Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện bà rịa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2019

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả

thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại

Bệnh viện Bà Rịa năm 2019. Thiết kế nghiên cứu là mô tả

cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Kết quả nghiên cứu trên 290 điều dưỡng lâm sàng cho thấy

tỷ lệ điều dưỡng có động lực làm việc chiếm 62,1%. Trong

07 nhóm yếu tố về động lực, tỷ lệ điều dưỡng có động lực

cao nhất ở nhóm yếu tố “tuân thủ giờ giấc và sự tham gia”

với 81,03% và thấp nhất là tỷ lệ điều dưỡng có động lực ở

nhóm “yếu tố sức khỏe” với 21,03%. Kết quả nghiên cứu

cung cấp bằng chứng khoa học tham mưu cho Ban Giám

đốc chủ động nắm bắt tình hình, từng bước nâng cao động

lực cho điều dưỡng nhằm góp phần cải thiện chất lượng

khám chữa bệnh toàn diện trong thời gian tới

pdf 7 trang phuongnguyen 4540
Bạn đang xem tài liệu "Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện bà rịa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện bà rịa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2019

Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện bà rịa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2019
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 79
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả 
thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại 
Bệnh viện Bà Rịa năm 2019. Thiết kế nghiên cứu là mô tả 
cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. 
Kết quả nghiên cứu trên 290 điều dưỡng lâm sàng cho thấy 
tỷ lệ điều dưỡng có động lực làm việc chiếm 62,1%. Trong 
07 nhóm yếu tố về động lực, tỷ lệ điều dưỡng có động lực 
cao nhất ở nhóm yếu tố “tuân thủ giờ giấc và sự tham gia” 
với 81,03% và thấp nhất là tỷ lệ điều dưỡng có động lực ở 
nhóm “yếu tố sức khỏe” với 21,03%. Kết quả nghiên cứu 
cung cấp bằng chứng khoa học tham mưu cho Ban Giám 
đốc chủ động nắm bắt tình hình, từng bước nâng cao động 
lực cho điều dưỡng nhằm góp phần cải thiện chất lượng 
khám chữa bệnh toàn diện trong thời gian tới.
Từ khoá: Động lực, điều dưỡng, bệnh viện, nhân 
viên y tế
ABTRACT
STATUS ON MOTIVATION OF CLINICAL 
NURSES WORKING IN BA RIA HOSPITAL IN 2019
Research was conducted with objective which is 
to describe working motivation of clinical nurses at 
Ba Ria Hospital in 2019. The research design is cross-
sectional description, using quantitative method. The 
research results show that the proportion of nurses having 
working motivation is 62.1%. Among the 07 motivational 
factors groups, the rate of nurses having motivation with 
“compliance with time and participation” is highest 
(81.03%), while the lowest motivation rate of nurses is 
21.03% - “burnout”. The research results provide scientific 
evidences to advise the Board of Directors to understand 
the situation, step by step to increase the motivation 
for nurses to improving the quality of comprehensive 
healthcare in the future. 
Keyword: Motivation, nurse, hospital, health worker.
I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Động lực làm việc của nhân viên y tế có ý nghĩa đặc 
biệt quan trọng trong hành vi của họ tại một thời điểm cụ 
thể. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần cũng như hiệu quả 
công việc của họ. Thành công thật sự cho nhà lãnh đạo chỉ 
đến khi người lao động có động lực làm việc trong khi vẫn 
đạt được mục tiêu của tổ chức đề ra.
Trong năm 2018, qua khảo sát hài lòng các nhân viên 
do Phòng Quản lý chất lượng tổng hợp, họ đã có 38 ý kiến 
đóng góp đến Bệnh viện để cải thiện công việc (25 ý kiến 
nâng cao thu nhập và các khoản phụ cấp; 06 ý kiến thiếu 
nhân lực làm việc; 03 ý kiến về vấn đề an toàn khi thực 
hiện công việc; 02 ý kiến về cơ hội học tập nâng cao trình 
độ; 02 ý kiến về các vấn đề khác). Cũng trong năm 2018, 
qua báo cáo của Phòng Tổ chức cán bộ đã có 30 nhân viên 
xin nghỉ việc và 07 nhân viên thuyên chuyển công tác qua 
nơi khác với nhiều lý do. Mặt khác, từ khi thành lập đến 
nay Bệnh viện chưa có thực hiện nghiên cứu nào về động 
lực làm việc. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
đề tài “Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại 
Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng đang làm việc tại các khoa Lâm sàng của 
Bệnh viện.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng nghiên cứu 
định lượng.
Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Cỡ mẫu: Theo công thức: n = 
n: số cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu
Z
(1-α/2)
 : hệ số với độ tin α = 0,05; vậy Z
(1-α/2)
 = 1,96
P: tỷ-lệ-điều-dưỡng-có-động lực dự kiến (P = 0,658 
dựa theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Tuyết Mai)
Ngày nhận bài: 02/11/2019 Ngày phản biện: 07/11/2019 Ngày duyệt đăng: 15/11/2019
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG TẠI BỆNH 
VIỆN BÀ RỊA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2019
Phùng Thanh Hùng1, Phạm Ngọc Hà2, Chu Huyền Xiêm1, Phạm Quỳnh Anh1
1. Trường Đại học Y tế Công cộng
2. Trung tâm Pháp y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn80
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
d: sai số cho phép (0,05 tương ứng CI 95%).
Thay vào công thức ta có n = 264
Để đảm bảo đủ số lượng, cỡ mẫu cộng thêm 10% các 
đối tượng từ chối hoặc bỏ tham gia nghiên cứu. Chọn n = 
290 trường hợp làm cỡ mẫu.
Phương pháp thu thập phân tích số liệu
Phát vấn đối tượng trực tiếp tại Khoa theo bộ công 
cụ được Việt hóa của Mbindyo để đo lường động lực làm 
việc của điều dưỡng. Bộ công cụ gồm 23 tiểu mục thuộc 
07 nhóm yếu tố: (1) yếu tố về động lực làm việc chung, (2) 
yếu tố về sức khỏe, (3) yếu tố về mức độ hài lòng với công 
việc, (4) yếu tố hài lòng với khả năng bản thân và giá trị 
công việc, (5) yếu tố cam kết với tổ chức, (6) yếu tố sự tận 
tâm, (7) yếu tố về tuân thủ giờ giấc và sự tham gia.
Số liệu định lượng sau khi làm sạch được nhập và xử 
lý bằng SPSS 16.0 cho các thông tin mô tả và phân tích 
thống kê. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua phỏng vấn 290 điều dưỡng các khoa Lâm sàng 
của Bệnh viện chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1 kết quả thể hiện đa số điều dưỡng lâm sàng là 
nữ chiếm tỷ lệ 85,2%. Người trẻ nhất trong nghiên cứu là 
22 tuổi và cao nhất hiện 59 tuổi. Trong đó, tỷ lệ điều dưỡng 
dưới 30 tuổi chiếm 43,4%; từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm 
36,9%; trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 19,7%. Trình độ là Trung 
cấp/Cao đẳng chiếm đa số với tỷ lệ 83,8%. Phần lớn có 
thu nhập trung bình / tháng từ 5 - 9 triệu đồng chiếm tỷ lệ 
59,3%; thu nhập trên 9 triệu chiếm tỷ lệ 11,7% và có 29% 
thu nhập dưới 5 triệu/tháng. Thâm niên công tác của điều 
dưỡng giữa các mốc thời gian khá đồng đều với thời gian 
từ 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ 30,7%; từ 5 – 10 năm chiếm tỷ lệ 
31,7% còn lại trên 10 năm chiếm tỷ lệ 37,6%. 
3.2. Thực trạng động lực làm việc của điều dưỡng 
lâm sàng tại Bệnh viện
Bảng 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 43 14,8
Nữ 247 85,2
Tuổi
<= 30 tuổi 126 43,4
31 - 40 tuổi 107 36,9
> 41 tuổi 57 19,7
Trình độ chuyên môn
Trung cấp, Cao đẳng 243 83,8
Đại học 47 16,2
Thu nhập trung bình (VNĐ)
<5.000.000 84 29
5.000.000 - 9.000.000 172 59,3
> 9.000.000 34 11,7
Thâm niên công tác
1 < 5 năm 89 30,7
5 - 10 năm 92 31,7
> 10 năm 109 37,6
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 81
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Với nhóm yếu tố động lực làm việc chung, điểm trung 
bình của yếu tố “Có động lực để làm việc chăm chỉ” là 
3,46; có 47,5% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận 
định này. Thấp nhất là điểm trung bình của yếu tố “Làm 
việc để được lãnh lương vào cuối tháng” chỉ đạt 2,87; có 
29,7% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. 
Cao nhất là điểm trung bình của yếu tố “Làm việc để đảm 
bảo cuộc sống lâu dài trong tương lai” đạt 3,69; có đến 
70,4% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên.
Với nhóm yếu tố sức khỏe, cao nhất là điểm trung 
bình của yếu tố “Mệt mỏi vào cuối mỗi ngày làm việc” 
là 3,31; có 42,4% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với 
nhận định này. Thấp nhất là điểm trung bình của yếu tố 
“Buổi sáng thức dậy thấy uể oải khi nghĩ đến công việc” 
đạt 3,01; có 22,7% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với 
nhận định trên.
Bảng 2: Động lực làm việc với yếu tố động lực làm việc chung cùng yếu tố sức khỏe
STT Nội dung Tỷ lệ đồng ý/rất đồng ý Điểm trung bình
Yếu tố động lực làm việc chung
1 Có động lực để làm việc chăm chỉ 47,5% 3,46
2 Làm việc để được lãnh lương cuối tháng 29,7% 2,87
3 Làm việc để đảm bảo cuộc sống lâu dài trong tương lai 70,4% 3,69
Yếu tố sức khỏe
1 Mệt mỏi vào cuối mỗi ngày làm việc 42,4% 3,31
2 Buổi sáng thức dậy thấy uể oải khi nghĩ đến công việc 22,7% 3,01
Bảng 3: Động lực làm việc với “Yếu tố hài lòng với công việc và đồng nghiệp” và “Yếu tố hài lòng
khả năng bản thân và giá trị công việc” 
STT Nội dung Tỷ lệ đồng ý/rất đồng ý Điểm trung bình
Yếu tố hài lòng với công việc và đồng nghiệp
1 Hài lòng với công việc hiện tại 60,3% 3,61
2 Nhận thấy không hài lòng với các đồng nghiệp 9,7% 2,58
3 Hài lòng với người quản lý 65,2% 3,71
Yếu tố hài lòng khả năng bản thân và giá trị công việc
1 Hài lòng với cơ hội sử dụng khả năng của bản thân 45,8% 3,44
2 Hài lòng với giá trị của công việc đang làm 55,2% 3,52
3 Cảm thấy công việc đang làm có giá trị 70,3% 3,82
Với nhóm yếu tố hài lòng với công việc và đồng 
nghiệp, điểm trung bình của yếu tố “Hài lòng với công 
việc hiện tại” là 3,61; có 60,3% điều dưỡng đồng ý và 
rất đồng ý với nhận định này. Thấp nhất là điểm trung 
bình của yếu tố “Nhận thấy không hài lòng với các đồng 
nghiệp khác” chỉ đạt 2,58; có 9,7% điều dưỡng đồng ý 
và rất đồng ý với nhận định trên. Cao nhất là điểm trung 
bình của yếu tố “Hài lòng với người quản lý” đạt 3,71; 
có đến 65,2% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận 
định trên.
Với nhóm yếu tố hài lòng với khả năng bản thân và 
giá trị công việc, điểm trung bình của yếu tố “Hài lòng với 
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn82
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
giá trị của công việc đang làm” đạt 3,52; có 55,2% điều 
dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. Thấp nhất 
là điểm trung bình của yếu tố “Hài lòng với cơ hội sử dụng 
khả năng của bản thân” đạt 3,44; có 45,8% điều dưỡng 
đồng ý và rất đồng ý với nhận định này. Cao nhất là điểm 
trung bình của yếu tố “Cảm thấy công việc đang làm có giá 
trị” đạt 3,82; có đến 70,3% điều dưỡng đồng ý và rất đồng 
ý với nhận định trên.
Kết quả thể hiện điểm trung bình của yếu tố “Tự hào 
khi được làm việc cho Bệnh viện” là 3,76; có 67,3% điều 
dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận định này. Điểm trung 
bình của yếu tố “Nhận thấy giá trị của bản thân và giá trị 
của Bệnh viện tương đồng” đạt 3,55; có 56,9% điều dưỡng 
đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. Điểm trung bình 
của yếu tố “Bệnh viện đã truyền cảm hứng để làm tốt việc 
bản thân” đạt 3,62; có 57,9% điều dưỡng đồng ý và rất 
đồng ý với nhận định trên. Thấp nhất là điểm trung bình 
của yếu tố “Thấy vui khi làm ở Bệnh viện này hơn ở chỗ 
khác” đạt 3,51; có 48,6% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý 
với nhận định trên. Cao nhất là điểm trung bình của yếu tố 
“Bản thân gắn bó lâu dài với Bệnh viện” đạt 3,76 và có đến 
69,7% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên.
Bảng 4: Động lực làm việc với “Yếu tố cam kết với tổ chức”
STT Nội dung Tỷ lệ đồng ý/rất đồng ý Điểm trung bình
1 Tự hào khi được làm việc cho Bệnh viện 67,3% 3,76
2 Nhận thấy giá trị của bản thân và giá trị của Bệnh viện 
tương đồng
56,9% 3,55
3 Thấy vui khi làm ở Bệnh viện này hơn ở chỗ khác 48,6% 3,51
4 Bản thân gắn bó lâu dài với Bệnh viện 69,7% 3,76
5
Bệnh viện đã truyền cảm hứng để làm tốt công việc của 
bản thân
57,9% 3,62
Bảng 5: Động lực làm việc với “Yếu tố sự tận tâm” và “Yếu tố tuân thủ giờ giấc và sự tham gia”
STT Nội dung Tỷ lệ đồng ý/rất đồng ý Điểm trung bình
Yếu tố sự tận tâm
1 Nhận thấy có thể tin tưởng và dựa vào đồng nghiệp 67,3% 3,70
2 Hoàn thành nhiệm vụ của mình hiệu quả và chính xác 70,0% 3,72
3 Bản thân là nhân viên chăm chỉ 68,2% 3,72
4 Bản thân làm những việc thấy cần mà không cần ai nhắc nhở 67,3% 3,72
Yếu tố tuân thủ giờ giấc và sự tham gia
1 Luôn đi làm việc đúng giờ 76,9% 3,87
2 Thường xin nghỉ việc, làm không thường xuyên 7,6% 2,07
3 Thỉnh thoảng đi làm muộn cũng không sao cả 9,0% 1,98
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 83
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên điều dưỡng lâm sàng 
có động lực làm việc chung (07 yếu tố) là 62,1%. Trong 
đó, nhóm “Yếu tố sức khỏe” có tỷ lệ điều dưỡng có động 
lực thấp nhất với tỷ lệ 21,03%. Nhóm “Yếu tố tuân thủ giờ 
giấc và sự tham gia” có tỷ lệ điều dưỡng có động lực cao 
nhất với tỷ lệ 81,03%. Tỷ lệ điều dưỡng có động lực ở các 
nhóm yếu tố khác dao động từ 43,1% đến 73,79%.
IV. BÀN LUẬN
Điều dưỡng có động lực làm việc với nhóm yếu tố 
động lực làm việc chung tương đối thấp với tỷ lệ 43,1%. 
Tiểu mục “Làm việc để được lãnh lương vào cuối tháng” 
có 29,7% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với khía cạnh 
trên. Từ đó cho thấy đồng lương họ nhận được chưa đáp 
ứng được nhu cầu. Điều dưỡng ngoài thu thập thì họ cần 
có công việc ổn định, được tiếp xúc với đồng nghiệp, được 
học tập nâng cao tay nghề, được mở rộng các mối quan 
hệ. Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của tác giả Hồ 
Ngọc Thành với tỷ lệ 29,4%.
Điều dưỡng có động lực với nhóm yếu tố góc độ sức 
khỏe là thấp nhất với tỷ lệ 21,03%. Tiểu mục “mệt mỏi 
vào cuối mỗi ngày làm việc” có 42,4% điều dưỡng đồng 
ý và rất đồng ý với khía cạnh trên. Điều này nói lên công 
việc điều dưỡng đang bị quá tải trong thời gian dài. Thực 
tế cho thấy với nhân lực điều dưỡng chỉ đủ phục vụ tốt 700 
giường bệnh định biên thì nay đang phải thường xuyên 
chăm sóc cho trên dưới 900 giường bệnh nội trú. Ngoài ra 
mỗi ngày, Bệnh viện khám bệnh ngoại trú trên dưới 1800 
bệnh nữa thì việc mệt mỏi là điều dễ hiểu. Kết quả này 
tương đương so với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc 
Tuyết Mai với tỷ lệ chiếm 46,7%. Với công việc chuyên 
môn hiện đang quá tải hiện nay, cộng thêm các công việc 
hành chính khác mà nhất là thanh quyết toán tiền viện phí 
ra viện đã phần nào đưa đến nhận định với 22,7% điều 
dưỡng đồng ý với yếu tố “Buổi sáng thức dậy thấy uể oải 
khi nghĩ đến công việc”. Kết quả này tương đương so với 
nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Tuyết Mai với tỷ lệ 
chiếm 27,31%.
Bảng 6: Đánh giá chung về động lực làm việc và các yếu tố liên quan
Yếu tố động lực theo từng nhóm yếu tố
Tần số (N)
Có động lực
Tỷ lệ
(%)
ĐLLV chung (đầu ra kết cục) 180 62,1
Động lực của điều dưỡng dưới góc độ Yếu tố động lực chung 125 43,1
Động lực của điều dưỡng dưới góc độ Yếu tố sức khỏe 61 21,03
Động lực của điều dưỡng dưới góc độ Yếu tố hài lòng với công việc và đồng nghiệp 174 60,0
Động lực của điều dưỡng dưới góc độ Yếu tố khả năng bản thân và giá trị công việc 169 58,28
Động lực của điều dưỡng dưới góc độ Yếu tố cam kết với tổ chức 165 56,9
Động lực của điều dưỡng dưới góc độ Yếu tố sự tận tâm 214 73,79
Động lực của điều dưỡng dưới góc độ Yếu tố tuân thủ giờ giấc và sự tham gia 235 81,03
Với nhóm yếu tố sự tận tâm, điểm trung bình của yếu 
tố “Bản thân là nhân viên chăm chỉ” đạt 3,72; có 68,2% 
điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. Điểm 
trung bình của yếu tố “Bản thân làm những việc thấy cần 
mà không cần ai nhắc nhở” đạt 3,72; có 67,3% điều dưỡng 
đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. Thấp nhất là điểm 
trung bình của yếu tố “Nhận thấy có thể tin tưởng và dựa 
vào đồng nghiệp” đạt 3,70; có 67,3% điều dưỡng đồng ý 
và rất đồng ý với nhận định này. Cao nhất là điểm trung 
bình của yếu tố “Hoàn thành nhiệm vụ của mình hiệu quả 
và chính xác” đạt 3,72; có đến 70,0% điều dưỡng đồng ý 
và rất đồng ý với nhận định trên.
Với nhóm yếu tố tuân thủ giờ giấc và sự tham gia, 
điểm trung bình của yếu tố “Thỉnh thoảng đi làm muộn 
cũng không sao cả” chỉ đạt 1,98; có 9,0% điều dưỡng đồng 
ý và rất đồng ý với nhận định trên. Thấp nhất là điểm trung 
bình của yếu tố “Thường xin nghỉ việc, làm không thường 
xuyên” đạt 2,07; có 7,6% điều dưỡng đồng ý và rất đồng 
ý với nhận định này. Cao nhất trong cấu phần này là điểm 
trung bình của yếu tố “Luôn đi làm việc đúng giờ” đạt 
3,87; có đến 76,9% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với 
nhận định trên.
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn84
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Điều dưỡng có động lực làm việc với nhóm yếu tố hài 
lòng với công việc và đồng nghiệp tương đối cao với tỷ 
lệ 60,0%. Tiểu mục “không hài lòng với các đồng nghiệp 
khác” có 90,3% điều dưỡng không đồng ý với nhận định 
này. Điều này cho thấy mối quan hệ đồng nghiệp tại đơn 
vị rất tốt. Nghề y là một nghề đặc thù, hầu hết điều dưỡng 
gặp gỡ, làm việc với nhau thời gian còn nhiều hơn ở với 
gia đình trong một ngày. Từ đó, họ cũng có nhiều cơ hội 
để tiếp xúc, tìm hiểu tính tình của nhau, giao tiếp ứng xử 
hòa nhã để tạo cảm giác thoải mái trong công tác. Kết quả 
này tương đương so với nghiên cứu của tác giả Hồ Ngọc 
Thành với tỷ lệ 85,3%.
Điều dưỡng có động lực làm việc dưới góc độ hài 
lòng khả năng bản thân và giá trị công việc chưa cao với 
tỷ lệ 58,28%. Trong công việc, họ chưa được lãnh đạo kịp 
thời quan tâm, động viên, chia sẽ khi khó khăn. Tình trạng 
trong ca trực đêm của một số điều dưỡng nữ chưa được 
bảo đảm an toàn tuyệt đối. Đạt cao nhất tại cấu phần này là 
tiểu mục “cảm thấy công việc đang làm có giá trị” khi có 
70,3% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với nhận định trên. 
Nghề y là một nghề đặc biệt, liên quan đến sức khỏe và 
tính mạng của con người. Người làm ngành y luôn tâm đắc 
công việc của bản thân sẽ đem lại niềm vui, tiếng cười cho 
người bệnh. Giúp họ vượt qua những đau đớn do bệnh tật 
gây nên, đem lại sức khỏe tốt cho cộng đồng, góp phần xây 
dựng và phát triển đất nước. Nên công việc mà điều dưỡng 
đang thực hiện thật sự có giá trị. Kết quả này tương đương 
với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình với tỷ lệ 70,9%.
Điều dưỡng có động lực làm việc dưới góc độ cam 
kết với tổ chức tương đối cao với tỷ lệ 56,9%. Thực tế 
chứng minh, đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì Bệnh viện 
đã là đơn vị đầu ngành trong công tác chăm sóc sức khỏe 
nhân dân. Mọi người khi nhìn vào cơ sở vật chất hiện đại, 
trang thiết bị vừa được đầu tư đồng bộ cũng đều mong 
muốn được làm việc nơi đây. Nhân viên đang làm trong 
Bệnh viện cũng từ đó cảm thấy vui và tự hào, có động lực 
để thực hiện tốt công việc của mình. Một khi đã vào làm 
trong Bệnh viện tuyến tỉnh, đã được phát huy khả năng 
chuyên môn, cộng thêm thu nhập cũng ở mức tương đối và 
quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp nên gần như ở Bệnh viện rất 
ít trường hợp điều dưỡng xin nghỉ việc hoặc chuyển công 
tác. Thường họ đều có suy nghĩ làm việc cho đến khi về 
hưu, lãnh chế độ hưu trí của Nhà nước. Từ những nguyên 
nhân đó dẫn đến kết quả có 67,3% điều dưỡng đồng ý với 
yếu tố “tự hào khi làm việc cho Bệnh viện” và 69,7% điều 
dưỡng đồng ý với tiểu mục “bản thân gắn bó lâu dài với 
bệnh viện”. Kết quả tương đương so với nghiên cứu của 
tác giả Hồ Ngọc Thành với tỷ lệ 67,6%.
Điều dưỡng có động lực làm việc dưới góc độ sự tân 
tâm khá cao với tỷ lệ 73,79%. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy điều dưỡng bệnh viện có sự tận tâm trong công việc. 
Họ tin tưởng và hợp tác lẫn nhau một cách nhịp nhàng để 
hoàn thành công việc được giao. Khi quan hệ đồng nghiệp 
tốt đẹp, họ có thể thực hiện các công việc mà bản thân thấy 
cần thiết làm trong lúc đồng nghiệp đang bận chưa thực 
hiện được một cách vui vẽ. Tất cả vì mục tiêu chung của 
tập thể là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó dẫn 
đến kết quả có 67,3% điều dưỡng “nhận thấy có thể tin 
tưởng và dựa vào đồng nghiệp”; 70,0% điều dưỡng “hoàn 
thành nhiệm vụ của mình hiệu quả và chính xác”; 68,2% 
điều dưỡng nhận định “bản thân là nhân viên chăm chỉ”. 
Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của tác giả Hồ 
Ngọc Thành với tỷ lệ 72,1%, 77,2% và 68,4%.
Điều dưỡng có động lực làm việc dưới góc độ tuân 
thủ giờ giấc và sự tham gia cao nhất với tỷ lệ 81,03%. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy Điều dưỡng Bệnh viện chấp hành 
nghiêm giờ giấc làm việc và hưởng ứng các hoạt động 
phong trào của đơn vị rất cao. Một phần do đặc thù công 
việc, công việc trong đơn vị giữa các điều dưỡng có mắc 
xích, dây chuyền với nhau. Phải gặp nhau khi bàn giao ca 
trực, nên không thể nào trễ giờ được. Mặc khác, Bệnh viện 
có tiêu chí chấm điểm thi đua hằng tháng và bình xét cuối 
năm về giờ giấc làm việc nên họ phải chấp hành tốt nội 
quy, quy chế của Bệnh viện. Điều này dẫn đến kết quả có 
76,9% điều dưỡng đồng ý và rất đồng ý với tiểu mục “luôn 
đi làm việc đúng giờ”. Kết quả này tương đương so với 
nghiên cứu của tác giả Hồ Ngọc Thành với tỷ lệ 77,2%. 
V. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ điều dưỡng lâm sàng có động lực làm việc là 
62,1%.
- Điều dưỡng có động lực thấp nhất ở nhóm yếu tố 
sức khỏe với 21,03%. Cao nhất ở nhóm yếu tố tuân thủ giờ 
giấc và sự tham gia với 81,03%.
- Kết quả trên là bằng chứng khoa học cung cấp 
cho Ban lãnh đạo Bệnh viện có các biện pháp nâng cao 
tình trạng sức khỏe cho điều dưỡng lâm sàng trong thời 
gian tới.
SỐ 1 (54) - Tháng 01-02/2020
Website: yhoccongdong.vn 85
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Y tế Công cộng (2015), “Quản lý nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Y học.
2. Hồ Ngọc Thành (2016), “Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa 
huyện Tam Nông, Đồng Tháp 2016”, pp.104.
3. Huỳnh Ngọc Tuyết Mai (2017), “Động lực làm việc và một số yếu tố ảnh hưởng của điều dưỡng tại các khoa 
Lâm sàng Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh”, pp. 108.
4. Nguyễn Thanh Bình (2017), “Động lực làm việc của Điều dưỡng lâm sàng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh 
viện đa khoa khu vực Ba Tri, tỉnh Bến Tre năm 2017”, pp. 114.
5. Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Bà Rịa, Báo cáo khảo sát hài lòng của nhân viên y tế Bệnh viện Bà Rịa 
năm 2018, 2018.
6. Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Bà Rịa, Thống kê tình hình nhân lực Điều dưỡng, 2018.
7. Bệnh viện Bà Rịa, Những chặng đường phát triển, in Truyền thông GDSK2018, BS.CKII Nguyễn Văn Hương: 
Bệnh viện Bà Rịa. pp. 92.
8. Mbindyo P. M., Blaauw D., Gilson L., et al. (2009), “Developing a tool to measure health worker motivation in 
district hospitals in Kenya”, Hum Resour Health, 7, pp. 40.
9. Willis-Shattuck M., Bidwell P., Thomas S., et al. (2008), “Motivation and retention of health workers in 
developing countries: a systematic review”, BMC Health Serv Res, 8, pp. 247.

File đính kèm:

  • pdfdong_luc_lam_viec_cua_dieu_duong_lam_sang_tai_benh_vien_ba_r.pdf