Đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công

Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ

thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

công lập đã nêu rõ quan điểm “Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu

quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên

hàng đầu”. Bài viết khái quát quá trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công thời gian qua và những yêu

cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay để đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp

công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW trong thời gian tới.

pdf 4 trang phuongnguyen 320
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công

Đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công
6ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
phủ, tiếp theo đó là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 
25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách 
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên 
chế và tài chính đối với ĐVSNCL. 
Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP 
với mục tiêu nhằm tạo điều kiện cho đơn vị sự 
nghiệp công nâng cao tính chủ động trong cung 
cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao 
thu nhập của người lao động và giảm sự bao cấp 
từ ngân sách nhà nước. Từ năm 2002, các đơn vị sự 
nghiệp công đã được trao một số quyền, trong đó có 
quyền tự chủ hoàn toàn hoặc một phần về tài chính 
trong chi tiêu thường xuyên.
Sau một thời gian thực hiện, cơ chế tự chủ tài 
chính này đã cho thấy rõ tính ưu việt, phù hợp 
với cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa. Để tiếp 
tục mở rộng quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp, 
năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2006/
NĐ-CP thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Bên 
cạnh tự chủ về tài chính, đơn vị sự nghiệp còn được 
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, 
tổ chức bộ máy, biên chế.
Trải qua gần 10 năm thực hiện, Nghị định 
43/2006/NĐ-CP đã góp phần nâng cao tính chủ 
động, sáng tạo của các ĐVSNCL; huy động được 
sự đóng góp và tham gia tích cực của cộng đồng 
xã hội cho phát triển, nhờ đó làm tăng nguồn thu 
sự nghiệp và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức; 
tính công khai, minh bạch và dân chủ trong các 
quyết định và hoạt động tại các ĐVSNCL cũng 
được tăng cường. 
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng 
cho thấy, những hạn chế, bất cập của Nghị định 
Quá trình hoàn thiện thể chế 
đổi mới đơn vị sự nghiệp công
Quá trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập 
(ĐVSNCL) bắt nguồn từ việc thực hiện thí điểm chế 
độ tài chính áp dụng cho ĐVSNCL có thu theo Nghị 
định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính 
ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN, TÁI CƠ CẤU 
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
TS. NGUYỄN VIẾT LỢI - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính *
Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ 
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp 
công lập đã nêu rõ quan điểm “Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu 
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên 
hàng đầu”. Bài viết khái quát quá trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công thời gian qua và những yêu 
cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay để đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp 
công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW trong thời gian tới.
Từ khóa: Đơn vị sự nghiệp công lập, tài chính, tự chủ tài chính, đổi mới
The Resolution 19-NQ/TW dated October 
25th 2017 of the Central Executive Committee 
in terms of renovating managerial and 
organizing system to improve the quality 
and performance of the public non income-
generating agencies, it is clarified that 
“Renovating managerial and organizing 
system to improve the quality performance of 
the public non income-generating agencies is 
among the top priority missions”. This paper 
summarizes the recent process of renovating 
public non income-generating agencies and the 
requirements for strengthening comprehensive 
renovation and restructure of the public non 
income-generating agencies according to the 
Resolution 19-NQ/TW in the coming period.
Keywords: Public non-income generating agencies, finance, 
financial autonomy, renovation
Ngày nhận bài: 9/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 23/11/2017
Ngày duyệt đăng: 26/11/2017
*Email: nguyenvietloi@mof.gov.vn
TÀI CHÍNH - Tháng 12/2017
7
43/2006/NĐ-CP. Cụ thể gồm: 
Một là, các ĐVSNCL được giao tự chủ nhưng 
vẫn bị ràng buộc bởi các quy định mang tính chất 
kỹ thuật. Ví dụ như, trong lĩnh vực giáo dục và đào 
tạo, các trường phải tuân thủ mức trần học phí do 
Nhà nước quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP. 
Trong khi đó, mức học phí do Nhà nước quy định 
chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động cần 
thiết của cơ sở giáo dục đại học công lập, chưa sát 
với yêu cầu chi phí đặc thù của từng ngành, nghề 
đào tạo cũng như chưa gắn với yêu cầu về chất 
lượng, thương hiệu của từng cơ sở giáo dục đại 
học công lập; 
Hai là, cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước 
(NSNN) cho các ĐVSNCL còn mang tính bình quân 
và dựa trên các yếu tố đầu vào mà chưa gắn với kết 
quả, hiệu quả hoạt động;
Ba là, khó khăn trong việc triển khai thực hiện xã 
hội hóa và liên doanh liên kết do quy định còn chưa 
cụ thể, rõ ràng; 
Bốn là, tự chủ về nhân sự bị hạn chế do cấp trên 
vẫn giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp
Xuất phát từ những hạn chế trong thực hiện Nghị 
định 43/2006/NĐ-CP, ngày 14/02/2015, Chính phủ 
đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự 
chủ của ĐVSNCL thay thế cho Nghị định 43/2006/
NĐ-CP. Trong đó, Nhà nước khuyến khích và tạo 
điều kiện cho tất cả các ĐVSNCL có đủ điều kiện, 
cam kết tự đảm bảo kinh phí hoạt động chi thường 
xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm toàn diện về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, 
nhân sự và tài chính. Cơ chế phân bổ NSNN gắn với 
số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp 
công được cung cấp thông qua phương thức đấu 
thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
Các ĐVSNCL được Nhà nước giao cung cấp 
dịch vụ công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí 
sẽ được NSNN hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu 
trong giá, phí dịch vụ sự nghiệp công. NSNN chỉ 
đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với 
ĐVSNCL được Nhà nước giao dự toán theo nhiệm 
vụ, trên cơ sở số lượng người làm việc được cấp có 
thẩm quyền phê duyệt và định mức phân bổ dự 
toán được cấp có thẩm quyền quyết định. Đồng 
thời, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng 
chính sách (người có công, người nghèo...) sử dụng 
dịch vụ sự nghiệp công, phù hợp với lộ trình giá 
dịch vụ sự nghiệp công. Theo đó, sẽ từng bước thu 
hẹp đối tượng, phạm vi các ĐVSNCL được hỗ trợ 
chi thường xuyên từ NSNN so với hiện nay; chỉ có 
dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN mới được 
Nhà nước hỗ trợ kinh phí
Những vấn đề đặt ra 
trong quá trình thực hiện đổi mới 
Trong những năm qua, cơ chế tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ 
máy, biên chế và tài chính đối với các ĐVSNCL 
đã có nhiều đổi mới. Các cấp, các ngành đã tích 
cực triển khai chủ trương về đổi mới hệ thống tổ 
chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả 
hoạt động của các ĐVSNCL và đạt được những kết 
quả bước đầu quan trọng. Hệ thống các ĐVSNCL 
với sự tham gia của đông đảo đội ngũ trí thức, các 
nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà văn hoá đã góp 
phần thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, 
phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng 
giới, nâng cao sức khoẻ nhân dân, góp phần bảo 
đảm bền vững môi trường
Hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đã 
hình thành ở hầu hết các địa bàn, lĩnh vực; mạng 
lưới cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao trải rộng 
đến tận khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa 
bàn khó khăn, biên giới, hải đảo trong cả nước. Các 
ĐVSNCL giữ vai trò chủ đạo, vị trí then chốt trong 
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện chính 
sách an sinh xã hội. Hệ thống pháp luật về đơn vị 
sự nghiệp công từng bước được hoàn thiện. Chính 
sách xã hội hoá cung ứng dịch vụ sự nghiệp công 
đã góp phần mở rộng mạng lưới, tăng quy mô, số 
lượng và nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp 
ngoài công lập.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả trên, quá 
trình đổi mới đơn vị sự nghiệp công cũng cho thấy 
nhiều hạn chế, thách thức: 
Một là, mặc dù hệ thống pháp luật về ĐVSNCL 
đã từng bước được hoàn thiện nhưng nhiều văn 
bản pháp luật về ĐVSNCL còn ban hành chậm, 
hoặc chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu 
cầu thực tiễn đặt ra. Điều này đã làm nảy sinh một 
số thách thức về yêu cầu cung cấp dịch vụ có chất 
lượng để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và cạnh 
tranh được với các đơn vị cung ứng dịch vụ ngoài 
công lập; điều kiện cơ sở vật chất, tiêu chuẩn trình 
độ đội ngũ cán bộ có năng lực trong cung cấp dịch 
vụ công đòi hỏi các các ĐVSNCL phải tăng cường 
đầu tư, có chính sách ưu đãi thu hút, đãi ngộ cán bộ 
đáp ứng yêu cầu của xã hội... 
Hai là, trong tổ chức bộ máy, nhân sự quy định 
về xác định vị trí việc làm còn chưa cụ thể, khó thực 
hiện nên gây khó khăn cho các ĐVSNCL trong công 
tác tuyển dụng. 
Ba là, công tác đổi mới hệ thống tổ chức các 
ĐVSNCL còn chậm. Quy hoạch mạng lưới 
ĐVSNCL chủ yếu còn theo đơn vị hành chính, 
8ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
chưa chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, 
đặc điểm vùng miền và nhu cầu thực tế. Hệ thống 
tổ chức các đơn vị sự nghiệp còn phân tán, chồng 
chéo; chất lượng, hiệu quả dịch vụ thấp.
Bốn là, về cơ chế giá dịch vụ công, mặc dù Luật 
Giá, Luật Phí và lệ phí đã được ban hành nhưng 
việc triển khai thực hiện cơ chế giá dịch vụ trong 
cung cấp các dịch vụ công còn chậm. Trong một 
số lĩnh vực còn khó khăn, ví dụ khi thực hiện 
chuyển dần từ thu học phí sang áp dụng cơ chế 
giá dịch vụ đòi hỏi hệ thống định mức kinh tế 
kỹ thuật, danh mục dịch vụ sự nghiệp giáo dục 
trong từng ngành, lĩnh vực làm cơ sở cho việc 
xác định giá dịch vụ sự nghiệp công phải được 
xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, vấn đề kết cấu 
lương vào giá phải có hướng dẫn cụ thể hơn, đặc 
biệt trong trường hợp xác định giá dịch vụ giáo 
dục trên cơ sở thực hiện tính theo mức lương cơ 
sở, hệ số tiền lương, ngạch bậc, chức vụ đối với 
các cơ sở giáo dục đại học công lập và định mức 
lao động theo quy định. 
Năm là, chi NSNN cho các ĐVSNCL còn lớn, 
một số đơn vị hoạt động kém hiệu quả gây lãng 
phí NSNN. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn 
hình thức, có phần thiếu minh bạch. Việc thực 
hiện xã hội hoá lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công 
còn chậm. Về cơ chế tiền lương và thu nhập tăng 
thêm: (i) Mặc dù quy định giá dịch vụ tính đúng, 
tính đủ các chi phí nhưng theo quy định hiện hành 
thì các ĐVSNC vẫn phải dành 40% (đối với lĩnh 
vực giáo dục) và 35% (đối với lĩnh vực y tế) số thu 
để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương. Nếu thực 
hiện theo quy định này thì các ĐVSNCL sẽ không 
còn nhiều nguồn để chi trả thu nhập tăng thêm; 
(ii) Quy định hệ số thu nhập tăng thêm của chức 
danh lãnh đạo ĐVSNCL tối đa không quá 2 lần hệ 
số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của 
người lao động trong đơn vị chưa phản ánh đầy 
đủ và xứng đáng năng lực, vai trò, trách nhiệm 
của người lãnh đạo đơn vị, không khuyến khích 
họ toàn tâm toàn ý với công việc. 
Sáu là, trong tự chủ tài chính cũng đặt ra một số 
thách thức: Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế 
hỗ trợ cụ thể cho các ĐVSNCL thực hiện thí điểm 
cơ chế tự chủ được vay vốn ưu đãi (hoặc hỗ trợ lãi 
suất) để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang 
thiết bị phục vụ cung cấp dịch vụ công; Hạn mức 
cho vay tín dụng đối với sinh viên học tại trường 
đang thí điểm tự chủ còn thấp. Điều này cũng gây 
khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý người học, nhất 
là sinh viên nghèo, sinh viên thuộc diện chính 
sách; Chưa có quy định về điều kiện liên doanh 
liên kết của ĐVSNCL, về xác định giá trị thương 
hiệu khi góp vốn liên doanh, liên kết. Vì vậy, cho 
thấy cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho 
các ĐVSNCL có nguyện vọng tham gia thực hiện 
thí điểm tự chủ.
Bảy là, khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học 
công lập thực hiện cơ chế tự chủ khi đối tượng 
chính sách tập trung nhiều, khó đảm bảo cân đối 
thu, chi của đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ.
Có thể thấy, những hạn chế, thách thức trên 
xuất phát từ công tác tuyên truyền, quán triệt 
chủ trương, chính sách, pháp luật về đổi mới 
ĐVSNCL chưa thường xuyên. Nhiều cấp uỷ 
đảng, lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, tổ 
chức, đơn vị nhận thức chưa đầy đủ, thiếu quyết 
tâm chính trị, thiếu quyết liệt và đồng bộ trong 
chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới, sắp xếp lại, 
quản lý biên chế các ĐVSNCL; chưa chủ động 
chuyển các ĐVSNCL sang hoạt động theo cơ chế 
tự chủ. Bên cạnh đó, việc thể chế hoá các chủ 
trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của 
Nhà nước về lĩnh vực sự nghiệp công còn chậm, 
chưa đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với tình hình 
thực tế đặt ra.
Đẩy mạnh đổi mới toàn diện, 
tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công lập
Xuất phát từ những vấn đề trên, ngày 
25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương đã ban 
hành Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới 
hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng 
và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL. Nghị 
quyết 19-NQ/TW cũng đề ra mục tiêu tổng quát là 
“Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống 
các ĐVSNCL, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, 
có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động 
hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt 
trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung 
ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có 
chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh tỷ trọng, 
nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho 
ĐVSNCL để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải 
cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, 
viên chức trong ĐVSNCL”. 
Để thực hiện mục tiêu tổng quát, Nghị quyết 
19-NQ/TW đã đưa ra các mục tiêu cụ thể theo 03 
giai đoạn: giai đoạn đến 2021; giai đoạn đến 2025; 
và giai đoạn đến 2030. Trong đó, tập trung vào việc: 
i) Hoàn thành việc thể chế hoá các chủ trương của 
Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính 
và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL; ii) Giảm đầu 
mối ĐVSNCL; iii) Giảm biên chế sự nghiệp hưởng 
TÀI CHÍNH - Tháng 12/2017
9
lương từ NSNN; iv) Tăng số lượng ĐVSNCL tự 
chủ tài chính trên cơ sở thực hiện tính giá dịch vụ 
sự nghiệp công.
Với các mục tiêu đặc ra, Nghị quyết 19-NQ/
TW đã đề ra 8 nhóm giải pháp cơ bản bao quát 
các vấn đề nhằm đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các 
ĐVSNCL. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác thông 
tin, tuyên truyền nội dung đổi mới cơ chế quản 
lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các 
ĐVSNCL nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng 
thuận trong việc thực hiện chủ trương của Đảng 
và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần 
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của 
các ĐVSNCL, đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự 
nghiệp công; Sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL; 
Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực; Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp 
công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá 
dịch vụ sự nghiệp công; Nâng cao năng lực quản 
trị của ĐVSNCL; Hoàn thiện cơ chế tài chính; 
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; 
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy 
vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các 
đoàn thể chính trị - xã hội.
Do đó, để đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tái cơ 
cấu các ĐVSNCL, trong thời gian tới cần:
Thứ nhất, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế chính 
sách pháp luật về ĐVSNCL. Trong đó, cần tăng 
cường hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm 
cho các ĐVSNCL về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, 
biên chế và tài chính trên cơ sở giảm bớt các rào 
cản quy định có liên quan (ví dụ quy định dành tối 
thiểu 5% kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của cơ 
sở giáo dục đại học công lập để đầu tư phát triển 
tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học công 
nghệ (KHCN) tại Nghị định 99/2014/NĐ-CP, dành 
tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu học phí của 
cơ sở giáo dục đại học công lập để cho sinh viên 
và người học hoạt động NCKH...). Đồng thời, sớm 
ban hành nghị định về cơ chế tự chủ trong một 
số lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, y tế...; sớm 
ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể hơn đối 
với các nội dung quy định tại Nghị định 16/2015/
NĐ-CP để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của 
chính sách (như về sử dụng nguồn lực liên doanh 
liên kết, góp vốn bằng tài sản, tự chủ về chế độ 
làm việc của giảng viên, về giờ chuẩn và nghĩa vụ 
giảng dạy, về sự khác biệt giữa Hội đồng trường 
và Hội đồng quản lý...).
Thứ hai, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả các 
giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 19-NQ/TW. Trong 
đó, tập trung sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL trên 
cơ sở hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu 
chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp 
nhất, giải thể các ĐVSNCL theo từng ngành, lĩnh 
vực. Từ đó, góp phần cơ cấu lại các ĐVSNCL và cơ 
cấu lại NSNN cho các ĐVSNCL.
Thứ ba, đổi mới cơ chế phân bổ NSNN cho 
ĐVSNCL trên cơ sở các ưu tiên và xác định rõ các 
kết quả đầu ra; Đẩy mạnh chuyển đổi việc cấp 
phát kinh phí NSNN sang hình thức đặt hàng, giao 
nhiệm vụ.
Thứ tư, đảm bảo tự chủ về nguồn thu và quản lý 
nguồn thu của các ĐVSNCL. Theo đó, các ĐVSNCL 
cần chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác và phát 
triển các hoạt động sự nghiệp nhằm tăng nguồn 
thu sự nghiệp thông qua vận động các nguồn viện 
trợ, tài trợ trong và ngoài nước, đẩy mạnh các hoạt 
động tạo nguồn thu từ sự đóng góp trên cơ sở nâng 
cao chất lượng dịch vụ, thực hiện cơ chế giá dịch 
vụ, tăng cường liên kết, thúc đẩy hợp tác công tư 
(PPP) và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Thứ năm, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ 
các ĐVSNCL chuyển đổi cơ chế hoạt động thông 
qua tiếp cận vốn vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất để đầu 
tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, ưu đãi 
thuế TNDN...; đổi mới chính sách ưu đãi tín dụng 
đối với học sinh, sinh viên cho phù hợp với cơ chế 
tự chủ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP khi thực 
hiện chuyển từ cơ chế học phí sang giá dịch vụ.
Thứ sáu, tăng cường tuyên truyền đổi mới cơ chế 
hoạt động, cơ cấu lại các ĐVSNCL nhằm nâng cao 
nhận thức, hiểu biết về cơ chế tự chủ và tăng cường 
sự đồng thuận trong thực hiện cơ chế tự chủ. 
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự 
nghiệp có thu;
2. Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về 
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL;
3. Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL;
4. Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và 
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ĐVSNCL do ban 
chấp hành trung ương ban hành;
5. Viện Chiến lược và Chính sách (2016), Giải pháp đẩy mạnh thực hiện cơ 
chế tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính. Tài liệu 
hội thảo Quảng Ngãi tháng 6/2016;
6. Viện Chiến lược và Chính sách (2015), Đổi mới cơ chế tự chủ đối với 
ĐVSNCL, Tài liệu hội thảo năm 2015;
7. Bộ Tài chính, (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị định 43/2006/
NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính 
đối với ĐVSNCL của Bộ Tài chính;
8. Báo cáo thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa.

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_toan_dien_tai_co_cau_cac_don_vi_su_nghiep_cong.pdf