Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

TÓM TẮT

Định giá chuyển giao được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài

sản được chuyển dịch giữa các các bên liên kết qua biên giới, không theo giá thị trường mà theo

hướng có lợi, nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu nghĩa vụ thuế, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó

chuyển vốn đầu tư hoặc lợi nhuận về nước, thanh lý các thiết bị, máy móc công nghệ kém hiện đại

với giá cao khi môi trường đầu tư tại những quốc gia tiếp nhận đầu tư không được lành mạnh do

các chính sách về tỷ giá, chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật, Kết

quả phân tích 515 mẫu dữ liệu phù hợp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

khi khảo sát các đối tượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDIEs) đang

thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đã cho thấy rằng tất cả 7 yếu

tố được phân tích đều có ảnh hưởng tích cực đến chính sách định giá chuyển giao của FDIEs tại

Việt Nam.

pdf 16 trang phuongnguyen 280
Bạn đang xem tài liệu "Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
100 
ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH 
ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 
MEASUREMENT OF FACTORS AFFECTING TRANSFER PRICING POLICY IN 
FOREIGN DIRECT INVESTMENT ENTERPRISES IN VIETNAM 
Ngày nhận bài: 14/10/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 30/12/2019 
Phan Đức Dũng 
TÓM TẮT 
Định giá chuyển giao được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài 
sản được chuyển dịch giữa các các bên liên kết qua biên giới, không theo giá thị trường mà theo 
hướng có lợi, nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu nghĩa vụ thuế, tối đa hóa lợi nhuận, từ đó 
chuyển vốn đầu tư hoặc lợi nhuận về nước, thanh lý các thiết bị, máy móc công nghệ kém hiện đại 
với giá caokhi môi trường đầu tư tại những quốc gia tiếp nhận đầu tư không được lành mạnh do 
các chính sách về tỷ giá, chính sách giáo dục, môi trường văn hoá, môi trường pháp luật, Kết 
quả phân tích 515 mẫu dữ liệu phù hợp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện 
khi khảo sát các đối tượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDIEs) đang 
thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đã cho thấy rằng tất cả 7 yếu 
tố được phân tích đều có ảnh hưởng tích cực đến chính sách định giá chuyển giao của FDIEs tại 
Việt Nam. 
Từ khoá: định giá, doanh nghiệp, chuyển giao, giao dịch, xã hội. 
ABSTRACT 
Transfer pricing is understood as the implementation of a pricing policy for goods, services and 
assets transferred between cross-border, not market-oriented but beneficial parties, to help 
enterprises reduce the tax obligations, maximize profits, thereby transferring investment capital or 
profits back to the country, liquidating equipment and machinery of modern technology with high 
prices ... as the investment environment in the receiving countries is not healthy due to the policies 
on exchange rates, educational policies, cultural environment and legal environment. The 
analysis of 515 suitable data samples was collected by a convenient sampling method when 
surveying the subjects of foreign direct investment enterprises (FDIEs) carrying out business 
production activities on the territory of Vietnam has shown that all 7 analyzed factors have a 
positive effect on the transfer pricing policy of FDIEs in Vietnam. 
Keywords: pricing, business, transfer, transaction, social. 
1. Bối cảnh nghiên cứu 
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm được 
hiểu về định giá chuyển giao rất khác nhau, 
tuy nhiên, thuật ngữ tiếng Anh chỉ có một từ 
“transfer pricing”, nhưng khi chuyển ngữ 
sang tiếng Việt nếu hàm ý không xấu thì 
thường dùng là “định giá chuyển giao”, còn 
hàm ý không tốt thường hay dùng từ “chuyển 
giá”. 
a/ Quan điểm lên án hành vi thông đồng 
của các công ty có mối quan hệ liên kết giữa 
các quốc gia khác nhau, thường được gọi là 
chuyển giá 
Đối với quan điểm, nếu xem hành vi chủ 
ý thông đồng giữa các công ty trong cùng 
một tập đoàn để thỏa thuận giá cả không dựa 
trên giá thị trường, nhằm chuyển lợi nhuận từ 
công ty này sang công ty khác ở nước khác 
Phan Đức Dũng, Trường Đại học Kinh tế-Luật, 
Đại học Quốc gia TP.HCM 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 
101 
nhau nhằm tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó, 
nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn tập 
đoàn. Quan điểm này, thường đứng về góc 
độ quản lý nhà nước của những quốc gia tiếp 
nhận đầu tư, khi mà thuế suất của những 
quốc gia tiếp nhận đầu tư có mặt bằng chung 
chênh lệch cao hơn giữa những quốc gia tiếp 
nhận đầu tư hoặc những quốc gia đầu tư thì 
có xu hướng chuyển giá xảy ra. 
Theo quan điểm, hành vi chuyển lợi 
nhuận từ những quốc gia có mức thuế suất 
cao sang các quốc gia có mức thuế suất thấp 
hơn để tối đa hoá lợi nhuận cho tập đoàn, 
trong trường hợp này, thuật ngữ “transfer 
pricing”, thường dịch là chuyển giá. Trường 
hợp này cũng chính là quan điểm định giá 
hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các công 
ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau 
nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của tập đoàn, cũng 
là hành vi chuyển lợi nhuận của tập đoàn về 
công ty con ở trên lãnh thổ của những quốc 
gia có mức thuế suất thấp hơn, hoặc điều 
kiện kinh doanh dễ dàng và thuận lợi với 
nhiều ưu đãi nhưng bóp méo các chính sách 
tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Chuyển giá 
là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của 
các tập đoàn, công ty đa quốc gia nhằm tối 
thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá 
mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu, giữa 
các công ty trong cùng một tập đoàn không 
tuân theo giá thị trường nhằm thu được lợi 
nhuận cao nhất. Chuyển giá được hiểu là việc 
thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm 
(tài sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch vụ, lãi 
tiền vay) được chuyển dịch giữa các bên có 
quan hệ liên kết không theo giá giao dịch 
thông thường trên thị trường, nhằm tối thiểu 
hóa tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên 
liên kết trên toàn cầu. Theo Tổ chức Hợp tác 
và Phát triển Kinh tế (The Organisation for 
Economic Co-operation and Development - 
OECD) (2010): “Chuyển giá được hiểu là 
việc thực hiện chính sách giá đối với sản 
phẩm (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch 
vụ, lãi tiền vay) được chuyển dịch giữa các 
bên có quan hệ liên kết không theo giá giao 
dịch thông thường trên thị trường, nhằm tối 
thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của tất cả 
các bên liên kết trên toàn cầu”. Tuy nhiên, 
“chuyển giá được hiểu là việc thực hiện 
chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và 
tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên 
trong tập đoàn qua biên giới không theo giá 
thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các 
công ty xuyên quốc gia (Multinational 
Corporation - MNC) trên phạm vi toàn cầu - 
đây là một hành vi do các chủ thể kinh doanh 
thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng 
hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên 
kết”. 
b/ Quan điểm ủng hộ việc bảo toàn vốn và 
tối ưu hoá lợi nhuận giữa các công ty có mối 
quan hệ liên kết, thường được gọi là định giá 
chuyển giao. 
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, định giá 
chuyển giao có thể được xem xét, đánh giá 
trên nhiều khía cạnh nhằm bảo toàn vốn kinh 
doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động giữa các 
doanh nghiệp có mối liên hệ liên kết thông 
qua vốn đầu tư, tức là các công ty con trong 
tập đoàn kinh tế bằng cách tối đa hoá lợi 
nhuận. Việc định giá chuyển giao giữa các bộ 
phận bên trong nội bộ của một doanh nghiệp, 
hoặc giữa các công ty con trong một tập đoàn 
kinh tế trong việc lựa chọn giá sản phẩm 
chuyển nhượng thực chất là giá bán sản 
phẩm nội bộ, đây chính là giá bán sản phẩm 
giữa các đơn vị thành viên trong một doanh 
nghiệp, giữa đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp 
trên trong một doanh nghiệp. Khi hoạch định 
giá sản phẩm chuyển nhượng người lập giá 
đảm bảo rằng, việc định giá sản phẩm sẽ bù 
đắp chi phí thực hiện sản phẩm, đảm bảo lợi 
ích chung của toàn doanh nghiệp và kích 
thích các bộ phận phấn đấu tiết kiệm chi phí 
và tăng cường trách nhiệm với mục tiêu 
chung của toàn doanh nghiệp. Mô hình tổng 
quát giá chuyển nhượng theo chi phí thực 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
102 
hiện là: Giá chuyển nhượng sản phẩm bằng 
với Chi phí thực hiện sản phẩm. Định giá sản 
phẩm chuyển nhượng (định giá chuyển giao) 
theo chi phí thực hiện đơn giản, dễ tính toán, 
dễ hiểu nên nó được áp dụng khá phổ biến. 
c/ Định giá chuyển giao hay chuyển giá là 
khái niệm để xem xét hoạt động hợp pháp 
hay hay hành vi phi pháp 
Nhìn chung, xét về phương diện pháp lý, 
cũng cần phải phân biệt giữa “định giá 
chuyển giao hợp pháp” hay có thể gọi tắt là 
“định giá chuyển giao” và “định giá chuyển 
giao phi pháp” hay gọi tắt là “chuyển giá”, để 
chỉ rõ hai quan niệm khác nhau cho việc định 
giá chuyển giao trong doanh nghiệp thuần 
tuý về việc dựa trên mô hình ứng xử chi phí 
trong kế toán, và quan điểm lợi dụng trên cơ 
sở này để thông đồng, nhằm thủ đắc lợi ích 
một cách bất hợp pháp. Theo đó, việc doanh 
nghiệp tận dụng tối đa các quy định của pháp 
luật để dàn xếp một mức giá chuyển giao 
hàng hoá, dịch vụ sao cho không vi phạm 
quy định của các nước có liên quan thì hành 
vi đó không thể coi là phi pháp, có nghĩa là 
không thể xem là hành vi chuyển giá, mà 
được coi đó là kỹ thuật định giá chuyển giao. 
Trường hợp này, doanh nghiệp tiết kiệm 
được số tiền thuế một cách hợp pháp, bảo 
toàn vốn đầu tư và, cuối cùng, đảm bảo lợi 
ích cho những nhà đầu tư của doanh nghiệp. 
2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên 
quan trước đây 
Theo Henry Fayol (1949), kiểm soát là 
việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có 
được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các 
chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập 
hay không, từ đó chỉ ra các yếu kém và các 
sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn 
ngừa chúng không được phép tái diễn, trong 
khi đó, Gravelle, J.G. (2010) cho rằng, tài sản 
vô hình rất khó xác định đúng giá trị của nó 
(như tiền bản quyền, tiền sở hữu trí tuệ) và 
cũng khó xác định giá của chúng trong các 
DNLK. Trên thực tế, Gruber, H. (2003) đã 
phát hiện ra nguy cơ định giá chuyển giao 
trong việc xác định giá tài sản vô hình. Các 
công ty có cơ hội lớn để tham gia vào định 
giá chuyển giao thông qua việc chuyển giao 
tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp liên 
kết có mức thuế khác nhau. Theo Hatem 
Elsharawy (2006), mỗi quốc gia có một cơ 
chế chính sách và pháp luật khác nhau, do đó 
lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu biết về 
pháp luật tại nước sở tại trước khi tiếp nhận 
nhiệm vụ lãnh đạo tại một quốc gia. Khi ban 
lãnh đạo có trình độ cao, hiểu biết về pháp 
luật và có đạo đức kinh doanh thì khả năng 
gian lận trong định giá chuyển giao rất thấp 
và ngược lại nhận thức và hiểu biết các quy 
định pháp luật của Ban lãnh đạo cũng như kế 
toán trong doanh nghiệp liên kết không cao 
thì khả năng gian lận trong định giá chuyển 
giao rất lớn. Hatem Elsharawy (2006) cho 
rằng môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng 
đến các hoạt động định giá chuyển giao. Các 
công ty đa quốc gia (MNEs) hoạt động theo 
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, công ty 
mẹ hoạt động theo pháp luật được áp dụng 
tại quốc gia nơi có trụ sở chính, trong khi các 
công ty con hoạt động theo pháp luật được áp 
dụng ở nước sở tại. Các quy định và luật 
pháp của từng quốc gia có thể khác nhau. 
Như vậy, việc quản lý tại các công ty con 
hoạt động theo pháp luật mà có thể khác so 
với luật của nước sở tại. Các luật quan trọng 
nhất là pháp luật về thuế, pháp luật hải quan, 
nhập khẩu và xuất khẩu luật, luật đầu tư (đặc 
biệt là đầu tư nước ngoài), luật doanh nghiệp 
(hay luật công ty), luật lao động, luật sở hữu 
trí tuệ, luật cạnh tranh, luật thị trường tài 
chính, luật bảo vệ người tiêu dùng Hatem 
Elsharawy (2006) cho rằng: công ty đa quốc 
gia là một tổ chức hoạt động tại nhiều quốc 
gia khác nhau, mỗi quốc gia chủ nhà có một 
môi trường pháp lý, chính trị, kinh tế, văn 
hóa, xã hội và công nghệ có thể khác nhau. 
Các yếu tố từ nên kinh tế đóng một vai trò 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 
103 
quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các 
hoạt động định giá chuyển giao quốc tế. Vì 
vậy, cần thiết nghiên cứu các yếu tố của nền 
kinh tế ảnh hưởng đến định giá chuyển giao 
trong các công ty đa quốc gia. Đặc điểm về thị 
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc 
doanh nghiệp phải sử dụng công cụ tài chính 
phái sinh, để: (i) gia tăng giá trị doanh nghiệp 
(Froot và cộng sự, 1993); (ii) giảm chi phí 
phá sản dự kiến và tăng giá trị doanh nghiệp 
(Smith và Stulz, 1985); (iii) giảm nguy cơ rủi 
ro tiềm ẩn hoặc quản lý rủi ro dự kiến; (iv) 
bù đắp những rủi ro kinh doanh vốn có 
(Danthine, 1978); (v) giảm thiểu rủi ro, giảm 
chi phí vốn vay, ổn định thu nhập. Do đó, sử 
dụng công cụ tài chính phái sinh góp phần 
quản trị rủi ro và kiểm soát nền kinh tế. Theo 
khái niệm bản chất xã hội của kế toán (Davis 
và cộng sự, 1982), kế toán góp phần mang lại 
lợi ích cho xã hội nhằm duy trì và phát triển 
bền vững xã hội. Tuy nhiên, với sự bất đối 
xứng thông tin kế toán sẽ dẫn đến sự kém 
phát triển của thị trường tài chính hệ quả là 
ảnh hưởng đến các thị trường còn lại. Ngoài 
ra, theo Young (1996), chức năng kế toán là 
cung cấp thông tin minh bạch cho thị trường 
hoạt động. Quan điểm của Hopwood (1994) 
cho rằng trong việc thiết lập các quy định, 
nguyên tắc, chuẩn mực lại được thực hiện 
bởi nhu cầu của thị trường trong đó bao gồm 
thị trường vốn, thị trường hàng hóa, thị 
trường chứng khoán... Theo Watts (2006), kế 
toán góp phần trong quá trình định hướng thị 
trường. Theo quan điểm này, việc tuân thủ 
các quy định kế toán nhằm thực hiện công bố 
báo cáo tài chính sẽ làm cân bằng các mục 
tiêu của các đối tượng khác nhau, dựa vào 
các thị trường khác nhau chẳng hạn như việc 
sử dụng báo cáo tài chính cho các hợp đồng, 
đầu tư, định giá Có thể dễ nhận diện nhân 
tố thị trường là nhân tố có ảnh hưởng đến kế 
toán tài chính, giữa hàng hóa – kế toán và 
nhân tố thị trường có mối quan hệ tương 
quan cùng chiều. Như vậy, một thị trường 
cạnh tranh hoàn hảo và hoạt động hiệu quả 
với đầy đủ thông tin về giá cả, chất lượng sẽ 
làm tăng khả năng áp dụng kế toán công cụ 
tài chính phái sinh và ngược lại. Thị trường 
sẽ phân bổ vốn và phòng ngừa rủi ro hiệu 
quả trong điều kiện thông tin kế toán hoàn 
hảo. Do đó, kế toán tài chính đóng vai trò 
quan trọng để đảm bảo các thông tin có liên 
quan và đáng tin cậy được công bố (Merino 
và Neimark, 1982). Nhân tố pháp lý là cơ sở 
không thể thiếu để mô tả, đánh giá, phân tích, 
góp phần thúc đẩy thông tin kế toán khách 
quan, minh bạch. Nhà nước đóng vai trò 
quan trọng trong việc giảm thiểu sự bất đối 
xứng thông tin thông qua quá trình thiết lập, 
ban hành các quy định về kế toán, về chính 
sách kinh tế, trong đó, kế toán có sự tương 
tác với quy định mang tính pháp lý trong nền 
kinh tế thị trường. Theo quan điểm của 
Gipper và cộng sự (2013), nhân tố pháp lý có 
ảnh hưởng đáng kể đến chuẩn mực kế toán 
được thiết lập, ban hành và thực hiện. Ảnh 
hưởng pháp lý xảy ra khi có sự thay đổi các 
quy định từ các cơ quan ban hành có nghĩa là 
một quy định pháp lý được ban hành phải đạt 
được mục tiêu, phù hợp với chính sách kinh 
tế, xã hội và các nguyên tắc kế toán (Kothari 
và cộng sự, 2010). Các cơ quan ban hành các 
quy định pháp lý phải đảm bảo mang lại lợi 
ích xã hội, hoàn thiện sự thất bại thị trường 
(Posner, 1974). Mặc khác, thông tin kế toán 
là thông tin dễ sai lệch bởi tính chủ quan của 
người lập, hoặc do động cơ hay mục đích của 
nhà quản trị trong việc công bố thông tin do 
đó để đảm bảo lợi ích xã hội, nhà nước tập 
trung vào việc ban hành tất cả các quy định 
liên quan đến kế toán nhằm đạt được thông 
tin kế toán tốt nhất, đáp ứng nhu cầu thông 
tin cho tất cả các thành phần kinh tế, đồng 
thời giảm thiểu thông tin bất bối xứng. Hoạt 
động của doanh nghiệp đặt trong cộng đồng 
và xã hội có nghĩa là hoạt động của doanh 
nghiệp này có thể ảnh hưởng đến ...  cậy tổng hợp và phương sai 
trích của các thang đo 
Thang đo 
Số 
biến 
quan 
sát 
Cronbach’s 
Alpha 
Độ 
tin 
cậy 
tổng 
hợp 
(αc) 
Phương 
sai 
trích 
(pvc) 
Giá 
trị 
hội 
tụ 
Lạm phát 3 0,820 0,821 0,605 
Thỏa 
mãn 
Chính 
sách thuế 
4 0,855 0,856 0,602 
 Tỷ giá 
hoái đối 
3 0,858 0,861 0,676 
Chính 
sách giáo 
dục quốc 
gia 
3 0,850 0,850 0,654 
Môi 
trường 
văn hóa 
4 0,865 0,866 0,618 
Môi 
trường 
pháp lý 
4 0,804 0,805 0,509 
Thể chế 
xã hội 
4 0,872 0,873 0,633 
Chính 
sách định 
giá 
chuyển 
giao của 
các 
doanh 
nghiệp 
3 0,875 0,878 0,706 
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 
Kết quả phân tích hệ số tương quan trong 
Bảng 3 giữa các cặp nhân tố nghiên cứu cho 
thấy các giá trị p-value đều nhỏ hơn 0,05 và 
hệ số tương quan của từng cặp khái niệm là 
khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% nên các 
thang đo đạt giá trị phân biệt. 
Thang đo được xem là đạt giá trị hội tụ 
khi các trọng số chuẩn hóa của các thang đo 
lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (Gerbring 
và Anderson, 1988). Fornell và Larcker 
(1981) cho rằng để thang đo đạt giá trị hội tụ 
thì phương sai trích (AVE – Average 
Variance Extracted) tối thiểu phải là 0,5. 
Theo kết quả phân tích ở Bảng 23 cho thấy: 
các giá trị AVE của các thang đo đều lớn hơn 
0,5 nên có thể kết luận các nhân tố đạt giá trị 
hội tụ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 
111 
Bảng 3: Hệ số tương quan của các khái niệm 
Mối quan hệ Hệ số tương quan Sai lệch chuẩn C.R. P 
MTVH TCXH 0,224 0,033 6,765 *** 
MTVH CST 0,106 0,030 3,483 *** 
MTVH MTPL 0,088 0,034 2,600 0,009 
MTVH TGHĐ 0,303 0,035 8,734 *** 
MTVH CSGD 0,209 0,033 6,283 *** 
MTVH LP 0,188 0,034 5,525 *** 
MTVH CSCG 0,288 0,031 9,277 *** 
TCXH CST 0,148 0,034 4,327 *** 
TCXH MTPL 0,240 0,040 5,967 *** 
TCXH TGHĐ 0,204 0,035 5,853 *** 
TCXH CSGD 0,325 0,039 8,267 *** 
TCXH LP 0,295 0,040 7,430 *** 
TCXH CSCG 0,261 0,032 8,119 *** 
CST MTPL 0,196 0,039 5,040 *** 
CST TGHĐ 0,184 0,034 5,405 *** 
CST CSGD 0,258 0,037 6,991 *** 
CST LP 0,277 0,039 7,142 *** 
CST CSCG 0,219 0,031 7,135 *** 
MTPL TGHĐ 0,120 0,037 3,201 0,001 
MTPL CSGD 0,323 0,043 7,452 *** 
MTPL LP 0,318 0,045 7,118 *** 
MTPL CSCG 0,269 0,036 7,493 *** 
TGHĐ CSGD 0,225 0,036 6,256 *** 
TGHĐ LP 0,219 0,037 5,879 *** 
TGHĐ CSCG 0,258 0,031 8,213 *** 
CSGD LP 0,427 0,045 9,536 *** 
CSGD CSCG 0,296 0,034 8,748 *** 
LP CSCG 0,289 0,035 8,314 *** 
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Như vậy, tất cả các thang đo trong nghiên 
cứu này đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá 
trị: Tính đơn hướng, Độ tin cậy tổng hợp, 
Giá trị hội tụ và Giá trị phân biệt. Do đó, các 
thang đo này được sử dụng tiếp theo để kiểm 
định mô hình nghiên cứu. 
Kết quả kiểm định cho thấy: mô hình có 
giá trị Chi bình phương = 909,015; bậc tự do 
df = 338; Cmin/df = 2,689 với giá trị p–value 
= 0,000. Đồng thời, các chỉ tiêu khác cũng 
đạt yêu cầu của kiểm định như: TLI = 0,915; 
CFI = 0,924 và RMSEA = 0,057. Điều này 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
112 
cho thấy: mô hình này phù hợp với dữ liệu 
thu thập từ thị trường. 
Hình 3: Kết quả SEM chuẩn hóa 
6. Các khuyến nghị từ kết quả mô hình 
Thứ nhất, việc điều hành Chính phủ cần 
phải ưu tiên kiểm soát lạm phát, phải ổn định 
được sức mua của đồng tiền. Bởi lẽ, ổn định 
đồng tiền Việt Nam là điều các nhà đầu tư 
luôn quan tâm trong việc bảo toàn vốn đầu tư 
bằng ngoại tệ. Ảnh hưởng của sự mất giá 
đồng tiền Việt Nam so với các đồng tiền 
mạnh khác là điều lo ngại của các nhà đầu tư 
nước ngoài và là động cơ thúc đầy các FDIEs 
thực hiện thủ thuật chuyển giá khi đầu tư vào 
Việt Nam. Do đó, giải pháp ổn định tiền tệ 
cũng góp phần hạn chế động lực chuyển giá 
của FDIEs, đồng thời có tác dụng thu hút 
thêm nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài trong tương lai. 
Thứ hai, Nhà nước cần phải hoàn thiện 
chính sách thuế, trong đó chú trọng hoàn 
thiện chính sách thuế, thuế suất, đặc biệt là 
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và cơ 
sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu ở 
mức độ cao sẽ tạo ra sự khuyến khích đối với 
hành vi chuyển giá. Bên cạnh đó mức thuế 
cao trong các sắc thuế khác như thuế nhập 
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cao cũng tạo ra 
động lực để các FDIEs chuyển giá. Vì thế, 
cần rà soát tổng thể hệ thống thuế có thể 
giảm các loại thuế hoặc điều chỉnh cho phù 
hợp. 
Thứ ba, Nhà nước cần phải hoàn thiện 
chính sách tỷ giá, bởi lẽ, khi đồng tiền một 
quốc gia mất giá ảnh hưởng trực tiếp đến 
việc bảo toàn vốn đầu tư và lợi nhuận của các 
nhà đầu tư cũng là nguyên nhân thúc đẩy 
hành vi chuyển giá của FDIEs. Thời gian gần 
đây, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều 
giải pháp xóa bỏ “cơ chế 2 tỷ giá” (tỷ giá liên 
ngân hàng và tỷ giá tự do) trong giao dịch 
giữa đồng Việt Nam và USD; gia tăng dự trữ 
ngoại tệ để khi cần thiết phải điều tiết thị 
trường nhằm tránh tỷ giá biến động bất 
thường. Do đó, cần có chính sách tỷ giá phù 
hợp như: (i) Gia tăng tích lũy ngoại tệ, dự trữ 
ngoại tệ phải tương xứng với tốc độ tăng kim 
ngạch nhập khẩu. Từng bước xây dựng cơ 
chế, hành lang pháp lý, môi trường hoạt động 
nhằm đưa nghiệp vụ thị trường mở lên đúng 
vị trí của nó trong việc điều chỉnh tỷ giá hối 
đoái. Cần lựa chọn phương pháp khả thi cho 
việc xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ chủ yếu 
đối với những đồng tiền mạnh như USD, 
Yen, Euro,... (ii) Thực hiện chính sách lãi 
suất phù hợp với cơ chế thị trường, chính 
sách tỷ giá hối đoái theo thị trường có sự 
điều tiết linh hoạt với biên độ phù hợp. (iii) 
Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối, phát 
triển thị trường tài chính, không ngừng chú 
trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị 
trường mở nội tệ. (iv) Hạn chế và tiến tới 
chấm dứt tình trạng đô la hóa nhưng không 
phải bằng biện pháp hành chính mà bằng 
công cụ quản lý nhà nước hiệu quả. Tiếp tục 
đẩy mạnh thực hiện kiểm soát giá cả, lạm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 
113 
phát và mức bội chi ngân sách nhà nước liên 
quan đến các chính sách đầu tư quốc gia. 
Thứ tư, Nhà nước cần phải xây dựng 
chính sách giáo dục phù hợp, trong đó, kiện 
toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân 
lực làm công tác kiểm soát chuyển giá. 
Chuyển giá thường tập trung vào các FDIEs 
là thành viên công ty đa quốc gia có nhiều 
kinh nghiệm hoạt động trên toàn cầu. Bên 
cạnh đó, cùng với sự giúp sức của hàng loạt 
công ty tư vấn, những chuyên gia giàu kinh 
nghiệm nên công tác đấu tranh với chuyển 
giá đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm soát 
chuyển giá phải có kiến thức chuyên sâu, 
giàu kinh nghiệm là vô cùng cần thiết. Cần 
có định hướng đào tạo tập trung vào kiến 
thức về giá chuyển nhượng, kỹ năng phân 
tích hồ sơ khai thuế, kỹ năng thanh tra, kiểm 
tra và phong cách làm việc; đồng thời có kiến 
thức về các lĩnh vực mà các Cục Thuế địa 
phương đang quản lý như: ngành cơ khí 
chính xác, ngành dệt may, điện tử, ô tô,  
Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền 
nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh của các 
doanh nghiệp, giúp cho chính bản thân các 
doanh nghiệp nhận thức đầy đủ trách nhiệm 
và nghĩa vụ nộp thuế của mình cũng như hiểu 
rõ nội dung của các quy định pháp luật về 
thuế nói chung và chuyển giá nói riêng. 
Thứ năm, Nhà nước cần phải hoàn thiện 
thể chế xã hội liên quan đến việc thúc đẩy 
phát triển kinh tế xã hội của địa phương và 
thu hút nguồn vốn FDI, song song với việc 
cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ 
thống hạ tầng thuận tiện, tạo điều kiện tốt 
nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đến các 
địa phương trong cả nước với những ưu đã 
mà không làm thiệt đến môi trường đầu tư 
chung cả nước, cần phải phát huy tính chủ 
động, vận dụng sáng tạo các quy định của 
nhà nước để xây dựng một hệ thống các giải 
pháp kiểm soát chuyển giá phù hợp với các 
FDIEs hoạt động tại Việt Nam, tôn trọng các 
tổ chức dân sự để các tổ chức này cùng tham 
gia vào quản trị xã hội để nâng cao hiệu quả 
quản lý của nhà nước. 
Thứ sáu, cần phải có hệ thống pháp luật 
vững chắc tạo thuận lợi cho cả cơ quan nhà 
nước và doanh nghiệp áp dụng thực hiện trên 
nguyên tắc công khai, minh bạch, chi phí vận 
hành và tuân thủ thấp, hướng tới tuân thủ các 
thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, 
Chính phủ cần hoàn thiện hành lang pháp lý 
về chống chuyển giá, nhưng phải đảm bảo 
việc điều hành hiệu quả, kiểm soát lạm phát, 
hướng tới tỷ giá thả nổi. Củng cố lại cơ sở 
pháp lý về quản lý hoạt động chuyển giá, ban 
hành và hướng dẫn đầy đủ các phương pháp 
xác định giá chuyển giao phù hợp với trình 
độ phát triển kinh doanh trong nước và phù 
hợp với thông lệ quốc tế. Phải nâng cao tính 
pháp lý của hoạt động chuyển giá để có thể 
quy định các chế tài và hình thức xử phạt 
cũng như quy định các “ngưỡng an toàn” cho 
hoạt động chuyển giá, tạo thuận lợi cho 
doanh nghiệp khi áp dụng, nhưng cũng xử lý 
nghiêm khắc khi có vi phạm. Trước mắt cần 
bổ sung một số điều luật về chống chuyển giá 
vào Luật Quản lý thuế, cụ thể là: Biện pháp 
mạnh mẽ nhất được đề xuất là ấn định số 
thuế trên doanh số khi doanh nghiệp kê khai 
không hợp lý. Theo đó, khi phát hiện doanh 
nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế 
phải chứng minh được dấu hiệu đó để ấn 
định mức thuế. Tỷ lệ ấn định dựa trên so 
sánh giá giao dịch với giá tương đương ngoài 
thị trường; nếu không có giá tương đương thì 
áp dụng phương pháp ấn định giá mua hay 
giá bán trên tỷ lệ lợi nhuận trung bình của 
các doanh nghiệp tương tự. 
Thứ bảy, Những người thuộc các nền văn 
hoá khác nhau thì có quan điểm khác nhau 
đối với cùng một vấn đề. Có thể vấn đề này 
được chấp nhận ở nền văn hoá này nhưng 
không nhất thiết phải được chấp nhận ở nền 
văn hoá khác. Văn hoá của mỗi dân tộc có 
những nét đặc thù khác biệt nhau, ảnh hưởng 
của văn hoá đối với mọi chức năng kinh 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
114 
doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn 
nhân công, sản xuất tài chính... ở nhiều nơi, 
đặc biệt những nơi có tính tự hào dân tộc cao 
như Nhật Bản, các công ty địa phương cạnh 
tranh thành công hơn so với công ty nước 
ngoài do sử dụng văn hoá truyền thống dân 
tộc để quảng cáo. Khi gặp các môi trường 
văn hóa bất lợi ở nước đang đầu tư thì các 
doanh nghiệp thực hiện việc định giá chuyển 
giao, do việc thuê mướn nhân công, buôn bán 
của doanh nghiệp đều được điều chỉnh và sở 
hữu bởi con người. 
7. Kết luận 
Trước các vấn đề đặt ra trong việc kiểm 
soát các hoạt động chuyển giá của FDIEs, 
dưới góc nhìn là các nhà quản lý nhà nước thì 
đây là một hành vi vi phạm pháp luật của 
Việt Nam nhưng dưới góc nhìn của FDIEs 
thì đây là một trong số các biện pháp giúp họ 
bảo toàn được lợi nhuận cho doanh nghiệp 
khi đầu tư vào Việt Nam. Nghiên cứu này 
được thực hiện với mục tiêu chính là xác 
định những yếu tố chính nào ảnh hưởng trực 
tiếp đến chính sách định giá chuyển giao của 
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – 
FDIEs tại Việt Nam. Kết quả phân tích 515 
mẫu dữ liệu phù hợp được thu thập bằng 
phương pháp chọn mẫu thuận tiện khi khảo 
sát các đối tượng là các doanh nghiệp có vốn 
đầu tư nước ngoài đang thực hiện các hoạt 
động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt 
Nam đã cho thấy rằng: tất cả 7 yếu tố được 
phân tích đều có ảnh hưởng tích cực đến 
chính sách định giá chuyển giao của FDIEs 
tại Việt Nam. 
Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa 
học để giúp tác giả có cơ sở khoa học hơn để 
đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm 
góp phần giúp chính phủ và các cơ quan có 
thẩm quyền đề ra các chính sách phù hợp để 
hạn chế được tình trạng định giá chuyển giao 
ở FDIEs trong thời gian tới. 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 
(VNU-HCM) mã số đề tài C2019-34-03 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Atul Dua (2005), Tranfer Pricing-Atax: Corporate and Securities Perspective, IPBA Journal, 
số 40, tr.22. 
Burns, J. (1980): Transfer Pricing in U. S. Multinational Corporations, Journal of 
International Business Studies, 11(2): 23-39. 
Bộ Tài Chính, Thông tư số 201/2013/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về 
phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. 
Bộ Tài Chính, Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị 
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Bộ Tài Chính, 
Thông tư số 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. 
Chính phủ (2016), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về 
Greene, J. and M.G. Duerr (1970): Intercompany Transactions in the Multinational Firm, 
New York: The Conference Board. 
Gipper, B., Lombardi, B. J., Skinner D. J., (2013). The politics of accounting standard-
setting: A review of empirical research. Australian Journal of Management, 38(3) 523–
551. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 
115 
Gruber, H. (2003), Intangible income, Intercompany transactions, income shifting and the 
choice of location, National Tax Journal 56 (1, Part 2), 221-242. 
Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency 
costs, and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. 
Johnson, W. A. & R. J. Kirsch (1991) International Transfer Pricing and Decision Making in 
United States Multinationals, International Journal of Management, June, 8(2): 554- 
561. 
Kothari S. P., Ramanna K., Skinner D. J., (2010). Implications for GAAP from an analysis 
of positive research in accounting. Journal of Accounting & Economics, 50, 246–286. 
Ken Milani PhD., CPA, And Juan Rivera PhD., CPA (2004): The Rigorous Business of 
Budgeting for International Operations (Effects of Inflation in the Transfer Pricing). 
Nguyễn Hữu Ánh, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2016), Định giá 
chuyển giao và kiểm soát định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp ở Việt Nam, 
NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 
Nguyễn Thị Liên Hoa (2003): “Vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư 
nước ngoài tại Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số đề tài: CS-2004-14. 
Nguyễn Ngọc Thanh, Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Liên Hoa (2000a): “Các biện pháp 
chống chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP HCM” Đề tài 
nghiên cứu khoa học, Sở khoa học công nghệ môi trường TP. Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Ngọc Thanh, Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Liên Hoa (2000b) “Vấn đề chuyển giá 
tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh.” Tài liệu 
tham khảo. Nhà xuất bản tài chính năm 2000. 
OECD (2010), Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax 
Administration. 
Phan Đức Dũng (1998): “Chính sách chuyển giá của các Công ty đa quốc gia,” Thời báo tài 
chính Việt Nam, Số 9 (Số 43) 15/9/1998. 
Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết ban hành ngày 24/2/2017. 
Shulman, J.S. (1966): Transfer Pricing in Multinational Business, unpublished DBA Thesis, 
Harvard University. 
Tang, R.Y.W. (1981): Multinational Transfer Pricing: Canadian and British Perspectives, 
Toronto: Butterworths and Co. Ltd. 

File đính kèm:

  • pdfdo_luong_cac_nhan_to_anh_huong_den_chinh_sach_dinh_gia_chuye.pdf