Động thái quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI

óm tắt:

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những thay đổi quan trọng kể từ

khi có sự bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Hợp tác kinh tế giữa hai nước được tăng

cường qua những trao đổi thương mại song phương và đa phương gắn với những sáng kiến kinh

tế trong những khuôn khổ như WTO, ASEAN+3, GMS,. Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI,

thương mại Việt – Trung luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch ngoại thương của

Việt Nam và có vị trí rất quan trọng trong tổng thể mối quan hệ kinh tế giữaViệt Nam và Trung

Quốc. Việc giảm rủi ro phát triển cho nền kinh tế cũng như giảm phụ thuộc vào Trung Quốc tất

yếu không thể không đề cập đến lĩnh vực thương mại giữa hai nước. Sự đề cập ở đây gắn với

việc hiểu được thương mại với Trung Quốc đi từ thực trạng tới những tác động đến nền kinh tế

nhằm làm cơ sở cho những đề xuất về mặt giải pháp cho Việt Nam. Với cách tiếp cận này, bài

viết sẽ cung cấp một bức tranh tương đối tổng thể về thương mại Việt-Trung cũng như chỉ ra

những tác động của tình trạng thương mại hiện nay (nhập siêu và cơ cấu hàng hóa trao đổi) đến

nền kinh tế Việt Nam

pdf 10 trang phuongnguyen 12300
Bạn đang xem tài liệu "Động thái quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Động thái quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI

Động thái quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI
1 
Mã số: 332 
Ngày nhận: 28/10/2016 
Ngày gửi phản biện lần 1: 23/11/2016 
Ngày gửi phản biện lần 2: 
Ngày hoàn thành biên tập: 7/1/2017 
Ngày duyệt đăng: 7/1/2017 
ĐỘNG THÁI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 
Phạm Bích Ngọc1 
Vũ Hoàng Linh2 
Ngô Hoàng Thu Thủy3 
Tóm tắt: 
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những thay đổi quan trọng kể từ 
khi có sự bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Hợp tác kinh tế giữa hai nước được tăng 
cường qua những trao đổi thương mại song phương và đa phương gắn với những sáng kiến kinh 
tế trong những khuôn khổ như WTO, ASEAN+3, GMS,... Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, 
thương mại Việt – Trung luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch ngoại thương của 
Việt Nam và có vị trí rất quan trọng trong tổng thể mối quan hệ kinh tế giữaViệt Nam và Trung 
Quốc. Việc giảm rủi ro phát triển cho nền kinh tế cũng như giảm phụ thuộc vào Trung Quốc tất 
yếu không thể không đề cập đến lĩnh vực thương mại giữa hai nước. Sự đề cập ở đây gắn với 
việc hiểu được thương mại với Trung Quốc đi từ thực trạng tới những tác động đến nền kinh tế 
nhằm làm cơ sở cho những đề xuất về mặt giải pháp cho Việt Nam. Với cách tiếp cận này, bài 
viết sẽ cung cấp một bức tranh tương đối tổng thể về thương mại Việt-Trung cũng như chỉ ra 
những tác động của tình trạng thương mại hiện nay (nhập siêu và cơ cấu hàng hóa trao đổi) đến 
nền kinh tế Việt Nam. 
Từ khóa: quan hệ thương mại, Việt Nam, Trung Quốc, tác động, chính sách 
Abstract: 
1 TS Viện Kinh tế Việt Nam 
2 TS Viện Kinh tế Việt Nam 
3 ThS Khoa Tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại thương, email: thuynht@ftu.edu.vn 
2 
Trade relation between Vietnam and China has made significant changes since the 
normalization of relation in 1991. Economic cooperation between the two countries is enhanced 
by bilateral and multilateral trades related to economic initiatives in frameworks such as WTO, 
ASEAN + 3, GMS, ... Until the early years of the twenty-first century, Vietnam - China trade 
always accounts for a large proportion of total foreign trade value of Vietnam and has a very 
important position in the overall economic relationship between Viet Nam and China. Hence, in 
reducing development risks for the economy and dependence on China, we can not mention the 
trade relation between the two countries. The paper will discuss the bilateral trade with China, 
from the actual situation to the impact on the Vietnamese economy, which serves as a basis for 
policy recommendations for Vietnam. With this approach, we will provide an overall picture of 
Vietnam- China trade as well as point out the impact of the current state of trade (trade deficit 
and structure of goods exchange) on Vietnamese economy. 
Keywords: trade relation, Vietnam, China, impact, policy 
1. Thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc 
1.1. Quy mô thương mại 
Trong thời gian từ 2001 đến 2016, tính theo giá trị tuyệt đối, quy mô thương mại 
của Việt Nam với nước đối tác Trung Quốc đã tăng lên gần 2.368,5% (từ hơn 3.023 triệu 
USD lên 71.600 triệu USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung 
Quốc tăng gần 15 lần (từ 1.417,4 triệu USD lên 21.800 triệu USD) và kim ngạch nhập 
khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam tăng hơn 31 lần (từ 1.606,2 triệu USD lên 49.800 triệu 
USD). Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2015 nhập siêu từ Trung Quốc đã vượt 
tổng mức nhập siêu của cả nước tới hơn 10 lần. Trong những năm gần đây Việt Nam liên 
tục nhập siêu ở mức độ rất cao với Trung Quốc. Năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam xuất 
siêu ở con số 2,6 tỷ USD nhưng nhập siêu từ Trung Quốc vẫn cao ở mức 28 tỷ USD4. 
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại của Việt Nam với Trung Quốc, 
2001-2016 
Đơn vị: Triệu USD 
Năm 
Kim ngạch 
xuất khẩu của Việt Nam 
sang Trung Quốc 
Kim ngạch nhập khẩu của 
Việt Nam từ Trung Quốc 
Tổng kim ngạch XNK 
Việt Nam và Trung 
Quốc 
CCTM Việt Nam – 
Trung Quốc 
2001 1.417,4 1.606,2 3.023,6 -188,8 
4 
20170102081539936.htm 
3 
2002 1.518,3 2.158,8 3.677,1 -640,5 
2003 1.883,1 3.138,6 5.021,7 -1.255,5 
2004 2.899,1 4.595,1 7.494,2 -1.696,0 
2005 3.228,1 5.899,7 9.127,8 -2.671,6 
2006 3.242,8 7.391,3 10.634,1 -4.148,5 
2007 3.646,1 12.710,0 16.356,1 -9.063,9 
2008 4.850,1 15.973,6 20.823,7 -11.123,5 
2009 5.403,0 15.411,3 20.814,3 -10.008,3 
2010 7.742,9 20.203,6 27.946,5 -12.460,7 
2011 11.613,3 24.866,4 36.479,7 -13.253,1 
2012 12.388,2 28.785,9 41.174,1 -16.397,7 
2013 13.259,4 36.954,3 50.213,7 -23.694,9 
2014 14.900,0 43.870,0 58.770,0 -28.970,0 
2015 17.000,0 49.300,0 66.300,0 -32.300,0 
2016* 21.800,0 49.800,0 71.600,0 -28.000,0 
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 
Ghi chú: Dự báo năm 2016 của Tổng cục Thống kê Việt Nam 
Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc đã ở mức báo động với con số 12,46 tỷ USD. 
Đến năm 2012, sau nhiều năm liền cả nước nhập siêu, lần đầu tiên Việt Nam đã xuất siêu 
748,8 triệu USD nhưng tỷ lệ nhập siêu với Trung Quốc lại tăng mạnh mà không giảm, lên 
đến 16,397 tỷ USD. Năm 2013, con số này đạt mức 23,695 tỷ USD. Đến năm 2014, nhập 
siêu từ Trung Quốc đã tăng lên gần 30 tỷ USD và năm 2015 là 32,3 tỷ USD. Năm 2016 
con số này giảm xuống còn 28 tỷ USD nhưng vẫn là con số rất lớn. 
4 
Hình 1: Tình hình nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001-2016 
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 
Hơn nữa, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc chiếm tỷ trọng ngày 
càng lớn trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, từ 1,4% năm 2001 đến 
1215,4% năm 2014. Số liệu này cho thấy mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn 
cung cấp hàng hóa từ Trung Quốc đã tăng lên nhanh và mức độ phụ thuộc là tương đối 
nghiêm trọng. Trong khi đó, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc chiếm 
tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc: chỉ từ 0,1% năm 
2001 lên 7,5% năm 2014. 
Bảng 2. Tỷ trọng của thƣơng mại của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng kim ngạch 
ngoại thƣơng của Việt Nam và tỷ trọng của thƣơng mại của Trung Quốc với Việt Nam 
trong tổng kim ngạch ngoại thƣơng của Trung Quốc (%) 
 Năm 2001 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 
% ngoại thƣơng của Việt Nam với Trung Quốc trong tổng ngoại thƣơng của Việt Nam 
% xuất và nhập khẩu 9,0 13,2 17,8 19,7 
% xuất khẩu 9,4 9,9 10,7 9,9 
% nhập khẩu 8,6 16,0 23,8 29,6 
% xuất/nhập siêu với Trung Quốc 
trong tổng cán cân thanh toán 
1,4 61,9 98,9 1215,4 
% ngoại thƣơng của Trung Quốc với Việt Nam trong tổng ngoại thƣơng của Trung Quốc 
% xuất và nhập khẩu 0,6 0,6 0,9 1,4 
% xuất khẩu 0,5 0,7 1,2 1,9 
5 
% nhập khẩu 0,6 0,5 0,5 0,8 
% xuất/nhập siêu với Việt Nam 
trong tổng cán cân thanh toán 
0,1 2,1 5,6 7,5 
Chú thích: Số liệu xuất và nhập của Trung Quốc với Việt Nam lấy từ số liệu nhập và xuất của Việt 
Nam với Trung Quốc. 
Nguồn: Tính toán theo số liệu các Niên giám thống kê Việt Nam 2005, 2011, 2014 
1.2. Cơ cấu thương mại 
Về mặt cơ cấu trao đổi thương mại, các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung 
Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, sắt 
th p, nguyên liệu may mặc, hàng dệt may, da giầy,... Đối với xuất khẩu, các mặt hàng 
chính bao gồm các mặt hàng nông lâm sản, dầu thô, xơ sợi dệt, sản phẩm vi t nh,... Theo 
Tổng cục Thống kê Việt Nam, Trung Quốc là nước nhập khẩu hàng nông sản, rau quả 
lớn nhất của Việt Nam và là nước chủ yếu nhập khẩu sản phẩm cao su, khoai sắn và hạt 
điều của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc c n là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của 
Việt Nam trong năm 2015 với giá trị 1,84 tỷ USD. 
Trên thực tế, trong nhiều năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam 
và Trung Quốc đã phản ánh xu hướng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, hàng có giá trị gia 
tăng thấp từ Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng tăng, tỷ trọng xuất khẩu hàng chế 
biến của Việt Nam sang Trung Quốc chưa được cải thiện theo hướng t ch cực. Điều này 
thể hiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa Trung Quốc c n rất 
khiêm tốn. 
Hình 2: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc (2015) 
 Đơn vị: triệu USD 
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 
6 
Đồng thời, ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đa phần vẫn là 
các sản phẩm đầu vào cũng như các sản phẩm trung gian phục vụ cho sản xuất trong 
nước. Thực tế này phản ảnh sự yếu kém của nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng 
như sự phụ thuộc lớn về nguồn cung của Việt Nam vào Trung Quốc trong nhiều năm qua. 
Hình 3: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ thị trƣờng Trung Quốc (2015) 
 Đơn vị: triệu USD 
`Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 
Trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc còn xảy ra một hiện tượng nổi 
cộm, kéo dài nhiều năm là tình trạng buôn lậu qua biên giới. Nhiều loại khoáng sản như 
than, quặng, gỗ, gạo của Việt Nam xuất khẩu lậu sang Trung Quốc cả bằng đường bộ 
và đường biển với khối lượng lớn. Ở chiều ngược lại, hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm và 
cả một số nguyên vật liệu sản xuất từ Trung Quốc nhập khẩu không qua kiểm soát tràn 
ngập thị trường Việt Nam. Thậm ch , các thương lái Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp 
ở nhiều địa phương trên lãnh thổ Việt Nam, sử dụng những thủ thuật kinh doanh nhằm 
kiếm lời bất chính và gây tác hại tới thị trường nội địa, tàn phá tài nguyên và môi trường. 
Ở nhiều địa phương, họ thu mua những mặt hàng như rễ hồi, đỉa, móng trâu, lá điều khô, 
hoa thanh long Sau khi tạo nên những cơn sốt với giá cả lên đến đỉnh điểm và thu về 
một khoản lời lớn, thì các thương lái đó biến mất, không thu mua nữa khiến người dân 
điêu đứng, hàng thu về không biết bán cho ai. Trước tình hình đó, các cơ quan ch nh 
quyền vẫn chưa có những biện pháp xử lý th ch đáng, mà chỉ biết khuyến cáo người dân 
cảnh giác. Hiện trạng này là biểu hiện của năng lực quản lý nhà nước yếu kém của các cơ 
7 
quan chính quyền đối với hoạt động thương mại cả ở vùng biên giới lẫn trên thị trường 
nội địa5. 
2. Đánh giá tác động của tình trạng nhập siêu và cơ cấu hàng hóa trao đổi 
thƣơng mại với Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam 
Từ phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, có 
thể thấy vấn đề nổi cộm hiện nay đối với Việt Nam là tình trạng nhập siêu rất lớn từ 
Trung Quốc. Số lượng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong hơn một 
thập kỷ qua ngày càng tăng. Đây là một vấn đề có những tác động rất sâu rộng không chỉ 
ở hiện tại mà cả về mặt dài hạn đối với toàn bộ nền kinh tế. 
Trước tiên, chúng ta đã biết mặt trái của vấn đề nhập siêu lớn là nền kinh tế sẽ phụ 
thuộc quá mức vào Trung Quốc và chứa đựng những ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế-
xã hội (lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, nguồn cầu về ngoại hối tăng ảnh hưởng đến tỷ giá 
và làm tăng nợ công,). 
Ngoài ra, với cán cân thương mại chú trọng vào nhập các yếu tố đầu vào như hiện 
tại thì ở một mức độ nhất định, sản xuất trong nước sẽ phụ thuộc và bị chi phối bởi nguồn 
cung từ Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn đến những rủi ro về năng lực cạnh tranh của các 
doanh nghiệp Việt Nam khi mà công nghệ, máy móc, thiết bị, hàng hóa nguyên vật liệu 
đầu vào của Trung Quốc có chất lượng thường ở mức trung bình và thấp. Mặt khác, xuất 
khẩu sang Trung Quốc với tỷ trọng không tương xứng và chủ yếu là những hàng nguyên 
liệu thô, hàng có giá trị gia tăng thấp (như mặt hàng nông sản) đã không đóng góp hiệu 
quả vào việc tạo ra được sự phụ thuộc theo chiều ngược lại từ phía Trung Quốc vào Việt 
Nam. Và vì vậy mối quan hệ thương mại Việt-Trung đã trở thành một mối quan hệ mất 
cân đối, với sự phụ thuộc lớn nghiêng về phía Việt Nam. Thực tế thì chúng ta đang thiếu 
những chiến lược, chính sách cụ thể trong việc phát triển các mặt hàng cho xuất khẩu 
sang Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến tình trạng tự phát trong các hoạt động sản xuất, 
thu mua của các doanh nghiệp và địa phương. 
Đồng thời, nhìn từ quy mô ta có thể nhận thấy, hiện nay, những đối tác thương mại 
quan trọng của Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Nếu Trung 
Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất thì Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt 
5 Nguyễn Thị Phương Hoa- Phạm Bích Ngọc (2016): Vấn đề buôn lậu hàng hóa qua biên giới Việt – Trung, một góc 
nhìn, tr. 24-39. 
8 
Nam. Các quốc gia và khu vực còn lại cũng nắm giữ những vị trí quan trọng trong thương 
mại quốc tế của Việt Nam. 
Bảng 3: Các đối tác thƣơng mại quan trọng của Việt Nam năm 2015 
Thị trường xuất khẩu Thị trường nhập khẩu 
Quốc gia Kim ngạch 
(tỷ USD) 
Tỷ trọng 
(%) 
Quốc gia Kim ngạch 
(tỷ USD) 
Tỷ 
trọng 
(%) 
EU 31,1 27,3 Trung Quốc 49,3 39,1 
Mỹ 33,7 29,6 Hàn Quốc 27,6 21,9 
ASEAN 18,0 15,8 ASEAN 23,9 18,9 
Nhật Bản 14,2 12,4 Nhật Bản 14,4 11,4 
Trung Quốc 17 14,9 Đài Loan 11,0 8,7 
Tổng kim ngạch XK 114 100,0 Tổng kim ngạch NK 126,2 100,0 
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy, Việt Nam xuất siêu chủ yếu sang khối các nước 
phát triển EU, Mỹ, Nhật Bản trong khi đó lại nhập siêu chủ yếu từ các nước và vùng 
lãnh thổ châu Á thuộc khối các nước đang phát triển, như Trung Quốc, ASEAN, Hàn 
Quốc Có thể thấy sự nhập siêu này không phải từ khu vực có trình độ công nghệ cao, 
công nghệ nguồn và có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại. 
Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế xã hội của Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá 
trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế cũng như chuyển đổi nền kinh tế từ 
chiều rộng sang chiều sâu. Nói một cách khác,Việt Nam đang “bán hộ” hàng Trung Quốc 
sang Mỹ vì Việt Nam chủ yếu nhập nguyên, vật liệu của Trung Quốc về gia công và 
xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, phần giá trị gia tăng có được là vô cùng ít. 
Tóm lại, từ thực trạng cơ cấu hàng hóa và nhập siêu của Việt Nam trong quan hệ 
thương mại với Trung Quốc đã thể hiện hai vấn đề nổi cộm: 1. Sự yếu kém của nền kinh 
tế của Việt Nam, đặc biệt trong khía cạnh năng lực tự phát triển của nền kinh tế. 2. Thể 
hiện quan hệ “phụ thuộc mạnh” của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc. Sự phụ thuộc 
nhiều vào Trung Quốc do nhập siêu lớn và trao đổi thương mại với cơ cấu bất hợp lí sẽ 
làm cho nền kinh tế phát triển trong một không gian tiềm ẩn các rủi ro và bất trắc khó 
lường, đặc biệt là trong khi Trung Quốc luôn có những hành động gây bất ổn chính trị ở 
biển Đông gần đây. Những vấn đề này đ i hỏi chúng ta cần có những chính sách phù hợp 
9 
và kịp thời nhằm khắc phục tình trạng phụ thuộc này theo hướng đảm bảo sự phát triển 
của nền kinh tế một cách bền vững và dài hạn. 
3. Một số giải pháp chính sách 
Trong bối cảnh thế giới và trong nước những năm sắp tới, Việt Nam cần giảm nhập 
siêu một cách nhanh nhất có thể, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc một chiều vào thương mại 
với Trung Quốc, đảm bảo phát triển nền kinh tế VN theo hướng bền vững. Theo chúng 
tôi, mục tiêu từ năm 2016 đến năm 2025 giảm dần nhập siêu và sẽ cân đối thương mại 
với Trung Quốc năm 2030 chỉ có thể làm được khi , hệ thống giải pháp chính sách cải 
thiện cán cân thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc thực hiện tốt theo 4 hướng: 
1.Thay đổi mô hình tăng trưởng. 2. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế. 3. Tăng cường công 
tác quản lý xuất nhập khẩu. 
Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp chính sách cụ thể nhằm điều chỉnh cán cân 
thương mại Việt Nam- Trung Quốc như sau: 
Về cơ cấu ngành, tập trung ưu tiên cho 3 nhóm ngành sau: 1. Phát triển công nghiệp 
hỗ trợ sản xuất các mặt hàng vật liệu, linh kiện mà hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu từ 
Trung Quốc với số lượng lớn (ưu tiên dệt may, chuẩn bị cho TPP). 2. Phát triển chuỗi sản 
phẩm nông nghiệp – công nghiệp chế biến là thế mạnh của Việt Nam nhằm xuất khẩu 
sang Trung Quốc (lợi thế cạnh tranh quốc gia). 3. Nâng cao sức cạnh tranh một số phân 
ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm tiêu dùng nhằm thay thế nhập khẩu từ 
Trung Quốc. 
Về việc tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách thương mại chung, tạo lập hành lang 
pháp lý thông thoáng; Đổi mới cơ chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu; rà soát hệ thống thuế, 
ph và các chi ph đầu vào theo hướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, 
khuyến khích sử dụng vật tư nguyên liệu sản xuất trong nước; Thúc đẩy, vận động tiêu 
chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại, đặc biệt là 
các bạn hàng lớn về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm 
dịch nhằm tránh thiệt hại cho xuất khẩu từ các rào cản bảo hộ; Tăng cường công tác xúc 
tiến thương mại. 
Về hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư, thương mại của Việt Nam đối với Trung 
Quốc, Việt Nam cần đàm phán các điều kiện về thương mại gia tăng xuất khẩu hàng 
nông sản, công nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc; Lọc dòng vốn đầu tư và chuyển 
giao công nghệ; Sửa đổi luật pháp về đấu thầu nhằm chọn lựa nhà thầu và công nghệ tốt; 
10 
Củng cố hệ thống hàng rào kỹ thuật (TBT) để ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa kém chất 
lượng, đồng thời bảo hộ sản xuất trong nước; Điều chỉnh tỷ giá, chủ động ứng phó linh 
hoạt với xu thế quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ; Phân cấp cho chính quyền địa phương 
quản lý chủ động và linh hoạt thương mại vùng biên. 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Chiến Thắng, Phạm Bích Ngọc (2010), “Thương mại Việt Nam - Trung 
Quốc năm 2010, Cơ cấu xuất nhập khẩu, cán cân thương mại và triển vọng”, Tạp chí 
Nghiên cứu kinh tế, Số 7, Tr 22-31. 
2. Nguyễn Thị Hồng Minh (2012), “Phát triển thương mại biên giới Việt - Trung thời 
kỳ hội nhập”, Tạp chí Thương mại, Số 6, Tr 32-34. 
3. Phạm Bích Ngọc (2014), “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Những rủi 
ro phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 10, Tr 68 – 76. 
4. Phạm Bích Ngọc (2015), “Ch nh sách thương mại Việt Nam – Trung Quốc ở khu 
vực kinh tế cửa khẩu”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 
174 (210), Tr 41- 46. 
5. Nguyễn Phương Hoa – Phạm Bích Ngọc (2016), “Vấn đề buôn lậu hàng hóa qua 
biên giới Việt – Trung, một góc nhìn”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8 (180), Tr 
24-39. 

File đính kèm:

  • pdfdong_thai_quan_he_thuong_mai_viet_nam_trung_quoc_trong_nhung.pdf