Đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp

Vài năm trở lại đây đã ghi nhận nỗ lực rất lớn của Đảng và Chính phủ trong xây dựng và thực thi cải

cách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế

tư nhân và cộng đồng doanh nghiệp. Nỗ lực này được thể hiện bằng nhiều chính sách và hành động

cụ thể. Các chính sách và hành động đều xác định và nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của cải thiện

môi trường kinh doanh là bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất

hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

pdf 4 trang phuongnguyen 240
Bạn đang xem tài liệu "Đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp

Đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp
TÀI CHÍNH - Tháng 11/2017
15
loại: (i) Ngành, nghề cấm kinh doanh, (ii) Ngành, nghề 
kinh doanh có điều kiện và (iii) Ngành, nghề khác (còn 
lại) được gọi là “tự do” kinh doanh.
Đồng thời, Luật cũng hạn chế tùy tiện ban hành 
quy định về điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành 
và chính quyền địa phương các cấp. Theo Luật DN 
1999, chỉ có 3 cơ quan, bao gồm: Quốc hội, Ủy ban 
thường vụ quốc hội và Chính phủ mới có thẩm quyền 
quy định ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành nghề 
kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối 
với ngành, nghề đó.
Thực hiện Luật DN 1999, giai đoạn từ năm 2000 
đến 2003, Chính phủ đã tích cực rà soát, đánh giá 
các giấy phép kinh doanh và quyết định bãi bỏ gần 
160 giấy phép kinh doanh các loại không còn cần 
thiết, không hợp lý. Cải cách này ngay lập tức đã tạo 
tác động rất tích cực trong thúc đẩy hoạt động kinh 
doanh và phát triển cộng đồng DN.
Việc ban hành Luật DN và Luật Đầu tư năm 2014 
phần nào thể hiện quyết tâm mới của Quốc hội và 
Chính phủ trong cải thiện quy định về điều kiện kinh 
doanh. Sau khi đi vào cuộc sống, hai Luật này đã đạt 
được một số kết quả tích cực như: 
Một là, lần đầu tiên đã tập hợp và công khai hóa 02 
danh mục “loại trừ” về ngành nghề cấm kinh doanh 
(hiện gồm 07 ngành nghề) và ngành nghề đầu tư kinh 
doanh có điều kiện (hiện gồm 243 ngành nghề). Điều 
này, góp phần minh bạch hóa môi trường đầu tư kinh 
doanh; hiện thực hóa quy định của Hiến pháp 2013, 
đó là quyền tự do kinh doanh trong ngành nghề mà 
luật không cấm.
Hai là, theo quy định tại Luật Đầu tư, các điều 
kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các văn bản quy 
phạm pháp luật ban hành không đúng thẩm quyền 
Lịch sử hình thành khái niệm 
điều kiện và quy định kinh doanh 
Giấy phép kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có 
điều kiện hoặc điều kiện kinh doanh là những khái 
niệm được đưa ra bàn thảo sôi nổi trong suốt gần 20 
năm qua. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp (DN) đã có 
quy định đầu tiên nhằm xóa bỏ tư duy “người dân 
được làm gì Nhà nước cho phép” bằng tư duy “người 
dân được làm gì mà pháp luật không cấm”. Luật DN 
1999 quy định danh mục loại trừ về các ngành, nghề 
kinh doanh; căn cứ vào mức độ quyền tự do kinh 
doanh, đã phân chia ngành, nghề kinh doanh thành 3 
ĐƠN GIẢN HÓA CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH 
GIẢM CHI PHÍ, THỦ TỤC CHO DOANH NGHIỆP
TS. PHAN ĐỨC HIẾU - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương *
Vài năm trở lại đây đã ghi nhận nỗ lực rất lớn của Đảng và Chính phủ trong xây dựng và thực thi cải 
cách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển kinh tế 
tư nhân và cộng đồng doanh nghiệp. Nỗ lực này được thể hiện bằng nhiều chính sách và hành động 
cụ thể. Các chính sách và hành động đều xác định và nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của cải thiện 
môi trường kinh doanh là bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất 
hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. 
Từ khóa: Thủ tục, cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, thị trường
In recent years, there has been serious attempts 
of the National Party and the State in reform 
to improve business investment environment, 
facilitate and enhance the development of private 
economic sector and business community. These 
attempts have been realized in variety of policies 
and actions. All of the policies and actions 
identified and focused on facilitating business 
environment such as removing inappropriate 
business barriers and regulations, expanding 
market participation capacity, improving 
healthy and equal competition.
Keywords: Procedure, administrative reform, business 
environment, business, market
Ngày nhận bài: 5/10/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 28/10/2017
Ngày duyệt đăng: 30/10/2017
*Email: hieu@mpi.gov.vn
16
GIẢM GÁNH NẶNG CHI PHÍ, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
(dưới hình thức Thông tư, quyết định) trước ngày 
1/7/2015 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016. 
Triển khai quy định trên, Chính phủ tập trung chỉ 
đạo, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan rà soát lại 
toàn bộ điều kiện đầu tư kinh doanh đã được ban 
hành trước ngày 1/7/2016. 
Ba là, Luật Đầu tư đã thiết lập được một cơ chế kiểm 
soát chất lượng quy định về điều kiện kinh doanh, bao 
gồm 05 biện pháp: 
- Không cho phép các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, 
UBND các cấp, cơ quan, tổ chức khác ban hành quy 
định về điều kiện đầu tư kinh doanh dưới hình thức 
thông tư, quyết định; 
- Yêu cầu đăng tải công khai, chi tiết và cập nhật 
kịp thời những thay đổi liên quan trên Cổng thông tin 
đăng ký DN danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh 
doanh và danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có 
điều kiện quốc gia; 
- Ngoài trình tự, thủ tục theo Luật ban hành văn 
bản quy phạm pháp luật, bộ, cơ quan có liên quan 
phải xây dựng đề xuất đánh giá tác động; đồng thời, 
lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi sửa đổi, bổ sung 
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều 
kiện đầu tư kinh doanh; 
- Hàng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ có trách 
nhiệm rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy 
định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 
và các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi 
chức năng quản lý của mình; 
- Quy định về tiêu chí đánh giá sự cần thiết và hợp 
lý khi ban hành quy định ngành nghề đầu tư kinh 
doanh có điều kiện, theo đó, chỉ được quy định là 
ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nếu vì 
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn 
xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Các 
quy định về điều kiện đầu tư kinh 
doanh phải bảo đảm công khai, 
minh bạch, khách quan, tiết kiệm 
thời gian, chi phí tuân thủ của nhà 
đầu tư.
Một số hạn chế của hệ thống 
quy định về điều kiện kinh doanh 
Qua hơn 15 năm qua triển khai 
cải thiện các quy định về điều 
kiện đầu tư kinh doanh bên cạnh 
những chuyển biến tích cực, hiện 
nay vẫn còn có những hạn chế, tồn 
tại cơ bản sau:
Một là, nhiều ngành nghề đầu tư 
kinh doanh có điều kiện, các điều 
kiện đầu tư kinh doanh không đáp 
ứng tiêu chí về sự cần thiết phải quy định thành ngành 
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 
Hai là, điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định 
chung chung, không rõ ràng, không cụ thể. Có rất 
nhiều các điều kiện kinh doanh được được quy định 
bằng các cụm từ rất thiếu rõ ràng, không cụ thể như: 
“rõ ràng”, “phù hợp”, “đủ”, “sạch sẽ”, “thoáng mát”, 
“có đủ”, “thuận tiện”, “thích hợp”, “có đạo đức tốt’, 
“đủ sức khỏe” Những điều kiện kinh doanh kém 
rõ ràng này sẽ trao sự tùy tiện cho cơ quan nhà nước 
trong việc giải thích và áp dụng; theo đó, đẩy DN vào 
sự rủi ro cao trong việc tuân thủ quy định về điều kiện 
kinh doanh.
Ba là, điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định 
không hợp lý, đã tạo ra rủi ro, rào cản và làm gia tăng 
chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy định 
không hợp lý về điều kiện đầu tư kinh doanh xảy ra 
trong nhiều trường hợp như: điều kiện kinh doanh 
được thể hiện dưới hình thức Giấy phép nhưng có 
thời hạn ngắn; đồng thời, yêu cầu DN phải xin phép 
lại sau khi hết hạn. Quy định này tạo ra một rủi ro lớn 
cho DN và tạo ra tâm lý không dám đầu tư lớn và dài 
hạn. DN có thể phải tạm dừng hoạt động hoạt động 
kinh doanh đang bình thường do phải chờ cấp giấy 
phép mới. Trong trường hợp này, DN bị thiệt hại vật 
chất không đáng có, do phải thực hiện một yêu cầu 
không hợp lý của quy định về điều kiện kinh doanh. 
Trường hợp khác là điều kiện dưới hình thức Giấy 
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, DN sau khi đã 
chuẩn bị và đáp ứng đủ các điều kiện đầu tư kinh 
doanh thì vẫn phải thực hiện một thủ tục hành chính 
để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, 
để được bắt đầu tiến hành kinh doanh. Yêu cầu sẽ làm 
gia tăng chi phí cho DN do thực hiện thêm một thủ 
tục hành chính. 
HÌNH 1: CƠ CẤU CHI PHÍ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
TÀI CHÍNH - Tháng 11/2017
17
Ngoài ra, nhiều ngành nghề kinh doanh cũng đặt 
ra những yêu cầu, điều kiện là phải phù hợp với quy 
hoạch như: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy 
hoạch mạng lưới kinh doanh Nhiều trường hợp, 
DN không thể kinh doanh chỉ vì chưa có quy hoạch 
hoặc địa điểm kinh doanh chưa có trong quy hoạch. 
Trong trường hợp này, để được kinh doanh, DN phải 
tốn kém thời gian, tiền bạc để điều chỉnh, bổ sung quy 
hoạch, hoặc thậm chí mất cơ hội kinh doanh.
Bốn là, điều kiện kinh doanh áp đặt phương thức 
kinh doanh cứng nhắc, can thiệp quá sâu vào cách 
thức tổ chức sản xuất kinh doanh của DN; hạn chế 
sáng tạo và hình thành chuỗi kinh doanh. Các điều 
kiện kinh doanh loại này thường thể hiện dưới các 
hình thức như: Cấp phép kinh doanh theo quy mô 
kinh doanh tổng đại lý – đại lý; Phân chia cứng nhắc 
các hình thức kinh doanh: vận tải hành khách cố 
định, vận tải hành khách taxi, vận tải hành khách 
hợp đồng, vận tải hành khách xe buýt Việc áp đặt 
ra điều kiện kinh doanh như vậy sẽ hạn chế sáng tạo 
trong kinh doanh. Các cách thức, phương thức hoạt 
động kinh doanh mới, “sáng tạo” sẽ rủi ro, thể bị coi 
là vi phạm pháp luật; ngược lại, làm giảm năng lực 
cạnh tranh, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh 
truyền thống theo đúng quy định, so với phương 
thức kinh doanh mới.
Năm là, điều kiện kinh doanh đặt ra các yêu cầu, 
điều kiện quá mức cần thiết; Tạo ra rào cản gia nhập 
thị trường, hạn chế cạnh tranh và tác động bất lợi 
đến DN vừa và nhỏ. Loại điều kiện kinh doanh 
này thường thể hiện dưới các yêu cầu, tiêu chuẩn 
về năng lực sản xuất, bao gồm: Yêu cầu trình độ 
chuyên môn nhất định, yêu cầu số lượng nhân viên 
tối thiểu, yêu cầu số năm kinh nghiệm làm việc, yêu 
cầu sở hữu một số lượng tối thiểu phương, thiết bị 
máy móc dùng trong sản xuất kinh doanh, số lượng 
máy móc, công suất máy móc, thiết bị;áp đặt quy 
mô kinh doanh, sản lượng...
Tóm lại, những yếu kém, hạn chế của quy định về 
điều kiện kinh doanh đã và đang gây ra tác động tiêu 
cực đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo 
ra rủi ro, hạn chế và làm méo mó sự cạnh tranh trên 
thị trường; Gia tăng chi phí sản xuất, hạn chế sáng tạo, 
kìm hãm hình thành chuỗi kinh doanh, tác động bất 
lợi đến DN vừa và nhỏ. Những tác động này đang đi 
ngược lại và cản trở quyết tâm, giải pháp của Chính 
phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi 
phí cho DN; Thúc đẩy sáng tạo và nâng cao năng lực 
cạnh tranh; Chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa và 
thúc đẩy hình thành chuỗi kinh doanh. Các quy định 
này đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm giảm tiềm năng 
tăng trưởng của nền kinh tế, làm giảm sức cạnh tranh 
của DN và nền kinh tế trong cuộc cạnh tranh kinh tế 
toàn cầu đang diễn ra quyết liệt hiện nay.
Yêu cầu rà soát, đơn giản hóa 
quy định về điều kiện kinh doanh
Việc cải cách quy định về ngành nghề kinh doanh 
có điều kiện và điều kiện kinh doanh là nhiệm vụ 
quan trọng hiện nay nhằm cải thiện môi trường đầu 
tư kinh doanh, thực hiện tái cơ cấu kinh tế và chuyển 
đổi mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, năng lực 
cạnh tranh và sáng tạo. Từ những khiếm khuyết của 
hệ thống quy định về điều kiện kinh doanh như nêu 
trên và căn cứ theo Luật Đầu tư 2014 thì việc rà soát và 
đơn giản hóa quy định về điều kiện kinh doanh phải 
tuân thủ ít nhất các tiêu chí sau đây.
Một là, chỉ giữ lại những ngành nghề kinh doanh có 
điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với hoạt động 
kinh doanh, nếu đáp ứng cả 2 tiêu chí về sự cần thiết 
sau đây:
- Hoạt động kinh doanh có nguy cơ cao gây mất an 
toàn quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã 
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (đây là 
điều kiện cần).
- Quy định về điều kiện kinh doanh là phương 
thức duy nhất và tốt nhất để giải quyết nguy cơ gây 
mất an toàn quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an 
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng 
(đây là điều kiện đủ).
Hai là, bãi bỏ toàn bộ điều kiện kinh doanh tạo ra 
chi phí tuân thủ không cần thiết, hoặc gánh nặng chi 
Việc cải cách quy định về ngành nghề kinh doanh 
có điều kiện và điều kiện kinh doanh là nhiệm vụ 
quan trọng hiện nay nhằm cải thiện môi trường 
đầu tư kinh doanh, thực hiện tái cơ cấu kinh tế và 
chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên năng 
suất, năng lực cạnh tranh và sáng tạo.
HÌNH 2: YẾU TỐ CẤU THÀNH NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Nguồn: Tác giả tổng hợp
18
GIẢM GÁNH NẶNG CHI PHÍ, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN
phí tuân thủ quá mức cần thiết cho DN.
Chi phí tuân thủ pháp luật là tổng hợp chi phí 
thời gian và tiền mà DN hoặc đối tượng áp dụng 
của luật phải bỏ ra để thực hiện thủ tục hành chính; 
thực hiện các nghĩa vụ báo cáo, đầu tư thêm về cơ 
sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để đáp ứng 
yêu cầu của luật và phí, lệ phí phải nộp cho cơ quan 
nhà nước (hình 1).
Ba là, quy định về điều kiện kinh doanh phải đảm 
bảo tiêu chí hiệu quả, hiệu lực, hợp lý, rõ ràng. Các 
quy định về điều kiện kinh doanh phải được thể hiện 
bằng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, phải được hiểu và 
áp dụng thống nhất giữa cơ quan và đối tượng áp 
dụng có liên quan.
Trong 2 tiêu chí nói trên, khái niệm về chi phí tuân 
thủ pháp luật vẫn còn là một khái niệm mới với các 
đội ngũ tham mưu chính sách và ban hành chính 
sách. Tiêu chí này cũng ít được sử dụng để rà soát, 
đánh giá tính hợp lý của quy định về điều kiện kinh 
doanh. Khi xây dựng quy định về điều kiện kinh 
doanh thì gần như không có sự phân tích, tính toán 
chi phí tuân thủ dự kiến và so sánh với lợi ích mà quy 
định đó mang lại. 
Tóm lại, việc rà soát và đơn giản hóa điều kiện kinh 
doanh phải dựa trên một tư duy mới là: “quản lý một 
cách thông minh hơn, hiệu quả nhất và rẻ nhất” thay 
thế cho tư duy cũ là “quản lý bằng mọi giá”.
Một số vấn đề cần lưu ý
Tổng quát chung về các chính sách mới của Đảng 
và Chính phủ ban hành hiện nay đều thể hiện rõ quan 
điểm là yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ 
quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố 
trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan rà 
soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số 
điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản 
lý và thủ tục hành chính, đang là lực cản vô hình, 
gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Bài viết được thực hiện nhằm cung cấp thông tin 
cho việc nhận diện điều kiện kinh doanh; phân tích 
những tác động tiêu cực của điều kiện kinh doanh 
đến hoạt động của DN, trên cơ sở đó, chỉ ra những 
tiêu chí, cách thức để các bên có liên quan tiến hành 
tập hợp, rà soát, phân tích và bãi bỏ điều kiện kinh 
doanh không cần thiết, bất hợp lý. Qua phân tích các 
quy định về điều kiện kinh doanh, có thể thấy một số 
vấn đề đặt ra như sau:
Một là, điều kiện kinh doanh chỉ là một phần của 
quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh 
có nguy cơ cao tạo rào cản trong kinh doanh.
Hai là, hệ thống quy định điều kiện kinh doanh 
có 5 nguy cơ gây tác động bất lợi cho hoạt động kinh 
doanh: (1) Rủi ro; (2) Hạn chế cạnh tranh; (3) Hạn chế 
sáng tạo – kinh doanh theo chuỗi; (4) Gia tăng chi 
phí; (5) Tác động không cân đối đến DN vừa và nhỏ.
Ba là, cải cách quy định điều kiện kinh doanh là 
việc làm thường xuyên, liên tục; đồng thời, xét về bản 
chất đây là quá trình thay phương thức quản lý nhà 
nước cũ bằng phương thức quản lý mới, hiệu quả 
hơn, rẻ hơn, ít tác động bất lợi hơn cho DN nhưng 
vẫn đạt mục tiêu quản lý. 
Tài liệu tham khảo:
1. Luật DN 1999;
2. Luật Đầu tư 2014;
3. Nghị quyết 10/NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân;
4. Quyết định 19/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 về bãi bỏ các loại giấy phép trái với 
quy định của Luật DN của Thủ tướng Chính phủ; 
5. Nghị định 30/2000/NĐ-CP bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép 
thành điều kiện kinh doanh;
6. Nghị định 59/2002/NĐ-CP ngày 4/6/2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số 
giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác;
7. Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định về đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề 
đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh.
HÌNH 3: NGÀNH NGHỀ, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM, HẠN CHẾ VÀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Nguồn: Tác giả tổng hợp và thống kê

File đính kèm:

  • pdfdon_gian_hoa_cac_dieu_kien_dau_tu_kinh_doanh_giam_chi_phi_th.pdf