Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-Học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông với việc sử dụng tư liệu gốc

Tóm tắt. Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi

mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Tư liệu gốc

mang giá trị lịch sử rất cao, được xem là minh chứng quan trọng nhất mà lịch sử để lại. Vì

vậy, việc khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học nói chung, trong kiểm tra

đanh giá nói riêng là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông.

Bài viết này sẽ tập trung đề xuất việc sử dụng tư liệu gốc như một công cụ để đổi mới kiểm

tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường trung học phổ thông.

pdf 10 trang phuongnguyen 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-Học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông với việc sử dụng tư liệu gốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-Học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông với việc sử dụng tư liệu gốc

Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-Học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông với việc sử dụng tư liệu gốc
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0157
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 120-129
This paper is available online at 
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY-HỌCMÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC
Nguyễn Văn Ninh
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi
mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Tư liệu gốc
mang giá trị lịch sử rất cao, được xem là minh chứng quan trọng nhất mà lịch sử để lại. Vì
vậy, việc khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học nói chung, trong kiểm tra
đanh giá nói riêng là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông.
Bài viết này sẽ tập trung đề xuất việc sử dụng tư liệu gốc như một công cụ để đổi mới kiểm
tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường trung học phổ thông.
Từ khóa: Tư liệu gốc; đổi mới kiểm tra đánh giá; học tập lịch sử của học sinh.
1. Mở đầu
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay thì “Đổi mới kiểm
tra đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Thực tiễn cho thấy, mục tiêu
của mỗi bài học ở trường phổ thông thường bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ,
nhưng trong quá trình dạy - học giáo viên thường chú trọng mục tiêu về kiến thức. Việc thi cử chủ
yếu hướng vào kiểm tra kiến thức sách vở, nặng tính hàn lâm, không chú ý đến kiểm tra, đánh giá
năng lực của học sinh, không kiểm tra xem các em đã đạt được kĩ năng gì trong quá trình học tập
cũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống ra sao. Việc kiểm tra,
đánh giá như vậy khiến học sinh khó có cơ hội được bày tỏ chính kiến, quan điểm, tình cảm thái
độ của mình trước những vấn đề nảy sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tiễn. Nếu
việc kiểm tra, đánh giá cứ diễn ra như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cách dạy, cách học và chất
lượng giáo dục. Vì vậy, phương án đổi mới kiểm tra đánh giá chú trọng đến năng lực của học sinh
triển khai sẽ là bước đột phá để khắc phục những hạn chế này. Đồng thời sẽ giúp cho việc dạy học
gắn với cuộc sống thực tiễn hơn.
Một trong những yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá đang được quan tâm đó là: thay đổi
dần cách thức kiểm tra theo hướng “đóng” (chỉ quan tâm đến kiến thức trong sách giáo khoa, đòi
hỏi học sinh nắm vững kiến thức sách vở) như trước đây sang cách thức ra đề kiểm tra, đánh giá
theo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh).
Ngày nhận bài: 15/4/2017. Ngày nhận đăng: 2/7/2017
Liên hệ: Nguyễn Văn Ninh, e-mail: nguyenvanninh27@gmail.com.
120
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...
Theo hướng này ngoài những định hướng chung, mỗi bộ môn sẽ căn cứ vào đặc thù riêng
để hình thành cho học sinh những kĩ năng, năng lực chuyên biệt. Môn lịch sử hình thành cho các
em tình cảm đối với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, cho các em những bài học trong
cuộc sống, có thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn. . . . Như vậy, phần câu hỏi “mở” của mỗi bộ
môn cũng sẽ phải chú ý đến ưu thế, đặc thù riêng của từng môn.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra
khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo
năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác
nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp
học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng
trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là
đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.
Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ
năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng.
Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, chúng ta phải tạo cơ hội cho học sinh
được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng
những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản
thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như
vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh
giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt
khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh
giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm,
giá trị, chuẩn mực đạo đức,. . . được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự
nhiên về mặt xã hội của một con người.
Để tiến hành kiểm tra, đánh giá theo năng lực người học thì việc xây dựng và sử dụng công
cụ đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông có vai trò hết sức quan trọng,
thông qua nhiều loại công cụ đánh giá khác nhau. Đối với dạy học lịch sử ở trường phổ thông chủ
yếu nhất vẫn là dùng các câu hỏi, bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bài tập thực hành (vẽ
sơ đồ, vẽ lược đồ, lập bảng biểu....) và bảng các tiêu chí (rubric) để sử dụng trong đánh giá. Tuy
nhiên, hệ thống câu hỏi, bài tập xây dựng để kiểm tra đánh giá theo năng lực phải sử dụng đa dạng
các công cụ như kênh hình, tư liệu (đặc biệt là tư liệu lịch sử gốc), bảng biểu.....Các câu hỏi nhận
xét, đánh giá, liên hệ cần được khai thác tối đa để học sinh có điều kiện trình bày quan điểm của
mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc khai thác và sử dụng tư
liệu gốc trong đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm và ý nghĩa của tư liệu gốc
* Khái niệm: Có nhiều quan niệm khác nhau về tư liệu gốc, nhưng hầu hết các nhà nghiên
cứu đều thống nhất ở một số đặc điểm về thời gian, không gian, giá trị tư liệu... Theo đó: tư liệu
gốc là các tư liệu (hiện vật và thành văn) mang những thông tin đầu tiên về sự kiện, hiện tượng,
nhân vật lịch sử, có liên quan trực tiếp và ra đời vào thời gian, không gian xảy ra sự kiện.
* Các loại tư liệu gốc
Tư liệu lịch sử vốn hết sức phong phú, đa dạng, nó vừa phản ánh ghi nhận thời đại, đồng
thời cũng là sản phẩm của thời đại. Do đó, mỗi thời đại khác nhau có những loại tư liệu khác nhau.
121
Nguyễn Văn Ninh
Nếu dựa vào nội dung phản ánh và tính chất của tư liệu, người ta chia tư liệu lịch sử gốc
thành năm loại chủ yếu: Tư liệu vật chất (hay còn gọi là tư liệu vật thật); Tư liệu truyền miệng dân
gian (bao gồm những thông tin lịch sử chưa được tập hợp, còn lưu truyền tự nhiên trong dân gian
và có nhiều dị bản khác nhau), Tư liệu thành văn (tư liệu chữ viết), Tư liệu hình ảnh, Tư liệu băng
ghi âm, ghi hình.
* Đặc điểm của tư liệu lịch sử gốc
Tư liệu gốc đóng vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và học tập lịch sử vì nó có
những đặc điểm sau:
- Là bằng chứng của quá khứ, nó ra đời trong thời điểm lịch sử, là nguyên gốc, chưa thông
qua một lăng kính chủ quan nào, nên khách quan và chân thực hơn các tư liệu, tài liệu khác.
- Đáng tin cậy và có thông tin chính xác hơn cả vì nó gần gũi hơn với các sự kiện lịch sử
được phản ánh.
- Cho ta những nhận thức trực tiếp, những thông tin lịch sử trực tiếp về sự kiện, nhân vật,
hiện tượng lịch sử.
- Tư liệu gốc không phải là một tư liệu tổng hợp, nó chỉ phản ánh một khía cạnh, một chi
tiết nào đó của biến cố lịch sử.
- Ra đời cùng với thời điểm và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử do đó có những hạn chế nhất
định về mặt ngôn ngữ, văn bản, số lượng. Đây là tư liệu khó khai thác, nội dung đơn lẻ nên khi HS
làm việc với tư liệu này sẽ vấp phải nhiều khó khăn, GV cần chú ý lựa chọn các tư liệu lịch sử gốc
phù hợp với nội dung và đối tượng.
* Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong DHLS ở trường phổ thông
Trong nghiên cứu và giảng dạy, tư liệu lịch sử gốc mang giá trị lịch sử rất cao, nó được xem
là minh chứng quan trọng nhất mà lịch sử để lại. Việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc là một biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả BHLS ở trường phổ thông, góp phần phát triển tính tích cực chủ động của
HS.
Đối với HS, tư liệu gốc sẽ góp phần giúp các em có được những minh chứng cụ thể nhất về
lịch sử, về quá khứ, là những luận cứ khoa học đã được chứng minh, làm rõ sự kiện, nhân vật, hiện
tượng. Đây sẽ là cơ sở để HS tự nhận thức, tự đánh giá, nhận xét theo quan điểm của bản thân đi
theo đúng con đường của nghiên cứu khoa học. Nó là cơ sở tạo ra bước tập dượt để HS tự nghiên
cứu, tự đánh giá một vấn đề lịch sử. Việc khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong DHLS sẽ
gợi xúc cảm lịch sử, là cơ sở để giáo dục tình cảm đạo đức cho HS. Nó còn rèn luyện cho các em
tinh thần chuyên cần, hăng say và sáng tạo trong lao động học tập. Bằng cách ấy, HS khắc phục
được thói quen ỷ lại, trông chờ, thụ động của mình mà còn rèn luyện thói quen chủ động làm việc
trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Đối với GV, việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc theo hướng phát huy tính tích cực học tập của
HS chính là một biện pháp để nâng cao hiệu quả DHLS, làm cho bài giảng phong phú và hấp dẫn
hơn. Những kiến thức lịch sử vốn khô khan với các mốc thời gian với sự kiện sẽ được học sinh tiếp
thu một cách nhanh hơn. Thông qua những ý tưởng sư phạm của mình, GV có thể sử dụng tư liệu
gốc làm một kênh thông tin học tập để hướng dẫn HS đánh giá về các sự kiện, nhân vật, hiện tượng
mà không cần phải dựa vào lời phê bình, nhận xét, kết luận nào khác. HS sẽ tự chủ động phát hiện
tri thức, biến tri thức của tư liệu gốc thành tri thức của mình. . .
122
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...
2.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT
theo hướng tiếp cận năng lực HS với việc sử dụng tư liệu gốc
2.2.1. Kiểm tra, đánh giá quá trình
Đây là loại đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học.
Hình thức kiểm tra, đánh giá này bao gồm kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực
hành dưới 1 tiết, quan sát hoạt động học tập của HS thông qua các bài học kiến thức mới, bài thực
hành, bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, qua tự học ở nhà. Mục đích chính của kiểm tra, đánh giá quá
trình nhằm sử dụng kiểm tra, đánh giá như là một phương pháp dạy học tích cực. Qua đó, giáo
viên biết rõ hơn về những gì học sinh đang học và học như thế nào. Đồng thời, là cơ sở để điều
chỉnh việc dạy học của mình.
- Hình thức đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được giáo viên thực hiện qua
hình thức kiểm tra vấn đáp nhanh trên lớp hoặc có thể vận dụng các kĩ thuật kiểm tra đánh giá
khác như: Quan sát: quan sát thái độ, hành vi, mức độ hoàn thành việc được giao ; Kết hợp quan
sát các hoạt động học tập trong tiết học: trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập, hoạt động nhóm, giải
quyết vấn đề ; Các câu hỏi kiểm tra nhanh vào đầu giờ, giữa giờ,cuối giờ: trả lời nhanh các câu
hỏi, phiếu trắc nghiệm hoặc điền nhanh thông tin vào phiếu thăm dò. . .
- Đối tượng đánh giá: trong đánh giá quá trình nên kết hợp sử dụng nhiều đối tượng tham
gia đánh giá: cá nhân - nhóm; giáo viên - học sinh và tự đánh giá của học sinh.
- Kết quả đánh giá: nên kết hợp giữa nhận xét bằng lời của giáo viên và học sinh với cho
điểm.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đổi mới việc kiểm tra, đánh giá quá trình như trên, chúng
tôi đề xuất cách khai thác và sử dụng tư liệu gốc để tiến hành kiểm tra, đanh giá kết quả học tập
của học sinh như sau:
Chương trình Lịch sử lớp 10
Ví dụ 1: Kiểm tra 15 phút, Môn Lịch sử
Tư liệu 1: Tranh biếm họa về sự thâu tóm quyền lực
(1651), tranh của Abraham Bosse, trưng bày tại Thư
viện quốc gia Pháp.
Tư liệu 2: Quyền lực tối cao của nhà vua: “Tôi là người
duy nhất nắm quyền lực tối cao, đặc biệt tôi là người
đứng đầu hội đồng, luật pháp và của lẽ phải... Tôi
chính là người duy nhất có quyền sở hữu hợp pháp
mà không phụ thuộc vào ai và không chia sẻ cùng ai.
Thần dân của tôi chỉ thuộc về tôi. Mọi quyền lợi và
phúc lợi của quốc gia là cần thiết duy nhất đối với
tôi và chỉ nằm trên bàn tay của tôi” (Trích trong lời
phát biểu của vua Luis XV trước Nghị Viện Paris năm
1766) (1)
Từ hai tư liệu trên, em hãy cho biết:
- Trước khi cách mạng Pháp bùng nổ, ai là người đứng đầu quốc gia?
Những vật nào trong hình là biểu tượng của Hoàng gia Pháp và ý nghĩa của những biểu tượng ấy?
- Trình bày suy nghĩ của em về quyền lực của vua nước Pháp sau khi đọc Tư liệu 2.
123
Nguyễn Văn Ninh
Ví dụ 2: Kiểm tra 15 phút, Môn Lịch sử
Đọc và quan sát các thông tin sau rồi trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Công dân Aten có khoảng hơn 40 000 người
(Trên tổng số 400 000 người). Để trở thành
công dân cần phải có những điều kiện sau:
nam giới trên 20 tuổi, có cha và mẹ là người
Aten, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 18
đến 20 tuổi. Công dân Aten có những quyền
sau: họ được tham gia vào chính quyền của
thành bang, soạn thảo luật pháp và chỉ họ mới
có quyền sở hữu đất đai hay nhà ở. Họ cũng
có những nghĩa vụ, nhất là trong việc bảo vệ
thành bang trong trường hợp có chiến tranh và
tham gia vào đời sống tôn giáo (1).
2. Đại hội công dân
3. Đại hội công dân
Câu hỏi:
1. Công dân Aten được hưởng những quyền gì ?
Có phải mọi cư dân Aten đều có quyền công dân
không?
2. Những ai có quyền phát biểu trước đại hội công
dân ?
Sau khi tranh luận, Đại hội đã ra quyết định như
thế nào ?
Đại hội thảo luận về những vấn đề gì ?
3. Em có nhận xét gì về nền dân chủ của Aten.
Chương trình Lịch sử lớp 11
Ví dụ 1: Kiểm tra 15 phút
Đề bài: Quan sát 2 hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Hình 1: “Cái bánh ngọt” Trung Quốc bị xâu xé
(Tranh biếm họa)
Hình 2: Nữ hoàng Anh phong Phó vương Ấn Độ
(Tranh vẽ)
124
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...
Câu 1 (5 điểm): Hai hình ảnh trên cung cấp cho các em những thông tin gì về lịch sử thế giới cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
Câu 2 (5 điểm): Em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau của lịch sử Trung Quốc và ấn Độ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
Ví dụ 2: Kiểm tra 15 phút
Câu hỏi: Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi dưới đây
“Công lý được tượng trưng qua hình ảnh một nữ thần tay cầm cân và tay cầm kiếm. Nhưng Đông Dương
lại ở quá xa nước Pháp, muôn trùng cách trở nên khi nữ thần tới xứ này thì cán cân đã mất thăng bằng,
đĩa cân đã chảy lỏng và biến thành những tẩu thuốc phiện và những chai rượu ly. Trên tay nữ thần tội
nghiệp ấy chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà đã chém những người vô tội và cũng chỉ chém những
người này mà thôi”(2).
Yêu cầu:
1. Đoạn trích trên phản ánh nội dung lịch sử gì?
2. Em đánh giá như thế nào về khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” mà Pháp mang đến Việt Nam
qua nội dung đoạn tư liệu gốc nêu trên?
Chương trình Lịch sử lớp 12
Ví dụ 1: Kiểm tra 15 phút
Đọc đoạn tư liệu sau để trả lời các câu hỏi dưới đây:
"Con đường của cách mạng miền Nam Việt Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình
hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công, chỉ đạo linh hoạt để
đưa cách mạng miền Nam tiến lên" (3).
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn kiện nào?
Câu 2: Văn kiện trên được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Hãy phân tích ý nghĩa của nội dung văn
kiện.
125
Nguyễn Văn Ninh
Ví dụ 2: Kiểm tra 15 phút
Họ và tên: ..........................................................
Lớp.........................Trường..................................
Đọc văn bản trong hình ảnh điện mật (4) trong hình trên để trả lời các câu hỏi dưới đây:
Chú thích nội dung Mệnh lệnh:
1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận,
giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.
2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ.
Câu hỏi:
- Điện mật trên do ai viết và ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?
- Hãy đánh giá về phương châm tác chiến của ta được thể hiện qua nội dung Điện mật.
Các câu hỏi trên giáo viên cũng có thể sử dụng trong quá trình dạy học ở trên lớp để kiểm tra
quá trình học tập của học sinh như: kiểm tra bài cũ, kiểm tra đanh giá trong quá trình lên lớp. . . ..
2.2.2. Kiểm tra, đánh giá định kì, tổng kết
Đánh giá định kì được tiến hành bằng bài kiểm tra viết (đề kiểm tra): 1 tiết giữa kì, cuối kì,
cuối năm (45 phút) theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiểm tra viết là hình thức kiểm tra
trình độ học sinh trong lớp cùng một lúc thông qua bài viết của học sinh. Các hình thức kiểm tra
viết ở trường phổ thông thường được thực hiện định kì theo quy định trong chương trình môn học
sau khi học xong một phần, một chương hay một khóa trình lịch sử. Bài kiểm tra có thể giới hạn
trong khoảng thời 45 phút. Kết quả kiểm tra viết, nếu được tổ chức nghiêm túc, có khả năng phản
ánh rất khách quan trình độ của học sinh về mọi mặt: nội dung kiến thức, phương pháp diễn đạt,
trình độ tư duy... Qua đó, giáo viên không chỉ biết được tình hình học tập chung của cả lớp, mà
còn đánh giá được mức độ hiệu quả của phương pháp sư phạm của mình để kịp thời điều chỉnh, bổ
sung.
Kiểm tra 45 phút thường được tiến hành sau khi học xong một phần, cuối học kì hay cả
năm học, nhằm tìm hiểu, đánh giá kiến thức chung đã học, làm cơ sở cho việc học tiếp phần sau
và kết quả kiểm tra là cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh. Câu hỏi kiểm tra phải đảm bảo
ba yêu cầu:
- Học sinh phải nhận biết lịch sử (Sự kiện đã diễn ra như thế nào? Gắn liền với ai, khi nào?)
- Học sinh phải thông hiểu lịch sử (lí giải được vì sao sự kiện lại diễn ra như vậy? Tác động
của nó?...)
- Học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học (Biết giải thích những điểm đã biết, đánh
giá, nhận xét, nêu quan điểm, liên hệ thực tế...).
Dưới đây là một số đề kiểm tra cụ thể mà chúng tôi đã thiết kế và sử dụng trong quá trình
dạy học lịch sử ở trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành
Chương trình Lịch sử lớp 10
Kiểm tra 15 phút
Câu 1 (5 điểm): Vôn-te đánh giá về chế độ quân chủ Anh trích trong tác phẩm “Những lá thư triết học”
của Vôn-te viết vào năm 1734 như sau: “Anh là quốc gia duy nhất trên trái đất đã thủ tiêu quyền lực của
nhà vua thông qua đấu tranh và bằng sự cố gắng, cuối cùng Anh đã thiết lập chính phủ mới khi mà nhà
vua chỉ có quyền khi làm việc tốt và bị hạn chế quyền lực khi làm điều xấu, các lãnh chúa phong kiến
thì không được phép ngạo mạn và không có chư hầu, nhân dân là người nắm chính quyền.
126
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...
Thượng nghị viện Anh và các cơ quan trực thuộc có quyền quyết đoán công việc của quốc gia, vua
chỉ được coi như một đồ trang trí...” (1).
Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về kết quả của cách mạng Anh.
Câu 2 (5 điểm): Dưới đây là bảng thu-chi ngân sách nhà nước Pháp năm 1788 (1):
Chi tiêu (Đơn vị: Triệu bảng Livre) Thu (Đơn vị: Triệu bảng Livre)
Chi tiêu công: 146 Thuế trực thu: 157,5
Trợ cấp giáo dục: 12 Thuế gián thu: 208
Cảnh sát, tư pháp: 57 Loterie royale 10
Xây dựng công cộng: 14 Đòi nợ Mĩ 1,5
Triều đình: 36 Các khoản khác: 127
Chi tiêu quân đội và ngoại giao: 166
Chiến tranh: 105
Phục vụ trả nợ: 310
Các chi tiêu khác: 8
Tổng chi tiêu: 630 Tổng thu: 504
Bảng số liệu trên nói lên điều gì ?
Nó có mối quan hệ như thế nào đối với nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp?
Chương trình Lịch sử lớp 11
Kiểm tra 15 phút
Câu hỏi: Đọc và quan sát các tư liệu sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Tư liệu 1: Không một xứ sở nào trên thế
giới này. . . lại có nhiều nguồn lợi như cái
xứ Bắc Kỳ. . . Biết bao ngành kĩ nghệ cần
phải thiết lập. . . Biết bao chiến dịch xán lạn
cần phải vạch ra. . . Xứ Bắc Kỳ giàu có. . .
Từ nơi đây, chính quốc thao hồ mà bòn rút
đầy tay của cải để đưa về nước. Ngành xuất
cảng của nước Pháp cũng sẽ thấy nơi đây là
một nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho
mình. . . . Vậy thì hãy tiến lên! Tiến lên!”
(5)
Tư liệu 2 (6):
Câu hỏi:
Câu 1 (4 điểm): Đoạn tư liệu gốc và tranh vẽ trên đây phản ảnh nội dung gì? Khái quát nội dung đó.
Câu 2 (6 điểm): Dựa vào nội dung của hai tư liệu trên kết hợp với kiến thức đã học, em có nhận
xét gì về mục đích, chính sách của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
Chương trình Lịch sử lớp 12
Kiểm tra 15 phút
Họ và tên: ..........................................................Lớp.........................
Câu 1(5 điểm): Đọc văn bản sau để trả lời các câu hỏi dưới đây:
127
Nguyễn Văn Ninh
Đồng chí Lê Duẩn viết: “Nếu trận ấp Bắc đầu năm 1963 đã chỉ ra khả năng đánh bại việc Mĩ dùng chiến
thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” yểm trợ cho những lực lượng lớn quân ngụy càn quét ở đồng bằng,
nếu trận Bình Giã cuối năm 1964 đã đánh dấu bước trưởng thành của quân chủ lực ngụy, thì trận Vạn
Tường đã chứng tỏ một cách hùng hồn khả năng đánh bại được quân Mĩ trong điều kiện chúng có ưu thế
tuyệt đối về binh khí, hỏa lực”(7).
Qua những thắng lợi được nhắc đến trong đoạn trích trên, hãy phân tích bước tiến của cuộc chiến tranh.
Câu 2 (5 điểm): Sau chiến thắng Phước Long, phản ứng của Mĩ rất yếu ớt, như lời Tổng thống Ford
tuyên bố ngày 22/1/1975: “Không có hành động nào khác ngoài việc bổ sung viện trợ cho Sài Gòn, sẽ
không can thiệp vào miền Nam mà không thông qua thủ tục hiến pháp và luật pháp” (8). Qua nhận định
trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích chiến thắng Phước Long (6/1/1975) đã tạo thời
cơ mới cho cách mạng miền Nam Việt Nam.
3. Kết luận
“Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về kiểm tra, đánh giá quá trình dạy
học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của học sinh” (9). Đánh giá kết
quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc
đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp học sinh học tập
ngày càng tiến bộ. Qua thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử ở trường THPT, đặc biệt là việc sử
dụng tư liệu gốc trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS, chúng
tôi đã thu nhận được những kết quả bước đầu như: học sinh hứng thú hơn với môn học, chất lượng
bộ môn từng bước được nâng cao. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất việc đổi mới kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua sử dụng tư liệu gốc trong quá trình dạy học môn
Lịch sử ở trường phổ thông.
Lời cảm ơn: Bài báo nằm trong khuôn khổ đề tài “Sử dụng tư liệu gốc trong dạy học Lịch
sử ở trường phổ thông”, Mã số B2015-17-76.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sous la Direction de Hugo Billard, 2010. Histoire 2 classe, Edition Magnard (Hugo Billard
chủ biên, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 của Pháp, NXB Magnard).
[2] Hồ Chí Minh, 1996. Toàn tập, Tập 1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Đảng cộng sản Việt Nam, 2004. Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 34. Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[4] 
-Giap.html.
[5] Savigny et Bichoff, 1835. Les richesscs de Tonkin (Những tài nguyên của xứ Bắc Kì), Paris,
tr.71 (P. R. Feray dẫn trong: Le Viet Nam).
[6] Tranh biếm hoạ do Nguyễn Ái Quốc vẽ, đăng báo Le Parie, tháng 5/1922.
[7] Lê Duẩn, Thư vào Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr 131.
[8] Trần Thục Nga (CB), 1987. Lịch sử Việt Nam (1945-1975). Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.180.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Tài liệu tập huấn giáo viên Kiểm tra, đánh giá trong quá trình
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT, môn Lịch sử; tháng 6 năm 2014.
128
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh trong quá trình dạy-học...
ABSTRACT
Innovating the examination, evaluation in the way
of approaching students’ ability during the process of teaching - learning history
in high school by using original documentation
Nguyen Van Ninh
Faculty of History, Hanoi National Univesity of Education
Innovating the examination, evaluation in the way of approaching students’ ability during
the process of teaching - learning history in high school by using original documentation Due to
the requirement of an innovation in basically comprehensive Vietnam’s education, "Innovating the
examination and evaluation is determined to be a breakthrough in innovating education”. The
original documentation has a great historical value, it is considered to be the most important
evidence that is left by history. Therefore, by exploiting and using the original historical
documentation in teaching generally speaking, in examining and evaluating particularly helps
enhancing eficiency of historic lectures in high school. This article is focusing on putting forward
the idea of using original documentation as a tool to innovating the examination and evaluation in
the history results of high school students
Keywords: The original documentation; innovating the examination and evaluation; the
history results of high school students.
129

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_kiem_tra_danh_gia_theo_huong_tiep_can_nang_luc_hoc_s.pdf