Điều tra hiện trạng cây ba kích tím (Morinda oficinalis how) có trong tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam

Tóm tắt: Kết quả điều tra hiện trạng cây ba kích tím có trong tự nhiên của tỉnh

Quảng Nam cho thấy, nhu cầu sử dụng cây ba kích tím làm dược liệu ngày càng tăng

kéo theo tình trạng thu mua với giá ngày càng cao dẫn đến tình trạng người dân khai

thác cây ba kích trong tự nhiên một cách bừa bãi, không kiểm soát. Vì vậy mà hiện nay,

cây ba kích tím ngoài tự nhiên gần như cạn kiệt, chỉ còn phân bố khu vực rừng sâu, tại

những vị trí người dân khó tiếp cận. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của UBND huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm bảo vệ nguồn giống cây dược liệu và cải thiện đời sống

người dân nên số lượng cây ba kích được trồng hàng năm liên tục tăng. Cây ba kích

dần trở thành cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững tại các xã Lăng, A-tiêng,

xã Dang, A-nông của Tây Giang. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhưng nhìn chung,

trồng cây ba kích đang mở ra hướng đi đúng đắn về mô hình phát triển kinh tế cho

đồng bào dân tộc Cơ tu kết hợp với bảo vệ rừng.

pdf 8 trang phuongnguyen 300
Bạn đang xem tài liệu "Điều tra hiện trạng cây ba kích tím (Morinda oficinalis how) có trong tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra hiện trạng cây ba kích tím (Morinda oficinalis how) có trong tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam

Điều tra hiện trạng cây ba kích tím (Morinda oficinalis how) có trong tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam
4ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CÂY BA KÍCH TÍM 
(Morinda oficinalis How) 
CÓ TRoNG TỰ NHIÊN TẠI TỈNH QUẢNG NAM
Vũ Thị Phương Anh1, Nguyễn Văn Khánh2
Kiều Thị Kính3, Phạm Hồng Chương4
Tóm tắt: Kết quả điều tra hiện trạng cây ba kích tím có trong tự nhiên của tỉnh 
Quảng Nam cho thấy, nhu cầu sử dụng cây ba kích tím làm dược liệu ngày càng tăng 
kéo theo tình trạng thu mua với giá ngày càng cao dẫn đến tình trạng người dân khai 
thác cây ba kích trong tự nhiên một cách bừa bãi, không kiểm soát. Vì vậy mà hiện nay, 
cây ba kích tím ngoài tự nhiên gần như cạn kiệt, chỉ còn phân bố khu vực rừng sâu, tại 
những vị trí người dân khó tiếp cận. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của UBND huyện Tây 
Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm bảo vệ nguồn giống cây dược liệu và cải thiện đời sống 
người dân nên số lượng cây ba kích được trồng hàng năm liên tục tăng. Cây ba kích 
dần trở thành cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững tại các xã Lăng, A-tiêng, 
xã Dang, A-nông của Tây Giang. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhưng nhìn chung, 
trồng cây ba kích đang mở ra hướng đi đúng đắn về mô hình phát triển kinh tế cho 
đồng bào dân tộc Cơ tu kết hợp với bảo vệ rừng.
Từ khóa: Ba kích tím, Morinda oficinalis How, điều tra, bảo vệ rừng, Quảng 
Nam
1. Mở đầu
Ba kích là một loại dược liệu quý được biết đến với các công dụng trong chữa 
bệnh về gan và thận, ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy ba kích có hiệu 
quả trong việc điều trị các bệnh về thần kinh và sinh lý [3]. Các nhà nghiên cứu cũng 
chỉ ra rằng ba kích là một loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu 
dài ở liều thông thường. Chính vì những công dụng và giá trị sử dụng này mà nhu cầu 
sử dụng ba kích ngày càng cao. 
Tại Việt Nam, ba kích được tìm thấy chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, cụ thể 
là các tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái 
và Quảng Ninh [2]. Mặc dù có phân bố tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam nhưng 
vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phân bố, đặc điểm của cây ba kích tại đây. 
Hiện chỉ có công trình của nhóm tác giả Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư (2010), 
nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Invitro cây ba kích lấy từ Quảng Nam [6].
1. PGS.TS., Phó Hiệu Trưởng trường Đại học Quảng Nam
2. ThS., Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
3. TS., Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
4. ThS., Phó Hiệu Trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Quảng Nam
5Vũ THị PHươNG ANH, NGuYễN VăN KHáNH, KIều THị KíNH, PHạM HồNG CHươNG
Thực trạng nhu cầu sử dụng cây ba kích làm dược liệu ngày càng cao đã dẫn 
đến tình trạng khai thác cây ba kích trong tự nhiên một cách ồ ạt. Do đó, vùng phân 
bố của ba kích bị tàn phá nghiêm trọng khiến loài cây này rơi vào tình trạng gần như 
tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ Việt Nam cần phải được bảo vệ (Nghị định số 
48/2002/NĐ-CP).
Chính vì vậy, bài báo này cung cấp kết quả điều tra Hiện trạng cây ba kích tím 
có trong tự nhiên của tỉnh Quảng Nam, nhằm đánh giá hiện trạng của loài cây này tại 
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây ba kích tím (Morinda officinalis How), thuộc họ Cà 
phê (Rubiaceae), bộ Long đởm (Gentianales) sống phổ biến tại huyện Tây Giang, tỉnh 
Quảng Nam [1].
Đối tượng khảo sát là cán bộ huyện và người dân sinh sống lâu năm tại huyện 
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.1. Phương pháp thu thập hồi cứu số liệu 
Trong thời gian nghiên cứu, những số liệu đã thu thập được bao gồm:
a) Các báo cáo nghiên cứu khoa học về đặc điểm của cây ba kích tím, phân bố 
cây ba kích trong điều kiện tự nhiên tại Việt Nam và các nước trên thế giới;
b) Các tài liệu liên quan đến cây ba kích tím và chủ trương bảo tồn, phát triển cây 
dược liệu của uBND tỉnh Quảng Nam.
Nhóm tài liệu (a) là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng giúp nhận dạng và phân loại 
cây ba kích tím, xác định vùng phân bố và đặc điểm của cây ba kích tím trong tự nhiên. 
Nhóm tài liệu (b) là nguồn cung cấp thông tin định hướng phát triển và bảo tồn cây ba 
kích tím tại Tây Giang, đánh giá mức độ quan tâm của chính quyền và người dân đến 
cây dược liệu nói chung và cây ba kích tím nói riêng. Từ đó, xác định số lượng cây ba 
kích tím phân bố tại Tây Giang và dự báo sự phát triển của loài cây này trong tương lai.
2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 
ưu điểm của phương pháp phỏng vấn sâu là có thể khai thác tối đa thông tin, 
nhất là đối với đối tượng chủ yếu người Cơ tu, nhờ đó phát hiện được nhiều vấn đề có 
liên quan đến cây ba kích tím, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu cho những nghiên cứu chuyên 
sâu tiếp theo.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 6 người tham gia phỏng vấn 
sâu được trình bày ở bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Danh sách người được phỏng vấn
Họ tên Lý do lựa chọn Nội dung phỏng vấn
6ĐIều TRA HIỆN TRạNG CÂY BA KíCH TíM...
 Nguyễn Bá
Hiển
- Phó Chủ tịch uBND xã Lăng, 
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng 
Nam
- Người tham gia nghiên cứu về 
cây ba kích tím từ rất sớm và có 
nhiều kinh nghiệm nhân giống 
và trồng cây ba kích tím
 - Phân bố cây ba kích tím trong tự
nhiên ở Tây Giang
 - Sự thay đổi cây ba kích tím qua
các năm
- Chính sách hỗ trợ của xã và 
huyện để phát triển cây ba kích 
tím
Bhriu Pố
- Người đầu tiên nghiên cứu bảo 
tồn và nhân giống cây ba kích 
tím
- Đã từng công tác tại xã Lăng
- Có kinh nghiệm phối hợp khảo 
sát với nhóm nghiên cứu của TS. 
Ngô Văn Trại, Viện dược liệu 
trung ương về cây ba kích tím
- Phân bố cây ba kích tím trong tự 
nhiên ở Tây Giang
- Sự thay đổi cây ba kích tím qua 
các năm
- Tình hình sản xuất cây ba kích 
tím tại Tây Giang
- Đặc điểm của cây ba kích tím
Bhriu Tế
 Người dân, có hiểu biết ba kích
tím
Nội dung như trên
Zo Râm Chrot
 Người dân, có hiểu biết ba kích
tím
Nội dung như trên
 Alang Thị Cà
Mâm
 Người dân, có hiểu biết ba kích
tím
Nội dung như trên
Kloi Thị Pấp
 Người dân, có hiểu biết ba kích
tím
Nội dung như trên
Bhriu Năm
 Người dân, có hiểu biết ba kích
tím
Nội dung như trên
Ngôn ngữ chính sử dụng trong phỏng vấn là tiếng Cơ tu (có phiên dịch), để 
khuyến khích người trả lời đưa ra tối đa thông tin cần thiết cho đề tài.
2.3. Phương pháp khảo sát thực 
địa
Để đối chiếu kết quả phỏng vấn 
và kết quả từ tài liệu thu thập được, 
nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 
thực địa khu vực rừng có xuất hiện cây 
ba kích tím huyện Tây Giang. Khảo sát 
tập trung đánh giá mật độ phân bố của 
cây ba kích, đặc điểm sinh trưởng và 
phát triển của cây ở các giai đoạn khác 
nhau và điều kiện thổ nhưỡng khu vực 
có cây ba kích tím. Hình 1. Phỏng vấn người dân
7Vũ THị PHươNG ANH, NGuYễN VăN KHáNH, KIều THị KíNH, PHạM HồNG CHươNG
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Phân bố cây ba kích tím tại Tây Giang
Kết quả phỏng vấn cho thấy ở Tây Giang như sau: Ba kích tím tự nhiên tại Tây 
Giang chỉ có 3 xã đã được phát hiện và khai thác từ năm 2006. Đó là xã Lăng, Atiêng 
và Anông. Người dân cho biết, do đặc điểm thổ nhưỡng của rừng Tây Giang với thảm 
mùn dày, tơi xốp, lại có độ che phủ của các tán cây nên cây ba kích tím phát triển rất 
tốt (ví dụ như núi A Dương). Trong điều kiện tự nhiên, một cây ba kích tím có thể phát 
triển và thu hoạch trong thời gian từ 5 đến 7 năm, thậm chí 10 năm. 
Tuy nhiên, từ năm 2006, khi cây ba kích tím được khai thác và cho giá trị kinh 
tế cao, nhiều người dân đã đi đào lấy củ. Đa số người dân vẫn có thói quen khai thác 
cây có sẵn trong tự nhiên, họ cho rằng đây là cây của Giàng (trời), vì vậy không nên cố 
tình lấy về trồng. Chính vì vậy mà hiện nay, cây ba kích tím tự nhiên gần như cạn kiệt, 
chỉ còn phân bố khu vực rừng sâu, tại những vị trí người dân khó tiếp cận. Vì số lượng 
cây ba kích tím còn ít nên việc xác định mật độ và sự phân bố cây ba kích tím một cách 
chi tiết hơn rất khó. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ xác định phân bố cây ba 
kích tím tự nhiên và dừng lại ở mức độ có phát hiện cây ba kích tím chứ chưa kiểm tra 
số lượng cây và mật độ phân bố.
Hình 2. Khảo sát thực địa tại Tây Giang cùng với đoàn kiểm tra tiến độ của Sở Khoa 
học và Công nghệ Quảng Nam
8ĐIều TRA HIỆN TRạNG CÂY BA KíCH TíM...
Mặc dù số lượng cây 
ba kích tự nhiên giảm, nhưng 
số lượng cây ba kích tím do 
người dân trồng có xu hướng 
tăng. Từ năm 2010 đến nay, 
ba kích tím phát triển mạnh 
tại huyện Tây Giang, hằng 
năm lồng ghép các nguồn 
vốn từ nhà nước nên các xã 
đã tập trung trồng và mở 
rộng vùng trồng tại các xã 
như Tr’hy, Dang, Avương, 
Bhalêê. Ví dụ, tại xã Lăng, 
tính đến cuối năm 2016, đã 
có 325.000 cây đã trồng [4].
Trong số những người 
được phỏng vấn có ông 
Bhríu Pố, ở thôn A Rớh, xã Lăng, là người đầu tiên nỗ lực nghiên cứu cách trồng và 
nhân giống cây ba kích để bảo tồn loài cây quý này. Trước đây, khi kỹ thuật nhân giống 
và trồng cây chưa tốt, tỷ lệ cây chết rất cao. Bắt đầu từ năm 2010, kỹ thuật trồng thâm 
canh dưới tán rừng đã được nghiên cứu và áp dụng, giúp nâng cao tỷ lệ cây sống đến 
hơn 80%. Kết quả phỏng vấn cho thấy, một số hộ trồng cây ở tán rừng gần, không làm 
cỏ hay tác động gì (trồng như tự nhiên) thì khoảng 6 – 7 năm sẽ thu hoạch, trường hợp 
này rơi vào những hộ có đất rẫy hoặc đất được giao quản lý, canh tác xa, không có điều 
kiện chăm sóc cây hằng ngày. Nếu trồng có kết hợp làm cỏ, lựa chọn những vị trí mùn 
nhiều, thì khoảng 3 – 5 năm là khai thác được. 
3.2. Khôi phục và phát triển cây ba kích tím Tây Giang
Từ mô hình trồng cây ba kích tím của ông Bhríu Pố thành công. Hiện nay, diện 
tích trồng thử nghiệm đã tăng mạnh dưới sự hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay trồng 
nhiều nhất là tại huyện Tây Giang, theo số liệu thống kê từ báo cáo 5 năm thực hiện Nghị 
quyết 23 của HDND huyện, số lượng hộ dân tham gia trồng cây ba kích không ngừng 
tăng lên, tập trung chủ yếu trên địa bàn 3 xã: xã Lăng, Atiêng và Anông. Tổng số cây 
trồng và diện tích trồng cây ba kích do huyện hỗ trợ qua các năm được trình bày như 
hình 4 và 5.
Song song với việc hỗ trợ giống cho người dân, huyện còn hỗ trợ xây dựng vườn 
ươm cây ba kích tím. Năm 2013, huyện hỗ trợ xây dựng một vườn ươm đầu tiên tại xã 
A-tiêng với số lượng 30.000 cây trên diện tích 500m2. Tiếp theo, năm 2015, huyện hỗ 
trợ xây dựng một vườn ươm đầu tiên tại xã A-nông với số lượng 13.500 cây trên diện 
tích 250m2 [5].
Hình 3. Cây ba kích tím 2 năm tuổi
10
ĐIều TRA HIỆN TRạNG CÂY BA KíCH TíM...
thanh niên địa phương cũng trở nên phổ biến hơn. Vì người dân thường trồng ở rừng, 
xa khu vực ở và cây ba kích tím cũng dễ trồng, không đòi hỏi công chăm sóc nên người 
dân khó có mặt ở rừng thường xuyên để giữ gìn củ như khi trồng trong vườn. 
4. Kết luận
Cây ba kích tím với nhiều công dụng tăng cường sức khỏe và chữa bệnh đang 
được quan tâm tại nhiều địa phương, trong đó có Tây Giang. Cây có khả năng phát 
triển tốt trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại Tây Giang nên từ lâu, người dân đã 
khai thác để sử dụng. Tuy nhiên, trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tình trạng 
người dân khai thác tận thu đã làm cho cây ba kích tím giảm số lượng nghiêm trọng, 
có nguy cơ bị tận diệt. 
Hiện nay, đã có một số kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh cây ba kích tím 
để bảo tồn nguồn dược liệu quý tại Tây Giang. Hơn nữa, dưới sự hỗ trợ của chính 
quyền, số lượng cây ba kích được trồng hàng năm liên tục tăng. Cây ba kích dần trở 
thành cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững tại các xã Lăng, A-tiêng, xã Dang, 
A-nông của huyện Tây Giang. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhưng nhìn chung, 
trồng cây ba kích tím đang mở ra hướng đi đúng đắn về mô hình phát triển kinh tế cho 
đồng bào dân tộc Cơ tu kết hợp với bảo vệ rừng.
TÀI LIỆU THAM KHẢo
[1] Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000), “Giáo trình Thực vật rừng” - Trường đại 
học Lâm nghiệp - Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
[2] Nguyễn Chiều, Nguyễn Tập (2007), “Ba kích”, Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm 
sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB laođộng. Hà Nội.
[3] Lim, T.K. (2016), “Edible Medicinal and Non-Medicinal Plants: Volume 11, 
Modifi ed Stems, Roots, Bulbs”. Springer International Publishing Switzerland.
[4] Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tây Giang lần thứ 16, nhiệm kỳ 2015 - 
2020. (2016).
[5] Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang: Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân 
dân huyện khóa 10, nhiệm kỳ 2011 - 2016. (2013).
[6] Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư (2010), “Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây ba 
kích nhằm bảo tồn nguồn dược liệu quý (Morinda officinalis How) phương pháp 
nuôi cấy mô”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
11
Vũ THị PHươNG ANH, NGuYễN VăN KHáNH, KIều THị KíNH, PHạM HồNG CHươNG
Title: AN INVESTIGATIoN INTo NATURAL MoRINDA oFICINALIS 
How IN QUANG NAM PRoVINCE
Vu THI PHuONG ANH, NGuYEN VAN KHANH, 
KIEu THI KINH, PHAM HONG CHuONG
Abstract: Our investigation shows that the popular of natural Morinda oficinalis 
How in Quang Nam province has almost run out, which is the result of people’s 
indiscriminate and uncontrolled exploitation of this species for sales as medicinal 
herbs. Morinda oficinalis How can just be found in deep forest areas which it is quite 
difficult for people to visit. However, the number of Morinda oficinalis How planted 
is continuously increasing year after year thanks to the support from the Tay Giang 
district People’s Committee (Quang Nam province) in order to protect the resource of 
medicinal herbs and to improve locals’ lives. Morinda oficinalis How has gradually 
become the stable means of poverty eradication in several communes in Tay Giang 
district such as Lang, A-tieng, Dang, and A-nong. Planting Morinda oficinalis How is 
considered the right way of economic development in Co Tu ethnic communities and 
of forest protection.
Keywords: Morinda oficinalis How, investigation, forest protection, Quang Nam.

File đính kèm:

  • pdfdieu_tra_hien_trang_cay_ba_kich_tim_morinda_oficinalis_how_c.pdf