vào là CNRM-CM5 là không phù hợp hoàn toàn với biến động nội mùa của gió mùa mùa hè. Biến động nội mùa được thể hiện thông qua các giai đoạn tăng/giảm lượng mưa và đới gió tây mực 850 hPa trong tương lai so với thời kỳ cơ sở. 2. Phương án dự tính bằng mô hình PRECIS với số liệu đầu vào là GFDL-CM3 cho thấy, hình thế cơ bản là lượng mưa mùa hè tăng so với thời kỳ cơ sở vào giữa và cuối thế kỷ 21 theo các hai phương án kịch bản. Trong đó, lượng mưa được dự tính tăng rõ ràng vào đầu và cuối mùa gió mùa mùa hè; tăng nhiều hơn theo phương án kịch bản cao (RCP8.5). Giai đoạn lượng mưa được dự tính giảm so với thời kỳ cơ sở được dự tính xảy ra vào cuối mùa hè ở Bắc Bộ, các tháng đầu của giai đoạn chính mùa hè ở các vĩ độ thuộc Trung Bộ-Tây Nguyên, Nam Bộ. Điều này là do hiệu ứng gió Foehn được tăng cường do hoạt động của gió mùa mùa hè mạnh lên. Nhìn chung, lượng mưa mùa 3. Phương án dự tính bằng mô hình PRECIS với số liệu đầu vào là CNRM-CM5 cho thấy, hình thế có bản là lượng mưa mùa hè trong tương lai giảm so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP4.5. Tuy nhiên, theo kịch bản RP8.5, hình thế cơ bản là lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè tăng so với thời kỳ cơ sở ở phía Bắc; giảm so với thời kỳ cơ sở ở phía Nam. Biến động nội mùa của lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 không có sự tương đồng về pha rõ ràng với biến động nội mùa của đới gió tây mực 850 hPa. Tuy nhiên, sự tăng/giảm của lượng mưa mùa hè trong các dự tính này có quan hệ gần gũi với biến đổi hoàn lưu quy mô lớn. Trong đó, hình thế lượng mưa giảm vào giữa và cuối thế kỷ 21 theo kịch bản RCP4.5, có liên quan đến hình thành xoáy nghịch quy mô lớn do chênh lệch hoàn lưu gió mực 850 hPa trong tương tương lai so với thời kỳ cơ sở. Xoáy nghịch hình thành do chênh lệch hoàn lưu, khiến giảm hội tụ ẩm trong tương lai, khiến lượng mưa giảm so với thời kỳ cơ sở. Đối với kịch bản RCP8.5, chênh lệch hoàn lưu gió mực 850 hPa vào giữa thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở hình thành một xoáy thuận quy mô lớn có tâm ở khu vực đảo Hải Nam, được cho là nguyên nhân chính làm tăng cường hội tụ ẩm khiến lượng mưa trong tương lai gia tăng so với thới kỳ cơ sở ở phía Bắc. Đến cuối thế kỷ 21, hoàn lưu gió mực 850 hPa giảm so với thời kỳ cơ sở ở khu vực Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ, hiệu ứng Foehn giảm khiến lượng mưa gia tăng. Lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam luôn có những diễn biến rất phức tạp và chịu sự chi phối bởi các nhân tố hoàn lưu, địa phương. Do vậy, các kết quả về dự tính biến đổi lượng mưa trong nghiên cứu này còn nhiều điểm chưa chắc chắn và chưa được giải thích một cách rõ ràng về mặt cơ chế động lực. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra các đánh giá sâu hơn để giải thích về mặt cơ chế động lực tác động đến biến động lượng mưa trong mùa gió mùa mùa hè được mô phỏng và dự tính bằng mô hình PRECIS. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được sự hỗ trợ của đề tài TNMT.05.36 thuộc Chương trình TNMT.05/10 - 15. Số liệu kịch bản được dự án “Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cung cấp. Tài liệu tham khảo [1] Wang B, LinHo. 2002. Rainy season of the Asian-Pacific summer monsoon. Journal of Climate 15: 386 - 398. [2] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2004. Khí hậu và Tài nguyên Khí hậu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 2004. [3] Nguyễn Minh Trường và cs, 2012. Đặc điểm hoàn lưu và thời tiết thời tiết thời kỳ bùng nổ gió mùa mùa hè trên khu vực Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp ĐH QG Hà Nội. N.Đ. Mậu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 153-166 166 [4] IPCC, 2013: IPCC fifth assessment report: climate change 2013 - The physical science basis. Cambridge University Press, Cambridge, UK, 1535 pp. [5] Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Lưu Nhật Linh, Nguyễn Trọng Hiệu, 2015. Nghiên cứu chỉ số gió mùa mùa hè cho khu vực Việt Nam. Tạp chí KTTV số tháng 3/2015. [6] Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, 2016. Hoàn lưu gió mực 850 hPa ở Việt Nam trong mùa gió mùa mùa hè. Tạp chí KTTV số tháng 6/2016. [7] Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, 2016: Cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. BCTK Dự án cấp Bộ, Hà Nội, 2016. [8] Nguyễn Văn Hiệp và cs, 2015. Nghiên cứu luận cứ khoa học cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. BCTK đề tài KHCN cấp Nhà nước thuộc Chương trình KHCN - BĐKH/11-15. Changes in Rainfall During the Summer Monsoon over Vietnam Projected by PRECIS Model Nguyen Dang Mau, Nguyen Van Thang, Mai Van Khiem Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change, 23/62 Nguyen Chi Thanh, Dong Da, Hanoi Abstract: In this paper, we present the results of changes in rainfall during the summer monsoon over Vietnam projected by PRECIS model under the RCP4.5 and RCP8.5 scenarios. In particular, the PRECIS model was driven by the CNRM-CM5 (PRECIS/CNRM-CM5) and GFDL-CM3 (PRECIS/GFDL-CM3) for baseline simulation (1986-2005) and future projection (2046-2065 and 2080-2099). The results showed that the variability of rainfall during the summer monsoon season is expected to be in a large range of PRECIS’s projections. Inter-seasonal variability of summer rainfall over Vietnam in the future according to the projections is very clear. Under the PRECIS/GFDL- CM3’s projection, the inter-seasonal variability of summer rainfall is quite close to inter-seasonal variability of 850 hPa zonal wind; in other way, this variability of zonal wind is the variability of summer monsoon over Vietnam. However, under the PRECIS/CNRM-CM5 the relationship of summer rainfall with 850 hPa zonal wind is not really clear. This results suggests that, the PRECIS/GFDL-CM3 projected summer rainfall depends on the summer monsoon circulation clearer than projection of PRECIS/CNRM-CM5. The PRECIS/CNRM-CM showed that, the changes in summer rainfall associated with the formation of anticyclonic/cyclonic circulation occurred by changes in future 850 hPa winds with the baseline 850 hPa winds. The PRECIS/GFDL-CM3’s projections showed the major patterns of increase in rainfall in the mid and end-21st century compared with the baseline under both RCP4.5 and RCP8.5 scenarios. However, in the PRECIS/CNRM-CM5’s projections, the increase in summer rainfall patterns only showed under RCP4.5 scenario; under RCP8.5 scenario, the increase in rainfall showed over the northern areas of Vietnam and decrease trend over the southern areas. Keywords: 850 hPa zonal wind, 850 hPa winds, summer rainfall.
File đính kèm:
- du_tinh_bien_doi_luong_mua_trong_mua_gio_mua_mua_he_o_khu_vu.pdf