Điều kiện để ngân hàng thương mại quản trị rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất chính là việc các ngân hàng thiết lập hệ thống quy trình nhằm nhận biết, định lượng,
giám sát, kiểm soát những tổn thất đang và sẽ gây ra đối với thu nhập của ngân hàng do biến động của lãi
suất để từ đó có thể đề ra những chiến lược, chính sách hoặc sử dụng những công cụ nhằm phòng ngừa,
hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng một cách
đầy đủ, toàn diện và liên tục. Một mục tiêu quan trọng trong quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối
đa các ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào,
ngân hàng luôn mong muốn đạt được mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Để đạt được mục
tiêu này, các ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục
Tài sản Có và Tài sản Nợ. Thông thường, đó là các tài sản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư (Tài
sản Có) hay các khoản tiền huy động, khoản vay trên thị trường tiền tệ (Tài sản Nợ).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều kiện để ngân hàng thương mại quản trị rủi ro lãi suất
36 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn Có rất nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, có nhiều định nghĩa về rủi ro, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng cách tiếp cận phổ biến nhất khi xem rủi ro như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý nghĩa như là “sự không chắc chắn” để mô tả sự biến động tỷ suất sinh lời của một tài sản nào đó. Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro mang tính đặc trưng của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Quá trình chuyển hoá tài sản được coi như một chức năng đặc biệt cơ bản của hệ thống ngân hàng. Quá trình chuyển hoá tài sản bao gồm việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức là sử dụng vốn và phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức là huy động vốn. Kỳ hạn và mức độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tư thuộc Tài sản Có thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộc Tài sản Nợ. Chính sự không cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất trên thị trường biến động. Rủi ro lãi suất là khả năng ngân hàng phải đối mặt với sự suy giảm lợi nhuận hoặc những tổn thất về tài sản do sự biến động của lãi suất. Quản trị là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị đến đối tượng chịu sự quản trị nhằm sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội để đạt được các mục tiêu kinh ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT Ths. Nguyễn Thị Nhung* Ngày nhận bài: 5/8/2019 Ngày chuyển phản biện: 7/8/2019 Ngày nhận phản biện: 15/8/2019 Ngày chấp nhận đăng: 22/8/2019 Quản trị rủi ro lãi suất chính là việc các ngân hàng thiết lập hệ thống quy trình nhằm nhận biết, định lượng, giám sát, kiểm soát những tổn thất đang và sẽ gây ra đối với thu nhập của ngân hàng do biến động của lãi suất để từ đó có thể đề ra những chiến lược, chính sách hoặc sử dụng những công cụ nhằm phòng ngừa, hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục. Một mục tiêu quan trọng trong quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, ngân hàng luôn mong muốn đạt được mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục Tài sản Có và Tài sản Nợ. Thông thường, đó là các tài sản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư (Tài sản Có) hay các khoản tiền huy động, khoản vay trên thị trường tiền tệ (Tài sản Nợ). • Từ khóa: rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi suất. Interest rate risk management is the fact that banks set up a process system to identify, quantify, monitor and control losses that are and will cause to the bank’s income due to fluctuations of interest. so that we can devise strategies, policies or use tools to prevent and minimize the negative effects of interest rate fluctuations on the bank’s income in full, comprehensive and continuous. An important goal in interest rate risk management is to minimize the negative effects of interest rate fluctuations on bank incomes. No matter how the interest rate changes, the bank always wants to achieve the expected level of income at a relatively stable level. To achieve this goal, banks need to focus on the most sensitive parts of interest rates in the Assets and Liabilities portfolio. Usually, they are profitable assets such as loans and investments (Credit Assets) or deposits, loans in the money market (Debt Assets). • Keywords: interest rate risk, interest rate risk management. * Trường Đại học Lao động - Xã hội NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 09 (194) - 2019 37Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn doanh đã đề ra trong mỗi thời kỳ với phương châm tối ưu hóa chi phí được sử dụng vào quá trình đó, đồng thời đảm bảo tăng lợi nhuận. Trong hoạt động kinh tế, quản trị là rất cần thiết vì nó sẽ giúp gia tăng hiệu quả. Trong cùng một điều kiện như nhau, những người nào biết quản trị tốt hơn, khoa học hơn thì hiệu quả sẽ cao hơn. Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một ngân hàng mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của ngân hàng đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong muốn. Phòng ngừa rủi ro là một thành phần trong tiến trình tổng thể của quản trị rủi ro, đó là sự liên kết giữa mức độ rủi ro thực sự với mức độ rủi ro mong đợi. Đồng thời, đó cũng là một trường hợp cụ thể của quản trị rủi ro với mục đích làm giảm thiểu rủi ro. Quản trị rủi ro lãi suất là việc ngân hàng tổ chức một bộ phận nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ gây ra từ rủi ro lãi suất để từ đó có thể giám sát và kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua việc lập nên những chính sách, chiến lược sử dụng các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất các hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục. Ý nghĩa của quản trị rủi ro lãi suất Thứ nhất, rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro cơ bản nhất của Ngân hàng thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Các ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng trước hết là các trung gian tài chính đứng giữa và đứng trong vòng vây của 4 nhóm người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm: Hộ gia đình, Doanh nghiệp, Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các Ngân hàng thương mại mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là dùng uy tín để thu hút nguồn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người đứng giữa các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Lãi suất chính là giá cả đầu vào cũng như đầu ra trong hoạt động của ngân hàng. Rủi ro xảy ra do những biến động về lãi suất luôn luôn thường trực trong hầu hết những hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro cần quản trị của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro. Thứ hai, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại phụ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro lãi suất. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro lãi suất trong đó có nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Trong điều kiện thị trường đầy biến động, khi lãi suất thị trường thay đổi có thể dẫn đến những thiệt hại về tài sản cũng như ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Những ảnh hưởng của rủi ro lãi suất có thể dẫn đến rủi ro thiếu vốn khả dụng và từ đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, hàng năm Ngân hàng thương mại trích lập quỹ bù đắp rủi ro và được hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và xác suất rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Rủi ro lãi suất tồn tại trong những nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đều tiềm ẩn rủi ro lãi suất. Như vậy, để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại đạt hiệu quả thì công tác quản trị rủi ro lãi suất cần phải được quan tâm thích đáng. Xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp, rủi ro hoạt động ngày càng gia tăng. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, làm thế nào để quản trị rủi ro một cách có hiệu quả trong một môi trường kinh doanh mới và thị trường có nhiều biến động như NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 09 (194) - 2019 38 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn hiện nay? Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết thông qua việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Thứ ba, quản trị rủi ro lãi suất tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Trong xu thế hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt, chất lượng hoạt động quyết định sự tồn tại của Ngân hàng thương mại. Khi công tác quản trị rủi ro lãi suất được quan tâm và thực hiện có hiệu quả sẽ kéo theo chất lượng hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại vì những biến động về lãi suất luôn có một ảnh hưởng đến những hoạt động chủ yếu của ngân hàng như hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tạo vốn và nghiệp vụ huy động vốn. Quan tâm đến công tác quản trị rủi ro lãi suất sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung. Theo đó, có thể khẳng định “quản trị rủi ro lãi suất là thước đo của một ngân hàng thương mại”. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất: (1) Cơ chế điều hành lãi suất của NHTW Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN không được xây dựng một cách phù hợp, lãi suất của các Ngân hàng thương mại được ấn định không dựa vào những yếu tố của thị trường. Vì vậy, việc quản trị Tài sản Có - Tài sản Nợ trở nên khó khăn, không hiệu quả, các công cụ để phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng trở nên kém hiệu quả. (2) Quy trình quản trị rủi ro và việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình Quản trị rủi ro lãi suất thực hiện một cách có hiệu quả khi được xây dựng thành một quy trình phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng: cơ chế điều hành kinh doanh của ngân hàng; quy mô hoạt động; đối tượng khách hàng; mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, phải xây dựng được một cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình một cách thường xuyên và toàn diện. (3) Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng Một hệ thống công nghệ thông tin được xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại sẽ giúp ích cho các Ngân hàng thương mại trong việc nhận biết, đo lường, giám sát, kiểm soát rủi ro lãi suất một cách nhanh chóng, chính xác, thường xuyên, toàn diện và hiệu quả. (4) Mức độ phát triển và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho các luồng vốn luân chuyển, phân bổ một cách có hiệu quả, làm cho công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng cũng được thực hiện một cách có hiệu quả. (5) Đặc thù hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Đặc thù trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới tính chất của Tài sản Có - Tài sản Nợ của ngân hàng do đó rủi ro lãi suất sẽ tác động tới hai vế trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng theo những cách thức khác nhau. Quy mô hoạt động của các Ngân hàng thương mại khác nhau, có những Ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động chiều rộng lớn: số lượng chi nhánh nhiều, cơ cấu tổ chức phức tạp; cơ chế điều hành cũng trở nên phức tạp hơn, kém linh hoạt hơn so với những Ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động theo chiều rộng nhỏ bé hơn. Do vậy, quản trị rủi ro lãi suất tại mỗi Ngân hàng thương mại cũng sẽ được thực hiện theo những cách thức khác nhau. Điều kiện thực hiện quản trị rủi ro lãi suất (1) Điều kiện về pháp lý Khi NHNN quan tâm nhiều hơn đến các loại rủi ro trong hệ thống ngân hàng, việc quản lý giám sát rủi ro cũng như môi trường pháp lý cũng tác động rất nhiều đến quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng thương mại. Một hành lang pháp lý rõ ràng, quy định cụ thể về kiểm soát rủi ro sẽ xây dựng được hệ thống ngân hàng lành mạnh, minh bạch, các nhà quản trị ngân hàng sẽ phải tuân thủ các quy định nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong ngân hàng. Một cơ chế kiểm soát rủi ro hiệu quả sẽ buộc những người quản lý, điều hành của các Ngân hàng thương mại tuân thủ những chuẩn mực quản trị rủi ro tối thiểu nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống ngân hàng. Một cơ chế NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 09 (194) - 2019 39Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn như vậy chỉ có thể là một cơ chế trong đó nhà nước với công cụ pháp luật trong tay đóng vai trò then chốt. (2) Điều kiện về thị trường Để có thể thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro lãi suất ở các Ngân hàng thương mại thì cần phải phát triển thị trường tài chính. Sự phát triển của một thị trường tài chính ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất ở chỗ khi thị trường tài chính phát triển sẽ cho ra đời các công cụ có hiệu quả để che chắn rủi ro lãi suất. Hơn nữa, khi thị trường tài chính phát triển, lãi suất sẽ biến động nhiều hơn và do đó nhu cầu của việc quản trị rủi ro lãi suất cũng ngày càng đa dạng hơn. (3) Điều kiện về thông tin dự báo Hệ thống thông tin và dự báo chính xác sự biến động của lãi suất là điều rất cần thiết đối với quy trình quản trị rủi ro lãi suất của các Ngân hàng thương mại. Để dự tính chính xác mức độ thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động thì một trong những vấn đề quan trọng là phải dự báo chính xác mức độ biến động của lãi suất trong tương lai. Thông tin dự báo là đầu vào của cả quá trình quản trị rủi ro lãi suất, nếu như không có thông tin dự báo chính xác thì các Ngân hàng thương mại không thể dự tính những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, do đó sẽ có những giải pháp không phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây nên. Ngoài ra, để mô tả rủi ro lãi suất gắn liền với tình hình kinh doanh của ngân hàng, các ngân hàng cũng cần có thông tin cho mỗi loại công cụ tài chính hay danh mục đầu tư về: - Số dư hiện tại và các khế ước lãi suất có liên quan đến danh mục đầu tư; - Các điều khoản khế ước hay dự tính của công cụ hay danh mục đầu tư liên quan đến các khoản tiền gốc, ngày điều chỉnh lãi suất và ngày đáo hạn; - Đối với các khoản lãi suất có thể điều chỉnh, danh mục lãi suất được sử dụng để định giá lại, cũng như các công cụ có khế ước trần hay sàn (4) Điều kiện về công nghệ Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát rủi ro lãi suất là tập hợp dữ liệu để mô tả tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng. Mỗi hệ thống đo lường rủi ro lãi suất, dù là đơn giản hay phức tạp thì cũng đòi hỏi phân tích thông tin trên Bảng tổng kết tài sản. Do đó, các ngân hàng cần có một hệ thống quản lý thông tin đầy đủ để cho phép truy xuất thông tin chính xác, kịp thời. Để phát triển các dịch vụ hiện đại cũng như nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất, các ngân hàng cần phải có hệ thống máy móc hiện đại, các giải pháp phần mềm hữu hiệu để trợ giúp cho quá trình phân tích, đánh giá. Hiện nay, các giải pháp công nghệ như giải pháp quản lý quy trình kinh doanh (BPM) hay hệ thống quản lý rủi ro trong kinh doanh (BRMS) đã được sử dụng phổ biến trong bất kỳ cơ sở hạ tầng ngân hàng nào. Năng lực phân tích cũng đang được ứng dụng rộng khắp. Tất cả các công nghệ cần thiết cần được triển khai để hỗ trợ việc ra quyết định theo thời gian thực. (5) Điều kiện về con người Đi kèm với trình độ công nghệ, năng lực nhận thức về rủi ro lãi suất cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị rủi ro lãi suất. Khi nhân viên ngân hàng có nhận thức đầy đủ về quản trị rủi ro lãi suất thì họ sẽ góp phần hạn chế được rủi ro, nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Vai trò của các cán bộ quản trị rủi ro là rất cần thiết. Họ là người đưa ra các phân tích, đánh giá về tình hình rủi ro, đưa ra các quyết định cuối cùng trong quản trị rủi ro. Dựa trên kết quả của các phân tích về tình hình rủi ro, họ đưa ra các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Trong quá trình quản trị rủi ro, nếu có sự thay đổi bất thường thì họ cũng là những người đưa ra các điều chỉnh kịp thời. Do đó, các ngân hàng cần tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản trị rủi ro để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tài liệu tham khảo: Tạ Ngọc Sơn (2011), Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê. Phan Thị Hoàng Yến (2015), Quản trị Tài sản - Nợ (ALM) tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 09 (194) - 2019
File đính kèm:
- dieu_kien_de_ngan_hang_thuong_mai_quan_tri_rui_ro_lai_suat.pdf