Định hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam

TÓM TẮT

Rủi ro tổn thất phát sinh không lường trước (tai nạn giao thông, tại nạn lao động, thiên tai, bệnh

tật ) làm thiệt hại của cải vật chất do con người tạo ra và chính bản thân con người. Bảo hiểm tín dụng cá

nhân được tạo lập nhằm khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh đảm bảo cho người sử

dụng có cuộc sống không nợ nần khi gặp các rủi ro liên quan đến sức khỏe và tính mạng. Trên cơ sở tìm hiểu

thực trạng thị trường bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số định hướng nhằm

phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam.

Từ khóa: bảo hiểm tín dụng cá nhân, liên kết bảo hiểm ngân hàng (bancassurance)

pdf 6 trang phuongnguyen 6260
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam

Định hướng phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 131 
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BẢO HIỂM TÍN DỤNG CÁ NHÂN 
 TẠI VIỆT NAM 
Ths Huỳnh Thị Hương Thảo 
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
Ngày gửi bài: 04/4/2016 Ngày chấp nhận đăng: 13/4/2016 
TÓM TẮT 
Rủi ro tổn thất phát sinh không lường trước (tai nạn giao thông, tại nạn lao động, thiên tai, bệnh 
tật) làm thiệt hại của cải vật chất do con người tạo ra và chính bản thân con người. Bảo hiểm tín dụng cá 
nhân được tạo lập nhằm khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh đảm bảo cho người sử 
dụng có cuộc sống không nợ nần khi gặp các rủi ro liên quan đến sức khỏe và tính mạng. Trên cơ sở tìm hiểu 
thực trạng thị trường bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số định hướng nhằm 
phát triển sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tại Việt Nam. 
Từ khóa: bảo hiểm tín dụng cá nhân, liên kết bảo hiểm ngân hàng (bancassurance) 
DEVELOPMENT ORIENTATION OF INDIVIDUAL CREDIT INSURANCE IN VIETNAM 
ABSTRACT 
Risk of losses incur unforeseen (traffic accidents, labor accidents, natural disasters, disease ...) damaging 
the material wealth created by man and the man himself. Individual credit insurance was created to overcome 
the consequences by offsetting the losses incurred to ensure users do not have a debt life when meeting the risks 
relating to the health and life. Based understand the status of individual credit insurance market in Vietnam, the 
author has given some orientations to develop the individual credit insurance in Vietnam. 
Keywords: individual credit insurance, bancassurance 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bảo hiểm tín dụng cá nhân (BHTDCN) là bảo hiểm cho các khoản vay của khách 
hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại. Đây là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ bảo 
đảm thanh toán khoản dư nợ vay theo hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng (NH) và người 
được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, giúp người vay trả nợ NH khi họ 
không may gặp rủi ro không lường trước, giảm được gánh nặng nợ nần cho người thân hoặc 
không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra. Trong những trường hợp đó, người 
vay không còn hoặc không có khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo của người vay sẽ thuộc về 
NH xử lý. Theo nguyên tắc cho vay của NH, trong trường hợp người vay qua đời, nếu có 
tài sản đảm bảo, NH sẽ phát mại tài sản (nhà ở, phương tiện đi lại, sổ tiết kiệm) trừ khi 
vợ, chồng hoặc con cái người vay trả nợ thay. Tuy nhiên, trên thực tế, người vay luôn luôn 
muốn để lại cho vợ, chồng hoặc con cái các tài sản này mà không muốn bị NH phát mại 
cũng không muốn người thân phải trả nợ thay. Để bảo vệ tài sản đảm bảo và người thân 
không phải mang gánh nặng trả nợ thay, người vay có thể tham gia bảo hiểm tín dụng. Theo 
đó, trong trường hợp người vay tử vong hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, công ty bảo 
hiểm sẽ thay người vay trả nợ cho NH toàn bộ dư nợ gốc còn lại và lãi phát sinh của khoản 
vay. Với vai trò đó, BHTDCN đã và sẽ phát huy tác dụng vốn có của mình: thúc đẩy ý thức 
đề phòng, hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội. 
2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRIỂN KHAI SẢN PHẨM BẢO HIỂM TÍN DỤNG CÁ 
NHÂN THÔNG QUA KÊNH PHÂN PHỐI LIÊN KẾT BẢO HIỂM NGÂN HÀNG 
(BANCASSURANCE) 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 132 
* Lợi ích đối với ngân hàng: 
- Có thêm dịch vụ cung cấp cho NH, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh của NH, 
tăng khả năng duy trì khách hàng và thu hút hơn nhiều khách hàng mới sử dụng các dịch vụ 
của NH. NH có thể tăng doanh thu hoạt động từ việc cung cấp các dịch vụ NH cho khách 
hàng mua bảo hiểm . 
- Tăng thu nhập không phải từ lãi thông qua việc thu phí các dịch vụ NH (phí chuyển 
khoản, ATM, thẻ tín dụng), cho thuê mặt bằng giao dịch, hoa hồng từ bán bảo hiểm  
NH có thể tận dụng cơ sở khách hàng, mối quan hệ dài hạn với khách hàng, hệ thống phân 
phối hiện thời nhằm tạo ra lợi thế so với các kênh phân phối khác trong việc phân phối 
các sản phẩm bảo hiểm nhằm tạo ra thu nhập ổn định. 
- Tăng năng suất hoạt động của nhân viên ngân hàng thông qua việc cung cấp thêm 
các sản phẩm bảo hiểm, do vậy giúp giảm chi phí cố định một cách tương đối cho NH đồng 
thời các nhân viên ngân hàng cũng có thêm động lực và thu nhập. Ngoài ra, “văn hóa bán 
hàng” thu nhận được trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ tác động tích cực trở lại đối 
với hoạt động kinh doanh của NH, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. 
- Tăng cường thương hiệu và uy tín của NH trên thị trường đồng thời tạo thêm năng 
lực đổi mới, giảm bớt sự biến động của lợi nhuận theo thời gian do khả năng sinh lợi của 
ngành NH và bảo hiểm thường biến động không theo cùng một chu kỳ. 
- Việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm giúp giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ 
của NH đối với các khoản cho vay. Khoản vay được mua bảo hiểm là một trong những biện 
pháp để các NH có thể quản trị rủi ro nợ xấu. 
- Giúp tăng nguồn vốn huy động của NH từ phía công ty bảo hiểm. Có thể thấy trong 
các thỏa thuận hợp tác của các công ty bảo hiểm Việt Nam với các NH đều bao hàm các 
thỏa thuận đầu tư tiền hoặc phí bảo hiểm thu được vào NH. 
* Lợi ích đối với công ty bảo hiểm : 
- Công ty bảo hiểm khi triển khai bán sản phẩm qua NH sẽ có thêm nguồn KH mới là 
các khách hàng của NH, từ đó công ty bảo hiểm có thêm cơ hội để bán các sản phẩm khác 
cho khách hàng này. BHTDCN là sản phẩm mới, đối tượng khách hàng có chọn lọc sẽ giúp 
công ty bảo hiểm mở rộng thị phần, gia tăng doanh số, tiết kiệm chi phí bán hàng và giảm 
được chi phí phân phối sản phẩm. 
- Công ty bảo hiểm có thể tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu rất lớn về khách hàng 
của NH, qua đó giảm chi phí phân phối sản phẩm. Có thể thấy, những khách hàng của NH 
là những khách hàng tiềm năng lớn đối với các công ty bảo hiểm vì họ thường có thu nhập 
trung bình khá trở lên và ít nhiều có thói quen sử dụng dịch vụ tài chính. 
- Đa dạng hóa các kênh phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh nhất là trong giai 
đoạn thị trường bão hòa, đồng thời giảm bớt sự biến động lợi nhuận theo thời gian, rõ ràng, 
bancassurance giúp giảm bớt sự lệ thuộc của công ty bảo hiểm vào hệ thống đại lý và môi 
giới. 
- Tăng cường thương hiệu và uy tín của công ty bảo hiểm trên thị trường trong việc sử 
dụng uy tín và thương hiệu của NH vì trên thực tế hệ thống NH thường có uy tín rất lớn 
trong đời sống kinh tế xã hội. 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 133 
- Việc bán các sản phẩm NH cho khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu 
rủi ro phát sinh từ việc giao dịch bằng tiền mặt, giải quyết tốt bài toán thu phí, thanh toán 
quyền lợi bảo hiểm bằng tiền mặt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam khi người 
dân có thói quen sử dụng tiền mặt cao, giúp công ty bảo hiểm giải quyết bài toán lớn về lực 
lượng thu phí bảo hiểm. 
* Lợi ích đối với khách hàng: 
- Khi khách hàng gặp phải rủi ro bất khả kháng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chia sẻ rủi 
ro tài chính cho khách hàng bằng cách thanh toán khoản dư nợ vay với NH, từ đó khách 
hàng có thể yên tâm về cuộc sống của bản thân và gia đình nếu có sự kiện bất khả kháng 
xảy ra. 
- Bảo hiểm được bán tại NH, khách hàng được sử dụng dịch vụ một cửa: thuận tiện, 
nhanh chóng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi. Khách hàng có thể được 
sử dụng các dịch vụ tài chính “trọn gói” với chi phí thấp hơn và thuận tiện hơn, có cơ hội 
lựa chọn nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính một cách thuận tiện từ NH, có thể tiếp cận và 
mua bảo hiểm dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn, việc chi trả phí bảo hiểm định kỳ cũng 
thuận tiện hơn. 
3. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM 
Bảo hiểm tín dụng ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở Tây Âu và sau đó đã nhanh chóng 
phát triển sang Đông Âu, châu Á và châu Mỹ. Từ năm 2008, bảo hiểm tín dụng chính thức 
được triển khai tại Việt Nam, hầu hết các NH lớn đều đã triển khai sản phẩm thông qua 
việc thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm cùng thuộc tập đoàn, hoặc làm đại lý phân phối 
sản phẩm cho các doanh nghiệp bảo hiểm lớn. 
Biểu đồ 1. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2014 
Nguồn: Báo cáo thường niên thị trường bảo hiểm năm 2014 của Bộ tài chính 
Về cơ cấu doanh thu bảo hiểm năm 2014, theo số liệu thống kê của Bộ tài chính cho 
thấy bảo hiểm tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng 0,38% trong tổng doanh thu. Từ khi xuất hiện 
sản phẩm bảo hiểm tín dụng từ năm 2008, doanh thu phí tăng đều qua các năm, đến năm 
2014 đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm tín dụng là 103.009 triệu đồng tăng 83,13% so với 
năm 2013. 
28.19% 
21.53% 21.15% 
9.13% 
7.85% 
6.77% 
2.46% 1.95% 
0.49% 0.38% 0.11% 0.01% Bảo hiểm xe cơ giới 
Bảo hiểm sức khỏe 
Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 
Bảo hiểm hàng hóa vận 
chuyển 
Bảo hiểm cháy, nổ 
Bảo hiểm thân tàu và TNDS 
chủ tàu 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 134 
Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam 
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
Doanh thu phí bảo hiểm 
tín dụng (triệu đồng) 
7.000 8.500 15.530 26.312 49.370 56.248 103.009 
Tốc độ tăng trưởng (%) - 21,43 82,7 69,42 87,63 13,93 83,13 
Nguồn: Báo cáo thường niên thị trường bảo hiểm của Bộ tài chính 
Việc triển khai BHTDCN đang là xu hướng tất yếu, nếu NH nào không triển khai sản 
phẩm này có thể bị giảm lợi thế cạnh tranh. Bởi suy cho cùng, các NH muốn giữ chân khách 
hàng phải tạo cho họ sự thuận tiện tối đa khi tiếp cận sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các dịch 
vụ gia tăng, “khép kín” chu trình cung cấp dịch vụ, thỏa mãn các nhu cầu về tài chính của 
khách hàng. Từ góc độ NH, bên cạnh việc phối hợp với các công ty bảo hiểm thiết kế các sản 
phẩm ngân hàng-bảo hiểm, nhiều NH theo định hướng phát triển thành các tập đoàn tài chính 
cũng muốn phát triển thêm hoạt động bảo hiểm bên cạnh hoạt động truyền thống, vừa giúp đa 
dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng cường khả năng quản lý rủi ro và mang lại hiệu quả kinh 
doanh. 
Bảng 2: Một số sản phẩm BHTDCN triển khai tại các NH Việt Nam 
 Sản phẩm Ngân hàng Công ty bảo hiểm 
1 
Bảo hiểm bảo an 
tín dụng 
NH nông nghiệp và phát triển nông thôn 
Việt Nam (Agribank) 
Công ty cổ phẩn bảo hiểm NH nông 
nghiệp (ABIC) 
2 Phát an tín dụng 
NH thương mại cổ phần công thương Việt 
Nam (Vietinbank) 
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo 
hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva 
3 
Bảo hiểm bảo an 
tín dụng 
NH thương mại cổ phần ngoại thương Việt 
Nam (Vietcombank) 
NH thương mại cổ phần Phương Đông 
(OCB) 
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo 
hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif 
4 BIC – Bình an 
NH thương mại cổ phần đầu tư và phát 
triển Việt Nam (BIDV) 
Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) 
5 
Bảo hiểm cho 
khách hàng vay 
NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB) 
NH thương mại cổ phần Sài Gòn Thương 
Tín (Sacombank) 
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo 
hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam 
(Prévoir Việt Nam) 
6 
Bảo hiểm dư nợ 
tín dụng cá nhân 
NH thương mại cổ phần An Bình 
(Anbinhbank) 
NH thương mại cổ phần Sài Gòn Thương 
Tín (Sacombank) 
NH thương mại cổ phần xuất nhập khẩu 
Việt Nam (Eximbank) 
NH thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội 
(SHB) 
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo 
hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam 
(Prévoir Việt Nam) 
7 An tâm tín dụng 
NH thương mại cổ phần Sài Gòn Thương 
Tín (Sacombank) 
Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi 
Việt Nam 
8 
Bảo hiểm tín 
dụng cá nhân 
NH thương mại cổ phần quân đội (MB) 
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân 
đội (MIC) 
9 
Bảo hiểm bảo an 
thẻ tín dụng 
NH thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) 
Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo 
hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif 
10 
An tâm tiêu dùng 
– bảo toàn uy tín 
NH thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) 
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo 
Long 
11 
Bảo hiểm dư nợ 
tín dụng cá nhân 
NH thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh 
Vượng (VPbank) 
Công ty cổ phần bảo hiểm AAA 
Nguồn: Thông tin từ website các ngân hàng và công ty bảo hiểm 
4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BẢO HIỂM TÍN DỤNG CÁ NHÂN 
TẠI VIỆT NAM 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 135 
Bảo hiểm tín dụng cá nhân có tác dụng hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, bất kỳ ở 
quốc gia nào dù đã phát triển hay đang phát triển, chính phủ luôn tìm nhiều cách khác nhau 
để thúc đẩy, khuyến khích hoạt động bảo hiểm nói chung và BHTDCN nói riêng phát triển. 
Bancassurance là một hoạt động liên kết khách quan cùng với sự lớn mạnh của ngành NH và 
bảo hiểm. Chính vì vậy cả hai ngành bảo hiểm và NH cần đẩy mạnh sự hợp tác trong việc 
triển khai sản phẩm BHTDCN để có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình với 
những giải pháp cụ thể như sau: 
* Đối với ngân hàng: 
- Ngân hàng cần thường xuyên thực hiện nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mức độ 
thỏa mãn của khách hàng để đề xuất công ty bảo hiểm cải tiến sản phẩm hiện có, phát triển 
sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ngân hàng phối hợp doanh nghiệp bảo 
hiểm bổ sung thêm các quyền chọn khi khách hàng tham gia bảo hiểm tín dụng. 
- Ngân hàng nên phối hợp công ty bảo hiểm xây dựng tỷ lệ phí tăng dần theo mức độ 
rủi ro của nhóm ngành mà khách hàng tham gia. Ngân hàng nên nghiên cứu để đưa ra tỷ lệ 
phí thích hợp với từng nhóm tuổi, tỷ lệ phí thấp cho nhóm tuổi thấp và tăng dần cho các 
nhóm tuổi cao hơn. 
- Các ngân hàng cần nghiên cứu cải tiến quy trình để đơn giản hóa thủ tục, giúp tiết 
kiệm thời gian cho khách hàng và cho chính nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, cần nghiên cứu 
về khả năng tích hợp công nghệ để giản lược các bước không cần thiết trong việc phối hợp 
giữa các bên. 
- Hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn còn e ngại chia sẻ thông tin khách hàng với các 
công ty bảo hiểm. Do đó, hai tổ chức này cần chủ động hơn nữa trong việc tạo điều kiện và 
khuyến khích đối tác cung cấp thông tin cho nhau để bancassurance có thêm nhiều điều kiện 
phát triển. 
- Các nhân viên ngân hàng cũng cần được đào tạo kiến thức về BHTDCN để có thể 
phối hợp với tổ chức cung cấp sản phẩm tư vấn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu. 
* Đối với công ty bảo hiểm: 
- Nâng cấp hệ thống thông tin giữa bảo hiểm và ngân hàng, đảm bảo liên kết được cơ sở 
dữ liệu về khách hàng, cơ chế thu chi hộ đặc biệt là phần mềm quản lý tập trung để hai 
bên có thể giám sát được kết quả hợp tác kinh doanh một cách thường xuyên. Các công 
ty bảo hiểm cần nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, 
đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh 
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý, hạ phí bảo hiểm một cách hợp 
lý. 
- Công ty bảo hiểm cần chú trọng quảng bá hình ảnh của mình để nâng cao tính cạnh 
tranh. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc giải quyết nhanh chóng, hợp lý công tác 
bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm, chính sách chăm sóc 
khách hàng. Điều này sẽ tạo lòng tin cho ngân hàng và cho chính khách hàng. 
- Tổ chức các khóa đào tạo về bảo hiểm tín dụng cho nhân viên ngân hàng. Các khóa 
học sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quan và cơ bản nhất về bảo hiểm tín 
dụng. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo phần kỹ năng bán hàng dành cho các nhân viên ngân 
hàng như: kỹ năng tư vấn, giới thiệu và thuyết phục khách hàng 
KINH TẾ - QUẢN LÝ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 09/2016 136 
- Công ty bảo hiểm cần kết hợp với ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ hậu 
mãi và mở rộng chương trình hậu mãi cho khách hàng: ưu đãi về lãi suất, phí bảo hiểm. 
5. KẾT LUẬN 
Khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì con người càng có nhu cầu được đảm 
bảo an toàn cho tương lai. Những rủi ro như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các bệnh 
hiểm nghèo đang trở nên hết sức phức tạp. Bảo hiểm tín dụng cá nhân cho phép giảm tổn 
thất do rủi ro tín dụng, giúp tạo điều kiện để tăng dòng vốn vào nền kinh tế, giúp nền kinh tế 
tăng trưởng bằng việc giúp các NH yên tâm hơn khi cho vay các khoản vay có bảo hiểm. 
Ngoài ra, bảo hiểm tín dụng cá nhân còn mang lại nhiều lợi ích đối với ngân hàng, công ty 
bảo hiểm và cả khách hàng. Bảo hiểm tín dụng cá nhân, một mặt đem lại doanh thu cho ngân 
hàng và công ty bảo hiểm, mặt khác góp phần hạn chế rủi ro nợ xấu nên các ngân hàng và 
công ty bảo hiểm sẽ quan tâm đúng mức hơn cho sản phẩm này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bộ tài chính, Báo cáo thường niên thị trường bảo hiểm Việt Nam các năm 2014, 2013, 
2012, 2011, 2010, 2009. Hà Nội, Nhà xuất bản tài chính. 
[2]. Huỳnh Thị Hương Thảo, “Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng thương 
mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 6, trang 15-16, Hà Nội, 2008. 
[3]. Quỳnh Trang, Có nên mua bảo hiểm tín dụng, 
mua-bao-hiem-tin-dung-20150726093716598.htm 
[4]. Website: www.bic.vn, www.abic.com.vn, www.vbi.vietinbank.vn, 
www.prevoir.com.vn, www.mic.vn, www.vietinaviva.vn, www.vcli.vn, www.aaa.com.vn, 
www.dai-ichi-life.com.vn  

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_phat_trien_san_pham_bao_hiem_tin_dung_ca_nhan_tai.pdf