Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông

TÓM TẮT

Ở các trường sư phạm, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là một trong những khâu

quan trọng nhất trong quá trình đào tạo giáo viên. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là quá trình hình

thành và rèn luyện các năng lực sư phạm cốt lõi cho sinh viên, góp phần hình thành các phẩm chất

và năng lực cho người giáo viên tương lai. Do đó, đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

cho sinh viên là một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp

ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông.

pdf 6 trang phuongnguyen 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông

Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông
Đầu Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 53 - 57 
53 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
Đầu Thị Thu* 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Ở các trường sư phạm, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là một trong những khâu 
quan trọng nhất trong quá trình đào tạo giáo viên. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là quá trình hình 
thành và rèn luyện các năng lực sư phạm cốt lõi cho sinh viên, góp phần hình thành các phẩm chất 
và năng lực cho người giáo viên tương lai. Do đó, đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
cho sinh viên là một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp 
ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông. 
Từ khóa: Đổi mới; rèn luyện; nghiệp vụ sư phạm; rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; giáo dục phổ thông. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Trước yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông 
(GDPT), các trường sư phạm - cái nôi đào tạo 
giáo viên (GV) cần phải chú trọng đào tạo đội 
ngũ GV có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cao. 
Nghề dạy học là một nghề có tính chất đặc 
biệt, đối tượng dạy học là các thế hệ học sinh 
đang phát triển, đa dạng về tính cách, phong 
phú về tâm hồn và rất nhạy cảm, do đó nó 
được xếp vào hàng các nghề “nặng nhọc”, là 
nghề có tính chất “thiên chức”. Nhiệm vụ của 
người thầy giáo là dạy học và giáo dục, góp 
phần hình thành các phẩm chất và năng lực, 
nhân cách cho học sinh, do đó nghề dạy học 
rất sáng tạo, nhân văn, cao quý và vinh quang. 
Trong đào tạo GV, sinh viên (SV) sư phạm 
phải thực hiện hai hoạt động cùng tồn tại và 
có quan hệ mật thiết với nhau, đó là học tập 
kiến thức chuyên môn và rèn luyện nghiệp vụ 
sư phạm (NVSP). Ngoài ra, SV phải liên tục 
phấn đấu rèn luyện nhân cách sư phạm để có 
được đạo đức nghề nghiệp. Rèn luyện NVSP 
cho SV là một trong những khâu quan trọng 
nhất trong quá trình đào tạo GV. Do đó, đổi mới 
công tác rèn luyện NVSP cho SV là một biện 
pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng 
đào tạo GV đáp ứng yêu cầu thực tiễn GDPT. 
NỘI DUNG 
Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác rèn 
luyện NVSP cho SV 
*
 Tel: 0915 462446, Email: dauthusp@gmail.com 
NVSP không chỉ là một hệ thống kỹ năng 
(KN) mà bao gồm cả hệ thống tri thức và các 
phẩm chất nghề nghiệp mà một GV cần phải 
có. Rèn luyện NVSP, còn gọi là rèn nghề, là 
“tập làm công việc chuyên môn của nghề dạy 
học” hay nói cách khác, là quá trình hình 
thành và rèn luyện các năng lực sư phạm cốt 
lõi cho SV, góp phần hình thành các phẩm 
chất và năng lực cho người GV tương lai. Rèn 
luyện NVSP là hoạt động nòng cốt trong quá 
trình rèn luyện tay nghề của SV, góp phần 
quan trọng vào sự hình thành và phát triển 
năng lực sư phạm của SV. SV có ý thức rèn 
luyện NVSP thường xuyên tốt sẽ là điều kiện 
quan trọng nâng cao năng lực sư phạm cho 
bản thân. Học tập và rèn luyện NVSP thường 
xuyên giúp SV có những hiểu biết về quan 
điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà 
nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn 
hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo. Qua việc rèn 
luyện NVSP thường xuyên, SV được củng cố 
trau dồi thêm vốn tri thức, rèn luyện các KN 
sư phạm, đồng thời thúc đẩy sự phát triển 
mạnh mẽ cả về thể chất, tinh thần, nhân cách 
người GV trong tương lai. 
Đổi mới công tác rèn luyện NVSP cho SV 
Đổi mới mục tiêu rèn luyện NVSP 
Nghị quyết 29/NQ-TW (Khóa XI) của Đảng 
đã chỉ ra phương hướng nhiệm vụ cụ thể của 
công tác đào tạo và bồi dưỡng GV là: “Thực 
hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng 
Đầu Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 53 - 57 
54 
cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các 
GV tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng 
viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có 
trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư 
phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình 
độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi 
dưỡng NVSP” [1]. Như vậy, về định hướng, 
rèn luyện NVSP là phải theo hướng “coi 
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của 
người học” là rèn luyện theo chuẩn nghề 
nghiệp GV phổ thông và mầm non “tạo cơ sở 
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, 
KN, phát triển năng lực”. Để đào tạo đội ngũ 
GV có phẩm chất nghề nghiệp, năng lực 
chuyên môn, ngoại ngữ và ứng dụng công 
nghệ thông tin, năng lực nghiệp vụ sư phạm, 
năng lực xây dựng, thực hiện môi trường giáo 
dục dân chủ, năng lực xây dựng các quan hệ 
xã hội, hoạt động rèn luyện NVSP cần phải 
hình thành cho SV các KN hoạt động nghề 
nghiệp như: các KN nghiệp vụ dạy học (KN 
lập kế hoạch dạy học; lựa chọn tri thức; phối 
hợp các phương pháp dạy học; tìm hiểu và 
nắm vững đối tượng, môi trường dạy học; khả 
năng ngôn ngữ, diễn đạt ý tưởng; sử dụng 
phương tiện dạy học; tổ chức, quản lí, điều 
khiển học sinh; ứng xử sư phạm; thuyết phục 
học sinh; kiểm tra đánh giá kết quả dạy 
học); các kỹ năng nghiệp vụ giáo dục (KN 
xây dựng kế hoạch giáo dục; tổ chức, chỉ đạo 
các hoạt động giáo dục; khả năng đối xử cá 
biệt; điều chỉnh hoạt động giáo dục; thuyết 
phục, cảm hoá học sinh; vận động, lôi cuốn, 
phối hợp giáo dục; xây dựng tập thể học sinh; 
giao tiếp, ứng xử sư phạm), từ đó nhằm 
phát triển toàn diện nhân cách người GV 
tương lai. 
Đổi mới nội dung rèn luyện NVSP 
Căn cứ vào khung chương trình do Bộ Giáo 
dục và Đào tạo ban hành, các Trường Sư 
phạm chủ động xây dựng chương trình đào 
tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của trường 
mình, do vậy nội dung rèn luyện NVSP ở mỗi 
trường không giống nhau và cũng luôn được 
thay đổi phù hợp với yêu cầu thực tiễn giáo 
dục phổ thông. Nội dung rèn luyện NVSP của 
một số chương trình đào tạo GV chỉ chú ý rèn 
luyện cho SV các KN riêng, như vậy chưa đủ. 
Theo chúng tôi, để thực hiện có hiệu quả 
nhiệm vụ dạy học, SV cần phải được rèn 
luyện những KN chung làm nền tảng. 
Việc rèn luyện NVSP cần tập trung vào 
những nội dung cơ bản sau: 
* Những KN chung: 
- KN tìm hiểu môi trường giáo dục: Cơ cấu tổ 
chức, cơ sở vật chất trường học, đặc điểm 
vùng miền, đội ngũ giáo viên, số lượng, chất 
lượng học sinh. 
- KN tìm hiểu hoạt động của tổ chuyên môn: 
Hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn 
- KN tìm hiểu chương trình sách giáo khoa: 
Khung chương trình, chuẩn kiến thức – kĩ 
năng, vấn đề đổi mới chương trình 
- KN tìm hiểu công tác chủ nhiệm lớp: Hồ sơ, 
kế hoạch chủ nhiệm lớp, cách quản lý và phê, 
duyệt học bạ, cách quản lý và sử dụng sổ 
điểm, sổ đầu bài. 
- KN tìm hiểu hoạt động dạy học: Mẫu giáo 
án, dự giờ, tìm hiểu các hoạt động của giáo 
viên và học sinh, ghi biên bản dự giờ, tham 
gia phân tích bài học sau tiết dự giờ, 
- KN tìm hiểu hoạt động giáo dục học sinh: 
Tham gia thiết kế các hoạt động ngoại khóa, 
tổ chức các buổi lao động, văn nghệ, thể dục 
thể thao, tham quan, cắm trại, tìm hiểu các 
hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia 
đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh; tư 
vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp [2]. 
* Những kỹ năng riêng: 
- Kỹ năng dạy học: KN phân tích chương 
trình môn học; KN nghiên cứu mục tiêu, nội 
dung bài dạy; KN dự kiến cấu trúc, nội dung 
bài giảng; KN lựa chọn phương pháp, phương 
tiện dạy học; KN sử dụng công nghệ thông tin 
và truyền thông trong dạy học; KN dẫn dắt 
vào bài mới, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú 
học tập cho học sinh; KN vận dụng phối hợp 
các phương pháp dạy học; KN đặt câu hỏi và 
kích thích tính tích cực học tập của học sinh; 
Đầu Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 53 - 57 
55 
KN quản lý lớp học và xử lý các tình huống sư 
phạm; KN kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. 
- Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong các 
mối quan hệ giao tiếp giữa GV với học sinh, 
giữa GV với GV, giữa GV với phụ huynh học 
sinh, giữa học sinh với học sinh 
- Kỹ năng nghiên cứu (NC) khoa học giáo 
dục, gồm KN nhận diện vấn đề NC; KN lập 
kế hoạch NC; kỹ năng thiết kế công cụ NC; 
KN thu thập và xử lý kết quả NC; KN viết 
báo cáo tổng kết; KN bảo vệ kết quả NC 
Đổi mới phương thức rèn luyện NVSP 
Tổ chức rèn nghề cho sinh viên theo 2 giai đoạn: 
* Giai đoạn 1: Rèn nghề tại Trường Sư phạm. 
Ở bước này, cần chú trọng rèn KN chung cho 
SV thông qua các học phần: Tâm lý học, Giáo 
dục học, Giao tiếp sư phạm, đặc biệt là Thực 
hành sư phạm 1, 2, 3). Cần chú trọng rèn 
nghề cho SV thông qua các môn Thực hành 
sư phạm theo phương thức: GV chia thành 
từng nhóm SV (10 đến 15 SV/nhóm), tổ chức 
và hướng dẫn SV rèn các KN diễn thuyết; KN 
xử lý tình huống sư phạm; KN tổ chức hội 
nghị, hội thảo, sự kiện; KN thiết kế và tổ chức 
các hoạt động Đoàn, Đội... KN trình bày 
bảng, bảng phụ; KN thiết kế và sử dụng phương 
tiện dạy học; KN thiết kế và tổ chức hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo, từ đó có hiểu biết sâu sắc 
về năng lực của người GV đáp ứng yêu cầu đổi 
mới GDPT, có ý thức tự học hình thành các KN 
sư phạm và đạo đức nghề nghiệp. 
* Giai đoạn 2, SV thực hành nghề tại trường 
phổ thông thông qua các hoạt động: 
- Thực tế chuyên môn (TTCM), thực hiện từ 
năm thứ nhất với các học phần Tâm lý học, 
Giáo dục học và Phương pháp giảng dạy bộ 
môn. Nhà trường sư phạm liên hệ địa điểm, 
chủ động phối hợp với các cơ sở TTCM lập 
kế hoạch, danh sách giảng viên và SV (theo 
nhóm từ 5 đến 10 SV) gửi cho các cơ sở 
TTCM; giảng viên bộ môn xác định danh 
mục hoạt động mà SV phải hoàn thành trong 
thời gian TTCM. TTCM Giúp SV vận dụng 
tri thức các môn NVSP vào thực tế GDPT 
nhằm hình thành KN giao tiếp; KN nhận diện, 
phân tích và đánh giá đặc điểm thể chất, tâm 
lýcủa học sinh (HS); KN tổ chức và điều 
khiển quá trình dạy học; KN tìm hiểu môi 
trường giáo dục; KN kỹ năng hỗ trợ tâm lý 
HS; KN xây dựng kế hoạch hoạt động giáo 
dục; KN tổ chức các hoạt động giáo dục; KN 
giáo dục học sinh; KN làm công tác GV chủ 
nhiệm lớp; bước đầu hình thành một số KN 
dạy học (KN vận dụng các nguyên tắc dạy 
học; KN sử dụng các phương pháp, phương 
tiện dạy học; KN giao tiếp; KN tổ chức và 
điều khiển quá trình dạy học; KN kiểm tra, 
đánh giá,...). Sau TTCM, SV phải có hồ sơ 
thực tế, bao gồm: Biên bản dự giờ; biên bản 
quan sát hoạt động của học sinh trong giờ học 
và các hoạt động khác; bài thu hoạch rút ra 
kinh nghiệm thu được từ hoạt động TTCM 
bao gồm cả ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, 
thái độ. 
- Thực tập sư phạm 1 đối với sinh viên năm 
thứ ba: Trường lập kế hoạch tổ chức theo 
đoàn (30 đến 40 SV/1 đoàn), trong thời gian 
03 tuần ở trường phổ thông với các nội dung: 
Thực tập chuyên môn (tìm hiểu nội dung 
công việc giảng dạy của người GV, của tổ bộ 
môn ở một trường học; tìm hiểu về nội dung, 
chương trình, kế hoạch giảng dạy của cơ sở 
thực tập; tìm hiểu các loại hồ sơ, sổ sách lớp 
học; cách đánh giá, cho điểm, phân loại học 
lực, thể lực, hạnh kiểm của HS,; dự các tiết 
giảng của GV cơ sở thực tập; ghi biên bản dự 
giờ; nhận xét, rút kinh nghiệm giờ giảng); Thực 
tập giáo dục (vận dụng các kiến thức Tâm lý 
học, Giáo dục học vào thực tế; tìm hiểu cơ 
cấu tổ chức, nội dung công tác và tình hình 
thực tế của nhà trường, của địa phương; dự 
các buổi sinh hoạt lớp và các buổi sinh hoạt 
ngoại khoá văn thể do GV chủ trì; trực tiếp 
tham gia làm chủ nhiệm ở một lớp: xây dựng 
kế hoạch công tác chủ nhiệm cho cả đợt và 
từng tuần, theo dõi tình hình về đạo đức, học 
tập, sức khoẻ, sinh hoạt của lớp có ghi chép 
nhận xét và tổ chức rút kinh nghiệm; tham gia 
hướng dẫn các buổi sinh hoạt lớp, tổ chức các 
Đầu Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 53 - 57 
56 
buổi lao động, văn nghệ, thể dục thể thao, vui 
chơi, tham quan, cắm trại theo đặc trưng của 
từng ngành học, bậc học) [3]. 
- Thực tập sư phạm 2 đối với sinh viên năm 
thứ tư: Trường lập kế hoạch tổ chức theo 
đoàn (30 đến 40 SV/1 đoàn), thực hiện trong 
thời gian 07 tuần ở trường phổ thông với các 
nội dung chủ yếu như: Thực tập giáo dục (tìm 
hiểu tình hình giáo dục của nhà trường, của 
địa phương; tìm hiểu các hoạt động của tổ 
chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của giáo 
viên, tài liệu, sổ sách lớp, hồ sơ, học bạ học 
sinh; lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cả 
đợt và từng tuần; theo dõi, nắm vững tình 
hình học tập, sức khoẻ, đạo đức của cả lớp, 
của các học sinh cá biệt; hướng dẫn các buổi 
sinh hoạt lớp, tham gia các buổi sinh hoạt 
Đoàn, Đội; tổ chức các hoạt động giáo dục: 
lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục, thể 
thao,Thực tập chuyên môn (lập kế hoạch 
giảng dạy toàn đợt và từng tuần; dự các tiết 
dạy do GV dạy giỏi thực hiện, rút kinh 
nghiệm học tập; soạn giáo án; chuẩn bị đồ 
dùng dạy học; lên lớp dạy; rút kinh nghiệm 
giờ dạy) [3]. 
Tăng cường các hoạt động bổ trợ rèn luyện NVSP 
Thành lập Câu lạc bộ NVSP, tổ chức nhiều 
đợt tập huấn về KN NVSP; tổ chức các hội 
nghị, hội thảo về NVSP; tăng cường thêm các 
hoạt động rèn luyện KN mềm, KN lập kế 
hoạch làm việc, KN kiểm soát và làm chủ 
cảm xúc, KN làm việc nhóm, KN văn hóa, 
nghệ thuật,KN sử dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy, KN vận dụng các phương 
pháp dạy học hiện đại và KN tổ chức các hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; tăng 
cường các hoạt động Xemina, ngoại khoá, 
nghiên cứu khoa học có nội dung về rèn luyện 
NVSP; Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ 
công tác rèn luyện NVSP cho phù hợp với các 
hình thức thực hành nghề hiện nay; kết nối 
giờ học trực tuyến giữa các trường phổ thông 
với các lớp học rèn luyện NVSP tại trường, 
để sinh viên có thể quan sát, thảo luận và kiến 
tập tại chỗ; cử nhiều giảng viên, đặc biệt là 
giảng viên bộ môn phương pháp giảng dạy 
đến trường phổ thông dự giờ, thăm lớp, tìm 
hiểu thực tế phổ thông nhằm tạo sự gắn kết 
chặt chẽ về chuyên môn giữa trường sư phạm 
với các trường phổ thông; mời GV dạy giỏi ở 
các trường phổ thông tham gia giảng dạy 
chuyên đề rèn luyện NVSP (công tác chủ 
nhiệm lớp và công tác giảng dạy) cho SV 
trước khi đi thực tập sư phạm. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận 
Rèn luyện NVSP cho SV là một trong những 
khâu quan trọng nhất trong quá trình đào tạo 
GV. Để nâng cao chất lượng đào tạo GV đáp 
ứng yêu cầu GDPT, góp phần đổi mới căn 
bản và toàn diện GD&ĐT, các Trường sư 
phạm cần chú trọng rèn luyện NVSP cho SV, 
đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức rèn 
luyện NVSP cho SV. 
Kiến nghị 
Trường sư phạm cần nghiên cứu xây dựng 
chuẩn đầu ra của công tác rèn luyện NVSP 
tương ứng với mỗi ngành đào tạo, xây dựng 
quy trình rèn luyện NVSP, phát triển chương 
trình môn học TTCM, thực hành sư phạm, 
thực tập sư phạm theo chương trình giáo dục 
phổ thông mới để đáp ứng đổi mới GD&ĐT 
hiện nay [5]; Chủ động phối hợp với các Sở 
GD&ĐT thành lập hệ thống các trường thực 
hành sư phạm “vệ tinh”, thường xuyên cử SV 
xuống thực hành, TTCM và tham gia hoạt 
động trợ giúp trường thực hành tổ chức các sự 
kiện, các ngày lễ kỉ niệm lớntạo điều kiện 
thuận lợi cho sinh viên được học tập và rèn 
luyện NVSP; xây dựng các phòng học trực 
tuyến và kết nối trực tuyến giữa trường sư 
phạm với các trường thực hành sư phạm vệ 
tinh nhằm giúp SV có thể quan sát các giờ 
dạy mẫu ở trường phổ thông và cùng giảng 
viên phân tích bài học ngay tại giảng đường 
đại học; chủ động mời giáo viên phổ thông 
tham gia xây dựng chuẩn đầu ra, tham gia xây 
dựng và phát triển chương trình đào tạo, báo 
cáo chuyên đề, giảng dạy một số tiết trong 
chương trình, khảo sát hiện trạng SV tốt 
nghiệp đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra [4]. 
Đầu Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 53 - 57 
57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản 
Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung 
ương VIII khóa XI “Về Đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế". 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chương trình 
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung 
học phổ thông, Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT 
ngày 16 tháng 9 năm 2011. 
3. Hoàng Thị Hạnh (2016), Kỹ năng cơ bản của 
sinh viên trong thực tập sư phạm, NXB Giáo dục. 
4. Phạm Hồng Quang (2013), Phát triển chương 
trình đào tạo giáo viên - những vấn đề lý luận và 
thực tiễn, NXB Đại học Thái Nguyên. 
5. Thủ tướng Chính phủ (2015), Đề án đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 404/QĐ-TTg 
ngày 27/3/2015). 
SUMMARY 
INFRASTRUCTURE FOR PROFESSIONAL DEVELOPMENTS 
FOR STUDENTS MEETING REQUIREMENTS 
OF PRACTICE OF GENERAL EDUCATION 
Dau Thi Thu
*
University of Education - TNU 
In pedagogical schools, pedagogy training for students is one of the most important steps in the 
teacher training process. Pedagogical training is the process of forming and practicing core 
pedagogical skills for the student, contributing to the formation of qualities and abilities for the 
future teacher. Therefore, renovating pedagogical training for students is an important measure to 
improve the quality of teacher training to meet the practical requirements of general education. 
Keywords: infrastructure; Practise; pedagogic; pedagogical training; general education 
Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 06/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018
*
 Tel: 0915 462446, Email: dauthusp@gmail.com 
58 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_cong_tac_ren_luyen_nghiep_vu_su_pham_cho_sinh_vien_d.pdf