Động thái tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

TÓM TẮT

Kết quả theo dõi động thái rừng lá rộng thường xanh từ 3 ô tiêu chuẩn định

vị (1,0ha) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn cho thấy có một sự tích tụ loài cây

theo thời gian, số loài mới tái sinh trong một thời gian nhất định ít hơn số

loài đã được tích tụ về thời gian ở các lớp cây có trước đó, cụ thể số loài có

sự tăng dần từ lớp cây tái sinh (CTS: D1.3<1,0cm)>< tầng="" cây="" nhỏ="">

1,0cm<><10,0cm)>< tầng="" cây="" cao="" (tcc:="" d1.3≥10,0cm).="" mật="" độ="" cây="">

sinh biến động rất lớn từ 24.444 đến 31.076 cây/ha. Số cây tái sinh bổ sung

trung bình là 13.418 cây/ha/năm và số cây chết là 15.977 cây/ha/năm. Cây

tái sinh có chiều cao dưới 0,5m có tỷ lệ chết hàng năm là 74,30%, và trên

1,5m là 38,3%. Trong chu kỳ theo dõi 5 năm (2007 - 2012), lượng cây tái

sinh được bổ sung từ 64 ngàn đến 69 ngàn cây/ha và có từ 73 ngàn đến 85

ngàn cây/ha cây bị chết. Số cây tái sinh chuyển lên tầng cây nhỏ biến động

từ 116 đến 382 cây/ha. Số cây chuyển ra khỏi tầng cây nhỏ để bổ sung vào

tầng cây cao từ 3 đến 43 cây/ha, số cây chết ở tầng cây nhỏ biến động từ 99

đến 184 cây/ha. Số cây chết ở tầng cây cao biến động từ 6 đến 90 cây/ha.

pdf 8 trang phuongnguyen 480
Bạn đang xem tài liệu "Động thái tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Động thái tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Động thái tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Tạp chí KHLN 4/2015 (4040 - 4047) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
4040 
ĐỘNG THÁI TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH 
TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 
Nguyễn Đắc Triển1, Trần Văn Con2, Bùi Thế Đồi3, Ngô Thế Long1 
1Trường Đại học Hùng Vương 
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
3Trường Đại học Lâm nghiệp 
Từ khóa: Động thái tái 
sinh, rừng lá rộng thường 
xanh, Vườn Quốc gia 
Xuân Sơn 
TÓM TẮT 
Kết quả theo dõi động thái rừng lá rộng thường xanh từ 3 ô tiêu chuẩn định 
vị (1,0ha) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn cho thấy có một sự tích tụ loài cây 
theo thời gian, số loài mới tái sinh trong một thời gian nhất định ít hơn số 
loài đã được tích tụ về thời gian ở các lớp cây có trước đó, cụ thể số loài có 
sự tăng dần từ lớp cây tái sinh (CTS: D1.3<1,0cm) < tầng cây nhỏ (TCN: 
1,0cm<D1.3<10,0cm) < tầng cây cao (TCC: D1.3≥10,0cm). Mật độ cây tái 
sinh biến động rất lớn từ 24.444 đến 31.076 cây/ha. Số cây tái sinh bổ sung 
trung bình là 13.418 cây/ha/năm và số cây chết là 15.977 cây/ha/năm. Cây 
tái sinh có chiều cao dưới 0,5m có tỷ lệ chết hàng năm là 74,30%, và trên 
1,5m là 38,3%. Trong chu kỳ theo dõi 5 năm (2007 - 2012), lượng cây tái 
sinh được bổ sung từ 64 ngàn đến 69 ngàn cây/ha và có từ 73 ngàn đến 85 
ngàn cây/ha cây bị chết. Số cây tái sinh chuyển lên tầng cây nhỏ biến động 
từ 116 đến 382 cây/ha. Số cây chuyển ra khỏi tầng cây nhỏ để bổ sung vào 
tầng cây cao từ 3 đến 43 cây/ha, số cây chết ở tầng cây nhỏ biến động từ 99 
đến 184 cây/ha. Số cây chết ở tầng cây cao biến động từ 6 đến 90 cây/ha. 
Keywords: Regeneration 
dynamics, broadleaf 
evergreen forests, Xuan 
Son National Park 
Regeneration dynamics of broadleaf evergreen forests in Xuan Son 
National Park, Phu Tho provice 
The observation of dynamics of broadleaf evergreen forests in the three 
permenant plots (each 1ha) suggested that there existed a species accumulation 
in time; the number new regenerated species in a certain period was lower than 
that of species accumulated in the older tree layers, specifically, there was 
an increasing in the number of species from tree regeneration layer 
(CTS:D1.3<1.0cm) < low tree layer (TCN: 1.0cm<D1.3<10.0cm) < high tree layer 
(TCC: D1.3≥10.0cm). The tree regeneration density considerably fluctuated 
from 24,444 to 31,076 trees/ha. The number of regenerating trees was 
13,418 trees/ha/year supplemented and 15,977 trees/ha/year died on 
average. The dead rate of regenerating trees was 73.30% for trees below 
0.5m and 38.3% for trees above 1.5m in high. In a 5 - year observation 
period (2007 - 2012), from 64,000 to 69,000 regenerating trees/ha was 
supplemented and from 73,000 to 85,000 trees/ha died. The number of 
regenerating trees reached to the low tree layer ranged from 116 to 382 
trees/ha. The tree number of the low tree layer was from 3 to 43 trees/ha for 
trees reached to the high tree layer, and from 99 to 184 trees/ha for trees 
died. The dead tree number of the high tree layer changed from 6 to 90 
trees/ha. 
Nguyễn Đắc Triển et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4041 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong quần xã thực vật rừng tự nhiên lá rộng 
thường xanh nhiệt đới, quá trình tái sinh diễn 
ra phân tán và liên tục tạo nên lớp cây tái sinh 
thường không đồng nhất về thành phần loài và 
cấu trúc, không phải tất cả cây mạ đều có cơ 
hội tồn tại và sinh trưởng để có thể gia nhập và 
thay thế lớp cây ở tầng cây cao trong tương lai 
(Van Steenis, 1956). Sự biến đổi về thành 
phần loài, số lượng cá thể của từng loài, sinh 
trưởng của cây tái sinh đã tạo nên động thái tái 
sinh tự nhiên của rừng. Vườn Quốc gia Xuân 
Sơn nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú 
Thọ với tổng diện tích là 15.048ha (VQG 
Xuân Sơn, 2013). Mặc dù đã có khá nhiều 
nghiên cứu về sự đa dạng loài động thực vật, 
cấu trúc các quần xã thực vật rừng, nhưng việc 
nghiên cứu động thái tái sinh tự nhiên ở khu 
vực vẫn là một khoảng trống. Do vậy, nghiên 
cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng lá 
rộng thường xanh làm cơ sở xây dựng giải 
pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng của 
Vườn quốc gia là rất cần thiết. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Thiết lập ô tiêu chuẩn định vị để theo 
dõi động thái tái sinh 
Lập 03 ô tiêu chuẩn định vị: Vị trí các ô tiêu 
chuẩn: XS-01: 23o22’12”; 105o29’34’; XS-02: 
22
o54’56”, 105o29’34”; XS-03: 21o08’14”; 
104
o57’78”. Ô tiêu chuẩn định vị được thiết 
lập như sau (Trần Văn Con et al., 2010): 
+ Ô cấp A (1ha) là ô hình vuông 100m 100m 
= 10.000m
2
 để đo tất cả các cây gỗ có D1.3 ≥ 10cm. 
 + Ô cấp B là 1 vòng tròn đặt giữa tâm ô cấp A 
với bán kính R=15m (diện tích 707m2) để đo 
đếm các cây gỗ nhỏ (TCN) có 1,0≤ D1.3<10cm. 
 + Ô cấp C: gồm 12 ô dạng bản 4m2 (2mx2m), 
tổng diện tích là 48m2 để đo đếm cây gỗ tái 
sinh (CTS) có D1.3<1,0cm. 
2.2. Xử lý và phân tích số liệu 
a) Xác định tổ thành loài 
* Tổ thành tầng cây cao (TCC) và tầng cây nhỏ 
(TCN): Tổ thành được xác định theo phương 
pháp của Daniel Marmillod và Vũ Đình Huề 
(1984), Đào Công Khanh (1996) giá trị IV% 
được tính theo công thức sau: 
2
%G%N
%IVI iii
Trong đó: IVIi% là chỉ số độ quan trọng của 
loài i trong quần xã thực vật rừng; Ni%: mật 
độ tương đối của loài i được tính bằng tỷ lệ % 
giữa số cá thể của loài i và tổng số cá thể trong 
quần xã; Gi%: tiết diện ngang tương đối được 
tính bằng tỷ lệ % giữa tổng tiết diện ngang của 
loài i và tổng tiết diện ngang của quần xã. Căn 
cứ vào kết quả tính toán, các loài giá trị IVI% 
≥ 5% sẽ được đánh giá là chiếm ưu thế và 
được tham gia vào công thức tổ thành. 
* Tổ thành tầng cây tái sinh (CTS): được xác 
định theo số lượng cây tái sinh (N) của từng 
loài. Hệ số tổ thành (theo %) của các loài tham 
gia theo công thức: 100ii
n
k
N
Trong đó: ki là hệ số tổ thành loài thứ i; ni là 
số lượng cây tái sinh loài thứ i; N là tổng số 
cây tái sinh. Viết công thức tổ thành căn cứ 
theo các nguyên tắc: (i) loài có hệ số ki lớn sẽ 
đứng trước; (ii) nếu ki ≥ 0,5 trước đó sẽ có 
dấu cộng (+); nếu ki < 0,5 trước đó sẽ có dấu 
trừ (-); (iii) tên cây sẽ được ký hiệu và có giải 
thích dưới từng công thức; (iv) các loài có hệ 
số ki 0,5 sẽ được gộp lại gọi là loài khác, ký 
hiệu LK. 
b) Xác định động thái tái sinh tự nhiên 
Theo Trần Văn Con và đồng tác giả (2010), 
động thái tái sinh được thể hiện qua các chỉ tiêu: 
- Phân tích tỷ lệ cây chết: 
+ Tỷ lệ chết Mp = (M/N0) 100 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Đắc Triển et al., 2015(4) 
4042 
+ Hệ số chết Mr = (lnN0 - lnNs)/t 
- Phân tích tỷ lệ cây tái sinh bổ sung và 
chuyển cấp 
+ Tỷ lệ chuyển cấp: Rp = (R/Nt) 100 
+ Hệ số chuyển cấp: Rr = (lnNt - lnNs)/t 
Trong đó: N0, Nt số cây ở thời điểm 0 và t; Ns 
số cây sống ở thời điểm t; M là số cây chết 
trong thời gian t; t là khoảng thời gian giữa hai 
lần đo. 
- Quá trình chuyển cấp của các cây trong lâm 
phần được diễn đạt bằng công thức toán học 
(Nguyễn Thị Thu Hiền et al., 2014): Nk,t+1 = 
Nk,t + Rk - Ok - Mk 
Trong đó: Nk,t+1 là số cây ở tầng cây k vào thời 
điểm t +1; Nk,t là số cây ở tầng k vào thời điểm 
t; Rk là số cây bổ sung vào tầng cây k; Ok là số 
cây chuyển ra khỏi tầng cây k; Mk là số cây 
chết ở tầng cây k trong thời gian t. 
Quá trình chuyển cấp của các cây trong lâm 
phần được thực hiện theo các lớp cây: Lớp cây 
tái sinh (CTS) Tầng cây nhỏ (TCN) 
Tầng cây cao (TCC) trong thời gian 5 năm. 
Đối với lớp cây tái sinh có phân tích động thái 
chết, tái sinh bổ sung và chuyển cấp theo 4 
chiều cao cây tái sinh (<0,5m; 0,5 - 1,0m; 1,0 - 
1,5m; ≥1,5m). 
III. KẾT QUÂ NGHIÊN CỨU VÀ THÂO LUẬN 
3.1. Động thái tổ thành loài và đa dạng 
sinh học 
Từ số liệu thu thập tại 3 ô tiêu chuẩn định vị, 
kết quả xác định tổ thành và động thái biến 
đổi của lớp cây tái sinh (CTS), tầng cây nhỏ 
(TCN) và tầng cây cao (TCC) của rừng lá 
rộng thường xanh ở Vườn Quốc gia Xuân 
Sơn trong 5 năm (2007 - 2012) được thể hiện 
ở bảng 1. 
Bảng 1. Động thái tổ thành loài CTS, TCN, TCC năm 2007 và 2012 
OTC 
Tổ 
thành 
2007 2012 
XS-01 
CTS 
19,9 Va + 18,6 Sa + 17,4 Thrug + 14,3 Chx + 7,5 Trtr + 
6,2 Calo + 5,6 Ken + 5,6 Cota - 4,9 Gonep 
14,1 Va + 12,0 Sa + 11,3 Thrug + 9,2 Chx + 
8,5 Trtr + 7,7 Calo + 7,7 Ken + 6,3 Cota + 
5,6 Gonep + 17,6 LK (5 loài) 
CTN 
15,0 Trvd + 11,2 Cov + 18,2 Mocu + 12,0 Sa + 19,1 
Trav + 24,5 LK (13 loài) 
19,1 Trvd + 14,4 Sa + 11,4 Trav + 10,6 Cov 
+ 5,4 Trtr + 39,1 LK (21 loài) 
TCC 26,4 Va + 6,5 Gt + 6,3 Sa + 5,7 Lv + 55,1 LK (64 loài) 
27,9 Va + 7,2 Gt + 6,4 Sa + 5,5 Lv + 53,0 
LK (52 loài) 
XS-02 
CTS 
16,6 Chona + 14,8 Tmat + 14,2 Va + 10,7 Mcln + 9,5 
Sr + 8,9 Trav + 8,9 Ngat + 8,3 Re + 8,1 LK (6 loài) 
15,9 Chona + 14,8 Tmat + 13,6 Va + 12,5 
Mcln + 9,1 Son + 34,1 LK (14 loài) 
CTN 
25,2 Chx + 17,3 Calo + 10,7 Lv + 9,3 Trden + 6,6Sa + 
5,8 Thrug + 5,4 Ken + 19,7 LK (7 loài) 
22,9 Chx + 13,6 Calo + 10,3 Trden + 10,2 
Lv + 7,9 Sa + 6,7 Ken + 5,7 Thrug + 5,6 
Tmat + 17,1 LK (8 loài) 
TCC 
11,2 Va + 7,2 Chuba + 6,6 Lv + 5,2 Taun + 69,8 LK 
(79 loài) 
11,0 Va + 7,3 Chuba + 6,6 Lv + 5,3 Taun + 
69,8 LK(79 loài) 
XS-03 
CTS 
19,0 Gonep + 15,6 Chona + 14,5 Dea + 10,1 Tmat + 
8,9 Mo + 8,4 Mcln + 8,4 Sa + 7,8 Trtr + 7,3 LK (4 loài) 
17,6 Gonep + 16,5 Chona + 13,2 Dea + 
12,1 Tmat + 8,8 Mo + 31,8 LK (13 loài) 
CTN 
19,0 Mcln + 13,2 Gonep + 13,4 Trav + 7,7 Thrmo + 7,2 
Dea + 6,7 Mln + 32,8 LK (17 loài) 
16,8 Mcln + 13,1 Trav + 10,7 Gonep + 9,8 
Thrmo + 7,0 Dea + 6,3 Mln + 5,9 Chx + 5,4 
Trtr + 25,0 LK (14 loài) 
TCC 8,7 Varu + 6,6 Gt + 5,7 Thrmo + 79,0 LK (100 loài) 
9,6 Varu + 7,2 Gt + 5,4 Thrmo + 5,1 Ngat + 
72,7 LK (100 loài) 
Ghi chú: Va: Vàng anh; Sa: Sâng; Lv: Lộc vừng; Gt: Gội trắng; Thrug: Thị rừng; Chx: Chò xanh; Trtr: Trâm trắng; 
Tmat: Táu mật; Varu: Vải rừng; Thrmo: Thừng mực mỡ; Mln: Mò lá nhỏ; Mcln: Máu chó lá nhỏ; Ngat: 
Ngát; Calo: Cà lồ; Ken: Kẹn; Cota: Côm tầng; Gonep: Gội nếp; Chona: Chò nâu; Trav: Trâm vối; Trvd: 
Trâm vỏ đỏ; Dea: Dẻ ấn độ; Chuba: Chùm bao; Trden: Trám đen. 
Nguyễn Đắc Triển et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4043 
+ Ô XS-01, có 8 ưu thế trong tổng số 9 loài ở 
lần đo năm 2007, đó là các loài: Vàng anh, 
Sâng, Thị rừng, Chò xanh, Trâm trắng, Cà lồ, 
Kẹn và Côm tầng; ở lần đo năm 2012 có 9 loài 
chiếm ưu thế trên tổng số 14 loài, ngoài 8 loài 
ưu thế năm 2007 đã bổ sung thêm loài Gội 
nếp; 5 loài được bổ sung mới vào tổ thành so 
với năm 2007. 
Với TCN có 5 loài ưu thế trong tổng số 17 
loài ở năm 2007, đó là các loài: Trâm vỏ đỏ, 
Cơm vàng, Mò cua, Sâng và Trâm vối; ở lần 
đo năm 2012 số loài tăng lên 26 loài và số 
loài ưu thế không đổi (5 loài), loài Mò cua 
không giữ được vai trò ưu thế mà thay vào đó 
là Trâm trắng. 
Với TCC ở lần đo 2007 có 4 loài ưu thế trong 
tổng số 68 loài, đó là các loài: Vàng anh, Gội 
trắng, Sâng và Lộc vừng; ở lần đo 2012, bốn 
loài trên vẫn là các loài ưu thế, tuy nhiên tổng 
số loài đã giảm xuống còn 56 loài. 
+ Ô XS-02, CTS. có 8 loài ưu thế trong tổng 
số 14 loài ở lần đo năm 2007, đó là: Chò nâu, 
Táu mật, Vàng anh, Máu chó lá nhỏ, Sơn, 
Trâm vối, Ngát và Re; ở lần đo năm 2012 chỉ 
còn lại 5 loài trong tổ thành trên tổng số 19 
loài là: Chò nâu, Táu mật, Vàng anh, Máu chó 
lá nhỏ và Sơn; bổ sung 5 loài so với năm 2007. 
Với TCN có 7 loài ưu thế trong tổng số 14 
loài ở lần đo năm 2007, đó là các loài: Chò 
xanh, Cà lồ, Lộc vừng, Trám đen, Sâng, Thị 
rừng và Kẹn; ở lần đo năm 2012, số loài tăng 
lên 16 loài và bổ sung loài Táu mật vào loài 
ưu thế (8 loài). 
Với TCC ở lần đo 2007 có 4 loài ưu thế trong 
tổng số 82 loài, đó là: Vàng anh, Lộc vừng, 
Chùm bao và Táu nước; ở lần đo năm 2012, 
loài ưu thế không thay đổi, và bổ sung 01 loài 
vào thành phần loài (83 loài). 
+ Ô XS-03, có 8 loài ưu thế trong tổng số 12 
loài ở lần đo năm 2007, đó là: Gội nếp, Chò 
nâu, Dẻ ấn độ, Táu mật, Mò, Máu chó lá nhỏ, 
Sâng và Trâm trắng; ở lần đo năm 2012 trong 
tổ thành có 5 loài trong tổng số 18 loài. Các 
loài Máu chó lá nhỏ, Sâng và Trâm trắng đã 
mất vai trò ưu thế. 
Với TCN có 6 loài ưu thế trong tổng số 23 loài 
ở lần đo năm 2007, đó là: Máu chó lá nhỏ; Gội 
nếp, Trâm vối, Thừng mực mỡ, Dẻ ấn và Mò 
lá nhỏ; ở lần đo 2012 số loài ưu thế là 8 loài 
trong tổng số 22 loài, bổ sung loài Chò xanh 
và Trâm trắng vào tổ thành. 
Với TCC có 3 loài ưu thế trong tổng số 103 
loài ở lần đo năm 2007, đó là Vải rừng, Gội 
trắng và Thừng mực mỡ; ở lần đo năm 2012 số 
loài tăng lên 104 loài trong đó có 4 loài ưu thế, 
bổ sung thêm loài Ngát vào tổ thành. 
Kết quả trên cũng cho thấy về số loài có sự tăng 
dần từ lớp CTS. < TCN <TCC, điều này cho 
thấy có một sự tích tụ loài theo thời gian, nghĩa 
là số loài mới tái sinh trong một thời gian nhất 
định thì ít hơn số loài đã được tích tụ về thời 
gian ở các lớp cây có trước đó. 
3.2. Động thái chết và tái sinh bổ sung cây 
tái sinh 
Kết quả bảng 2 cho thấy, số cây tái sinh biến 
động rất lớn qua các năm và có xu hướng giảm 
dần từ năm 2007 đến năm 2012. Bình quân 
cây tái sinh ở ô tiêu chuẩn XS-01 là 
31.076±1.292 cây/ha; ở ô tiêu chuẩn XS-02 là 
25.799±6.371 cây/ha và ở ô tiêu chuẩn XS-03 
là 24.444±6.179 cây/ha. Tính trung bình cho 
cả 3 ô tiêu chuẩn thì mật độ cây tái sinh là 
27.106 ± 4.452 cây/ha. Sự biến động này của 
mật độ cây tái sinh đã kéo theo sự thay đổi về 
loài (Condit et al., 1996). 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Đắc Triển et al., 2015(4) 
4044 
Bảng 2. Biến động mật độ cây tái sinh qua các năm ở các ô tiêu chuẩn định vị 
OTC H (m) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TB SD 
XS-01 
<0,5 13.125 13.958 13.958 14.167 13.542 14.792 13.924 516 
0,5 - 1,0 9.792 8.333 8.125 8.125 7.500 6.250 8.021 1.054 
1,0 - 1,5 6.250 5.417 5.625 5.625 5.417 5.417 5.625 295 
> 1,5 4.375 3.542 3.333 3.333 3.333 3.125 3.507 406 
N (cây/ha) 33.542 31.250 31.042 31.250 29.792 29.583 31.076 1.292 
XS-02 
<0,5 14.583 15.417 13.125 13.542 14.792 15.208 14.444 839 
0,5 - 1,0 12.500 10.000 5.833 4.167 1.875 1.250 5.938 4.107 
1,0 - 1,5 4.792 4.583 3.958 1.458 1.667 1.042 2.917 1.559 
> 1,5 3.333 2.917 3.333 3.125 1.458 833 2.500 985 
N (cây/ha) 35.208 32.917 26.250 22.292 19.792 18.333 25.799 6.371 
XS-03 
<0,5 13.750 14.792 15.208 15.625 13.542 14.375 14.549 746 
0,5 - 1,0 12.083 4.167 3.750 3.333 2.708 2.083 4.688 3.376 
1,0 - 1,5 7.917 3.542 2.500 1.875 833 1.042 2.951 2.398 
> 1,5 3.542 2.500 2.292 1.875 1.875 1.458 2.257 663 
N (cây/ha) 37.292 25.000 23.750 22.708 18.958 18.958 24.444 6.179 
Bảng 3. Số cây tái sinh bị chết và bổ sung hàng năm (đvt: cây/ha) 
OTC 2008 2009 2010 2011 2012 TB SD 
XS-01 
Bổ sung (R) 13.333 13.750 13.961 13.867 14.331 13.848 361 
Chết (M) 15.522 13.938 13.739 15.273 14.445 14.584 791 
XS-02 
Bổ sung (R) 14.323 12.917 13.512 13.115 14.167 13.607 623 
Chết (M) 16.612 19.559 17.440 15.556 15.625 16.958 1.648 
XS-03 
Bổ sung (R) 11.458 12.345 14.357 12.273 13.566 12.800 1.151 
Chết (M) 23.727 13.484 15.337 15.922 13.480 16.390 4.245 
Trung bình 
Bổ sung (R) 13.038 13.004 13.943 13.085 14.021 13.418 516 
Chết (M) 18.620 15.660 15.506 15.584 14.517 15.977 1.549 
Kết quả bảng 3 cho thấy, số cây tái sinh chết 
trung bình trong 5 năm cao nhất ở XS-02 
(16.958±1.648 cây/ha/năm), thấp nhất ở XS-
01 (14.584±791 cây/ha/năm). Số cây bổ sung 
cao nhất ở XS-01 (13.848±361 cây/ha/năm), 
thấp nhất ở XS-02 (12.800±1.151 cây/ha/năm). 
Số cây tái sinh bổ sung trung bình hàng năm 
là 13.418 cây/ha và số cây chết trung bình là 
15.977 cây/ha. Như vậy, trong thời gian theo 
dõi 5 năm (2007 - 2012) số cây tái sinh chết 
hàng năm nhiều hơn so với số cây tái sinh bổ 
sung. Do đó mật độ cây tái sinh có xu hướng 
giảm dần qua các năm điều tra. Số liệu này 
cho thấy số cây tái sinh dưới tán rừng hàng 
năm là rất lớn, nhưng đại đa số chúng nhanh 
chóng bị chết do thiếu ánh sáng, chỉ một tỷ lệ 
Nguyễn Đắc Triển et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4045 
cây rất ít, phần lớn là của các loại chịu bóng, 
có thể sống sót để chuyển lên các lớp cây 
trên, một số cây sống được nhưng hầu như 
không sinh trưởng và chờ cơ hội có đủ điều 
kiện ánh sáng mới vươn lên tầng trên. 
Bảng 4. Động thái bổ sung, chết và chuyển cấp CTS 
OTC Hvn (m) 
R 
(cây/ha) 
M 
(cây/ha) 
O 
(cây/ha) 
Mp 
(%) 
Mr 
Rp 
(%) 
Rr 
XS-01 
<0,5 13.848 9.211 4.304 67,08 1,13 98,36 1,16 
0,5 - 1,0 4.304 2.667 2.345 32,42 0,40 56,68 0,31 
1,0 - 1,5 2.345 1.666 845 29,22 0,35 42,62 0,32 
> 1,5 845 1.039 57 29,06 0,34 25,50 0,28 
XS-02 
<0,5 13.607 11.155 2.327 78,10 1,56 94,60 1,57 
0,5 - 1,0 2.327 3.066 1.511 46,64 0,64 61,14 0,18 
1,0 - 1,5 1.511 1.544 717 53,00 0,83 66,64 0,52 
> 1,5 717 1.193 23 44,14 0,63 29,58 0,35 
XS-03 
<0,5 12.800 11.353 1.322 77,72 1,55 87,12 1,56 
0,5 - 1,0 1.322 2.509 813 38,56 0,53 44,00 0,18 
1,0 - 1,5 813 1.499 688 39,68 0,53 57,36 0,13 
> 1,5 688 1.029 76 41,70 0,55 34,52 0,37 
Trung bình 
<0,5 13.418 10.573 2.651 74,30 1,42 93,36 1,43 
0,5 - 1,0 2.651 2.747 1.556 39,21 0,52 53,94 0,22 
1,0 - 1,5 1.556 1.570 750 40,63 0,57 55,54 0,32 
> 1,5 750 1.087 52 38,30 0,51 29,87 0,33 
Từ kết quả bảng 4 cho thấy, trung bình hàng 
năm lượng cây tái sinh được bổ sung vào cấp 
chiều cao đầu tiên (h<0,5m) là 13.418 cây/ha 
và trong năm đó cũng có 10.573 cây/ha bị 
chết, có 2.651 cây/ha chuyển lên để bổ sung 
vào cấp chiều cao trên. Tỷ lệ chết hàng năm 
cao nhất ở CTS<0,5m là 74,30%, từ 0,5 - 
<1,0m là 39,21%, từ 1,0 - 1,5m là 40,63% và 
từ 1,5m trở lên là 38,3%. Số cây tái sinh 
chuyển cấp chiều cao có sự chênh lệch rất lớn, 
cao nhất là CTS<0,5 lên 0,5 - 1,0m là 2.651 
cây/ha/năm và thấp nhất khi CTS. chuyển lên 
TCN là 52 cây/ha/năm. 
3.4. Động thái chuyển cấp giữa các lớp cây 
Diễn biến động thái của thảm thực vật rừng là 
kết quả của quá trình tái sinh và diễn thế diễn 
ra theo các quy luật nhất định và ít hay nhiều 
tuân theo lý thuyết lỗ trống. Một trạng thái 
rừng hiện tại (hoặc tương lai) là kết quả của 3 
nhóm quá trình đã diễn ra trong quá khứ 
(hoặc sẽ diễn ra), đó là: (i) tăng trưởng của 
cây dẫn đến sự chuyển cấp; (ii) quá trình tái 
sinh bổ sung; và (iii) quá trình chết tự nhiên 
trong lớp cây. Hai quá trình sau làm thay đổi 
tổ thành loài và cấu trúc của lâm phần. Kết 
quả theo dõi động thái chuyển cấp giữa các 
lớp cây CTS. TCN TCC trong 5 năm 
(2007 - 2012) tại 3 ô tiêu chuẩn định vị được 
trình bày ở bảng 5. 
Tạp chí KHLN 2015 Nguyễn Đắc Triển et al., 2015(4) 
4046 
Bảng 5. Động thái chuyển cấp giữa các lớp cây 
XS-01 Số cây cá thể (cây/ha) Số loài 
Lớp cây 2007 2012 R M O 2007 2012 
CTS 33.542 29.583 69.242 72.918 283 9 14 
TCN 891 947 283 184 43 18 26 
TCC 332 314 43 61 68 57 
XS-02 Số cây cá thể (cây/ha) Số loài 
CTS 35.208 18.333 68.033 84.792 116 14 19 
TCN 806 820 116 99 3 14 16 
TCC 349 346 3 6 83 83 
XS-03 Số cây cá thể (cây/ha) Số loài 
CTS 37.292 18.958 63.999 81.950 382 12 18 
TCN 1301 1,456 382 184 43 23 22 
TCC 473 426 43 90 105 104 
Trong bảng 5, cột 2 (2007) là số cây xác định 
được năm 2007 ở 3 lớp cây; cột 3 (2012) là số 
cây ghi nhận được năm 2012; cột 4 (R) là số 
cây bổ sung trong 5 năm; cột 5 (M) là số cây 
bị chết trong định kỳ 5 năm; cột 6 (O) là số 
cây chuyển ra khỏi lớp cây, để bổ sung vào lớp 
cây trên đó; cột 7 và cột 8 là số loài ghi nhận 
được của năm 2007 và năm 2012. Bảng 05 cho 
thấy, trong vòng 5 năm số cây tái sinh mới 
biến động từ 64 ngàn (XS-03) đến 69 ngàn 
cây/ha (XS-01); và số cây chết biến động từ 73 
ngàn (XS-01) đến 85 ngàn cây/ha (XS-02). Số 
CTS. chuyển lên TCN biến động từ 116 (XS-
02) đến 382 cây (XS-03). Số cây chuyển ra 
khỏi TCN để bổ sung vào TCC biến động từ 
99 (XS-02) đến 184 cây/ha (XS-01, XS-03). 
Số cây chết ở TCN biến động từ 99 (XS-02) 
đến 184 cây/ha (XS-01 và XS-03). Số cây chết 
ở TCC biến động từ 6 (XS-02) đến 90 cây/ha 
(XS-03). 
Số liệu nghiên cứu này cho thấy sự phức hợp 
của động thái tái sinh dưới tán rừng. Sự phức 
hợp cũng được nhận thấy là rất cao trong những 
năm đầu của tái sinh (Swaine & Hall, 1983) và 
cả sau nhiều thập niên (Sheil et al., 2000). 
IV. KẾT LUẬN 
- Số loài có sự tăng dần từ lớp CTS. < TCN 
<TCC, điều này cho thấy có thể có một sự tích 
tụ loài theo thời gian, nghĩa là số loài mới tái 
sinh trong một thời gian nhất định thì ít hơn số 
loài đã được tích tụ về thời gian ở các lớp cây 
có trước đó. 
- Biến động mật độ lớp cây tái sinh rừng lá 
rộng thường xanh ở Vườn quốc gia Xuân Sơn 
là rất lớn và phức tạp. Mật độ bình quân dao 
động từ 24.444±6.768 cây/ha đến 31.076± 
1.415 cây/ha. Số cây tái sinh bổ sung trung 
bình là 13.418 cây/ha/năm và số cây chết trung 
bình là 15.977 cây/ha/năm. Trong thời gian 
theo dõi 5 năm (2007 - 2012) số cây tái sinh 
chết hàng năm nhiều hơn so với số cây tái sinh 
bổ sung. 
- Tỷ lệ cây tái sinh chết hàng năm cao nhất ở 
CTS<0,5m là 74,30%, từ 0,5 - <1,0m là 
39,21%, từ 1,0 - 1,5m là 40,63% và từ 1,5m 
trở lên là 38,3%. 
Nguyễn Đắc Triển et al., 2015(4) Tạp chí KHLN 2015 
4047 
- Trong chu kỳ 5 năm, số tái sinh chuyển lên 
tầng cây nhỏ biến động từ 116 đến 382 cây/ha. 
Số cây chuyển ra khỏi tầng cây nhỏ để bổ sung 
vào tầng cây cao từ 3 đến 43 cây/ha. Số cây 
chết ở tầng cây nhỏ biến động từ 99 đến 184 
cây/ha. Số cây chết ở tầng cây cao biến động 
từ 6 đến 90 cây/ha. 
TÀI LIỆU THAM KHÂO 
1. Trần Văn Con, 2010. Nghiên cứu các đặc điểm lâm học (diễn thế, cấu trúc, tổ thành, tái sinh (TS), tăng trưởng, 
khí hậu thuỷ văn, đất,...) của một số hệ sinh thái rừng (HSTR) tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết 
đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Văn Con, Trần Thị Thu Hà, 2014. “Động thái cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng 
thường xanh tại Vườn Quốc gia Ba Bể”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, tr. 3417 - 3423. 
3. Vườn Quốc gia Xuân Sơn, 2013. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ 
giai đoạn 2013 - 2020, theo Quyết định số 1794/QĐ - UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh 
Phú Thọ. 
4. Condit, R., P. Hubbell Stephen, V. Lafrankie James, R. Sukumar, N. Manokaran, B. Foster Robin & S. Ashton 
Peter, 1996. Species - Area and Species - Individual Relationships for Tropical Trees: A Comparison of Three 
50 - ha Plots. Journal of Ecology 84, pp. 549 - 562. 
5. Swaine, M.D. & J.B.Hall, 1983. Early succession on cleared forest land in Gahana, Journal of ecology 71, pp. 
601 - 628. 
6. Sheil, D., S. Jennings & P. Savill, 2000. Long - Term Permanent Plot Observations of Vegetation Dynamics in 
Budongo, a Ugandan Rain Forest. Journal of Tropical Ecology 16, pp.765 - 800. 
7. Van Steenis. J., 1956. Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation proceeding of the 
Kandy Symposium UNESCO. 
Người thẩm định: GS.TS. Võ Đại Hải 

File đính kèm:

  • pdfdong_thai_tai_sinh_tu_nhien_rung_la_rong_thuong_xanh_tai_vuo.pdf