Điều tra tình hình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và đa dạng cây làm thuốc của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh
Tóm tắt – Nghiên cứu về tình hình khám chữa
bệnh bằng y học cổ truyền và đa dạng cây làm
thuốc của người Khmer tại Trà Vinh được tiến
hành từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Đề tài
sử dụng phương pháp phỏng vấn cộng đồng và
điều tra thực địa tại các điểm có nhiều người
Khmer sinh sống (bốn huyện và một thành phố
của tỉnh Trà Vinh). Kết quả bước đầu cho thấy
số lượng người Khmer tại các điểm điều tra sử
dụng y học cổ truyền để khám chữa bệnh khá
cao. Kết quả điều tra được 205 loài cây làm
thuốc thuộc 175 chi, 71 họ của ba ngành thực vật
gồm Pteridophyta, Pinophyta và Magnoliophyta,
trong đó ngành Magnoliophyta chiếm số lượng
nhiều nhất; ba họ có số loài đa dạng nhất là
cúc (Asteraceae), đậu (Fabaceae) và thầu dầu
(Euphorbiaceae). Về dạng sống, nhóm cây thảo
chiếm ưu thế nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra tình hình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và đa dạng cây làm thuốc của người Khmer tại tỉnh Trà Vinh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 50 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ ĐA DẠNG CÂY LÀM THUỐC CỦA NGƯỜI KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH Phùng Thị Hằng1, Lê Thị Mộng Thường2, Phan Thành Đạt3, Huỳnh Thanh Thiên4 INVESTIGATION OF MEDICAL TREATMENT WITH TRADITIONAL MEDICINE AND DIVERSITY MEDICINAL PLANTS OF THE KHMER ETHNIC GROUP IN TRA VINH PROVINCE Phung Thi Hang1, Le Thi Mong Thuong2, Phan Thanh Dat3, Huỳnh Thanh Thiên4 Tóm tắt – Nghiên cứu về tình hình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và đa dạng cây làm thuốc của người Khmer tại Trà Vinh được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn cộng đồng và điều tra thực địa tại các điểm có nhiều người Khmer sinh sống (bốn huyện và một thành phố của tỉnh Trà Vinh). Kết quả bước đầu cho thấy số lượng người Khmer tại các điểm điều tra sử dụng y học cổ truyền để khám chữa bệnh khá cao. Kết quả điều tra được 205 loài cây làm thuốc thuộc 175 chi, 71 họ của ba ngành thực vật gồm Pteridophyta, Pinophyta và Magnoliophyta, trong đó ngành Magnoliophyta chiếm số lượng nhiều nhất; ba họ có số loài đa dạng nhất là cúc (Asteraceae), đậu (Fabaceae) và thầu dầu (Euphorbiaceae). Về dạng sống, nhóm cây thảo chiếm ưu thế nhất. Hệ thực vật làm thuốc điều 1Bộ môn Sư phạm Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ 2Bộ môn Hóa Sinh, Khoa Khoa học Cơ bản, Trường Đại học Trà Vinh 3,4Học viên Cao học, Trường Đại học Cần Thơ Ngày nhận bài: 7/3/2018; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 18/6/2018; Ngày chấp nhận đăng: 19/7/2018 Email: pthang@ctu.edu.vn 1Department of Biology Education, School of Education, Can Tho University 2Department of Chemistry & Biology, The Faculty of General Science, Tra Vinh University 3,4Graduate student, College of Natural Sciences, Can Tho University. Received date: 7th March 2018; Revised date: 18th June 2018; Accepted date: 19th July 2018 trị bệnh cho người Khmer ở Trà Vinh đa số là cây trồng. Từ khóa: cây làm thuốc, người Khmer, Trà Vinh, y học cổ truyền. Abstract – Research on medical treatment with traditional medicine and diverse medicinal plants of the Khmer ethnic group in Tra Vinh province was conducted from September 2016 to April 2017. The research used community interviews and field surveys at sites where many Khmer ethnic minority people live (4 districts and 1 city of Tra Vinh province). The results show that the number of Khmer people using traditional medicine for treatment is quite high. There are 205 medicinal species which belong to 175 genus, 71 families and 3 divisions, including Pterido- phyta, Pinophyta and Magnoliophyta. Magnolio- phyta has the largest number of species. The three plant families that have the most diversity of species are Asteraceae, Fabaceae and Euphor- biaceae. On the live form, the trunk of grass-trees is the dominant group. Flora of medicinal plant for Khmer ethnic group in Tra Vinh province is mostly planted. Keywords: medicinal plants, the Khmer eth- nic group, Tra Vinh province, traditional medicine. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những quốc gia được xem là đa dạng và phong phú về hệ thực vật. Không những thế, với 54 dân tộc sinh sống trên cùng lãnh thổ, Việt Nam đang kế thừa một kho tàng tài nguyên tri thức bản địa về cây thuốc vô cùng quý giá [1]. Trong thời gian gần đây, y học cổ truyền đang được các nhà khoa học phát triển nghiên cứu với mục đích đánh giá đúng vai trò vị trí của nó trong đời sống người dân, đặc biệt là y học cổ truyền của những dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Khmer. Trà Vinh là tỉnh có tỉ lệ dân số là người dân tộc Khmer cao, đây cũng là tỉnh có đa dạng thực vật vào loại cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng, lịch sử y học cổ truyền của người Khmer ở Trà Vinh trong những năm qua có rất ít ghi chép. Việc đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc và đa dạng nguồn thuốc nam trong cộng đồng người Khmer cũng ít được quan tâm. Khảo sát này, bước đầu chúng tôi tìm hiểu việc sử dụng y học cổ truyền trong khám chữa bệnh của người Khmer ở Trà Vinh và đánh giá đa dạng cây làm thuốc ở đây với mục đích góp phần quản lí, sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức và giữ gìn bản sắc văn hóa của cộng đồng người dân Khmer Nam Bộ. II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Từ xa xưa, việc dùng cây cỏ như nguồn dược liệu có sẵn để điều trị bệnh đã được ghi chép ở nhiều nền văn hoá [2]. Năm 1998, thống kê của WHO đã xác định khoảng 20.000 loài thực vật trên thế giới được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp làm thuốc để điều trị bệnh. Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia và từng dân tộc. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các sách chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ [3]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về cây thuốc đã được thực hiện từ rất lâu với các công trình tiêu biểu: Hải Thượng Lãn Ông tâm lĩnh I, II [4]; Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh [5]; Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi [6]; Tự điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi [7]. Ngoài các công trình sách chuyên khảo nêu trên, các điều tra cây thuốc của các dân tộc thiểu số trên toàn quốc cũng được thực hiện rất nhiều như cây thuốc của người Ba Na, Thái, Mường, Sán Chí. . . Với thiên nhiên ưu đãi, Đồng bằng sông Cửu Long được xem là một trong những vùng có nguồn tài nguyên thực vật phong phú, đồng thời cũng là vùng đất cư trú của bốn dân tộc chủ đạo là người Việt, người Khmer, người Hoa và người Chăm. Liên quan về cách điều trị bệnh bằng y học cổ truyền có công trình “Các hình thức chữa bệnh và vai trò của y học cổ truyền trong đời sống của các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng trước năm 1945” của Trần Phước Thuận [8]. . . . Tuy nhiên, các nghiên cứu về cây thuốc và sử dụng đông y để khám chữa bệnh của người Khmer tại Trà Vinh thì chưa được đề cập nhiều. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra, thu mẫu và xử lí mẫu, đánh giá đa dạng tài nguyên cây thuốc theo Nguyễn Nghĩa Thìn [1]. Đánh giá giá trị bảo tồn các loài thuốc quý, loài có nguy cơ tuyệt chủng theo Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam của Nguyễn Tập [9]. - Phương pháp phân tích mẫu, xác định tên khoa học, xác định cây làm thuốc bằng phương pháp so sánh hình thái, tra cứu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [10], Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi [7], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi [6]. - Phương pháp phỏng vấn và sưu tầm bài thuốc: theo phương pháp dân tộc học của Nguyễn Nghĩa Thìn [1] và Vũ Cao Đàm [11]. IV. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN A. Tình hình sử dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh của người Khmer Trà Vinh Chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn người Khmer Trà Vinh trong độ tuổi từ 15 đến 60 với các ngành nghề khác nhau. Trong đó, đa số làm nghề nông, công chức, hoặc còn đi học; một số ít là người có liên quan đến nghề thuốc (y sĩ đông y hoặc làm công quả trong các chùa) ở các vùng có đông người Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy 100% người được hỏi biết sử dụng rau xanh trong bữa ăn hằng ngày để điều trị các bệnh thông thường. Thống kê cũng cho thấy 84% người được phỏng vấn biết các loại cây cỏ mọc 51 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG hoang dại xung quanh nhà có thể điều trị bệnh. Số liệu phỏng vấn kinh nghiệm của người dân liệt kê các loại rau được sử dụng nhiều trong bữa ăn hằng ngày như một loại thuốc gồm: lạc tiên/nhãn lồng (Passiflora foetida L.) nấu canh để trị mất ngủ; lành canh (Cassia siamea Lamk) nấu canh để ăn cho mát khi trong người bị nóng; lá nhàu (Morinda citrifolia L.), lá lốt (Piper lolot L.) nấu ăn khi bị nhức mỏi; lá cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz), bồ ngót (Sauropus androgynus (L.) Merr.) nấu canh ăn để giải nhiệt hay nóng gan; sâm đất (Talinum patens (L.) Willd), rau dịu (Alternanthera sessilis (L.) A. DC.) nấu canh để nhuận tràng, bổ máu. Ngoài ra, các loài cây gia vị như sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf ), ớt (Capsicum frutescens L.), các loại ngải (chi Hedychium), gừng (Zin- giber officinale Roscoe.). . . cũng được sử dụng nhiều trong bữa ăn để cân bằng âm dương và trị bệnh. Nhóm các loại cây mọc hoang dại được người dân sử dụng nhiều nhất để điều trị bệnh tại nhà gồm: chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus Schum. et Thonn.) lợi tiểu, mát gan; cỏ mực (Eclipta prostrata (L.) L) sát trùng, bổ máu; cỏ xước (Achyranthes aspera L.) lọc máu, lợi tiểu; cam thảo đất (Scoparia dulcis L.) giải độc cơ thể; cam thảo dây (Abrus precatorius L.) sát trùng, tiêu viêm; cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) sổ mũi, viêm xoang, giải độc; ô rô xanh (Acanthus ilicifolius L.) tan máu bầm, giảm đau, trị gan; cỏ mần trầu (Eleusine indica (L.) Gaertn.) hạ nhiệt, làm mát gan; cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L.) thông sữa, tiêu viêm; lức (Pluchea indica (L.) Less.) cảm mạo, phong thấp. . . Như vậy, với bản tính chất phác, đặc tính sử dụng cây làm thuốc của người Khmer Trà Vinh đơn giản, đa số được kết hợp với ăn uống hằng ngày. Mặt khác, do có sự giao thoa với văn hóa của người Hoa và người Việt (phát triển về y học cổ truyền thuốc bắc và thuốc nam) tại Trà Vinh, các cây thuốc mà người Khmer sử dụng cũng được lưu truyền theo hướng truyền miệng từ các bài thuốc có sẵn của dân tộc mình hoặc pha trộn các dân tộc khác có gia giảm theo kinh nghiệm của từng người nhưng ít được ghi chép chi tiết và cần được kiểm chứng nhiều hơn. Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh và các chùa Tịnh độ cư sĩ trong địa bàn tỉnh Trà Vinh. Số liệu thống kê cho thấy, người Khmer ở Trà Vinh đã có thói quen đến các trung tâm khám chữa bệnh bằng đông y. Thống kê số liệu người Khmer đến khám bệnh tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh năm 2016 là 3547 lượt người (nguồn do Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh cung cấp), điều tra số người đến khám bệnh tại các chùa Tịnh độ cư sĩ (Hưng Vĩnh Tự, Hưng An Tự) và điều tra phỏng vấn số người thường đi khám bệnh bằng đông y tại điểm Chùa Bảy Sào Dơi và chùa Ba Trạch, số liệu thu được trên 7000 lượt (nguồn do điều tra phỏng vấn). Kết quả khảo sát tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh và các chùa Tịnh độ cư sĩ tại Trà Vinh, số liệu năm 2016 cho thấy nhóm bệnh thường gặp ở người Khmer điều trị bằng đông y được thể hiện qua Bảng 1 và Bảng 2. Bảng 1: Danh sách năm loại bệnh được điều trị nhiều nhất cho bệnh nhân người Khmer tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh (năm 2016) STT Loại bệnh % 1 Thoái hóa thân đốt sống/đau dây TK tọa 54 2 Di chứng tai biến mạch máu 11 3 Viêm dạ dày tá tràng 7 4 Bệnh tim do thiếu máu cục bộ 7 5 Viêm xoang 6 (Nguồn: Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh cung cấp) Bảng 2: Danh sách năm loại bệnh được điều trị nhiều nhất cho bệnh nhân người Khmer tại các chùa Tịnh độ cư sĩ ở Trà Vinh (năm 2016) STT Loại bệnh % 1 Tê thấp, đau nhức (lưng, khớp) 50 2 An thần (mất ngủ), bổ dưỡng 20 3 Giải độc gan, thận (lợi tiểu, thông mật) 10 4 Huyết áp (tim mạch) 7 5 Ho hen 5 (Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn của tác giả) 52 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG Kết quả khảo sát tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh cũng cho thấy hầu hết thuốc điều trị bệnh cho bệnh nhân được sử dụng theo danh mục của Nhà nước quy định, đa số là dạng thuốc viên, nang. Trong khi đó, các chùa Tịnh độ cư sĩ thường dùng cây thuốc ở dạng tươi. Tại Bệnh viện Y dược Cổ truyền tỉnh Trà Vinh, ngoài vườn thuốc mẫu được trồng theo quy định của Bộ Y tế (70 cây) dùng để nhận diện, bệnh viện còn có diện tích khoảng 10 ha trồng các loại thảo dược phục vụ cho việc khám chữa bệnh bằng thuốc nam. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân khám tại bệnh viện đa số là châm cứu và vật lí trị liệu. Trong khi đó, tại các chùa, các nhóm bệnh điều trị chủ yếu lại là cây thuốc, do quỹ đất của các chùa không nhiều nên nguồn cây thuốc này đa phần là do người dân trồng trong các vườn nhà đem tặng, thu hái nguồn thuốc mọc hoang ở trong hoặc ngoài tỉnh. Tuy nhiên, nguồn thuốc rất ổn định. B. Đánh giá đa dạng cây làm thuốc được sử dụng điều trị cho người Khmer tại Trà Vinh Tiến hành điều tra thực địa các nhóm cây được trồng và mọc hoang dại theo các tuyến và các ô thu mẫu (các điểm trồng thuốc nam) có điều trị bệnh cho người Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo sự chỉ dẫn của người dân, các lương y và người đi tìm thuốc nam, kết quả thu được 205 loài của 175 chi, 71 họ thuộc ngành là Dương xỉ (Pteridophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành chiếm ưu thế tuyệt đối với 202 loài. Bảng 3: Đa dạng các ngành thực vật làm thuốc cho người Khmer tại Trà Vinh Ngành Số lượng Tỉ lệ % Magnoliophyta (ngành Ngọc lan) 202 98.53 Pinophyta (ngành Thông) 1 0.49 Pteridophyta (ngành Dương xỉ) 2 0.98 Chúng tôi tiến hành đánh giá đa dạng về 10 họ đa dạng nhất trong tổng số 71 họ thực vật dùng làm thuốc cho người Khmer tại Trà Vinh (Bảng 4.4 và Hình 1). Số liệu thống kê cho thấy 10 họ thực vật đa dạng nhất chiếm tỉ lệ 44,2%, trong đó họ Cúc (Asteraceae) có số lượng loài cao nhất với 21 loài (chiếm 10,2%). Theo Nguyễn Nghĩa Thìn, các khu hệ thực vật ở vùng nhiệt đới được xem là đa dạng nếu tổng tỉ lệ % của 10 họ giàu loài nhất vào khoảng 40 - 50%, trong đó có rất ít họ chiếm 10% tổng số loài của hệ thực vật [12]. Như vậy, hệ thực vật làm thuốc cho người Khmer tại Trà Vinh có thể được xem là đa dạng về bậc họ. Trong đó, ba họ với tỉ lệ chiếm ưu thế là Cúc, Đậu và Thầu dầu. Theo Đặng Minh Quân, đây cũng là ba họ có số lượng loài lớn trong hệ thực vật Việt Nam và có nhiều cây làm thuốc nhất [13]. Bảng 4: Đa dạng 10 họ thực vật làm thuốc đa dạng nhất của người Khmer tại Trà Vinh Họ Số lượng Tỉ lệ % Asteraceae (Cúc) 21 10.2 Fabaceae (Đậu) 15 7.3 Euphorbiaceae (Thầu dầu) 11 5.4 Cucurbitaceae (Bầu bí) 9 4.4 Moraceae (Dâu tằm) 7 3.4 Lamiaceae (Hoa môi) 6 2.9 Rutaceae (Cam) 6 2.9 Poaceae (Lúa) 6 2.9 Amaranthaceae (Rau dền) 5 2.4 Apocynaceae (Trúc đào) 5 2.4 Tổng 44.2 Hình 1: Biểu đồ 10 họ thực vật có số loài đa dạng nhất được dùng điều trị bệnh cho người Khmer tại Trà Vinh 53 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG Hình 2: Biểu đồ tỉ lệ % số lượng loài trong các chi thực vật làm thuốc được dùng điều trị bệnh cho người Khmer tại Trà Vinh Về đánh giá đa dạng loài trong các chi (Hình 2), phân tích biểu đồ Hình 2 cho thấy, tỉ lệ % chi chỉ thu được một loài rất cao, chiếm hơn 70%. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của các chi đơn loài trong hệ thực vật làm thuốc của người Khmer ở Trà Vinh. Nếu một loài trong các chi đơn loài này mất đi, đồng nghĩa với một chi của hệ thực vật làm thuốc mất đi, từ đó, nó sẽ làm giảm sự đa dạng về chi thực vật làm thuốc tại đây. Kết quả thống kê số lượng cây thuốc được trồng và cây mọc hoang dại ở Trà Vinh cho thấy có sự chênh lệch đáng kể với cây mọc hoang dại là 73 loài và cây trồng 132 loài. Kết hợp với kết quả phỏng vấn, nguồn cây thuốc được sử dụng điều trị bệnh cho người Khmer ở Trà Vinh chủ yếu là cây trồng. Trong những năm gần đây, để ổn định nguồn cây thuốc, một số lượng lớn cây thuốc được lấy từ những vùng ngoài địa phương (An Giang, Đồng Tháp) đem về trồng tại Trà Vinh như tô mộc (Caesalpinia sappan L.), cam thảo núi (Albizzia myriophylla Benth.), hoa sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.), móng bò tím (Bauhinia purpurea L). . . Đánh giá đa dạng về dạng sống, chúng tôi nhận thấy cây thân thảo chiếm ưu thế (45,9%), nhưng ba nhóm cây thân gỗ, thân bụi và thân leo lại có tỉ lệ xấp xỉ với nhau (20,5%, 17,6%, 16,1%). Đa dạng về dạng sống được biểu diễn ở Hình 3. Hình 3: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ % dạng sống của các cây làm thuốc điều trị bệnh cho người Khmer tại Trà Vinh V. KẾT LUẬN Điều tra tình hình sử dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh của người Khmer tỉnh Trà Vinh bước đầu cho thấy số lượng người dân sử dụng y học cổ truyền để khám chữa bệnh khá cao, kinh nghiệm và cách sử dụng cây thuốc trong cuộc sống hằng ngày phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra được 205 loài cây làm thuốc thuộc 71 họ của ngành thực vật gồm Dương xỉ (Pteridophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, Ngọc lan chiếm số lượng nhiều nhất. Thống kê được ba họ gồm Cúc, Đậu và Thầu dầu là ba họ đa dạng nhất. Đánh giá về dạng sống cho thấy nhóm cây thân thảo chiếm ưu thế nhất. Hệ thực vật làm thuốc ở Trà Vinh cho người Khmer đa số là cây trồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Nghĩa Thìn. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; 2008. [2] UNESCO. Culture and Health, Orientation Texts – World Decade for Cultural Development 1988 – 1997. Paris, France, pgs; 1996. Document CLT/DEC/PRO. [3] WHO. 50 years (1948 – 1998) of the world health organization in the western pacitic region. Paris, France, pgs; 1999. [4] Lê Hữu Trác. Hải Thượng Lãn Ông tâm lĩnh, tập 1,2. Nhà Xuất bản y học; 2005. [5] Nguyễn Bá Tĩnh. Nam dược thần hiệu. Hà Nội: Nhà Xuất bản Y học; 2004. [6] Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Kĩ thuật; 2004. 54 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG [7] Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất bản Y học; 2012. [8] Trần Phước Thuận. Các hình thức chữa bệnh và vai trò của y học cổ truyền trong đời sống các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng trước năm 1945. Tạp chí Hán Nôm. 2007;4(83). [9] Nguyễn Tập. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam; 2007. [10] Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam quyển 1, 2, 3. Nhà Xuất bản Trẻ; 1999. [11] Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2005. [12] Nguyễn Thị Yến. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn [Luận án Tiến sĩ]. Đại học Thái Nguyên; 2015. [13] Đặng Minh Quân, Trần Đức Toàn. Đa dạng nguồn tài nguyên làm thuốc ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Trong: Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 - Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội; 21/10/2015. . 55
File đính kèm:
- dieu_tra_tinh_hinh_kham_chua_benh_bang_y_hoc_co_truyen_va_da.pdf