Dự báo dòng tiền-Công cụ đắc lực giúp khởi nghiệp thành công

TÓM TẮT

Khởi nghiệp thành công là mục tiêu vô cùng khó khăn, không phải tất cả

nhà khởi nghiệp đều có thể chạm vào giấc mơ của mình. Số liệu thống kê cho

thấy đến 90% doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam thường thất bại trong 1-2

năm đầu tiên, cho thấy rủi ro trong quá trình khởi nghiệp rất cao. Để quản lý một

trong những rủi ro chính và đầu tiên mà bất kỳ nhà khởi nghiệp nào cũng đối

mặt là rủi ro dòng tiền, nghiên cứu này đề xuất một mô hình dự báo dòng tiền,

thông qua phân tích định tính và định lượng để giải thích tại sao nhà khởi nghiệp

đối mặt nguy cơ thất bại chỉ sau một năm khởi nghiệp dù có lợi nhuận. Sau đó,

mô hình này cũng giúp nhà khởi nghiệp áp dụng các giải pháp giúp xử lý rủi ro

dòng tiền thành công về cả mặt định tính và định lượng.

Từ khóa: Nhà khởi nghiệp; rủi ro khởi nghiệp; dự báo dòng tiền; quản lý rủi ro

dòng tiền.

pdf 5 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem tài liệu "Dự báo dòng tiền-Công cụ đắc lực giúp khởi nghiệp thành công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự báo dòng tiền-Công cụ đắc lực giúp khởi nghiệp thành công

Dự báo dòng tiền-Công cụ đắc lực giúp khởi nghiệp thành công
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 149
DỰ BÁO DÒNG TIỀN - CÔNG CỤ ĐẮC LỰC 
GIÚP KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG 
CASH BUDGETING - AN EFFECTIVE TOOL FOR A START UP TO SUCCEED 
Nguyễn Hữu Chí1,*, Đỗ Thị Ánh Nguyệt2 
TÓM TẮT 
Khởi nghiệp thành công là mục tiêu vô cùng khó khăn, không phải tất cả
nhà khởi nghiệp đều có thể chạm vào giấc mơ của mình. Số liệu thống kê cho 
thấy đến 90% doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam thường thất bại trong 1-2 
năm đầu tiên, cho thấy rủi ro trong quá trình khởi nghiệp rất cao. Để quản lý một 
trong những rủi ro chính và đầu tiên mà bất kỳ nhà khởi nghiệp nào cũng đối 
mặt là rủi ro dòng tiền, nghiên cứu này đề xuất một mô hình dự báo dòng tiền, 
thông qua phân tích định tính và định lượng để giải thích tại sao nhà khởi nghiệp 
đối mặt nguy cơ thất bại chỉ sau một năm khởi nghiệp dù có lợi nhuận. Sau đó, 
mô hình này cũng giúp nhà khởi nghiệp áp dụng các giải pháp giúp xử lý rủi ro 
dòng tiền thành công về cả mặt định tính và định lượng. 
Từ khóa: Nhà khởi nghiệp; rủi ro khởi nghiệp; dự báo dòng tiền; quản lý rủi ro 
dòng tiền. 
ABSTRACT 
Running a startup is extremely difficult, and not all startups can reach their 
dreams. Statistics show that up to 90% of Vietnamese startups often fail in the 
first or second years, meaning that the risk a startup faces is very high. To 
manage one of the main and first risks that any startup can face is cash flow risk, 
this research proposes a cash budgeting model, using both qualitative and 
quantitative methods to analyze why a startup can be exposed to the risk of 
bankruptcy after only one year of starting a business despite its profitable 
business. In addition, this model can also help a startup knows exactly which 
solution or combined solutions will help successfully handle cash flow-caused 
risks both qualitatively and quantitatively. 
Keywords: Startup; startup risk; cash budgeting; cash flow risk management. 
1Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân 
2Khoa Quản lý Kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*Email: nhuuchi@gmail.com 
Ngày nhận bài: 20/02/2020 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 03/6/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 18/8/2020 
CHỮ VIẾT TẮT 
 NKN Nhà khởi nghiệp 
 DN Doanh nghiệp 
 TSCĐ Tài sản cố định 
 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
1. GIỚI THIỆU 
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam và 
nhiều nước trên thế giới đã ban hành những chính sách 
thuận lợi nhằm khuyến khích các DN khởi nghiệp. Nhiều dự 
án khởi nghiệp đã thành công, đóng góp rất nhiều cho sự 
phát triển của nền kinh tế, tạo ra thu nhập cao cho NKN 
cũng như công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. 
Tuy nhiên, không phải bất kỳ NKN nào cũng đều khởi 
nghiệp thành công. Thống kê cho thấy có đến 90% DN khởi 
nghiệp của Việt Nam thường thất bại trong 1-2 năm đầu 
tiên. Các dự án khởi nghiệp thất bại do nhiều yếu tố chính 
như sai lầm trong quản trị nguồn nhân lực, không đủ vốn 
đầu tư vận hành, định hướng chiến lược kinh doanh sai, 
cũng như không dự đoán được sự đón nhận của thị trường 
về sản phẩm và dịch vụ chào bán, và đặc biệt là kiến thức 
quản lý tiền mặt yếu. Một số NKN, thậm chí có thị phần tốt, 
sản phẩm được thị trường đón nhận, nhưng vẫn thất bại 
chỉ vì quản lý tiền mặt không hiệu quả. Vì vậy, nhóm tác giả 
sẽ đề xuất một công cụ để quản lý rủi ro tiền mặt là lập 
bảng dự báo dòng tiền. Điểm mới trong nghiên cứu này là 
dựa trên phân tích số liệu cụ thể kết hợp với lý thuyết để 
minh họa rủi ro trong quản lý dòng tiền và các giải pháp 
quản lý rủi ro dòng tiền, chứ không chỉ dựa vào phân tích lý 
thuyết đơn thuần, giúp NKN hình dung các rủi ro dòng tiền 
và các giải pháp quản lý rủi ro lý dòng tiền dễ dàng hơn. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
Cơ sở nghiên cứu của nghiên cứu này xuất phát từ thực 
trạng tỷ lệ thất bại khởi nghiệp tại Việt Nam cao tới 90%. Cơ 
sở lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết về 
quản trị tài chính doanh nghiệp và quản trị dòng tiền. Mặc 
dù khởi nghiệp thất bại do nhiều yếu tố, nghiên cứu này chỉ 
tập trung vào phân tích nguyên nhân khởi nghiệp thất bại 
từ khía cạnh quản lý tài chính, cụ thể là yếu tố quản trị 
dòng tiền không hiệu quả để luận giải nguyên nhân tại sao 
khởi nghiệp thất bại cao tại Việt Nam. 
Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong bài báo này 
kết hợp các phân tích định tính và phân tích định lượng để 
xây dựng một mô hình dự báo dòng tiền dựa trên phương 
pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây là một phương 
pháp dự báo tài chính thông dụng trên thế giới, trong đó 
doanh thu trong kỳ kế toán được dự báo để làm cơ sở dự 
báo các chỉ tiêu tài chính khác dựa trên tỉ lệ của các chỉ tiêu 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 150
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
tài chính đó so với doanh thu dự báo. Áp dụng phương 
pháp này, trong bước thứ nhất, doanh thu, tốc độ tăng 
trưởng doanh thu, chính sách bán chịu và tổng tiền mặt 
thu được từ doanh thu bán hàng trong một kỳ kế toán 
(trong nghiên cứu này kỳ kế toán tính theo quý) và tổng 
thu tiền mặt trong một kỳ kế toán sẽ được dự báo. Tiếp 
theo, các khoản chi phí tiền mặt trong kỳ kế toán thứ nhất 
sẽ được dự báo dựa trên tỷ lệ phần trăm của từng khoản chi 
tiền mặt so với doanh thu trong kỳ kế toán thứ nhất. Tương 
tự, các khoản chi tiền mặt trong các kỳ kế toán tiếp theo sẽ 
được dự báo dựa trên tốc độ tăng trưởng dự báo của các 
khoản chi tiền mặt này trong các kỳ kế toán tương ứng. 
Cuối cùng, tổng chi tiền mặt và tổng thu tiền mặt trong 
một từng kế toán sẽ được so sánh để xác định số dư tiền 
mặt cuối kỳ. Dựa trên số liệu thu được, nghiên cứu này sẽ 
chỉ ra chính xác trong kỳ kế toán nào tiền mặt bắt đầu âm, 
nghĩa là NKN sẽ mất khả năng thanh toán các chi phí kinh 
doanh liên quan và đối mặt với rủi ro phá sản. 
Khởi nghiệp là gì? 
Theo tạp chí Forbes, một công ty khởi nghiệp là một 
công ty ra đời để giải quyết một vấn đề nhưng các giải 
pháp vẫn chưa rõ ràng và thành công không được đảm 
bảo. Đó là khi mọi người tham gia vào công ty khởi nghiệp 
vẫn đang lựa chọn các quyết định, đánh đổi sự ổn định lấy 
sự tăng trưởng nhanh và niềm tin sẽ được thị trường đón 
nhận nhanh chóng. 
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều tấm gương khởi 
nghiệp thành công. Tỷ phú Bill Gates, Chủ tịch tập đoàn 
Microsoft lừng danh và là một trong những người giàu 
nhất thế giới đã khởi nghiệp bằng viết phần mềm 
Windows. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng của Việt Nam đã khởi 
nghiệp từ mì tôm và Ingvar Kamprad, nhà sáng lập tập 
đoàn IKEA Thụy điển khởi nghiệp khiêm tốn bằng việc 
bán những món đồ gỗ lưu niệm dịp nghỉ lễ cho những 
đứa trẻ hàng xóm. Chỉ với những ý tưởng khởi nghiệp ban 
đầu, các tỷ phú đã dần xây dựng nên đế chế tỷ đô trên thế 
giới từ hai bàn tay trắng. 
Khởi nghiệp có đối mặt nhiều rủi ro không? 
Nhiều NKN theo đuổi giấc mơ khởi nghiệp có hàng triệu 
hoặc hàng tỷ đô la sau vài năm với các nhà máy, văn 
phòng, công ty và các bất động sản trải dài trên thế giới và 
cuộc sống đầy hàng hiệu quanh người với những chuyến 
du lịch ở nhiều resort sang trọng bậc nhất. Tuy nhiên, họ 
không biết rằng khởi nghiệp thành công vô cùng khó khăn, 
nghĩa là không phải tất cả NKN đều có thể chạm vào giấc 
mơ của mình. Số liệu thống kê cho thấy đến 90% DN khởi 
nghiệp của Việt Nam thường thất bại ngay trong 1-2 năm 
đầu tiên. Thực tế này cho thấy rủi ro khởi nghiệp là rất lớn. 
Ông Đinh Việt Hòa, Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia, nhận 
xét phần lớn các DN khởi nghiệp của Việt Nam có tinh thần 
khởi nghiệp cao nhưng kinh nghiệm quản trị DN còn hạn 
chế. Nhiều DN có vốn đầu tư tốt nhưng vẫn giải thể vì năng 
lực quản trị tài chính yếu kém. Bên cạnh đó, DN khởi nghiệp 
còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược và tư duy về thị trường. 
Một khó khăn nữa là thiếu hụt về vốn và tiếp cận các nguồn 
vốn của DN khởi nghiệp. Nếu thiếu vốn DN sẽ gặp rất nhiều 
rủi ro tài chính và có thể phá sản bất cứ lúc nào. 
Theo ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu 
chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, các DN khởi nghiệp 
của Việt Nam có khá nhiều ý tưởng hay và độc đáo, nhưng 
điểm yếu của họ là hạn chế trong hoạch định và chiến lược 
kinh doanh khả thi, khiến cho phần lớn các DN khởi nghiệp 
giải thể trong 1 đến 2 năm đầu tiên. 
Quản lý tiền mặt yếu kém, một trong những rủi ro chính và 
đầu tiên 
Một trong những rủi ro chính và sai lầm đầu tiên các NKN 
đối mặt là quản lý tiền mặt yếu kém. Tại sao tiền mặt lại quan 
trọng như vậy? Mặc dù NKN có doanh thu, có thị trường và 
sản phẩm dịch vụ được thị trường đón nhận nhưng vẫn giải 
thể. Lý do là nếu không đủ tiền mặt thì NKN không thể trả 
tiền cho nhà cung cấp, không thể trả lương cho cán bộ công 
nhân viên và đặc biệt, nếu không thể trả lãi vay cho ngân 
hàng thì tài sản của công ty khởi nghiệp sẽ bị phong tỏa, 
giao dịch kinh doanh bị đình trệ và bước tiếp theo là phá sản. 
Sai lầm của NKN ở đây là dự báo sai về dòng tiền trong các kỳ 
tài chính kế tiếp. Thực tế, ước tính doanh thu trong những 
năm đầu mới thành lập rất khó khăn (so với các DN có lịch sử 
hoạt động lâu dài) do NKN không có cơ sở số liệu kế toán để 
lập kế hoạch tài chính, điều này dẫn đến dự báo thu chi dòng 
tiền không chính xác. 
Sai lầm thứ hai là NKN đầu tư quá nhiều tiền mặt cho 
giai đoạn khởi sự kinh doanh, đặc biệt là cho quảng cáo, 
thuê mặt bằng có vị trí đẹp để khuếch trương thương hiệu, 
dẫn đến mất cân đối giữa các khoản chi và thu tiền mặt. 
Thực tế đã chứng minh rằng nhiều NKN đã thành công do 
sản phẩm độc đáo, chi phí rẻ được thị trường đón nhận chứ 
không nhất thiết là do công ty có vị trí đẹp ở trung tâm 
thành phố. 
Sai lầm thứ ba là quản lý không hiệu quả các khoản phải 
thu từ khách hàng. Nếu vì nể nang hoặc muốn sản phẩm có 
thị phần cao, NKN đồng ý cho khách hàng kéo dài kỳ thanh 
toán sản phẩm hàng hóa đã cung cấp thì NKN sẽ không đủ 
tiền mặt để chi trả cho nhà cung cấp, thanh toán lương cán 
bộ công nhân viên, mặt bằng và các chi phí khác. 
Sai lầm thứ tư là thiếu kế hoạch dự báo dòng tiền trong 
ngắn hạn. NKN cần có kế hoạch lập, theo dõi và dự báo 
dòng tiền trong các tháng và quý tiếp theo. Điều này giúp 
cho NKN xác định chính xác dòng tiền bị âm vào thời điểm 
nào trong tương lai để ra quyết định chi tiêu hợp lý và xây 
dựng kế hoạch dự trữ hoặc huy động tiền mặt cần thiết 
trong khoảng thời gian tiền mặt thâm hụt. 
Mô hình nghiên cứu dự báo và quản lý rủi ro dòng tiền 
Để minh họa cơ sở lý thuyết phân tích bên trên, phần 
tiếp theo sẽ xây dựng một mô hình dự báo dòng tiền dựa 
trên phương pháp tỷ lệ phần trăm của các khoản thu và chi 
tiền mặt so với doanh thu bán hàng dự báo trong năm tài 
chính 2021. 
Để đơn giản mô hình, các dự báo được xây dựng theo 
quý, nghĩa là sẽ có số liệu dự báo cho bốn quý của năm tài 
chính 2021. 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 151
Để minh họa qui trình lập kế hoạch dự báo dòng tiền 
quản lý các rủi ro tài chính phân tích bên trên, chúng ta 
xem xét ví dụ đơn giản sau đây. 
NKN ABC dự báo các số liệu trong 4 quý của năm tài 
chính 2021 với các giả định sau: 
- Số tiền khởi nghiệp ban đầu là 200.000.000 đồng. 
- Đầu tư TSCĐ ban đầu là 50.000.000 đồng. 
- Doanh thu dự báo quý I năm 2021 là 100.000.000 đồng 
và sẽ tăng thêm 20% trong các quý tiếp theo. 
- Chính sách bán chịu của NKN là: 
 Thu tiền bán hàng sau 1 quý: 25% 
 Thu tiền bán hàng còn lại sau 2 quý: 75% 
- Các khoản chi phí sản xuất trực tiếp như nguyên vật 
liệu và lương cán bộ công nhân viên được thanh toán luôn 
trong tháng các chi phí này phát sinh. 
- Hợp đồng thuê nhà xưởng, văn phòng là 5.000.000 
đồng/ quý trong năm 2021. 
- Các khoản chi tiền mặt được ước tính theo tỷ lệ phần 
trăm so với doanh thu bán hàng dự báo của Quý I/2021 và 
dự báo tăng trưởng trong các quý tiếp theo như bảng 1. 
Bảng 1. Doanh thu dự báo của Quý I/2021 và dự báo tăng trưởng trong các quý 
Các khoản chi tiền mặt 
Doanh thu dự 
báo QI/2021 
(Đơn vị: đồng) 
Tỷ lệ phần 
trăm trên 
doanh thu dự 
báo 
Dự báo tốc độ 
tăng trưởng chi 
phí trong các 
quý II,III,IV 
Lương 100.000.000 15% 110% 
Thuê nhà xưởng, văn phòng 100.000.000 5% 100% 
Mua sắm trang thiết bị 100.000.000 8% 110% 
Mua nguyên vật liệu 100.000.000 35% 110% 
Chi phí quản lý 100.000.000 12% 110% 
Quảng cáo 100.000.000 20% 110% 
Thuế TNDN (25%) 100.000.000 4% 110% 
Các khoản chi khác 100.000.000 1% 110% 
Dự kiến kết quả đạt được 
Kết quả đạt được dự kiến từ bảng 1 trên sẽ là một 
bảng dự báo dòng tiền có số dư cuối kỳ âm từ quý II trở đi 
mặc dù dự báo NKN có lợi nhuận. Kết quả này phù hợp với 
kỳ vọng của nhiều NKN trong thực tế là khởi nghiệp của 
họ sẽ thành công và đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, mô 
hình này sẽ chứng minh cho NKN thấy họ sẽ dần cạn kiệt 
tiền mặt và sẽ giải thể ngay trong năm đầu tiên dù có lợi 
nhuận dương. Sau đó, để giúp NKN quản lý dòng tiền, mô 
hình sẽ đề xuất một số giải pháp hiệu quả giúp NKN đưa 
số dư tiền mặt cuối kỳ về giá trị dương để NKN tiếp tục 
khởi nghiệp thành công. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả nghiên cứu 
Từ bảng 1, dự báo thu chi tiền mặt cho năm tài chính 
2021 được lập như bảng 2, 3. 
Bảng 2. Dự báo tiền mặt thu được từ doanh thu bán hàng năm tài chính 2021 
(Đơn vị tính: đồng) 
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 
Doanh thu 
dự báo 
100.000.000 120.000.000 144.000.000 172.800.000 
Tiền mặt thu 
từ bán hàng 
0 0 0 0 
 25.000.000 30.000.000 36.000.000 
 75.000.000 90.000.000 
Tổng cộng 0 25.000.000 105.000.000 1.260.000 
Bảng 3. Dự báo thu chi tiền mặt năm tài chính 2021 
(Đơn vị tính: đồng) 
 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 
Tiền mặt thu từ bán hàng 
 0 25.000.000 105.000.000 1.260.000 
Các khoản chi tiền mặt 
-TSCĐ 50.000.000 
-Lương 15.000.000 16.500.000 18.150.000 19.965.000 
-Thuê nhà xưởng, văn 
phòng 
5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 
-Mua sắm trang thiết bị 8.000.000 8.800.000 9.680.000 10.648.000 
-Mua nguyên vật liệu 35.000.000 38.500.000 42.350.000 46.585.000 
-Chi phí quản lý 12.000.000 13.200.000 14.520.000 15.972.000 
-Quảng cáo 20.000.000 22.000.000 24.200.000 26.620.000 
-Thuế TNDN (25%) 1.000.000 1.100.000 1.210.000 1.331.000 
Các khoản chi khác 1.000.000 1.100.000 1.210.000 1.331.000 
Tổng cộng chi trong kỳ 147.000.000 106.200.000 116.320.000 127.452.000
Thăng dư/thâm hụt tiền mặt -147.000.000 -81.200.000 -11.320.000 -1.452.000 
Số dư tiền mặt đầu kỳ 200.000.000 53.000.000 -28.200.000 -39.520.000 
Số dư tiền mặt cuối kỳ 53.000.000 -28.200.000 -39.520.000 -40.972.000 
Số dư tiền mặt cuối kỳ dự báo của bốn quý năm 2021 
trong bảng 3 được thể hiện trong hình 1. 
Hình 1. Dự báo dòng tiền 4 quý năm tài chính 2021 (Đơn vị tính: đồng) 
3.2. Thảo luận 
Bảng 3 trên cho thấy một phát hiện là kết quả này 
hoàn toàn trùng khớp với số liệu thống kê thực tế tại sao 
 XÃ HỘI 
 Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 152
KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 
90% NKN Việt Nam phá sản ngay trong 1 đến 2 năm đầu 
tiên theo số liệu thống kê và các kinh nghiệm của nhiều 
NKN và nhà quản lý DN nhà nước. Mặc dù trong bốn quý 
NKN đều có lãi, số liệu dự báo tiền mặt trong bảng 3 trên 
cho thấy, trong tất cả bốn quý, công ty khởi nghiệp ABC 
đều dự báo tổng các khoản thu tiền mặt nhỏ hơn tổng 
các khoản thu tiền mặt. Điều này khiến cho tiền mặt 
nhanh chóng cạn dần và số dư đầu kỳ âm ngay từ cuối 
quý II năm 2021 trở đi. Điều đó cũng có nghĩa rằng bắt 
đầu từ quý II, NKN bắt đầu không đủ tiền để chi trả các chi 
phí về lương thuê nhà xưởng, văn phòng, thanh toán cho 
nhà cung cấp cũng như các chi phí quảng cáo khác. NKN 
chắc chắn sẽ thất bại ngay trong năm đầu tiên nếu không 
có giải pháp xử lý dự báo dòng tiền âm như trên. Nguyên 
nhân của tình trạng trên có nhiều: do công ty không có 
huy động đủ tiền mặt để khởi nghiệp, chính sách cho 
khách hàng nợ tiền bán hàng lâu với tỷ lệ phần trăm trả 
nợ sớm nhỏ, quảng cáo chiếm tỷ trọng cao trong doanh 
thu 
Một phát hiện mới nữa khi áp dụng mô hình dự báo 
dòng tiền này là nhờ phân tích định lượng, NKN có thể biết 
chính xác áp dụng giải pháp nào hoặc kết hợp các giải 
pháp nào có thể giúp cho số dư đầu kỳ tiền mặt có giá trị 
dương trong toàn bộ bốn quý của năm tài chính 2021, 
nhưng đồng thời tránh dư thừa tiền mặt quá nhiều để tiết 
kiệm các chi phí tài chính. Nếu chỉ áp dụng các giải pháp 
mang tính chất định tính, NKN không thế biết được số dư 
tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ chính xác là bao nhiêu trong mỗi 
quý và cả năm. 
Từ số liệu trong bảng 3, để khắc phục tình trạng thiếu 
tiền mặt trong tương lai, NKN cần đề xuất một loạt các giải 
pháp hợp lý dựa trên các nguyên nhân gây ra thâm hụt tiền 
mặt đã phân tích. Công ty có thể điều chỉnh chính sách thu 
nợ nhanh hơn bằng cách điều chỉnh tỷ lệ phần trăm thanh 
toán ngay trong quý cao hơn, giảm bớt chi phí quảng cáo, 
và tìm các nguồn tài trợ mới, ví dụ vay ngân hàng, tìm kiếm 
nhà đầu tư mới. 
Giả sử công ty ABC kết hợp những chính sách điều 
chỉnh dòng tiền trong năm tài chính 2021 như sau: 
- Kêu gọi thêm nhà đầu tư góp vốn 200.000.000 đồng. 
- Điều chỉnh chính sách bán chịu mới là khách hàng 
trả 75% tiền bán chịu trong quý và 25% còn lại trong quý 
tiếp theo. 
- Các số liệu khác không thay đổi. 
Kết quả dự báo dòng tiền điều chỉnh năm 2021 được 
thể hiện trong bảng 4. 
Bảng 4. Dự báo thu chi tiền mặt điều chỉnh năm tài chính 2021 
(Đơn vị tính: đồng) 
 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 
Tiền mặt thu từ bán 
hàng 
 0 75.000.000 115.000.000 138.000.000 
Các khoản chi tiền mặt 
-TSCĐ 50.000.000 
-Lương 15.000.000 16.500.000 18.150.000 19.965.000 
-Thuê nhà xưởng, 
văn phòng 
5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 
-Mua sắm trang 
thiết bị 
8.000.000 8.800.000 9.680.000 10.648.000 
-Mua nguyên vật liệu 35.000.000 38.500.000 42.350.000 46.585.000 
-Chi phí quản lý 12.000.000 13.200.000 14.520.000 15.972.000 
-Quảng cáo 20.000.000 22.000.000 24.200.000 26.620.000 
Thuế TNDN (25%) 1.000.000 1.100.000 1.210.000 1.331.000 
Các khoản chi khác 1.000.000 1.100.000 1.210.000 1.331.000 
Tổng cộng chi trong kỳ 147.000.000 106.200.000 116.320.000 127.452.000 
Thăng dư/thâm hụt tiền
mặt 
-147.000.000 -31.200.000 -1.320.000 10.548.000 
Số dư tiền mặt đầu kỳ 400.000.000 253.000.000 221.800.000 220.480.000 
Số dư tiền mặt cuối kỳ 253.000.000 221.800.000 220.480.000 231.028.000 
Số liệu dự báo mới trong bảng 4 cho thấy sau khi điều 
chỉnh chính sách huy động vốn đầu tư và chính sách bán 
chịu, số dư tiền mặt đầu kỳ dự báo trong tất cả các quý 
không còn âm và NKN sẽ không chịu áp lực do thiếu tiền 
mặt gây ra trong năm tài chính 2021. Số liệu mới trong 
bảng 4 được thể hiện trong hình 2. 
Hình 2. Dự báo dòng tiền mặt điều chỉnh 4 quý năm 2021 (Đơn vị tính: đồng) 
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
Phương pháp dự báo dòng tiền dựa trên tỷ lệ phần trăm 
của các khoản thu chi tiền mặt so với doanh thu là một 
phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để dự báo dòng 
tiền trong tương lai. Bằng phương pháp tương tự, các chu 
kỳ tài chính được dự báo chi tiết theo tháng và năm và 
thậm chí cho cả vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ mà 
một NKN muốn cung cấp cho thị trường để dự báo dòng 
tiền cũng như xác định chính xác giải pháp xử lý rủi ro 
dòng tiền nào hiệu quả. Một điều cần lưu ý là khi khởi 
nghiệp các NKN thường dự báo dòng tiền rất lạc quan nên 
cần dự báo nhiều phương án, đặc biệt là các tình huống rủi 
ro nhất trong bảng dự báo dòng tiền để chuẩn bị phương 
án xử lý những tình huống xấu nhất đó. Biết được các sai 
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY 
Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 153
lầm và rủi ro mà những người đi trước đã gặp và học hỏi 
các giải pháp để vượt qua các chướng ngại vật đó chính là 
bí quyết để các NKN thành công. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Business Victoria., 2020. Cash flow forecasting. Accessed 15 January 
2020. <URL: https://www.business.vic.gov.au/money-profit-and-accounting 
/getting-paid-on-time/cash-flow-forecasting> 
[2]. Cẩm Chi, 2020. Những sai lầm về quản lý dòng tiền DN. Accessed 11 
January 2020.<URL: https://camnangceo.com/nhung-sai-lam-ve-quan-ly-
dong-tien-doanh-nghiep/> 
[3]. Chung Thủy, 2018. 90% DN khởi nghiệp thất bại do đâu?. Accessed 11 
February 2020. <URL: https://vov.vn/kinh-te/90-doanh-nghiep-khoi-nghiep-
that-bai-do-dau-813498.vov> 
[4]. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo trình phân tích tài chính 
doanh nghiệp. NXB Tài chính 
[5]. Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Thị Thà, 2017. Giáo trình phân tích tài chính. 
NXB Tài chính 
[6]. Higgins, R., 2003. Analysis for Financial Management. 7th ed. McGraw-
Hill Education, 443 pages. 
[7]. Robehmed, N., 2020. What Is A Startup?. Accessed 12 March 2020. 
[online] Forbes. 
<https://www.forbes.com/sites/natalierobehmed/2013/12/16/what-is-a-
startup/#3817c5040440> 
[8]. The Start Up Loans Company, 2020. Cash flow forecast template. 
Accessed 5 February 2020 <URL: https://www.startuploans.co.uk/cash-flow-
forecast-template/> 
[9]. University of Sunderland, 2004. Managing Financial Resources and 
Decisions. 1st ed., 272 pages. 
[10]. University of Sunderland, 2008. Strategic Management Accounting. 1st 
ed., 322 pages. 
[11]. Wilson, C., Keers, B., Medlen, A. and Walters, B., 2009. Financial 
Management. 5th rev. edition, Pearson Australia, Frenchs Forest, N.S.W., 
Australia, 443 pages. 
AUTHORS INFORMATION 
Nguyen Huu Chi1, Do Thi Anh Nguyet2 
1International School of Management & Economic, National Economics University 
2Faculty of Business Administration, Hanoi University of Industry 

File đính kèm:

  • pdfdu_bao_dong_tien_cong_cu_dac_luc_giup_khoi_nghiep_thanh_cong.pdf