Điều khiển dự báo cho động cơ không đồng bộ ba pha cấp nguồn bởi nghịch lưu ba mức sử dụng mô hình HIL-FPGA

TÓM TẮT

Bài báo trình bày cách thức thực hiện phương pháp điều khiển dự báo (MPC) cho động cơ không

đồng bộ ba pha cấp nguồn bởi biến tần ba mức trên nền tảng FPGA kết hợp với mô hình HIL.

Phương pháp FCS-MPC với những ưu điểm nổi bật khi kết hợp với NLDM trở thành một hướng

nghiên cứu ngày càng được quan tâm. Cùng với đó, FPGA được đề xuất như một giải pháp hiệu

quả để giải quyết các vấn đề: khối lượng tính toán nặng trong thời gian ngắn của MPC và số lượng

lớn van bán dẫn cần được điều khiển của NLDM. Động cơ và BBD được mô tả trên HIL như các

đối tượng thực với độ tin cậy cao theo tiêu chuẩn của Typhoon, từ đó đem đến một cách tiếp cận

mới, dễ triển khai và thử nghiệm hơn đối với những bài toán điện tử công suất. Kết quả thử

nghiệm phương pháp MPC trong môi trường HIL-FPGA đã chứng minh được ưu điểm của

phương pháp này.

pdf 8 trang phuongnguyen 6820
Bạn đang xem tài liệu "Điều khiển dự báo cho động cơ không đồng bộ ba pha cấp nguồn bởi nghịch lưu ba mức sử dụng mô hình HIL-FPGA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều khiển dự báo cho động cơ không đồng bộ ba pha cấp nguồn bởi nghịch lưu ba mức sử dụng mô hình HIL-FPGA

Điều khiển dự báo cho động cơ không đồng bộ ba pha cấp nguồn bởi nghịch lưu ba mức sử dụng mô hình HIL-FPGA
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 204(11): 155 - 161 
 Email: jst@tnu.edu.vn 155 
ĐIỀU KHIỂN DỰ BÁO CHO ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA CẤP 
NGUỒN BỞI NGHỊCH LƯU BA MỨC SỬ DỤNG MÔ HÌNH HIL-FPGA 
Mai Văn Chung1,2*, Phạm Thị Kim Huệ1, Đỗ Tuấn Anh2, Nguyễn Văn Liễn2 
1Trường Đại học Hùng Vương, 
2Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
TÓM TẮT 
Bài báo trình bày cách thức thực hiện phương pháp điều khiển dự báo (MPC) cho động cơ không 
đồng bộ ba pha cấp nguồn bởi biến tần ba mức trên nền tảng FPGA kết hợp với mô hình HIL. 
Phương pháp FCS-MPC với những ưu điểm nổi bật khi kết hợp với NLDM trở thành một hướng 
nghiên cứu ngày càng được quan tâm. Cùng với đó, FPGA được đề xuất như một giải pháp hiệu 
quả để giải quyết các vấn đề: khối lượng tính toán nặng trong thời gian ngắn của MPC và số lượng 
lớn van bán dẫn cần được điều khiển của NLDM. Động cơ và BBD được mô tả trên HIL như các 
đối tượng thực với độ tin cậy cao theo tiêu chuẩn của Typhoon, từ đó đem đến một cách tiếp cận 
mới, dễ triển khai và thử nghiệm hơn đối với những bài toán điện tử công suất. Kết quả thử 
nghiệm phương pháp MPC trong môi trường HIL-FPGA đã chứng minh được ưu điểm của 
phương pháp này. 
Từ khóa: Nghịch lưu đa mức; Điều khiển dự báo (MPC); Nghịch lưu đa mức cầu H nối tầng 
(CHB); FPGA; Động cơ dị bộ (IM); HIL 
Ngày nhận bài: 18/7/2019; Ngày hoàn thiện: 18/8/2019; Ngày đăng: 19/8/2019 
HIL CO-SIMULATION OF MODEL PREDICTIVE CONTROL UTILIZING 
FPGA FOR ASYNCHRONOUS MOTOR FED BY THREE LEVEL INVERTER 
Mai Van Chung
1,2*
, Pham Thi Kim Hue
1
, Do Tuan Anh
2
, Nguyen Van Lien
1Hung Vuong University, 
2Hanoi University of Sience and Tecnology 
ABSTRACT 
This paper presents a method to implement Model Predictive Control (MPC) for asynchronous 
motor fed by 3- level converter H-Bridges, based on FPGA platform and HIL co-simulation. A 
combination of FCS-MPC (Finite control set MPC) and multi-level converters which brings a 
variety of advantages has become a tendency of power electronics research. Besides, FPGA is 
proposed as an effective solution to solve the problems: the heavy computational volume in a very 
short time of MPC and the large number of semiconductor valves that needs to be controlled of the 
multi-level converters. Asynchronous motor and the converter are emulated on HIL in real-time 
with high reliability according to Typhoon standards. Therefore, providing a new approach, easy 
to test and experiment for power electronics systems. The result of implementing MPC method in 
HIL- FPGA environment have proved the advantages of this method. 
Keywords: Multilevel converter, Model Predictive Control (MPC), Cascaded H-bridge (CHB), 
FPGA, Asynchronous motor, Hardware in the loop (HIL) 
Received: 18/7/2019; Revised: 18/8/2019; Published: 19/8/2019 
* Corresponding author. Email: Maichung@hvu.edu.vn 
Mai Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 204(11): 155 - 161 
 Email: jst@tnu.edu.vn 156 
Danh mục các từ viết tắt 
BBD Bộ biến đổi 
NLDM Nghịch lưu đa mức 
HIL Hardware in the loop 
ĐCKDB Động cơ không đồng bộ 
FPGA Field programmable gate array 
1. Giới thiệu 
NLDM là bộ biến đổi với nhiều ưu thế nổi 
bật: vận hành với điện áp cao, tạo ra điện áp 
hình sin từ các bước điện áp nhỏ hơn, giảm 
được điện áp đặt lên van bán dẫn và được sử 
dụng rộng rãi trong dải công suất vừa và cao 
hay trong việc tận dụng những nguồn năng 
lượng tái tạo [1]. Tuy nhiên khi số mức tăng 
lên, thiết kế điều khiển bộ biến đổi trở nên 
phức tạp và số lượng van bán dẫn cần được 
điều khiển là rất lớn [2]. Điều khiển dự báo 
FCS-MPC là một chiến lược điều khiển mới 
trong lĩnh vực điện tử công suất được đề xuất 
trong những năm gần đây với nhiều lợi thế: 
tác động nhanh, có tính linh hoạt cao trong 
việc kết hợp các mục tiêu trong một hàm đánh 
giá, có thể làm việc trực tiếp với hệ phi tuyến 
và loại bỏ được khâu điều chế điện áp khi lựa 
chọn trực tiếp vector điện áp để thực hiện [3]. 
Đây là một ứng dụng mới đã được áp dụng 
thành công trong việc điều khiển dòng điện 
biến tần ba pha [4], điều khiển công suất 
trong một bộ chỉnh lưu. Tuy nhiên, phương 
pháp cũng còn một số nhược điểm như tần số 
chuyển mạch biến thiên, nhấp nhô momen ở 
chế độ xác lập được đề cập trong [5] cùng 
thuật toán cải tiến. Yêu cầu khối lượng tính 
toán lớn trong thời gian ngắn của FCS-MPC 
cũng đem đến một thách thức cho các thiết bị 
xử lý số hiện nay. Bài báo này đề xuất sử 
dụng FPGA để giải quyết hai vấn đề: số 
lượng chân PWM lớn cấp xung điều khiển tới 
van và yêu cầu khối lượng tính toán nặng 
trong thời gian ngắn của FCS-MPC. Khác với 
các vi điều khiển và DSP thông thường, 
FPGA bao gồm số lượng lớn phần tử logic 
lập trình được và I/O, cho phép người dùng 
có thể tái cấu trúc một cách linh hoạt tùy vào 
mục đích sử dụng [6]. Nhờ đó, FPGA đáp 
ứng được về mặt yêu cầu số lượng chân 
PWM cho việc điều khiển số lượng van bán 
dẫn tăng cao khi tăng số mức của BBD. Một 
ưu điểm nổi trội khác của FPGA là tốc độ tính 
toán rất nhanh nhờ khả năng thực hiện các 
phép tính song song và các quá trình song 
song [6]. Hardware-in-the-loop (HIL) là bước 
rất quan trọng để triển khai từ lý thuyết, mô 
phỏng đến thực tế và đang được các nhà 
nghiên cứu trên thế giới quan tâm. HIL mô tả 
đối tượng thực tế cần được điều khiển với độ 
chính xác và độ tin cậy cao theo tiêu chuẩn 
của các tập đoàn lớn trên thế giới. Điều đó 
giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng kiểm chứng 
được tính chính xác và đúng đắn của thuật 
toán trong khi triển khai trên thực tế tồn tại 
nhiều khó khăn. Bài báo này cũng đề xuất sự 
kết hợp giữa HIL-FPGA để kiếm chứng thuật 
toán FCS-MPC. 
2. Nội dung chính 
2.1. Bộ biến đổi đa mức cầu H nối tầng 
Hình 1 mô tả cấu trúc BBD ba pha ba mức 
cầu H nối tầng được cấu thành từ một cầu H 
trên mỗi pha. 
v d
c
v d
c
v d
c
N
1S
2S
3S
4S
1S
2S
3S
4S
1S
2S
3S
4S
aV
bV
cV
Z
AZ
BZ
CZ
ZNV
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc BBĐ ba mức nối tầng cầu H 
Cấu trúc cầu H nối tầng của NLDM được sử 
dụng phổ biến nhờ tính modun hóa cao, yêu 
cầu các nguồn một chiều độc lập, do đó bộ 
biến đổi này rất phù hợp để kết nối các tấm 
pin năng lượng mặt trời vào lưới điện [4]. 
Bằng cách đóng mở các cặp van (S1, S2) và 
(S3, S4) điện áp đầu ra của mỗi cầu H nghịch 
lưu một pha nhận các giá trị +Vdc, 0, -Vdc 
Mai Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 204(11): 155 - 161 
 Email: jst@tnu.edu.vn 157 
tương ứng với các mức điện áp 1, 0, -1. Từ 
các mức điện áp của từng pha, xây dựng được 
không gian 19 vector điện áp cho nghịch lưu 
ba mức trên hệ tọa độ αβ [1] như hình 2. 
(1,-1,-1)
V7
(1,1,-1)
V9
(-1,1,-1)
V11
(-1,1,1)
V13
(-1,-1,1)
V15
(1,-1,1)
V17
(0,-1,-1)
(1,0,0)
V1
(1,1,0)
(0,0,-1)
V2
(-1,0,-1)
(0,1,0)
V3
(0,1,1)
(-1,0,0)
V4
(-1,-1,0)
(0,0,1)
V5
(1,0,1)
(0,-1,0)
V6
(1,0,-1)
V8
(0,1,-1)
V10
(-1,1,0)
V12
(-1,0,1)
V14
(0,-1,1)
V16
(1,-1,0)
V18
(0,0,0)
V0
21
Hình 2. Không gian vector của BBD ba mức 
2.2. Mô hình hóa ĐCKDB 3 pha 
Các phương trình điện của động cơ [3] với 
thông số trình bày ở Bảng 2 
. ;0 . . .
. . ; . .
s r
s m r r r m s
d d
R R j
dt dt
L L L L
s s s r r r
s s r
v i Ψ i Ψ Ψ
Ψ i i Ψ i i
(1) 
Từ (1) thực hiện biến đổi thu được các 
phương trình vi phân từ thông và dòng điện 
stator trên trục hệ trục tọa độ αβ: 
1 1
.
r m
s
s r r s
t r
d
T L
dt
d
L k j
R d
r
r s
Ψ
Ψ i
i
i v
 (2) 
Sai phân hóa phương trình (2) theo phương 
pháp xấp xỉ Euler lùi : 
 1k k
s
x t x tdx
dt T
 (3) 
được các phương trình dự báo: 
( 1) . ( ) ( )
.
1
mr
rr s r
s
LL
k k k
L T R
T
r r sΨ Ψ i (4) 
( 1) 1 ( )
1 1
( ) . ( ) ( )
s
s s
s
r s
r
T
k k
T
k j k k k
R
r
i i
Ψ v
 (5) 
Phương pháp FCS- MPC được sử dụng để dự 
báo dòng điện nên hàm mục tiêu có dạng: 
2 2
2 2
* *
) 2) ) 1)( ( ( (s s s sJ k k k ki i i i (6) 
Trong đó: 
*
)(s ki : giá trị dòng điện đặt tại thời điểm thứ k. 
2),( ( 1)s sk ki i : giá trị dòng điện dự báo tại 
thời điểm thứ (k+1) và (k+2) tương ứng. 
2.3. Nguyên lý điều khiển FCS-MPC cho 
ĐCKDB 3 pha cấp nguồn bởi BBD ba mức 
w*(k)
w(k)
+ -
Bộ điều 
khiển tốc độ 
Rw
isq*
Bộ điều 
khiển từ 
thông
isd*Ψrd(k)*
iαβ(k)*
Mô hình từ thông
αβ 
dq 
Ψr_αβ (k)
iαβ(k)
iαβ(k)
w(k)
θs
w(k)
Sa, Sb, Sc
Hàm 
mục tiêu 
Dự đoán 
dòng αβ 
tại k+2 
iαβ(k+2)
FCS- MPC
+
Ψrd(k)
-
ĐCDB
c
b
a
v
d
c
v
d
c
v
d
c
N
Biến tần 3 
mức cầu H 
nối tầng
abc
ia
αβ 
IE
ib
ic
Hình 3. Cấu trúc điều khiển FCS-MPC cho 
ĐCKDB 
Cấu trúc điều khiển dự báo cho ĐCKDB 3 
pha bao gồm: 
- Mạch vòng ngoài gồm bộ điều khiển tốc độ 
và bộ điều khiển từ thông đưa ra các tín hiện 
đặt của dòng điện isd* và isq*. Góc điện s được 
tính toán từ mô hình từ thông, đưa vào khâu 
chuyển tọa độ dq sang αβ để có được các giá 
trị đặt trên hệ trục αβ. 
- Mạch vòng trong thực hiện dự báo dòng 
điện trên trục αβ và tối ưu hàm mục tiêu. Từ 
thông rotor ψr(k), tốc độ ω(k), dòng điện is(k) 
và vector điện áp vs(k) được đưa vào mô hình 
dự báo để ước lượng các giá trị dòng điện is 
tại các thời điểm k+1, k+2 theo công thức. 
Mỗi vector điện áp trong không gian vector 
biểu diễn trên hình 2, sẽ xác định một giá trị 
của dòng điện is dự báo. Việc lựa chọn một 
trong 19 vector sao cho tối ưu hàm mục tiêu 
được thể hiện ở bảng 1. 
3. Thực hiện thuật toán FCS-MPC trên FPGA 
3.1. Tổng quan thiết kế 
Thuật toán FCS-MPC chia thành các khối 
chức năng thực hiện tính toán. Mỗi khối chức 
Mai Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 204(11): 155 - 161 
 Email: jst@tnu.edu.vn 158 
năng này sẽ được lập trình thành mạch phần 
cứng (Intellectual property-core) sử dụng ngôn 
ngữ VHDL. Thiết kế trên FPGA đảm bảo các 
mạch phần cứng này có khả năng nhập tham 
số đầu vào, cân bằng giữa tốc độ tính toán và 
tài nguyên phần cứng trong FPGA. 
 Bảng 1. Sơ đồ tính toán hàm mục tiêu 
Đo ( ),w( ), ( )s dci k k v k 
Tính 
* ( )si k từ 
* *( ), ( )sq sdi k i k 
for i = 1:19 
 Tính ( 1)si k theo (5) 
 Tính ( 2)si k theo (5) 
 Tính ( )J k 
end 
Tìm vector điện áp để J đạt giá trị min 
Mạch phần cứng trong FPGA có khả năng 
nhập được tham số: sử dụng generic trong 
VHDL, giúp người dùng khai báo thông số 
linh hoạt, mềm dẻo và có thể tái sử dụng được 
các mạch này tùy vào mục đích của người 
dùng. Ví dụ như thay đổi động cơ đồng nghĩa 
với nhập các thông số mới vào các mạch phần 
cứng đã được lập trình. 
Tối ưu về tốc độ tính toán: tổng thời gian tính 
toán trong một chu kỳ điều khiển phải nhỏ 
hơn thời gian trích mẫu. Các mạch phần cứng 
được lập trình sẽ sử dụng chung tín hiệu clk 
để đồng bộ các hoạt động của hệ thống và dễ 
dàng xác định được thời gian tính toán của 
các mạch phần cứng. Với mục đích cân bằng 
tốc độ tính toán và tài nguyên, yêu cầu có sự 
kết hợp linh hoạt giữa các quá trình thực hiện 
song song và tuần tự. 
Kiến trúc đường ống (Pipelined structure): 
các quá trình tính toán đều ứng dụng kiến trúc 
pipeline với nhiều ưu điểm: có thể tăng tần số 
hoạt động và tăng hiệu suất tính toán của 
mạch phần cứng FPGA được thực hiện song 
song và một số được thực hiện tuần tự. 
3.2. Thiết kế FCS-MPC sử dụng VHDL 
Hình 4 trình bày các hoạt động cần phải thực 
hiện trong thuật toán FCS-MPC tương ứng 
với các bước các thuật toán đã nêu ra ở phần 
2. Có 9 bước cần phải thực hiện trong vòng 
điều khiển FCS-MPC tương ứng với 9 mạch 
phần cứng phải lập trình. Mạch thứ 1 là 
ADC_read, mạch 2 là abc_to_αβ, mạch 3 là 
Dq_to_αβ, mạch 4 là Is_toFlux, mạch 5 là 
Pre_model, mạch 6 là J_calc, mạch 7 là 
Find_minJ, mạch 8 là αβ_to_dq, và mạch 9 
là Flux_model. Các mạch này sẽ được nhập 
các tham số được tính từ các thông số của 
động cơ. Mạch 1 là ADC_read, mạch 2 là 
abc_to_αβ, mạch 3 là Dq_to_αβ được thực 
hiện tuần tự. Do mạch 5 Pre_model cần dữ 
liệu từ hai mạch là mạch 3 và mạch 4 nên hai 
mạch này phải thực hiện song song nhau. 
1.Đọc ADC-MCP3208
(Chuẩn SPI)
2. Biến đổi dòng i abc 
sang hệ αβ 
abc_to_αβ
4. Tính từ thông rotor 
trên hệ αβ 
Is_toFlux
7. Tìm Vector điện áp 
làm hàm tối ưu đạt giá 
trị nhỏ nhất 
Find_minJ
ADC_read
Tính dòng điện đặt từ BDK tốc độ(Rw)
5. Mô hình dự báo 
dòng điện tại thời 
điểm [k+1],[k+2] 
Pre_model
Phát xung điều 
khiển đến Van 
bán dẫn
6. Tính hàm tối ưu
(cost function) 
J_calc
Vòng điều khiển 
FCS-MPC
8. Biến đổi dòng iαβ 
thành idq 
αβ_to_dq
9. Mô hình từ thông 
rotor 
Flux_model
3. Biến đổi dòng đặt 
i*dq thành iαβ 
Dq_to_αβ
Hình 4. Trình tự thực hiện tính toán trong FPGA 
Nếu mạch 3 thực hiện tính toán xong và mạch 
4 vẫn đang tính toán thì tại thời điểm mạch 4 
tính toán xong, mạch 5 mới được cho phép 
nhận dữ liệu đầu vào. Điều đó sẽ tránh được 
việc va chạm dữ liệu khiến kết quả tính toán 
sẽ sai. Mạch 5, mạch 6 và mạch 7 sẽ tiếp tục 
thực hiện tuần tự. Mạch 8 cũng được thực 
hiện song song với mạch 4 và mạch 8, mạch 9 
sẽ thực hiện tuần tự. Nhìn tổng quan, các 
mạch thực hiện song song hay nối tiếp với 
nhau mô hình chung đã tạo ra các nhánh dữ 
Mai Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 204(11): 155 - 161 
 Email: jst@tnu.edu.vn 159 
liệu thực hiện song song, trong các nhánh sẽ 
bao gồm các mạch thực hiện tuần tự. Đây 
cũng chính là điểm mạnh của FPGA so với 
các vi điều khiển hay DSP thông thường. Để 
có thể tạo được các hoạt động tuần tự hay 
song song của các mạch, mỗi mạch được thiết 
kế gồm hai tín hiệu động bộ: Init và Done. 
Khi có tín hiệu Init, mạch sẽ hoạt động, tính 
toán xong mạch sẽ phát tín hiệu Done. Tín 
hiệu Done của mạch này sẽ được nối với tín 
hiệu Init của mạch kế tiếp để tạo các hoạt 
động tuần tự của các mạch. Mạch 3, mạch 4 
và mạch 8 hoạt động song song nên tín hiệu 
Done của mạch 2 sẽ được nối với tín hiệu Init 
Init
J_calc
reset
Init
clk
Find_minJ
reset
Init
clk
Don
e
Done Done
Pre_model
reset
Init Done
isαβ(k) 
Ψrαβ(k) 
vαβ(k) 
w(k) 
isαβ(k+1) isαβ(k+1) 
isαβ(k+2) 
J1
J19
J2
J1
J19
J2
isαβ(k) 
Ψrαβ(k) 
vαβ(k) 
w(k) 
i*sαβ(k) 
i*sαβ(k) 
reset
init
J_min
Index_volt
clk
Hình 5. Thiết kế mạch 5, mạch 6 và mạch 7 chạy 
tuần tự 
của mạch 3, mạch 4 và mạch 8. Như vậy các 
mạch sẽ chỉ hoạt động một lần trong môt chu 
kỳ trích mẫu, điều đó sẽ giúp tránh được sự 
lan truyền dữ liệu sai và giảm được công suất 
tiêu thụ của FPGA. 
4. Kết quả 
Mô hình thời gian thực HIL 402 Typhoon có 
khả năng mô tả đối tượng gần như đúng với 
thực tế. Việc ghép nối giữa HIL 402 và kit 
FPGA ZyBo Z7-20 trong Hình 9. 
Bảng 2. Thông số ĐCKDB thử nghiệm 
Thông số Giá trị Đơn vị 
Công suất định mức 2,2 kW 
Tốc độ định mức 2880 Vòng/phút 
Dc-link Vdc 700 V 
Hỗ cảm Lm 364,2 mH 
Điện cảm Ls, Lr 427,2 mH 
Momen định mức Mdm 7,3 N.m 
Chu kì trích mẫu Ts 50 µs 
Điện trở Rs, Rr 1,99 Ω 
4.1. Thời gian tính toán của FPGA cho vòng 
điều khiển FCS-MPC 
Sử dụng ILA-core trong FPGA theo dõi quá 
trình tính toán thông qua phần mềm 
Questasim 
ADC_read
αβ_to_dq
dq_to_αβ
Is_toFlux
αβ_to_dq
Pre_model
J_cal
Find_minJ
Flux_model
Chu kỳ clk (s)
Mạch IC
(bước thực hiện)
1n
clkn
2n
3n
4n
8n
5n
6n
9n
7n
Hình 6. Thời gian tính toán của các mạch trong 
FPGA 
1
1 1
4,6clk adc clk
sys sys
T n n n n us
f f
Tùy vào mục đích để cân bằng giữa tốc độ 
tính toán và tài nguyên sử dụng của FPGA. 
COMPUTER
OSCILLOSCOPE
FPGA
HIL
Hình 7. Mô hình ghép nối HIL-FPGA thực tế 
Bảng 3. Tài nguyên đã sử dụng trong Zybo Z7-20 
Resource Estimation Available Utilization % 
FF 14970 106400 14.07 
LUT 11167 53200 20.99 
I/O 15 125 12.00 
BRAM 30.50 140 21.79 
DSP48 46 220 20.91 
BUFG 3 32 9.38 
MMCM 1 4 25.00 
4.2. Đáp ứng của hệ thống 
Hình 9 mô tả ghép nối HIL-FPGA trong thực 
tế trên phòng thí nghiệm. Các trạng thái sẽ 
được phần mềm “Typhoon HIL control 
center” hiển thị và dữ liệu các biến lưu trữ 
dưới dạng tệp đuôi “.mat”. Sử dụng phần 
mềm Matlab và vẽ lại đồ thị các biến. 
Các trường hợp chạy thử nghiệm: 
Mai Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 204(11): 155 - 161 
 Email: jst@tnu.edu.vn 160 
- Trường hợp 1: 
Tại t=0.05(s), ω*=ωdm, mL=0 
Tại t=0.5(s), ω*=ωdm, mL=0,5Mdm 
Tại t=0.75(s), ω*=ωdm, mL=Mdm 
Tại t=1.55(s), ω*= - ωdm, mL=Mdm 
Tại t=4.35(s), ω*= 0, mL=Mdm 
- Trường hợp2: Đặt tốc độ định mức và đưa 
tải định mức vào cùng một thời điểm 
Các kết quả thu được được trình bày trong các 
hình dưới đây. 
Trường hợp 1: 
Hình 8. Tốc độ, momen, dòng điện, điện áp dây 
của động cơ tại trường hợp 1 
Tốc độ quay của động cơ bám sát tốc độ đặt 
ngay cả khi đảo chiều và có sự thay đổi tải 
dạng xung. Mô men đập mạch 12%. 
Tốc độ dao động quanh giá trị 0. 
Trường hợp 2 (Hình 9): 
Hình 9. Đáp ứng Momen trong trường hợp 3 với 
tỷ lệ 1V~1Nm 
Thời gian đáp ứng của Momen động cơ rất 
nhanh sau 0.003(s) khi có Momen đặt minh 
họa trên Hình 10. 
w*(k)
w(k)
+ -
Bộ điều 
khiển tốc độ 
Rw
isq*
Bộ điều 
khiển từ 
thông
isd*Ψrd(k)*
iαβ(k)*
Mô hình từ thông
αβ 
dq 
Ψr_αβ (k)
iαβ(k)
iαβ(k)
w(k)
θs
w(k)
Xung điều khiển
Hàm 
mục tiêu 
Dự đoán 
dòng αβ 
tại k+2 
iαβ(k+2)
FCS- MPC
+
Ψrd(k)
-
ĐCDB
c
b
a
v d
c
v d
c
v d
c
N
Biến tần 3 
mức cầu H 
nối tầng
ZYBO-Z7
IE
ia ib ic w
Vdc
Vdc(k)
Vdc
Tín hiệu đo
abc
αβ 
Typhoon HIL 402
 Hình 10. Mô hình ghép nối giữa FPGA – HIL 402 
Mai Văn Chung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 204(11): 155 - 161 
 Email: jst@tnu.edu.vn 161 
5. Kết luận 
Bài báo đã áp dụng được cách thiết kế các 
mạch vòng điều khiển ĐCKDB trên FPGA và 
kiểm chứng FCS-MPC bằng sự kết hợp giữa 
FPGA-HIL 402. Cách thức triển khai thuật 
toán trên FPGA trình bày trong bài báo đã đạt 
được những kết quả khả quan về mặt hiệu 
suất tính toán và tài nguyên sử dụng. Hơn 
nữa, cách tiếp cận này có thể áp dụng cho 
những bài toán điều khiển yêu cầu thời gian 
tính toán nhanh cần sử dụng FPGA trong lĩnh 
vực điện tử công suất và truyền động điện. 
Mô hình thời gian thực HIL-FPGA kết nối 
đơn giản, trực quan và quan trọng hơn là giúp 
nhà nghiên cứu dễ dàng phát triển các phương 
pháp điều khiển, rút ngắn thời gian nghiên cứu. 
Kết quả thử nghiệm khẳng định được những 
điểm mạnh của phương pháp FSC-MPC và 
tính thực tế trong việc triển khai hệ thống. 
Lời cám ơn 
Bài báo cảm ơn đề tài trọng điểm cấp trường, 
Trường đại học Hùng Vương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Gupta, A. K., & Khambadkone, A. M. “A Space 
Vector PWM Scheme for Multilevel Inverters Based 
on Two-Level Space Vector PWM”, IEEE 
Transactions on Industrial Electronics, Vol. 
53 , Issue 5, pp. 1631-1639, Oct. 2006. 
[2]. Petros Karamanakos, Tobias Geyer, Nikolaos 
Oikonomou, Frederick D. Kieferndorf, Stefanos 
Manias. “Direct Model Predictive Control: A 
review of strategies that achieve long prediction 
intervals of power electronics” IEEE Industrial 
Electronics Magazine, Vol. 8, Issue: 1, pp. 32-43, 
March 2014. 
[3]. Tobias Geyer, “Model Predictive Control of 
High Power Converters and Industrial Drives” 
Wiley, ISBN: 978-1-119-01090-6, November 
2016. 
[4]. N. Celanovic and D. Boroyevich, “A fast 
space-vector modulation algorithm for multilevel 
three-phase converter”, IEEE Trans. Ind. Appl., 
Vol. 37, No. 2, pp. 637–641, Mar. 2001. 
[5]. Yongchang Zhang, Bo Xia, Haitao Yang, Jose 
Rodriguez “Overview of Model Predictive Control 
for Induction motor drives”, Chinese Journal Of 
Electrical Engineering, Vol. 02, No. 1, pp. 63-70, 
June 2016. 
[6]. Monmasson E., & Cirstea M. N., “FPGA 
Design Methodology for Industrial Control 
Systems—A Review”, Journal IEEE Transactions 
on Industrial Electronics, Vol. 54, No. 4, pp. 
1824-1842, August 2007. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 162 

File đính kèm:

  • pdfdieu_khien_du_bao_cho_dong_co_khong_dong_bo_ba_pha_cap_nguon.pdf