Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn đạo đức ở tiểu học theo hướng phát triển nấng lực người học

TÓM TẮT

Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác kiếm tra đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở bậc Tiểu học, bài báo đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Đồng thời đề xuất một số biện pháp, hĩnh thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giảo dục chuyển từ chương trình giảo dục tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục tiếp cận và phát huy năng lực người học

 

doc 7 trang phuongnguyen 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn đạo đức ở tiểu học theo hướng phát triển nấng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn đạo đức ở tiểu học theo hướng phát triển nấng lực người học

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn đạo đức ở tiểu học theo hướng phát triển nấng lực người học
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NẤNG LỰC NGƯỜI HỌC
Lê Thị Thắm Khoa Lý luận Chỉnh trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức
TÓM TẮT
Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác kiếm tra đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở bậc Tiểu học, bài báo đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Đồng thời đề xuất một số biện pháp, hĩnh thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giảo dục chuyển từ chương trình giảo dục tiếp cận nội dung sang chương trình giáo dục tiếp cận và phát huy năng lực người học.
Từ khóa: Đổi mới, kiểm tra đánh giá, phát huy năng lực.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục - đào tạo Việt Nam nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận và phát huy năng lực của người học. Đổ thực hiện được mục tiêu đó thì kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu vô cùng quan trọng. Nhận thức rõ điều này, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang có nhiều giải pháp đổi mới, đa dạng hóa các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Điều này bước đầu tạo nên những chuyển biến tích cực song vẫn chưa được như mong muốn. Một bộ phận giáo viên, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn chưa chú trọng đứng mức đến việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực người học. Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích, khái quát thực trạng công tác Idem tra đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở các trường Tiểu học, nguyên nhân của các hiện tượng trên, chúng tôi đề xuất một phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở Tiểu học theo hướng phát huy năng lực người học.
NỘI DUNG
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Kiểm fra đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học so với mục tiêu, yêu cầu chương trình môn học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là khâu then chốt trong quá trình sư phạm tổng thể. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được tiến hành thường xuyên sẽ giúp học sinh ghi nhớ, tái hiện, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đã được học và hoàn thiện những kỹ năng thực hành của mình. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn giúp giáo viên nhận biết được học sinh của mình tiếp thu bài ở mức độ nào, cần phát huy cái gì, cần bổ khuyết cái gì, từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng cho học sinh phù hợp. Vì vậy, Nghị quyết Hội nghị trưng ương 8 khoá XI xác định: "đổi mới thi, kiểm ưa, đánh giá chất lượng giáo dục là một ưong các nhiệm vụ, các giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo Việt Nam” và đây cũng là vấn đề hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội [3].
Việc Idem ưa đánh giá kết quả học tập đối với môn học nào cũng quan ưọng, với môn Đạo đức ở Tiểu học, đây là môn học không chỉ ưang bị cho học sinh kiến thức về các chuẩn mực đạo đức của xã hội mà còn đặt nền móng cho sự phát ưiển nhân cách học sinh ưong tương lai. Việc dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học hướng đến ba mục tiêu:
Một là, giáo dục ỷ thức đạo đức, tức là cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực hành vi, ưên cơ sở đó hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh.
Hai là, giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức, tức là hình thành cho các em những rung động, cảm xúc đối với những hiện tượng xung quanh, làm cho các em biết yêu, biết ghét rõ ràng, qua đó có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống xã hội và bản thân.
Ba là, giáo dục hành vi, thói quen đạo đức, thông qua việc tố chức, rèn luyện, hình thành thói quen ứng xử và hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức được quy định ưong học tập, sinh hoạt, ưong từng quan hệ xã hội, góp phần xây dựng nhân cách người học phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Đe hoàn thành các mục tiêu ưên, ngoài sự nỗ lực của thầy cô ưong quá trình giảng dạy thì phương pháp, hình thức kiểm ưa đánh giá kết quả học tập cũng đóng vai ưò then chót. Muốn vậy, việc kiểm ưa đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở Tiểu học không chỉ là quá trình xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương ưình mà còn phải giúp giáo viên phát hiện những sai sót ưong nhận thức, thái độ, hành vi thực tế của học sinh, từ đó nhắc nhở, uốn nắn các em hiểu và thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức đã được học. Đặc biệt hơn nữa là các phương pháp, hình thức kiểm ưa phải đánh giá được thái độ, xúc cảm của các em đói với việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức ưong cuộc sống, biến các tri thức, chuẩn mực đạo đức không chỉ thành thói quen ứng xử, hành động hằng ngày mà còn là nhu cầu, là động cơ bên ưong thôi thúc các em ứng xử và hành động, qua đó phát huy hết được năng lực, định hình và xây dựng nhân cách tốt đẹp cho các em sau này.
Khái quát thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở bậc Tiểu học hiện nay
Qua nghiên cứu các phương pháp, các hình thức kiểm ưa đánh giá hiện nay tại các trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy các phương pháp, hình thức kiểm ưa đánh giá mà nhiều giáo viên hiện nay đang áp dụng chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của môn học, càng chưa phù hợp với xu hướng giáo dục phát huy năng lực người học. Điều này thể hiện ở những điểm chính sau:
Thứ nhất, các phương pháp kiểm tra đánh giá quá chú ưọng đến khả năng ghi nhớ, tiếp nhận các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh mà không chú trọng đúng mức đến việc bồi dưỡng tình cảm, kỹ năng vận dụng, thực hành những chuẩn mực đạo đức đã được học trong cuộc sống - trong khi đây lại là yêu cầu tối cần thiết của việc giáo dục đạo đức.
Thứ hai, các hình thức kiểm tra đánh giá còn khá nghèo nàn và thiếu tính sáng tạo, chủ yếu được thực hiện với hai hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Với hai hình thức này, giáo viên chủ yếu kiểm tra được việc học sinh có nắm vững kiến thức hay giải thích được những hiện tượng liên quan đến kiến thức đã được học hay không. Năng lực mà học sinh được kiểm tra và đánh giá chủ yếu là năng lực ghi nhớ, trình bày. Các năng lực xử lý tình huống, năng lực thuyết trình, lập luận, làm việc nhóm, ra quyết định, năng lực thực hành là những năng lực rất cần trong cuộc sống lại không kiểm ưa được và rất khó đo lường và xác định.
Thú ba, các phương pháp, hình thức kiểm ưa đánh giá còn mang nặng sự áp đặt, không linh hoạt, giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Điều này thể hiện ở chỗ các câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh lựa chọn hai phương án: Đứng hoặc sai. Các hình thức kiểm ưa đánh giá khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo cao như hình thức tìm hiểu, điều ưa thực tế, xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục đạo đức (các chủ đề đạo đức) rồi làm báo cáo, trình bày, thuyết trình theo cá nhân và theo nhóm, rất ít được các giáo viên sử dụng.
Thủ tư, việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục nhằm kiểm ưa đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, các bài học đạo đức đã học vào cuộc sống của học sinh gần như không thực hiện, ngay cả sự kết hợp giữa gia đình, thầy cô và nhà trường cũng không có.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những bất cập trên?
Theo chứng tôi có rất nhiều nguyên nhân, ưong đó có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:
Do sự nhận thức và quan niệm chưa đúng về vị trí, vai trò của môn học Đạo đức trong các nhà trường Tiểu học.
Thực tế cho thấy, một số lãnh đạo các trường Tiểu học, một số thầy cô trực tiếp giảng dạy môn Đạo đức thậm chí cả phụ huynh học sinh có quan niệm: môn Đạo đức là môn học phụ nên không cần dành nhiều thời gian, tâm sức cho môn học này, nói cách khác là xem nhẹ môn học này. Giáo viên ít đầu tư thời gian, ưí tuệ vào việc dạy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Bố mẹ ít khi nhắc nhở, giám sát con cái học môn học này,... Nhiều giáo viên còn sử dụng thòi gian học môn học này vào để dạy những môn học khác như môn Toán, Tiếng việt, Tiếng anh. Việc kiểm ưa đánh giá ở nhiều trường thực hiện khá qua loa, chiếu lệ - giáo viên chủ yếu kiểm ưa sự ghi nhớ, nhận biết chứ ít khi cho những dạng đề mở, những dạng bài tập tình huống phức tạp đòi hỏi tính tích cực tư duy của các em. Và đặc biệt, ưong vài năm ưở lại đây, việc đánh giá kết quả học tập môn học này không bằng điểm số, không định lượng mà chỉ định tính với hai mức: Đạt và không đạt. Với cách đánh giá này, học sinh dù học tot đến mấy cũng chỉ xếp loại đạt. Điều này thực sự không khuyến khích được việc các em hăng say, nỗ lực học tập.
Do nội dung của môn học
Yêu cầu kiến thức của môn Đạo đức ở bậc Tiểu học không quá phức tạp, trùu tượng, nhất là ở các lớp 1, lớp 2, song để thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực hành vi đạo đức, buộc học sinh không những phải hiểu rõ, phải xuất phát từ tình cảm chân thành mà còn phải thực hành, luyện tập nhiều lần. Thực chất của việc dạy và học môn đạo đức là bồi dưỡng và hình thành cho học sinh các phẩm chất đạo đức mà xã hội đặt ra; rèn luyện và đưa các em vào khuôn mẫu, tuân thủ đúng những quy tắc, chuẩn mực của xã hội, giúp các em hiểu và làm đúng bổn phận, trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ xã hội. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ không được tự ý làm những điều mình thích, các em sẽ không còn được rong chơi, quậy phá,... Do vậy, nhiều học sinh không thích học, không làm theo thậm chí có xu hướng chống đối, nhất là những học sinh được gia đình nuông chiều. Cộng với tâm lý đây chỉ là môn học phụ, giáo viên có khi chỉ kiểm tra qua loa, chiếu lệ; hình thức kiểm tra đánh giá đơn điệu, không phát huy được năng lực tư duy, tính tích cực học tập của học sinh nên có những mục tiêu mà môn học đề ra không thực hiện được.
Do ảnh hưởng của phong tục, tập quản, truyền thống gia đình và địa phương
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Mỗi vùng quê, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán, truyền thống riêng. Nhiều gia đình, nhất là ở những dân tộc thiểu số mặc dù cho con đi học nhưng họ lại giáo dục con theo gia phong, theo tập tục, lề thói của quê hương mình, gia đình mình. Nhiều khi những tập tục, lề thói đó lại không đồng nhất với những giá trị và quy chuẩn đạo đức mà các em được học ở trường. Do vậy, nhiều em khá lúng túng và không biết nghe ai, làm bài kiểm tra, trả lời câu hỏi chỉ vì điểm số chứ không có niềm tin và chú trọng phát huy các năng lực bản thân.
Một số phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở bậc tiểu học
Trước tình hình trên, để đáp ứng tốt yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực người học, chúng tôi đề xuất một số phương pháp kiểm tra đánh giá sau:
Thứ nhất, các hình thức kiểm tra đánh giá phải chú trọng phát huy khả năng độc lập tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh
Với các hình thức kiểm tra tự luận (viết), cách đặt câu hỏi và yêu cầu của câu hỏi kiểm tra phải buộc học sinh “động não” và biết bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Ví dụ: Khi dạy đến bài đạo đức Giữ lời hứa (Đạo đức lớp 3). Giáo viên khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học trò không nên chỉ đưa ra các câu hỏi chỉ với yêu cầu học sinh ghi nhớ như: Lời hứa là gì? Em đã bao giờ không giữ lời hứa chưa? Đó là bao giờ?... Thay vào đó, giáo viên nên đặt câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tư duy, những dạng câu hỏi đòi hỏi học sinh phải vừa hiểu lý thuyết vừa liên hệ vận dụng vào cuộc sống của bản thân học sinh như: Tại sao trong cuộc sống chứng ta cần giữ lời hứa? Theo em thất hứa là tốt hay xấu? Cho ví dụ? Em đã bị ai thất hứa chưa? Khi bị thất hứa, em cảm thấy thế nào? Em đã làm gì để giữ lời hứa của mình? Hoặc giáo viên có thể nêu lên một tình huống liên quan đến việc giữ và không giữ lời hứa để học sinh xử lý và giải thích cách xử lý của mình.
Với những dạng câu hỏi và bài tập này, để trả lời đúng học sinh phải nắm vững lý thuyết đồng thời phải tư duy, phải huy động kinh nghiệm đạo đức mà mình tích lũy được trong cuộc sống thì mới đưa ra được các phương án đứng. Không những đưa ra quan điểm của mình mà học sinh còn phải có lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. Điều này sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực tư duy, hình thành và phát triển những kỹ năng mềm khác.
Thứ hai, tăng cường phương pháp kiểm tra đánh giá qua lời nói
Thực tế cho thấy, học sinh Việt Nam khá thụ động, thiếu tự tin, thiếu quyết đoán, kỹ năng diễn thuyết cũng khá yếu so với học sinh của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đây lại là những phẩm chất, những năng lực cần thiết cho cuộc sống, công việc của các em sau này. Do vậy, theo chúng tôi, để rèn luyện những chẩm chất, năng lực trên, giáo viên môn Đạo đức nên tăng cường các phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua lời nói. Bằng cách này giáo viên có thể kiểm tra cả ba mặt: Tri thức, hành vi, thái độ. Chẳng hạn khi dạy bài: Trả lại của rơi ( Đạo đức lớp 2), để kiểm tra tri thức, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời miệng những câu hỏi như: Tại sao nhặt được của rơi chúng ta cần trả lại cho người đánh mất? Nếu không biết người đánh rơi, em sẽ trả lại cho họ bằng cách nào? Đe kiểm tra về hành vỉ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá hành vi của mình hoặc hành vi của người khác. Ví dụ: Giáo viên có thể hỏi học sinh: Bạn Nam trong lớp ta vừa nhặt được một cái ví tiền, bạn đó đã đem đến đồn công an nhờ họ trả lại cho người đã mất. Theo em, bạn Nam làm như vậy có đúng không? Vì sao? Hoặc nếu em nhặt được của rơi mà không biết người đánh rơi, em sẽ trả lại cho người đánh mất bằng cách nào?... Đổ kiểm tra về thái độ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích trực tiếp động cơ thực hiện hành vi đạo đức hay yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ của mình trực tiếp bằng lời. Ví dụ giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời: Em hình dung tâm trạng người đánh rơi khi nhận lại được cái ví mà họ đã làm rơi như thế nào? Khi ưả lại cái ví cho người đánh rơi, em cảm thấy thế nào?...
Giáo viên có thể nêu ra những tình huống giả định hoặc các tình huống có thực trong cuộc sống mà cách ứng xử của nhân vật trong tình huống đó lại không đúng đắn để học sinh trả lời. Dạng bài tập này sẽ phát triển khả năng lập luận, tư duy phê phán. Tất nhiên, ở những tình huống đó, sau khi học sinh trả lời, giáo viên phải chốt lại phương án trả lời đúng nhất.
Sau khi học sinh frả lời, giáo viên có thể cho điểm trực tiếp với tinh thần khuyến khích. Với phương pháp kiểm tra đánh giá bằng lời nói như vậy, giáo viên sẽ kiểm tra được cả nhận thức, thái độ của các em về những vấn đề liên quan đến bài học, phát hiện được những lệch lạc (nếu có). Và đặc biệt, việc trả lời trực tiếp bằng lời như vậy, sẽ giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông; phát triển năng lực lập luận, năng lực trình bày, diễn thuyết của học sinh, qua đó hình thành, phát huy được năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh.
Thứ ha, kiểm tra đánh giá qua hành động và việc làm của học sinh
Vì mục tiêu của việc giáo dục đạo đức ở bậc Tiểu học không chỉ trang bị những chuẩn mực đạo đức cơ bản, gắn liền với cuộc sống của các em mà quan trọng là giúp các em hình thành được khả năng ứng xử, những thói quen, những thao tác đạo đức đứng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Đe đạt mục tiêu này, giáo viên nên tăng cường việc kiểm tra, đánh giá qua hành động, việc làm của học sinh. Muốn thực hiện tốt cách thức kiểm tra đánh giá này đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian để quan sát các hành vi, cử chỉ, việc làm, lời nói và kết quả hành vi mà học sinh thực hiện trong thực tiễn qua đó giáo viên kiểm tra được năng lực vận dựng, thực hành các bài học đạo đức trong cuộc sống, cụ thể:
Kiểm tra thao tác, thông qua việc học sinh thực hiện những thao tác, hành động theo mẫu khi tham gia trò chơi, đóng vai, giáo viên có thể đánh giá được các em có thao tác, có thực hành đúng các chuẩn mực hành vi đạo đức trong thực tiễn không. Neu chưa chuẩn, chưa đúng, giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa cho các em.
Kiếm tra thái độ, hành vi, thông qua những công việc cụ thể mà các em được giao, giáo viên, gia đình và các lực lượng giáo dục khác có thể kiểm tra được thái độ của các em đối với các đối tượng và công việc mà các em đã được giao như thế nào. Ví dụ, dạy bài Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (Đạo đức lớp 3), hoặc bài Bảo vệ môi trường (Đạo đức lớp 4) khi giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường hay giúp đỡ các gia đình neo đơn, gia đình có công với cách mạng, dọn dẹp vệ sinh đường pho, làm sạch biển,...
Thời đại bùng nổ công nghệ thông minh, bùng nổ thông tin như hiện nay, học sinh ngoài giờ đến lớp, tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, gia đình, các em còn có điều kiện tiếp xúc với cả thế giới thông qua tivi, internet và nhiều phương tiện hiện đại khác. Do vậy hành vi, cách ứng xử, lối sống mà các em tiếp nhận được vô cùng phong phú và đa chiều chứ không phải chỉ đến từ các thầy cô và nhà trường. Do vậy, để có sự kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, thì giáo viên nên huy động sự vào cuộc của cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình; bạn bè và các thầy cô dạy các bộ môn khác trong nhà trường. Nhờ họ quan sát và cung cấp thông tin về hành vi của các em trong cuộc sống bên ngoài trường học, qua đó, giáo viên có thể biết được học sinh có thực hành tốt các bài học đạo đức ở mọi nơi, mọi thời gian không.
Muốn vậy, giáo viên phải chuẩn bị, phải thiết kế những tiêu chí, những thang đo cụ thể để các lực lượng giáo dục có cơ sở, có căn cứ đánh giá một cách khách quan và thống nhất. Trong quá trình tổng hợp, phân tích thông tin, nếu nhận thấy những biểu hiện tốt, độc đáo, giáo viên nên tuyên dương, khen ngợi. Neu phát hiện học sinh nào có những biểu hiện không tót, lệch chuẩn giáo viên phải phối két họp với gia đình, nhà trường có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn nhanh chóng, kịp thời.
Thiết nghĩ, nếu việc kiểm tra đánh giá, giáo viên kết hợp tốt được với gia đình và các tổ chức xã hội thì kết quả đánh giá sẽ chính xác và toàn diện hơn.
3. KẾT LUẬN
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là khâu vô cùng quan trọng, nhất là với môn Đạo đức. Xã hội ta hiện nay đang phải chứng kiến nhiều hiện tượng, nhiều cách hành xử thiếu văn hóa, lệch chuẩn thậm chí thô bỉ và tàn bạo đến từ nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi và thật đau lòng trong đó có cả học sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó, trong đó có một nguyên nhân đến từ việc giáo dục đạo đức bị buông lỏng. Môn Đạo đức và Giáo dục công dân ở các trường phổ thông, kể cả giáo dục đại học chưa được chú trọng đúng mức. Cách thức giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn học này còn mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ. Do vậy, cần nhanh chóng đổi mới hình thức cách thức kiêm tra, đánh giá, đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá; chú trọng và tăng cường các phương pháp, hình thức kiểm fra đánh giá được thái độ, kỹ năng thực hành, vận dụng vào kiến thức đã học vào thực tiễn qua đó hình thành những kỹ năng xã hội cho học sinh; nội dung kiểm tra đánh giá cần bao quát hết chương trình, chủ đề, bài học đạo đức. Hy vọng, cùng với quyết tâm của ngành giáo dục, sự vào cuộc của các lực lượng giáo dục và toàn xã hội, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam sẽ thực hiện thành công việc chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang giáo dục tiếp cận và phát huy năng lực người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Phương pháp giảng dạy môn Đạo đức ở Tiếu học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW (Khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điểu kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trần Hậu Kiểm (2004), Các dạng đạo đức xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
INNOVATING METHOD OF TESTING AND EVALUATING THE
LEARNING RESULTS OF CIVIC EDUCATION AT PRIMARY SCHOOL
IN THE APPROACH OF DEVELOPING STUDENTS’ COMPETENCY
Le Thi Tham
ABSTRACT
Based on the survey on the status of assessment and testing of the learning Civic educations at Primary school level, the article shows the shortcomings, limitations and causes of those shortcomings and limitations. At the same time, it proposes a number of measures and forms of assessment and evaluation in the direction of promoting learners' competencies to meet the requirements of educational innovation moving from contentbased education to approaching and promoting students ’ competency.
Keywords: Innovation, testing and assessment, promoting competency.
Ngày nộp bài: 9/5/2019; Ngày gửi phản biện: 13/5/2019; Ngày duyệt đăng: 30/12/2019

File đính kèm:

  • docdoi_moi_phuong_phap_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_mon_da.doc
  • pdf46981_148752_1_pb_0975_555088.pdf