Đo lường và đánh giá rung động của một số cây cầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng cảm biến sơn áp điện
Để đảm bảo tính an toàn, các công trình và thiết bị có rung động cần thường
xuyên được đo đạc và đánh giá. Cảm biến sơn áp điện để đo rung động mà nhóm
nghiên cứu sử dụng có cấu tạo tương đối đơn giản, bao gồm một lớp sơn áp điện nằm
giữa hai bản cực. Lớp sơn đóng vai trò chuyển hóa rung động thành tín hiện điện. Khi
ứng suất gây rung động thay đổi, tín hiệu điện áp ra của cảm biến cũng thay đổi theo,
do đó các rung động sẽ được phát hiện và ghi nhận. Qua việc sử dụng cảm biến để đo
rung động của một số cây cầu trên địa phận tỉnh Thanh Hóa, kết quả cho thấy tính ổn
định và tin cậy của cảm biến sơn áp điện đã chế tạo trong suốt quá trình làm việc, mở
ra khả năng ứng dụng của loại cảm biến này trong thực tiễn.
Bạn đang xem tài liệu "Đo lường và đánh giá rung động của một số cây cầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng cảm biến sơn áp điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đo lường và đánh giá rung động của một số cây cầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng cảm biến sơn áp điện
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 27 ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ RUNG ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CÂY CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA BẰNG CẢM BIẾN SƠN ÁP ĐIỆN Hà Xuân Giáp 1, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Thị Thắm, Hà Văn Sơn1 TÓM TẮT Để đảm bảo tính an toàn, các công trình và thiết bị có rung động cần thường xuyên được đo đạc và đánh giá. Cảm biến sơn áp điện để đo rung động mà nhóm nghiên cứu sử dụng có cấu tạo tương đối đơn giản, bao gồm một lớp sơn áp điện nằm giữa hai bản cực. Lớp sơn đóng vai trò chuyển hóa rung động thành tín hiện điện. Khi ứng suất gây rung động thay đổi, tín hiệu điện áp ra của cảm biến cũng thay đổi theo, do đó các rung động sẽ được phát hiện và ghi nhận. Qua việc sử dụng cảm biến để đo rung động của một số cây cầu trên địa phận tỉnh Thanh Hóa, kết quả cho thấy tính ổn định và tin cậy của cảm biến sơn áp điện đã chế tạo trong suốt quá trình làm việc, mở ra khả năng ứng dụng của loại cảm biến này trong thực tiễn. Từ khóa: Rung động, cảm biến, áp điện, PZT, biên độ gia tốc 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam nói chung và khu vực tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nhiều công trình và máy móc chƣa đƣợc quan tâm đúng mức trong việc đánh giá rung động. Những rung động tuy không gây ra nguy hiểm ngay lập tức, nhƣng chúng sẽ gây ra các vết nứt phát triển không ngừng từ những vị trí ban đầu, sau đó phá hủy công trình và máy móc, gây nên những thiệt hại đáng kể. Trên thực tế, sự an toàn của các công trình và máy móc thiết bị luôn đƣợc coi là yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Mức độ an toàn có thể bị suy yếu đi do hai nguyên nhân chính: (i) Sử dụng công trình, trang thiết bị quá tải trọng hoặc công suất thiết kế. (ii) Sự xuống cấp theo thời gian do quá trình sử dụng lâu dài và tác động của thời tiết, nhiệt độ, hóa chất. Hệ quả tất yếu là khi công trình và máy móc càng xuống cấp thì càng nhanh bị phá hủy bởi các rung động đƣợc gây ra trên chúng [1]. Việc tìm ra một phƣơng pháp hiệu quả, đơn giản giúp theo dõi tình trạng rung động, biến dạng của các công trình và máy móc là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa của nƣớc ta nhƣ hiện nay, số lƣợng các công trình và máy móc chịu rung động tăng lên nhanh chóng, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngƣời sử dụng nếu không đƣợc theo dõi và bảo dƣỡng thƣờng xuyên. Tuy nhiên, hiện nay, các phƣơng pháp phát hiện và đo rung động trên các công trình và máy móc thƣờng dựa vào các thiết bị hiện đại, đắt tiền, thuật toán phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian [2]. Nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện với những mục tiêu sau đây: i) Chế tạo thiết bị cảm biến sơn áp điện đơn giản, chi phí thấp để đo gia tốc rung động của các công trình và máy móc. 1 ThS. Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, trường Đại học Hồng Đức 1 CN. Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 28 ii) Sử dụng cảm biến sơn áp điện đo gia tốc rung động đã chế tạo đƣợc và các thiết bị hỗ trợ để đánh giá rung động của các cây cầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kết quả đo đạc rung động có thể đƣợc sử dụng để phân tích, đánh giá tình trạng chịu tải và mức độ nguy hiểm của các cây cầu nhằm phục vụ cho việc cải tiến thiết kế, chế tạo và dự báo khoảng thời gian làm việc an toàn của công trình và thiết bị. 2. THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1. Cảm biến sơn áp điện Trong nghiên cứu này, tất cả các phép đo đạc sẽ đƣợc thực hiện với với cảm biến sơn áp điện. Khi công trình hay thiết bị chịu rung động, tín hiệu điện đầu ra của cảm biến cũng thay đổi theo. Do đó các rung động sẽ đƣợc phát hiện và ghi lại. Hình 1: Sơ đồ của một cảm biến áp điện Về cơ bản, một cảm biến gia tốc sơn áp điện bao gồm một lớp phim của sơn áp điện kẹp giữa hai điện cực dẫn điện. Điện cực đầu tiên (bằng thép carbon) cũng là nền của bộ cảm biến. Điện cực thứ hai là một lớp phim của một sơn dẫn điện (khác với sơn áp điện không dẫn điện). Tiêu chí để lựa chọn độ dày của sơn áp điện là sự tạo ra dễ dàng và chính xác dữ liệu. Phim quá mỏng có thể có lỗ pin trong nó, và sơn dẫn điện có thể liên hệ với bề mặt nền thông qua những lỗ pin này gây ra ngắn mạch. Phim quá dày sẽ tăng cƣờng bề mặt nền, làm cho ứng suất trong các lớp phim khác với ứng suất trên bề mặt nền, và điều này là không mong muốn. Độ dày tối ƣu của màng sơn nên nằm giữa 50 - 100 μm [3]. Cảm biến sơn áp điện đƣợc tạo ra bằng cách phun sơn áp điện lên trên bề mặt dẫn điện với một khẩu súng phun. Những lớp phim dày sẽ đông kết trong không khí ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ và sau đó đƣợc phủ điện cực ở mặt trên, kết nối với dây tín hiệu, cuối cùng phân cực với một điện áp cao (ít nhất là 5kV/mm) để kích hoạt tính chất áp điện [4]. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đối tượng đo rung động: Để lấy dữ liệu đo rung động, nhóm tác giả đã lựa chọn những cây cầu tƣơng đối đơn giản: ngắn, có một nhịp, chịu tải trọng tác động thƣờng xuyên thay đổi trong ngày, cụ thể là: i) Cầu Lai Thành, cầu Bố tại thành phố Thanh Hóa ii) Cầu Đo Đạc, cầu Hà Lan tại thị xã Bỉm Sơn. Hình 2: Kết cấu chung cho các cầu Hình 3: Mô hình chịu lực của cầu TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 29 Nhiệm vụ nghiên cứu: i) Đo đạc các thông số rung động (biên độ, tần số) của các cây cầu kể trên vào các thời điểm khác nhau trong ngày, khi mà tải trọng tác động lên chúng khác nhau. ii) Xử lý dữ liệu thu đƣợc bằng phần mềm chuyên dụng CALFEM để xây dựng biểu đồ phổ về mối tƣơng quan giữa tần số - biên độ của gia tốc rung, thời gian rung động – độ dịch chuyển của cầu. Bộ thiết bị đo, gá đặt, thời gian lấy dữ liệu: Bộ thiết bị đo sử dụng cho nghiên cứu bao gồm những thành phần sau đây: Cảm biến gia tốc sơn áp điện, mạch điện khếch đại điện áp đầu ra của cảm biến, bộ phận lƣu trữ dữ liệu, máy tính với phần mềm xử lý dữ liệu CALFEM dựa trên nền tảng Phƣơng pháp phần tử hữu hạn. Vị trí gá đặt thiết bị đo đƣợc chọn sao cho có thể thu đƣợc dữ liệu tốt nhất về rung động của cầu. Cảm biến sẽ đƣợc gắn ở thành bên, phần giữa cầu. Vị trí gá đặt đầu tiên sẽ đƣợc đánh dấu để giữ nguyên cho tất cả các lần gá đặt tiếp theo. Điều này đảm bảo tính chính xác khi so sánh và tổng hợp dữ liệu của các lần đo khác nhau. Thời gian lấy dữ liệu kéo dài 10 tháng, nửa tháng một lần, mỗi lần chia làm 3 ca với tổng thời gian là 24 tiếng để đảm bảo đánh giá đầy đủ tất cả thời điểm trong ngày. Ngày lấy dữ liệu cũng đƣợc chọn là những ngày có thời tiết tốt để hạn chế tối đa sự khác biệt về lƣu lƣợng các phƣơng tiện giao thông hay thời tiết. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính hiệu quả của cảm biến áp điện Khả năng làm việc: Cảm biến sơn áp điện đo gia tốc của rung động đã thể hiện khả năng làm việc tốt trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu. Trong mọi lần đo và vào những thời điểm khác nhau, cảm biến luôn cho ra tín hiệu rõ ràng với độ chuẩn xác cao. Mức độ ổn định của độ nhạy: Trƣớc mỗi lần tiến hành đo đạc thực tế, cảm biến đƣợc tiến hành kiểm tra độ nhạy. Độ nhạy càng lớn, cảm biến càng có khả năng phát hiện những rung động nhỏ và cho kết quả đo càng chính xác. Mức độ ổn định của độ nhạy cũng là một yếu tố cơ bản khác cần quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu kéo dài 12 tháng, độ nhạy của cảm biến đƣợc xác định là giảm đi khoảng 15% sau tháng đầu tiên, giảm tiếp 5% qua tháng thứ hai nhƣng sau đó đạt đến giá trị ổn định và giữ hầu nhƣ không đổi trong suốt thời gian còn lại của quá trình thử nghiệm. Điều này hoàn toàn phù hợp tính chất chung của sơn áp điện. Hình 4: Độ nhạy của cảm biến sơn áp điện qua 12 tháng 3.1. Dữ liệu đo rung động Phần dƣới đây là đồ thị dạng biểu đồ phổ về mối tƣơng quan giữa tần số - biên độ gia tốc rung động của cầu. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 30 a) b) Hình 5: Biểu đồ tần số - biên độ gia tốc rung của cầu: a) Đo Đạc, b) Hà Lan Đƣờng nhạt: Đƣờng rung động thực qua mỗi lần đo. Đƣờng đậm: Đƣờng rung động trung bình. a) b) Hình 6: Biểu đồ tần số - biên độ gia tốc rung của cầu a) Lai Thành, b) Bố Đƣờng nhạt: Đƣờng rung động thực qua mỗi lần đo. Đƣờng đậm: Đƣờng rung động trung bình. Hình 7: Biểu đồ thời gian rung động - chuyển dịch của cầu Đo Đạc, cầu Hà Lan Đƣờng cao hơn: Chuyển dịch của cầu phía xe đi đến Đƣờng thấp hơn: Chuyển dịch của cầu phía ngƣợc lại. Hình 8: Biểu đồ tần số rung động - chuyển dịch của cầu Lai Thành, cầu Bố Đƣờng cao hơn: Chuyển dịch của cầu phía xe đi đến Đƣờng thấp hơn: Chuyển dịch của cầu phía ngƣợc lại. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 31 3.2. Đánh giá độ chính xác của kết quả Kết quả đo rung động của các cầu thể hiện: i) Vào những giờ cao điểm, mật độ phƣơng tiện giao thông cao hơn, các biểu đồ cho thấy sự rung động mạnh với nhiều đỉnh biên độ hơn. ii) Phần cầu gần với phía xe đi đến chịu rung động mạnh hơn phần còn lại. Dao động của cầu tắt dần theo hình đồ thị của hàm e-t. iii) Các cầu ở khu vực Tp Thanh Hóa có đƣờng biên độ gia tốc nhìn chung cao hơn các cầu ở khu vực Tx Bỉm Sơn do lƣu lƣợng giao thông lớn hơn. Tuy vậy, các cầu ở Bỉm Sơn cũng có những đỉnh biên độ lớn do xe chở nguyên vật liệu cho các nhà máy trong khu vực. Sai số của các phép đo: i) Đối với biên độ gia tốc rung động của cầu, sai lệch chuẩn của các phép đo kể trên nằm trong khoảng từ 0.01 đến 0.03 m/s2, tƣơng đƣơng với sai số tƣơng đối 2% – 5%. ii) Đối với độ dịch chuyển của cầu, sai lệch chuẩn của các phép đo kể trên nằm trong khoảng từ 0.05 x 10-7 đến 0.02 x 10-6 m, tƣơng đƣơng với sai số tƣơng đối 3% – 7%. Việc sử dụng cảm biến sơn áp điện chế tạo đƣợc trong nghiên cứu để đo các thông số rung động đã cho kết quả phản ánh chính xác chế độ làm việc của các cầu qua sự hợp lý giữa các biểu đồ và chế độ làm việc thực tế của chúng. 4. KẾT LUẬN Trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu 12 tháng, các cảm biến gia tốc sơn áp điện và thiết bị phụ trợ đã chứng tỏ khả năng làm việc tin cậy, ổn định. Sau khi kết thúc thử nghiệm, các cảm biến vẫn giữ nguyên độ nhạy của mình và lớp sơn áp điện trên bề mặt không có dấu hiệu bị bong tróc, rỉ hay đổi màu. Điều này khẳng định những ƣu điểm của cảm biến đo gia tốc rung động làm từ sơn áp điện mặc dù phƣơng pháp chế tạo khá đơn giản và không đắt tiền so với các loại cảm biến khác. Kết quả đo phản ảnh đầy đủ và chính xác chế độ làm việc thông thƣờng của cầu. Các chuyên gia về cầu đƣờng muốn sử dụng cảm biến đã đƣợc chế tạo để thu nhận dữ liệu có độ tin cậy cao về rung động của cầu, họ có thể so sánh thêm với dữ liệu thu đƣợc bởi các thiết bị đo chuyên dụng khác. Khi đã đƣợc xác nhận tính chính xác, cảm biến sơn áp điện sẽ là một thiết bị theo dõi rung động rất hiệu quả nhằm đảm bảo tính an toàn cho các cây cầu cũng nhƣ các công trình, thiết bị có rung động. Hạn chế của cảm biến sơn áp điện trong nghiên cứu là chỉ đo đƣợc rung động nhƣng không xác định đƣợc lực tác động lên cầu tại mỗi thời điểm cụ thể. Tác động tới con người và môi trường: Để chế tạo cảm biến áp điện, cần pha chế sơn áp điện từ bột gốm PZT và các chất hóa học khác. Cả PZT và các chất hóa học đều trung tính đối với con ngƣời khi làm việc ở điều kiện bình thƣờng. Mặc dù PZT chứa chì oxit nhƣng chì chỉ bị giải phóng ra khỏi hợp chất rắn này khi ở nhiệt độ cao hơn 12200C. Do những ƣu điểm đã nêu, cảm biến sơn áp điện nên đƣợc xem xét để đƣa vào ứng dụng thực tiễn để đo rung động cho các công trình và máy móc thiết bị trong thời gian tới. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 21. 2014 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thanh Hải, Chuẩn đoán vết nứt của dầm đàn hồi bằng phương pháp đo dao động, Luận án tiến sĩ cơ học (2012) [2] Trần Đức Tân, Nguyễn Thăng Long, Nguyễn Phú Thủy, Mechanical and Electronic Design of Capacitive Accelerometer, ICMT2005, Malaysia (2005) [3] Đào Việt Dũng, Susumu Sugiyama, Silicon Piezoresistive six-degree of freedom Force- monent Micro sensor, Sensor and materials, Vol.15, No.3, pp 113-115 (2003) [4] Bùi Thanh Tùng, Đậu Thanh Vân, Three degree of freedom micro accelerometer depended on MEMS Technology Fabriacation and Application, First international workshop on Nanotechnology and application IWNA, Vietnam (2007) FABRICATION OF PIEZOLECTRIC PAINT SENSOR FOR MEASUREMENT AND EVALUATION OF VIBRATION Ha Xuan Giap, Nguyen Thi Mui, Nguyen Thi Tham, Ha Van Son ABSTRACT To ensure safety, the equipment and constructions with vibration should be regularly measured and evaluated. Piezoelectric paint sensors to measure vibrations made by the team of this subject has relatively simple structure, consisting of a piezoelectric paint layer between two plates. The paint’s act is to transform dynamic vibrations into electrical signals. When stress causes changes in the vibration, the sensor’s output voltage change as well, so the vibrations will be detected and recorded. Through the use of sensors to measure vibrations of bridges on the territory of Thanh Hoa province, the results proved the stability and reliability of the piezoelectric paint sensor fabricated during the working process, opening up the possible applicability of this type of sensor in practice. Keywords: Vibration, sensor, piezoelectric, PZT, acceleration amplitude
File đính kèm:
- do_luong_va_danh_gia_rung_dong_cua_mot_so_cay_cau_tren_dia_b.pdf