Đo lường chất lượng thông tin công bố trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình EBO

Thông tin công bố trong báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý ở cấp vi mô cũng như cấp vĩ mô. Có thể nói rằng chất lượng của thông tin công bố trong BCTC ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định sự thành bại của các quyết định kinh doanh. Ở Việt Nam, những thông tin được công bố từ các công ty niêm yết, đặc biệt là các

thông tin trong BCTC rất nhạy cảm và quan trọng với các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường chứng

khoán. Chính vì vậy, đo lường chất lượng thông tin công bố trong BCTC của các công ty niêm yết là vấn đề

cần thiết. Bài báo này sẽ tiến hành đo lường theo mô hình EBO đại diện cho phương pháp đo lường dựa

trên cơ sở thị trường.

pdf 8 trang phuongnguyen 7800
Bạn đang xem tài liệu "Đo lường chất lượng thông tin công bố trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình EBO", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đo lường chất lượng thông tin công bố trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình EBO

Đo lường chất lượng thông tin công bố trong Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo mô hình EBO
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN6 Số 127 - tháng 5/2018
ÑO LÖÔØNG CHAÁT LÖÔÏNG THOÂNG TIN COÂNG BOÁ
TRONG BAÙO CAÙO TAØI CHÍNH CUÛA CAÙC COÂNG TY
NIEÂM YEÁT TREÂN THÒ TRÖÔØNG CHÖÙNG KHOAÙN
VIEÄT NAM THEO MOÂ HÌNH EBO
TS. NGUYỄN THị KHáNH PHƯơNG*
TS. NGUYỄN THị LÊ THANH*
ThS. NGUYỄN DIỆU LINH*
*Học viện Ngân hàng
Thông tin công bố trong báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý ở cấp vi mô cũng như cấp vĩ mô. Có thể nói rằng chất lượng của thông tin công bố trong BCTC ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định sự thành bại của các quyết định kinh doanh. Ở Việt Nam, những thông tin được công bố từ các công ty niêm yết, đặc biệt là các 
thông tin trong BCTC rất nhạy cảm và quan trọng với các cổ đông và các nhà đầu tư trên thị trường chứng 
khoán. Chính vì vậy, đo lường chất lượng thông tin công bố trong BCTC của các công ty niêm yết là vấn đề 
cần thiết. Bài báo này sẽ tiến hành đo lường theo mô hình EBO đại diện cho phương pháp đo lường dựa 
trên cơ sở thị trường.
Từ khóa: Chất lượng thông tin, báo cáo tài chính, công ty niêm yết, mô hình EBO
Measuring the quality of information disclosed in the financial statements of listed companies 
according to EBO model
The information disclosed in the financial statements plays on important role on both of the micro and 
macro management levels. It is said that the quality of information disclosed in the FS directly affect and 
decisive on the success of business decisions. In Vietnam, the information disclosed by listed companies, 
especially the information in the financial statements, is very sensitive and important to shareholders and 
investors on the stock market. Therefore, measuring the quality of information disclosed in the financial 
statements of listed companies is very necessary. This paper will carry out EBO model measurements that 
represent market-based measurement.
key words: Quality of information, financial statements, listed companies, EBO model
Tổng quan nghiên cứu 
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị 
trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng tập trung 
các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, do đó 
có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và 
nền kinh tế nói chung. Thị trường chứng khoán là nơi 
tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích 
và sự hiểu biết khác nhau. Chính vì vậy, thị trường 
chứng khoán trở thành môi trường dễ xảy ra hoạt 
động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các 
nhà đầu tư, cho thị trường và toàn bộ nền kinh tế. 
Những biến động lớn trên thị trường chứng khoán 
phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin công bố 
trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Trên 
thế giới đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn 
đề này. Mỗi nghiên cứu lại có cách tiếp cận khác nhau, 
phương pháp nghiên cứu khác nhau, phạm vi nghiên 
cứu khác nhau. Cụ thể như sau: 
Ở các nghiên cứu trước đây liên quan đến chất 
lượng thông tin kế toán công bố trong BCTC thì 
nổi bật lên là nghiên cứu của Francis và các cộng sự 
(2004) đã phân loại các chỉ tiêu sử dụng để đo lường 
chất lượng thông tin dựa trên cở sở thị trường gồm 
thích hợp, thận trọng và kịp thời, các chỉ tiêu được 
sử dụng các đặc điểm này để ước tính mối quan 
hệ giữa thông tin kế toán và giá thị trường của cổ 
phiếu. Nghiên cứu của Ewert & Wagenhofer (2011) 
và Perotti & Wagenhofer (2011) đã đo lường chất 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 7Số 127 - tháng 5/2018
lượng thông tin BCTC dựa trên cơ sở thị trường. 
Nghiên cứu của Barth và các cộng sự (2001), Collins 
(1997), Nichols & Wahlen (2004) cho rằng mô hình 
giá trị thích hợp đo lường chất lượng thông tin công 
bố trên BCTC vì mô hình này thể hiện mối quan 
hệ giữa các biến thông tin kế toán với phản ứng của 
giá cổ phiếu. Ngoài ra, Bernard (1995) và mô hình 
Ohlson (1995) đã góp phần quan trọng trong các 
nghiên cứu về thị trường vốn những năm 90 và đã 
cung cấp một nền tảng lý thuyết trong việc xác định 
mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. 
Vì vậy, nhóm tác giả sử dụng mô hình EBO đại diện 
cho phương pháp đo lường chất lượng thông tin 
công bố trong BCTC của các công ty niêm yết dựa 
trên cơ sở thị trường.
Phương pháp nghiên cứu
Mô hình EBO (Edward Bell Ohlson) là mô hình 
được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đó 
khi đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán. 
Các nghiên cứu đã sử dụng mô hình EBO để kiểm 
định về giá trị thích hợp của thông tin kế toán trên 
các thị trường khác nhau như ở các nước Châu Âu 
và Mỹ có nghiên cứu của Collins, Maydew & Weiss 
(1997) về thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 
1953 – 1993; King & Langli (1998) nghiên cứu tại thị 
trường Anh và Nauy giai đoạn 1982 – 1996; Halonen 
tại Thủy Điển trong thời gian từ năm 2007 – 2010. 
Ở các nước Châu á (đặc biệt là Đông Nam á) gồm 
nghiên cứu của Malcolm Smith về thị trường chứng 
khoán Malaysia trong giai đoạn từ năm 1987 đến 
1996. Nghiên cứu của Yan Bao (2004) về thị trường 
chứng khoán các nước Singapore, Malaysia, Hong 
Kong, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc 
giai đoạn 1988 - 1999.
Mô hình EBO chỉ ra rằng giá cổ phiếu chịu ảnh 
hưởng của 2 biến kế toán là giá trị sổ sách của của 
vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận trên 
mỗi cổ phiếu.
Mô hình EBO gốc là: MPSit = α0 + α1BVit + 
α2EPSit + eit
Trong đó: 
MPSit: Giá thị trường của cổ phiếu
α0 là hệ số chặn
α1, α2 là các hệ số
BVit là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên 
mỗi cổ phiếu của công ty i trong năm t
EPSit là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty 
i trong năm t
eit là phần dư
Sau đó, nghiên cứu của Abubakar (2011), Hassan 
(2012) và Ahmed (2012) đã sử dụng mô hình EBO 
điều chỉnh để đo lường chất lượng thông tin kế toán 
công bố trong báo cáo tài chính, cụ thể như sau:
MPSit = α0 + α1 BVit + α2 EPSit+ α3 EPS1it+ eit (1)
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN8 Số 127 - tháng 5/2018
Trong đó: 
MPSit: Giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu
α0 là hệ số chặn
α1, α2, α3 là các hệ số
BVit: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của 
công ty i trong năm t
EPSit: Lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu 
của công ty i trong năm t
EPS1it: Thay đổi lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
eit: Phần dư
Theo Francis và các cộng sự (2004) và Schipper 
& Vincent (2003) thì mô hình EBO điều chỉnh đã 
bổ sung thêm biến là EPS1 (là sự thay đổi trong thu 
nhập) so với mô hình EBO gốc là do giá cổ phiếu 
đại diện cho giá trị thị trường của công ty và mô 
hình này được sử dụng để kiểm tra tính bền vững 
của chỉ tiêu lợi nhuận, khả năng dự báo và sự thay 
đổi của các yếu tố về chất lượng báo cáo.
Các bước thực hiện:
+ Xác định MPSit, BVit, EPSit, EPS1it
+ Thực hiện phân tích hồi quy để ước lượng các 
tham số α0, α1, α2, α3
+ Thay các tham số vừa tìm được vào công thức 
(1) tính ra được phần dư eit
Giá trị thích hợp của thông tin kế toán sẽ được 
lấy giá trị tuyệt đối của e vì chênh lệch giữa MPS 
với giá trị của BV, EPS, EPS1 đều thể hiện giá trị 
thích hợp của thông tin kế toán công bố trong 
BCTC nên giá trị này âm hay dương đều thể hiện 
là có sự chênh lệch. Giá trị tuyệt đối của e càng cao 
thì giá trị thích hợp của thông tin kế toán công bố 
trên BCTC càng thấp và ngược lại. Như vậy, giá trị 
tuyệt đối của e chính là thang đo cho chất lượng 
thông tin kế toán công bố trong BCTC, giá trị tuyệt 
đối của e càng cao thì chất lượng thông tin kế toán 
công bố trong BCTC càng thấp và ngược lại.
Trong phân tích hồi quy, hệ số R2 đo lường tỷ lệ 
thay đổi biến phụ thuộc giải thích bởi các biến độc 
lập. Cụ thể, trong mô hình đo lường theo giá trị thích 
hợp của thông tin kế toán thì hệ số R2 đo lường mức 
độ thay đổi của giá cổ phiếu, vì vậy khả năng giải 
thích này đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế 
toán và R2 càng lớn thì giá trị thích hợp của thông 
tin kế toán (chất lượng của thông tin công bố trong 
BCTC) càng cao và ngược lại. Theo Ball và các cộng 
sự (2003) đã nói rằng các nguyên tắc kế toán được 
chấp nhận có thể không được sử dụng đúng khi các 
công ty lập và trình bày BCTC vì những mục đích 
khác nhau nên không đánh giá được thực tế BCTC 
của các doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chất lượng 
thông tin công bố trong BCTC của một công ty, quan 
trọng là chúng ta xem xét các công ty này đã công 
bố những thông tin trong BCTC như thế nào. Theo 
Hassan (2012) thì khi đánh giá chất lượng thông tin 
công bố trong BCTC của các công ty chúng ta không 
thể dựa vào những gì họ cung cấp mà phải dựa vào 
những gì họ làm thông qua mối quan hệ giữa giá 
cổ phiếu và thông tin công bố trong BCTC và mối 
quan hệ này càng chặt chẽ nghĩa là thông tin trình 
bày trên BCTC càng thích hợp (chất lượng thông tin 
công bố trong BCTC càng cao). Ngoài việc sử dụng 
hệ số R2 để đo lường giá trị thích hợp của thông tin 
kế toán, chúng ta còn có thể sử dụng phần dư ε để 
đo lường bởi vì phần dư bao gồm sự khác nhau giữa 
giá trị của các quan sát của biến phụ thuộc (giá cổ 
phiếu) với các giá trị dự đoán của đường hồi quy. Vì 
vậy, phần dư càng nhỏ thì giá trị thích hợp của thông 
tin kế toán (chất lượng của thông tin công bố trong 
BCTC) càng cao và ngược lại.
Phân tích kết quả nghiên cứu
Kết quả thực nghiệm tác động của BV, EPS, EPS1 đối với giá trị cổ phiếu (MPS) của các công ty phi tài chính 
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012-2016.
Năm BV EPS EPS1 Giá trị F Sig. Hệ số hồi quy điều chỉnh R2
Durbin - 
Watson VIF
2012-2016 0.199(11.774)*
0.640
(36.278)*
0.170
(12.160)* 1071.830 0.000 0.567 1.174 1.624
(*) Ý nghĩa thống kê tại mức 1% (p < 0.01)
Nguồn: Nhóm tác giả tính toán
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 9Số 127 - tháng 5/2018
Kết quả hồi quy đa tuyến tính cho thấy ba biến 
độc lập trong mô hình là BV, EPS, EPS1 đều có sức 
mạnh giải thích đáng kể cho sự biến động của giá 
trị cổ phiếu của các công ty phi tài chính niêm yết 
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
- Tác động của chỉ tiêu giá trị ghi sổ của vốn chủ 
sở hữu (BV) cho thấy: Tác động của BV đối với 
MPS ở nghiên cứu này là 0,199. Chứng tỏ BV có 
tác động dương, hay tác động cùng chiều với MPS, 
cụ thể khi giá trị BV biến động tăng 100 đồng thì 
giá trị thị trường của cổ phiếu biến động tăng 
19,9 đồng. Kết quả phân tích thực nghiệm hoàn 
toàn đúng với nghiên cứu của các nước. Theo kết 
quả nghiên cứu của Malcolm Smith về thị trường 
chứng khoán ở Malaysia trong giai đoạn từ năm 
1987 đến 1996 thì chỉ tiêu BV tác động mạnh mẽ 
đến chỉ tiêu MPS là 0.423, cũng với ý nghĩa thống 
kê ở mức 1%. Qua đó, nghiên cứu này là hoàn 
toàn đúng với nghiên cứu của các nước khác. Vậy 
kết luận rằng, chỉ tiêu BV có tác động cùng chiều 
với chỉ tiêu MPS. Khi BV tăng lên thì kéo theo 
MPS cũng tăng lên. Nhưng ở Việt Nam, do xu 
hướng của các nhà đầu tư chưa quan tâm nhiều 
đến thông tin vốn chủ sở hữu nên tác động này 
chưa cao như các nước khác.
- Tác động của chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ 
phiếu (EPS) cho thấy: Tác động của EPS đối với 
MPS ở nghiên cứu này là 0.640. Chứng tỏ EPS cũng 
có tác động dương, hay tác động cùng chiều với 
MPS, có nghĩa là khi giá trị EPS biến động tăng 100 
đồng thì giá trị thị trường của cổ phiếu biến động 
tăng 64 đồng. Kết quả phân tích thực nghiệm hoàn 
toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Malcolm 
Smith về thị trường chứng khoán ở Malaysia trong 
giai đoạn từ năm 1987 - 1996 thì chỉ tiêu EPS cũng 
tác động đến chỉ tiêu MPS là 0.466, cũng với ý 
nghĩa thống kê ở mức 1%. Qua đó, nghiên cứu này 
là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các nước 
khác. Vậy kết luận rằng, chỉ tiêu EPS có tác động 
cùng chiều với chỉ tiêu MPS. Khi EPS tăng lên thì 
kéo theo MPS cũng tăng lên. So sánh với tác động 
của chỉ tiêu BVS ta thấy, không chỉ Việt Nam mà 
ở các nước khác, tác động của chỉ tiêu EPS luôn 
cao hơn chỉ tiêu BV hay tác động của lợi nhuận 
trên mỗi cổ phiếu đến giá trị thị trường của mỗi cổ 
phiếu cao hơn tác động của giá trị ghi sổ của vốn 
chủ sở hữu. Nghiên cứu cho kết quả là ở Việt Nam, 
chỉ tiêu EPS tác động đến giá thị trường của mỗi 
cổ phiếu nhiều hơn chỉ tiêu BV, cụ thể cứ 100 đồng 
tăng thêm thì chỉ tiêu EPS tác động nhiều hơn 44,1 
đồng so với chỉ tiêu BV, nên xu hướng chung của 
các nhà đầu tư, không chỉ các nhà đầu tư Việt Nam 
là tập trung vào chỉ tiêu EPS nhiều hơn chỉ tiêu 
BV, tức là tập trung vào lợi nhuận hơn là vốn chủ 
sở hữu.
- Tác động của chỉ tiêu thay đổi lợi nhuận trên 
mỗi cổ phiếu (EPS1) cho thấy: Tác động của EPS1 
đối với MPS ở nghiên cứu này là 0.170. Chứng tỏ 
EPS1 cũng có tác động dương, hay tác động cùng 
chiều với MPS, có nghĩa là khi giá trị EPS1 biến 
động tăng 100 đồng thì giá trị thị trường của cổ 
phiếu biến động tăng 17 đồng. Khi EPS1 tăng lên 
thì kéo theo MPS cũng tăng lên.
- Giá trị F trong mô hình hồi quy đa tuyến tính 
cho thấy kết quả phân tích là hoàn toàn phù hợp 
với nghiên cứu.Ở mức ý nghĩa thống kê 1% cho kết 
quả giá trị F là 1071.830.
- Hệ số hồi quy R2 điều chỉnh có kết quả là 0,567 
có nghĩa là ba thông tin BVS, EPS và EPS1 giải 
thích được 56,7% sự biến động của giá trị cổ phiếu 
(MPS) của các công ty phi tài chính niêm yết trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam. 
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả này có sự khác biệt so với một số công 
trình nghiên cứu khác như trong nghiên cứu của 
Malcolm Smith khi phân tích thị trường chứng 
khoán Malaysia, hệ số hồi quy điều chính R2 là 
0.3295; trong nghiên cứu của Collins và các cộng 
sự (1997) với bộ số liệu phân tích về thị trường 
chứng khoán Hoa Kỳ, con số này là 0.54% và theo 
kết quả nghiên cứu của King và LangLi (1998) với 
các dữ liệu về thị trường chứng khoán tại Vương 
Quốc Anh, hệ số hồi quy điều chỉnh R2 là 0.66. 
Những kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết 
quả nghiên cứu của các nước Hoa Kỳ (54%), Anh 
(66%), Norway (65%), Nhật Bản (65%), Sri Lanka 
(56%) và còn cao hơn các nước như Malaysia 
(32,95%), Đức (40%), Hàn Quốc (35%), Italia 
(43%), điều này cho thấy chất lượng thông tin kế 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 21Số 127 - tháng 5/2018
Basel II sử dụng khái niệm “ba trụ cột”:
Cột trụ thứ I: Liên quan tới việc duy trì vốn bắt 
buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) 
vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy 
nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính 
mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro 
hoạt động và rủi ro thị trường.
Cột trụ thứ II: Liên quan tới việc hoạch định 
chính sách ngân hàng, Basel II nhấn mạnh các 
nguyên tắc rà soát, giám sát sau: (i) Các ngân hàng 
cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ 
đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải 
có được một chiến lược đúng đắn duy trì mức vốn 
đó; (ii) Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá 
việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của 
ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm 
bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; Giám sát viên nên 
thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu 
họ không hài lòng với kết quả của quy trình này; 
(iii) Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy 
trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định; 
(iv) Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để 
đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới 
mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa 
đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì 
trên mức tối thiểu. 
Cột trụ thứ III: Các ngân hàng cần phải công 
khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên 
tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các 
yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông 
tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy 
đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ 
nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro 
thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá 
của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
1.4. Hiệp ước Basel III
Ngày 12/9/2010, chuẩn mực vốn Basel III được 
BCBS đưa ra trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng 
tài chính diễn ra trên phạm vi toàn cầu những năm 
2007 - 2010, nhằm bổ sung, khắc phục những hạn 
chế của Basel II, chủ yếu về quản lý thanh khoản, 
yêu cầu vốn đệm theo chu kỳ của nền kinh tế, giới 
hạn tỷ lệ đòn bẩy vốn. Basel III có hiệu lực từ năm 
2013 và được thực hiện theo một lộ trình đến hết 
năm 2018, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ ngày 
1/1/2019. BIS đưa ra lộ trình thực hiện hiệp ước 
Basel III như sau:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn được giữ 
nguyên là 8%.
- Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiếu được bắt đầu 
áp dụng vào 01/01/2015 với mức 4.5% và phải đạt 
mức 6% trước 01/01/2019.
- Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiếu 
được bắt đầu áp dụng vào 01/01/2015 với mức 
3.5% và phải đạt mức 4.5% trước 01/01/2019.
- Tỷ lệ dự phòng bảo toàn vốn được bắt đầu tính 
từ 01/01/2016 với mức 0.625% và hoàn thành mức 
2,5% trước 01/01/2019.
- Lộ trình loại bỏ các khoản giảm trừ khỏi vốn 
cấp 1 được áp dụng từ 01/01/2014 với mức 20%, và 
đến 01/01/2019 loại bỏ được 100%.
1.5. Hiệp ước Basel IV
Ngày 07/11/2017, nhóm Thống đốc các ngân 
hàng trung ương và cơ quan giám sát quốc gia 
(GHOS - cơ quan thường trực của Ủy ban Basel) 
đã thông qua những quy định cải cách sau khủng 
hoảng của Basel III (“Basel IV”). Theo Ủy ban 
Basel, những tiêu chuẩn sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 
01/01/2022 và áp dụng theo từng giai đoạn trong 
vòng 05 năm. 
Gói các thay đổi với khuôn khổ Basel III, được 
gọi là Basel IV, được chính thức thông qua ngày 
7/12/2017. Những điểm chính của Basel IV bao gồm:
- Sửa đổi phương pháp chuẩn hóa áp dụng cho 
rủi ro tín dụng;
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN22 Số 127 - tháng 5/2018
- Sửa đổi phương pháp xếp hạng nội bộ đối với 
rủi ro tín dụng, trong đó việc sử dụng các phương 
pháp mô hình nội bộ nâng cao nhất cho danh mục 
có rủi ro vỡ nợ thấp sẽ được giới hạn;
- Sửa đổi khung điều chỉnh định giá tín dụng 
(CVA), bao gồm việc loại bỏ phương pháp mô hình 
nội bộ và áp dụng sửa đổi phương pháp tiêu chuẩn;
- Sửa đồi phương pháp tiêu chuẩn cho rủi ro 
hoạt động, thay thế phương pháp tiêu chuẩn và đo 
lường nâng cao hiện tại;
- Sửa đổi việc đo lường tỷ lệ đòn bẩy và một 
bộ đệm tỷ lệ đòn bẩy cho các ngân hàng lớn có hệ 
thống toàn cầu (G-SIB), sẽ có hình thức một bộ 
đệm vốn cấp I, thiết lập ớ mức 50% bộ đệm vốn 
theo trọng số rủi ro của G-SIB;
- Đảm bảo rằng các tài sản có rủi ro được tính 
toán bởi mô hình nội bộ không thấp hơn một “tỷ lệ 
tối thiểu” 72,5% RWAs được tính toán theo phương 
pháp chuẩn hóa của Basel IV. Các ngân hàng cũng 
được yêu cầu phải công khai RWAs dựa trên các 
phương pháp chuẩn hóa này.
Như vậy, Basel IV sẽ thúc đẩy các ngân hàng 
đánh giá lại các mô hình nội bộ và các quy trình 
quản lý rủi ro, bao gồm cả giá trị gia tăng.
2. Thực trạng tiếp cận Basel II tại các NHTM 
Việt Nam
Tại Việt Nam, văn bản đầu tiên có quy định về 
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là Quyết định 297/1999/
QĐ-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) 
Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn 
trong hoạt động của NHTM. Tại quy định này, tỷ 
lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% nhưng phương pháp 
tính đơn giản, chưa phản ánh chính xác tinh thần 
Basel I. Đến năm 2005, NHNN đã ban hành Quyết 
định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn 
tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính toán 
đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, 
NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay 
thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN nâng tỷ lệ an 
toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán 
đã từng bước tiếp cận Basel II, chính thức có hiệu 
lực từ ngày 01/10/2010.
Năm 2016, theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN 
quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và vốn tự có, tài 
sản tính theo rủi ro tín dụng; vốn yêu cầu cho rủi ro 
hoạt động, thị trường đối với ngân hàng, chi nhánh 
ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng nhà nước ban 
hành ngày 30/12/2016. Từ ngày 1/1/2020, ngân 
hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn 
vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân 
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 
8%. Như vậy, hệ số CAR đã được điều chỉnh giảm 
từ mức 9% đang áp dụng xuống còn 8% gần 2 năm 
nữa. Hơn nữa, thông tư hướng dẫn việc giảm thiểu 
rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi, giao 
dịch của Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài bằng các biện pháp như tài sản bảo đảm, bù 
trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba và sản 
phẩm phái sinh tín dụng.
Theo chủ trương thí điểm áp dụng Basel II với 
10 ngân hàng lớn nhất hệ thống thì thời điểm thực 
hiện quy định an toàn vốn (CAR) sẽ được triển khai 
từ tháng 9/2017 và một trong các yêu cầu mà các 
ngân hàng phải tuân thủ là hệ số CAR từ 8% trở 
lên. Ngân hàng Nhà nước thực hiện thí điểm Basel 
II tại 10 ngân hàng thương mại gồm: Vietcombank, 
BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB, VPBank, 
MBBank, Sacombank, Maritime bank và VIB từ 
tháng 2/2016, tuy nhiên ngân hàng phương đông 
(OCB) là NHTM đầu tiên công bố hoàn tất việc 
triển khai dự án Basel II. Kết quả áp dụng tiêu chuẩn 
an toàn vốn theo Basel II tại 10 tổ chức tín dụng 
thí điểm cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giảm 
mạnh so với số báo cáo hiện tại, chủ yếu do tài sản 
có quy đổi rủi ro tăng. Đối với 4 ngân hàng thương 
mại nhà nước, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo báo 
cáo hiện tại đã gần tiệm cận mức 9%. Nếu hệ thống 
áp dụng Basel II, tỷ lệ này còn giảm xuống dưới 8%. 
Theo thống kê mới đây của NHNN, CAR toàn hệ 
thống đã giảm từ 12,84% vào cuối năm 2016 xuống 
12,37% vào cuối tháng 8/2017.
3. Giải pháp triển khai Basel II trong quản trị 
rủi ro tại các NHTM Việt Nam
3.1. Phương pháp luận
NHNN mới đây đã ban hành Thông tư số 
41/2016/TT-NHNN về Quy định tỷ lệ an toàn 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 23Số 127 - tháng 5/2018
vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài. Điểm thay đổi đầu tiên trong Thông tư này 
chính là thay đổi trong cách thức tính toán hệ số an 
toàn vốn (CAR), theo đó, mẫu số phải cộng thêm 
cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt 
động:
Trong đó:
C: Vốn tự có
RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng
Kor: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động
Kmr: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường
Để từng bước thực hiện được Basel II, NHNN 
yêu cầu các ngân hàng phải tuân thủ hệ số CAR từ 
8% trở lên, như vây:
Mục tiêu: Tăng CAR ▶ Giảm RWA ▶ Giảm 
thiểu hệ số rủi ro
Từ công thức tính toán hệ số rủi ro (HSRR) tín 
dụng:
Chúng ta có 3 phương pháp giảm thiểu hệ số 
rủi ro: 
- Một là, tập trung khai thác nhóm khách hàng 
có hệ số rủi ro thấp; 
- Hai là, giảm RWA:
RWAtối đa = RWAđã giải ngân + RWAdự kiến giải ngân
▶ Giảm RWAtối đa thì phải giảm RWAdự kiến giải ngân
▶ Biện pháp: Giảm hệ số rủi ro tín dụng của các 
khoản phải đòi và giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng 
tài sản bảo đảm (TSBĐ).
- Bà là, tăng dư nợ: nhận diện khó khăn và cũng 
như đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong 
việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện 
thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo 
nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về 
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa).
3.2. Các giải pháp triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam
STT Giải pháp Mục đích
1
Rà soát, làm sạch và lấp đầy dữ liệu để có số liệu chính xác 
hơn trọng việc tính vốn theo Basel và làm giảm hệ số rủi ro:
- Triển khai thu thập thông tin Basel của khách hàng, 
khoản vay. Bổ sung thông tin Basel của khách hàng, 
khoản vay, TSBĐ đã giải ngân.
- Rà soát lại thông tin mục đích vay trên hệ thống đảm 
bảo khai báo đúng mục đích được phê duyệt; kiểm tra và 
điều chỉnh lại thông tin của khách hàng, tài sản bảo đảm 
nếu phát hiện sai sót.
Khi thiếu thông tin, khoản phải 
đòi doanh nghiệp chịu hệ số rủi ro 
cao → Giảm các khoản vay có hệ số 
rủi ro cao
2
Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng TSBĐ: 
- Đối với các khoản vay có TSBĐ là sổ tiết kiệm/hợp đồng 
tiền gửi (STK/HĐTG) thì tỷ lệ cho vay sẽ tính đến hệ số 
điều chỉnh tiền tệ và độ lệch thời gian.
- Đối với khoản cho vay đảm bảo bằng bất động sản 
(BĐS): Cập nhật tình trạng của BĐS
Khi không tính toán đến giá trị 
của TSBĐ hiệu chỉnh theo độ lệch 
thời gian, hệ số hiệu chính TSBĐ, 
hệ số điều chỉnh tiền tệ, thì khoản 
vay sẽ có hệ số rủi ro cao → Giảm 
các khoản vay có hệ số rủi ro cao
3 Lựa chọn khách hàng có hệ số rủi ro thấp: Xây dựng chiến lược phát triển đối với các khách hàng có hệ số rủi ro thấp.
Giảm được các sản phẩm có hệ số 
rủi ro cao
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN24 Số 127 - tháng 5/2018
4 Thay đổi quy trình nghiệp vụ:
4.1. Tất cả các hợp đồng tín dụng phải có điều khoản: 
Ngân hàng có quyền hủy ngang hoặc tự động hủy ngang 
khi khách hàng vi phạm điều kiện hủy ngang hoặc suy 
giảm khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Hạn mức tín dụng chưa sử dụng sẽ 
được áp dụng hệ số chuyển đổi
4.2. Bổ sung thêm đối tượng, điều kiện để không thỏa 
thuận các điều kiện của sản phẩm chuyên biệt.
Giảm được các sản phẩm có hệ số 
rủi ro cao
4.3. Đối với STK/HĐTG bằng ngoại tệ khuyến khích giải ngân 
cùng loại tiền (nếu thỏa thuận quy định cho vay bằng ngoại tệ).
Giúp giảm độ lệch tiền tệ khi sử 
dụng giảm thiểu rủi ro bằng TSĐB
4.4. Đối với các trường hợp không có chứng từ cụ thể về 
việc KH có phát sinh thu nhập từ bất động sản (cho thuê 
nhà, cho thuê một vài tầng v.v...), ưu tiên ghi nhận là KH 
không cho thuê, không có nguồn thu nhập từ kinh doanh 
BĐS này -> BĐS không kinh doanh
Dịch chuyển từ nhóm có HSRR 
cao (BĐS kinh doanh) sang nhóm 
có HSRR thấp (BĐS không kinh 
doanh) khi được cập nhật thông 
tin về trạng thái BĐS
4.5. Cập nhật lại tỷ lệ đảm bảo khi giá trị TSĐB là BĐS bị suy 
giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xác định gần nhất. Theo yêu cầu của TT41
4.6. Đối với trường hợp nhiều khoản vay được đảm bảo 
bằng nhiều TSBĐ hoặc một khoản vay được đảm bảo 
bằng nhiều TSBĐ để có thể phân tách các phần khoản 
vay theo từng TSBĐ.
Không bị trùng lặp dữ liệu khi 
thực hiện các biện pháp giảm thiểu 
rủi ro
5 Tập trung phát triển dư nợ vào các ngành nghề có hệ số rủi ro thấp. Tăng dư nợ
6
Truyền thông và đào tạo:
- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân 
viên: hiểu biết về tầm quan trọng của việc triển khai Basel 
II trong việc quản trị rủi ro.
- Truyền thông về tầm quan trọng của việc lấp đầy và cập 
nhật đúng và đủ dữ liệu lên hệ thống.
- Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh cách thực hiện các 
quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.
4. kết luận
Như vậy, trong xu hướng hội nhập và toàn cầu 
hóa, hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động 
nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội 
nhập để có thể biến những thách thức thành cơ 
hội, biến những khó khăn thành lợi thế nhằm thúc 
đẩy sự phát triển bền vững của các ngân hàng. Việc 
áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam là một xu 
thế tất yếu và phù hợp với yêu cầu hoạt động và quá 
trình hội nhập quốc tế. Bài viết chỉ dừng lại ở việc 
đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm triển khai áp 
dụng Basel II ở các NHTM, việc lựa chọn biện pháp 
nào để áp dụng còn phụ thuộc vào thực trạng quản 
lý rủi ro tại mỗi ngân hàng. Do đó, hướng nghiên 
cứu phát triển bài viết trong tương lai sẽ tập trung 
vào việc đưa ra các giải pháp toàn diện để triển khai 
Basel II tại các NHTM Việt Nam, nhằm hỗ trợ các 
NHTM về các giải pháp để đảm bảo tiến độ hoàn 
thành Basel II năm 2020 theo thông tư 41/NHNN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIS (11/2010), Basel Committee on Banking 
Supervision: Core Principles for Effective 
Banking Supervision;
2. Ths. Nguyễn Bảo Huyền - Học viện Ngân 
hàng: “Quá trình tiếp cận việc thực hiên 
Basel III ở các nước khu vực Đông Nam Á”;
3. Tài liệu nội bộ về Quản lý rủi ro của ngân 
hàng Phương Đông OCB;
4. TT41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an 
toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh 
ngân hàng nước ngoài;
5. https://www.sbv.gov.vn;
6. 
Ngày nhận bài lần 1: 28/3/2018
Ngày duyệt đăng: 1/5/2018

File đính kèm:

  • pdfdo_luong_chat_luong_thong_tin_cong_bo_trong_bao_cao_tai_chin.pdf