Điều hành tỷ giá ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Tóm tắt: Bài viết này tập trung đề cập thực tiễn điều hành tỷ giá ở Việt Nam khoảng

10 năm gần đây thông qua phương pháp bám sát cơ sở lý luận, tổng hợp số liệu thực tiễn và

phân tích logic để làm rõ thực trạng điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ

đó làm rõ những kết quả đạt được, những vấn đè còn tồn tại, đưa ra những gợi mở chính sách

nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tỷ giá tại Việt Nam trong thời gian tới.

pdf 8 trang phuongnguyen 660
Bạn đang xem tài liệu "Điều hành tỷ giá ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều hành tỷ giá ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra

Điều hành tỷ giá ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
51Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ 
ĐẶT RA 
EXCHANGE RATE MANAGEMENT IN VIETNAM AND EMERGING ISSUES
Bùi Thanh Sơn*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/6/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/12/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/12/2020
Tóm tắt: Bài viết này tập trung đề cập thực tiễn điều hành tỷ giá ở Việt Nam khoảng 
10 năm gần đây thông qua phương pháp bám sát cơ sở lý luận, tổng hợp số liệu thực tiễn và 
phân tích logic để làm rõ thực trạng điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ 
đó làm rõ những kết quả đạt được, những vấn đè còn tồn tại, đưa ra những gợi mở chính sách 
nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tỷ giá tại Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Thị trường ngoại hối, điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước.
Abstract: This article focuses on the practice of exchange rate management in Vietnam 
for the past 10 years through the method of following the theoretical basis, synthesizing 
practical data and analyzing logic to clarify the current situation on exchange rate 
management of the Vietnam State Bank, thereby clarifying the results achieved, the remaining 
problems, and giving policy suggestions to improve the exchange rate management effi ciency 
in Vietnam in the coming time.
Keywords: Foreign exchange market, exchange rate management, State Bank.
* Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Mở Hà Nội
Đặt vấn đề
Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô 
quan trọng của một quốc gia bởi nó tác 
động đến các quan hệ kinh tế quốc tế cũng 
như sự ổn định của môi trường kinh tế. 
Trong điều kiện hội nhập tài chính ngày 
nay thì vấn đề điều hành tỷ giá có thể 
châm ngòi cho các cuộc chiến tranh tiền tệ 
cũng như kích thích các hoạt động đầu cơ 
tiền tệ. Tại Việt Nam, cùng với quá trình 
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu 
rộng thì việc điều hành tỷ giá ngày càng 
nhận được sự quan tâm của công chúng 
trong nước và các nhà kinh doanh, đầu tư. 
Sự ổn định của thị trường ngoại hối thời 
gian qua đã khẳng định sự thành công của 
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong công 
tác điều hành tỷ giá. Tuy nhiên, do tỷ giá 
có liên quan đến hoạt động thương mại 
quốc tế cũng như dòng tài chính vào và ra 
của một nền kinh tế cho nên việc cải thiện 
và nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực 
trong điều hành tỷ giá đang và sẽ tiếp tục 
là vấn đề được đặt ra.
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 74 (12/2020) 51-58
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Bài viết này trên cơ sở tổng hợp 
các hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN 
những năm gần đây sẽ gợi mở một số vấn 
đề cần tiếp tục được quan tâm trong công 
tác điều hành tỷ giá thời gian tới.
1. Mục tiêu điều hành tỷ giá của 
Ngân hàng Nhà nước
Trong các nền kinh tế mở TG trở 
thành mối quan tâm đặc biệt bởi nó ảnh 
hưởng đến 2 khía cạnh: Kinh tế vĩ mô. Tác 
động đến việc làm, sự ổn định thị trường 
tài chính trong nước; Kinh tế vi mô. Tác 
động đến năng lực cạnh tranh của nền 
kinh tế: Thúc đẩy xất khẩu (XK), kiểm 
soát nhập khẩu (NK), thu hút đầu tư nước 
ngoài (ĐTNN). Chính vì vậy, hầu hết 
các nước trong tiến trình hội nhập kinh 
tế quốc tế đều chú trọng điều hành TG 
nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu 
này. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều rất 
chú trọng điều hành TG để thúc đẩy XK, 
thu hút ĐTNN. Sở dĩ như vậy là bởi các 
nước đều kỳ vọng rằng hội nhập kinh tế sẽ 
giúp họ thu được những lợi ích kỳ vọng 
lớn hơn so với việc đóng cửa kinh tế và 
hoạt động ngoại thương sẽ giúp các nước 
hiện thực hóa mục tiêu này thông qua 
tăng cường năng lực cạnh tranh trong XK 
và kiểm soát tốt NK. Đối với Việt Nam, 
do thị trường tài chính hoạt động còn yếu, 
các công cụ can thiệp thị trường còn đơn 
điệu lại đặt trong điều kiện thị trường tài 
chính hội nhập sâu cho nên việc điều hành 
tỷ giá của ngân hàng Nhà nước chủ yếu 
hướng tới mục tiêu thứ nhất đó là ổn định 
thị trường tài chính.
2. Khái quát hoạt động điều hành 
tỷ giá của NHNN những năm gần đây
Khoảng 10 năm gần đây, thị trường 
tài chính toàn cầu liên tục xảy ra các cú 
sốc khá nghiêm trọng bắt đầu từ cuộc 
khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007 sau 
đó nhanh chóng lan sang hàng loạt nước và 
trở thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn 
cầu. Cuộc khủng hoảng này lại châm ngòi 
cho cuộc khủng hoảng tài chính khác đó 
là khủng hoảng nợ công EU bắt đầu từ Hy 
Lạp vào tháng 5/2009 khi nước này tuyên 
bố mất khả năng thanh toán các khoản 
nợ gốc và lãi đến hạn và theo hiệu ứng 
Domino thì nhiều nước khác cả trong và 
ngoài EU cũng nhận thấy xuất hiện những 
vấn nghiêm trọng về kiểm soát nợ công. 
Bên cạnh đó, người ta cũng chứng kiến 
cuộc chiến tranh tiền tệ Mỹ - Trung Quốc 
khi Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc thao 
túng tiền tệ bằng việc duy trì chính sách 
định giá thấp CNY (đồng nội tệ của Trung 
Quốc) khiến nước Mỹ liên tục nhập siêu 
với nước này mà đỉnh điểm là năm 2018 
Mỹ thâm hụt thương mại với Trung Quốc 
lên tới 621 tỷ USD (Bình Minh, 2019). Xét 
về nguyên lý khi một nước định giá thấp 
đồng nội tệ sẽ khuyến khích tăng cường 
xuất khẩu trong khi lại hạn chế nhập khẩu, 
với việc Trung Quốc bị cáo buộc thao 
túng tỷ giá khiến hàng loạt nước bị thâm 
hụt thương mại với nước này khiến hàng 
loạt nước buộc phải cuốn vào cuộc chạy 
đua phá giá đồng nội tệ trong đó có Nhât 
Bản, EU, Hàn Quốc (Khắc Nam, 2015). 
Là một nước có mức độ mở cửa cao 
về kinh tế, Việt Nam đã xây dựng các mối 
quan hệ kinh tế đối ngoại rộng mở với hầu 
hết các nước và khu vực, đặc biệt là những 
nước phát triển, có thị trường rộng lớn với 
những nhu cầu rất cao và có nguồn lực 
tài chính cũng như công nghệ nguồn có 
thể hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của 
Việt Nam, chính vì vậy, trong điều kiện 
đồng Việt Nam (VND) chưa được tự do 
53Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chuyển đổi, vấn đề điều hành tỷ giá trở 
nên một đòi hỏi cực kỳ cấp bách để thông 
qua đó, giúp ổn định môi trường kinh tế vĩ 
mô bên trong cũng như hậu thuẫn có hiệu 
quả cho các hoạt động thương mại quốc tế 
và thu hút vốn nước ngoài – đây là những 
yêu cầu cấp thiết nhưng lại vô cùng khó 
khăn thậm chí phải hy sinh một số mục 
tiêu nào đó để đạt được mục tiêu kỳ vọng 
trong từng giai đoạn. Khi các cuộc khủng 
hoảng tài chính “gối đầu” bùng phát khiến 
hàng loạt nước thắt chặt nhập khẩu và gia 
tăng áp đặt các rào cản thương mại đối 
với hàng hóa nhập khẩu, do đó, hoạt động 
xuất khẩu của Việt Nam bị tác động tiêu 
cực khiến GDP suy giảm 1,7% ngay trong 
năm 2010 (Anh Quân, 2010). Bên cạnh đó, 
cuộc khủng hoảng này còn khiến FDI đầu 
tư vào Việt Nam suy giảm do nguồn vốn 
của các nhà đầu tư châu Âu giảm sút và 
luồng vốn FDI dù dịch chuyển khỏi châu 
Âu cũng không chảy vào Việt Nam do sự 
chênh lệch lớn về trình độ công nghệ. Trên 
thực tế, vốn FDI giải ngân năm 2011 là 11 
tỷ USD, bằng với số giải ngân của năm 
2010 nhưng lại khá thấp so với những năm 
trước đó. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng 
tài chính này kết hợp với nguy cơ về một 
cuộc chiến tranh tiền tệ cũng tạo ra những 
biến động khó lường về tỷ giá. Đồng USD 
tăng giá mạnh và đồng EUR mất giá tương 
đối so với đồng USD trong khi thâm hụt 
thương mại của Việt Nam vẫn diễn biến 
rất phức tạp: Năm 2007: -14,2 tỷ USD, 
Năm 2008: -18 tỷ USD; Năm 2009: -12,2 
tỷ USD; Năm 2010: -12,4 tỷ USD (Xuân 
Bách, 2013), điều này đã làm gia tăng 
sức ép tăng rủi ro hối đoái và biến động 
tỷ giá. Nhằm ứng phó với các biến động 
khó lường về tỷ giá, NHNN trong giai 
đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 
đã điều hành tỷ giá theo tỷ giá bình quân 
liên ngân hàng và điều chỉnh theo biên độ 
nhằm mục tiêu ổn định thị trường ngoại tệ, 
ngăn chặn suy giảm kinh tế. Định hướng 
nhất quán của NHNN là chống đô la hóa, 
nâng cao vị thế của VND. 
Cụ thể: 
Năm 2011: Ngay từ đầu năm, 
NHNN đã điều chỉnh mạnh tỷ giá bình 
quân liên ngân hàng với quyết định số 
230/2011/QĐ-NHNN ngày 11/2/2011: 
tỷ giá USD/VND tăng (giảm giá VND) 
9,3% từ 18.932 lên 20.693 VND/USD; 
biên độ giao dịch giảm từ +/- 3% xuống 
+/- 1%. Mức tỷ giá mới phản ánh sát 
hơn cung – cầu ngoại tệ trên thị trường 
ngoại hối. Nhờ đó, tỷ giá trên thị trường 
tự do giảm nhiệt, chênh lệch thu hẹp dần 
từ 1.500VND/ 1USD thời điểm đầu năm 
xuống còn 500VND/1USD vào tuần đầu 
tháng 3/2011.
Năm 2013: Để phù hợp với tín hiệu 
thị trường, ngày 27/6/2013, NHNN đã 
điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân 
hàng thêm 1% lên mức 21.036 VND/
USD, sau 1,5 năm ổn định ở mức 20.828 
VND/USD, đồng thời tiếp tục khẳng định 
quyết tâm ổn định tỷ giá như định hướng 
đề ra từ đầu năm. 
Năm 2014: Để góp phần hỗ trợ 
xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 
theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ 
đề ra, ngày 18/6/2014, NHNN đã quyết 
định nâng tỷ giá chính thức thêm 1% lên 
21.246, có hiệu lực từ ngày 19/6/2014. 
Quyết định điều chỉnh tỷ giá được ban 
hành trong bối cảnh giá mua bán USD 
được duy trì ở mức cao trong thời gian 
trước đó, chủ yếu do kỳ vọng về khả năng 
NHNN sẽ điều chỉnh tỉ giá sau những 
54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
thông điệp của Thống đốc và định hướng 
chính sách tỉ giá trong năm 2014.
Năm 2015: Ngày 7/1/2015, NHNN 
đã ra quyết định điều chỉnh tỷ giá bình 
quân liên ngân tăng thêm 1% từ mức 
21.246 VND/USD lên mức 21.458 VND/
USD. Quyết định điều chỉnh tỷ giá nhằm 
thực hiện Nghị quyết 01 /NQ-CP ngày 
3/1/2015 của Chính phủ, theo đó NHNN 
có trách nhiệm điều hành chính sách tiền 
tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ 
với chính sách tài khóa để chủ động kiểm 
soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm 
ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế..., đồng thời điều hành tỷ giá phù 
hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, 
thị trường tiền tệ. Dựa trên nền tảng diễn 
biến ổn định của thị trường ngoại hối được 
thiết lập trong những năm qua cùng với việc 
nhìn nhận diễn biến của dòng chảy ngoại 
tệ và xu hướng diễn biến của đồng USD 
trên thị trường quốc tế, NHNN đã ra quyết 
định điều chỉnh ½ dư địa điều hành của tỷ 
giá trong năm 2015 ngay từ đầu năm nhằm 
tạo sự chủ động dẫn dắt thị trường. Cũng 
trong năm 2015, NHNN ban hành Quyết 
định 2730/QĐ-NHNN (ngày 31/12/2015) 
về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND 
với USD, tỷ giá chéo của VND với một số 
ngoại tệ khác, theo đó, tỷ giá trung tâm của 
VND với USD được xác định trên cơ sở 
tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia 
quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân 
hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc 
tế của một số đồng tiền của các nước có 
quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn 
với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, 
tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ. Quyết 
định này có hiệu lực từ đầu tháng 1/2016
 Năm 2016: Kể từ đầu năm này, 
NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá 
theo cách thức mới, linh hoạt hơn: tỷ giá 
có thể được điều chỉnh lên/xuống hàng 
ngày nhưng vẫn đảm bảo quản lý theo chế 
độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Cách thức 
điều hành tỷ giá mới này sẽ cho phép tỷ 
giá phản ứng linh hoạt, kịp thời hơn với 
diễn biến trong nước và quốc tế
Từ năm 2017 trở đi, trong bối 
cảnh chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, 
NHNN duy trì ổn định tỷ giá, phù hợp với 
quan hệ cung – cầu ngoại tệ và các tác 
động tiêu cực từ thị trường quốc tế. Cuối 
năm 2017, tỷ giá do NHNN công bố ở 
mức 22.425 VND/USD, chỉ tăng 1,2 % so 
với đầu năm. Năm 2018: Tỷ giá trung tâm 
do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, 
tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân 
hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm. 
Năm 2019, NHNN đã tăng tỷ giá trung 
tâm giữa VND và USD thêm 330 đồng, 
lên mức 23,155, tương đương tăng 1.4% 
so với cuối năm 2018. 
Trong bối cảnh cuộc chiến thương 
mại Mỹ - Trung đang có những diễn biến 
hết sức phức tạp và có xu hướng ngày càng 
leo thang đi kèm theo đó là các chính sách 
điều hành lãi suất của Cục Dự trữ Liên 
bang Mỹ ngày càng khó đoán định; Còn 
Trung Quốc thì để ứng phó với các thách 
thức từ cuộc chiến này đã liên tục phá 
giá CNY, cụ thể: Tháng 8/2015 nước này 
phá giá 4,6% (Nguyễn Đình Luận, 2015). 
Năm 2016, CNY mất giá tới 6,6% (Thảo 
Mai, 2017). Năm 2018: khoảng giữa năm 
2018 CNY mất giá khoảng 8% (Duy Thái, 
2019). Mặt khác, thị trường tài chính toàn 
cầu những năm qua do hiệu ứng tác động 
tiêu cực từ 2 cuộc khủng hoảng tài chính 
“gối đầu” và các đối sách ứng phó của các 
quốc gia cũng có những diễn biến hết sức 
phức tạp, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn là 
55Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
rất lớn, chính vì vậy, việc chuyển hướng 
điều hành tỷ giá từ xác định theo tỷ giá 
bình quân liên ngân hàng sang xác định 
tỷ giá trung tâm, đồng thời biên độ điều 
chỉnh trong giao dịch thực tiễn cũng từng 
bước thu hẹp đã giúp cho công tác điều 
hành tỷ giá của NHNN bám sát thực tiễn 
cung cầu thị trường hơn, qua đó, giúp 
ngăn ngừa được các hành vi đầu cơ thao 
túng thị trường hối đoái cũng như giúp 
NHNN bổ sung tăng quĩ dự trữ quốc tế: 
Từ qui mô khoảng 35 tỷ USD năm 2014 
tăng lên mức xấp xỉ 52 tỷ USD năm 2017 
(PV, 2018) và lên tới khoảng 79 tỷ USD 
vào năm 2019 (Đào Vũ, 2019). Tính đến 
cuối tháng 3/2020 dự trữ ngoại hối tăng 
lên mức 84 tỷ USD (Việt Dũng, 2020). 
3. Những kết quả đạt được 
Việc điều hành tỷ giá của Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam chủ yếu hướng 
tới mục tiêu ổn định thị trường tài chính 
trong nước trước các tác động bất lợi 
của hội nhập tài chính quốc tế và nhìn 
chung, Ngân hàng Nhà nước đã đạt được 
mục tiêu này cho dù một số năm trước 
đây trước các tác động bất lợi của khủng 
hoảng tài chính toàn cầu 2007/2009 và 
sau đó là khủng hoảng nợ công các nước 
EU khiến thị trường tài chính trong nước 
chịu những tác động rất tiêu cực, nhưng 
thông qua việc can thiệp thị trường hợp 
lý và đúng hướng nên thị trường ngoại 
hối từng bước ổn định, từ đó giúp tạo lập 
sự ổn định của thị trường tài chính. Đặc 
biệt, kể từ năm 2016, khi ngân hàng Nhà 
nước chuyển sang ddieuf hành theo tỷ giá 
trung tâm thì thị trường ngoại hối Việt 
Nam hoạt động ổn định, dự trữ quốc tế 
tăng nhanh, tạo lập niềm tin của các chủ 
thể trên thị trường.
4. Một số vấn đề đặt ra
Như trên đã khẳng định thì tỷ giá 
là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng 
trong nền kinh tế hội nhập, do vậy, vấn 
đề điều hành tỷ giá không chỉ nhằm ổn 
định thị trường ngoại hối, mà nó còn có 
liên quan chặt chẽ đến các hoạt động sản 
xuất kinh doanh trong nước cũng như khơi 
thông dòng chảy tài chính giữa trong và 
ngoài nước. Chính vì vậy, bất cứ quốc gia 
nào cũng đều chú trọng hoạt động điều 
hành tỷ giá nhằm đạt được các mục tiêu 
kỳ vọng trong từng giai đoạn. Việt Nam 
là nước đang phát triển với quan điểm đa 
dạng hóa và đa phương hóa các mối quan 
hệ kinh tế quốc tế, đã có mức độ hội nhập 
rất sâu vào các nền kinh tế khu vực và 
quốc tế, với tham vọng tăng trưởng kinh 
tế cao và bền vững nhằm từng bước rút 
ngắn khoảng cách phát triển với các nước, 
lại đặt trong điều kiện mức độ tích lũy vốn 
trong nước còn nhiều hạn chế, thị trường 
tài chính nhìn chung vẫn còn kém phát 
triển cho nên vấn đề điều hành tỷ giá cần 
phải được quan tâm sâu sắc hơn nhằm đạt 
được các mục tiêu ổn định thị trường ngoại 
hối, khai thác nguồn lực tài chính trong và 
ngoài nước cho đầu tư nhằm khai thác các 
tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế để từ 
đó tối đa hóa được các lợi ích trong hội 
nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được các mục 
tiêu, nhiệm vụ trên thì có nhiều vấn đề đặt 
ra hiện nay và trong tương lai gần cần phải 
được chú ý, trong đó, có một số vấn đề sau 
đây chúng tôi cho rằng cần phải quan tâm 
đúng mức:
Thứ nhất, Tỷ giá là một loại giá 
cả thị trường, do vậy, việc điều hành tỷ 
giá phải nằm trong tổng thể việc thực thi 
chính sách tiền tệ
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Ở một số nước đang phát triển, 
trong đó có Việt Nam, thì việc quản lý tỷ 
giá thường được gắn cố định với một hoặc 
một số đồng tiền chủ chốt và được điều 
chỉnh theo biên độ, do vậy, trong một số 
giai đoạn khi thị trường ngoại hối bị biến 
động do yếu tố cung cầu thị trường hay 
tâm lý các nhà đầu cơ thì ngân hàng trung 
ương thường can thiệp trực tiếp vào thị 
trường thông qua việc mua vào hoặc bán 
ra ngoại tệ, điều này có ảnh hưởng đến 
việc bơm thêm hoặc rút bớt đồng nội tệ 
trên thị trường, từ đó sẽ làm thay đổi tổng 
phương tiện thanh toán trong nền kinh tế 
thông qua số nhân tiền. Trong một số giai 
đoạn khi mà thị trường tài chính chịu các 
cú sốc lớn thì điều kiện tiền tệ sẽ bị thay 
đổi, dẫn đến số nhân tiền bị thay đổi theo, 
do vậy, các nhà chức trách tiền tệ cần phải 
hết sức chú ý vấn đề này để bảo đảm rằng 
việc điều hành tỷ giá không gây các áp lực 
đến việc quản lý lạm phát trong nền kinh 
tế.
Thứ hai, Tỷ giá có liên quan đến 
hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở khai 
thác các tiềm năng, lợi thế của một nền 
kinh tế
Bất cứ quốc gia nào theo đuổi mô 
hình kinh tế mở đều hướng tới mục tiêu 
đạt được lợi ích trong thương mại quốc tế. 
Xét về nguyên lý thì các lý thuyết thương 
mại quốc tế đều chỉ ra rằng khi tham gia 
vào thương mại quốc tế tất cả các nước 
đều có lợi, tuy nhiên, lợi ích thu được của 
các nước là không giống nhau, thậm chí rất 
khác biệt, do vậy, các nước tren cơ sở khai 
thác tối đa các tiềm năng của nền kinh tế, 
biến chúng thành những lợi thế so sánh thì 
lợi ích kỳ vọng sẽ tăng lên. Việc điều hành 
tỷ giá nếu như đồng thuận với việc thực 
thi chính sách thương mại của quốc gia thì 
các lợi ích kỳ vọng thu được trong thương 
mại quốc tế sẽ tăng lên. Trong thực tiễn 
thì nước nào cũng chú ý điều hành tỷ giá 
nhằm tăng cường xuất khẩu và kiểm soát 
nhập khẩu, có chăng ở một số nước việc 
can thiệp vào tỷ giá thường là gián tiếp 
và vì vậy các phí tổn can thiệp thường rất 
thấp so với cách thức can thiệp trực tiếp 
trên thị trường ngoại hối. Điều này hàm 
ý rằng nếu như việc điều hành tỷ giá nếu 
như ít chú ý đến tác động kiểm soát hoạt 
động thương mại quốc tế thì cũng đồng 
nghĩa với việc hạn chế đi vai trò của công 
cụ tỷ giá trong nền kinh tế mở.
Thứ ba, Tỷ giá có quan hệ với vấn 
đề điều tiết dòng tài chính 
Xét về nguyên lý, việc xác định 
tỷ giá phải dựa trên cơ sở cung – cầu về 
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối và vì 
vậy phải bám sát cán cân thanh toán quốc 
tế trong điều hành tỷ giá, từ đó sẽ có các 
chính sách hấp dẫn hay kiểm soát dòng tài 
chính quốc tế vào và ra cho phù hợp trong 
từng thời kỳ. Tuy vậy, cũng cần lưu ý rằng 
một số quốc gia có khó khăn trong kiểm 
soát cán cân vốn và tài chính, đặt trong 
điều kiện tác động của cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0 thì vấn đề kiểm soát các 
dòng tài chính quốc tế càng phức tạp hơn, 
do vậy vấn đề điều hành tỷ giá cũng cần 
chú trọng tăng cường phù hợp với công 
nghệ hiện đại để điều tiết tốt các dòng tài 
chính quốc tế, tránh các dòng vốn đầu cơ 
quốc tế thao túng thị trường trong nước 
thông qua các kênh phức tạp.
Thứ tư, Việc chuyển sang điều hành 
theo tỷ giá trung tâm những năm gần đây 
đã tỏ rõ các ưu thế của nó trong ổn định 
thị trường ngoại hối đồng thời tăng nhanh 
quĩ dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, với một nền 
57Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
kinh tế hội nhập sâu có quan hệ thương 
mại với hầu hết các nước và vùng lãnh 
thổ, hầu như mỗi nước có một đồng tiền 
pháp định thì tỷ giá trung tâm được xác 
định như thế nào cũng là bài toán phải có 
lời giải thỏa đáng bởi bên cạnh việc chú 
ý đến trọng số thương mại còn phải chú ý 
đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường 
mà nhiều giai đoạn tâm lý các nhà đầu tư 
lại ảnh hưởng rấ đáng kể đến sự biến động 
thậm chí sai lệch so với các tính toán của 
nhà quản lý.
5. Kết luận
Điều hành tỷ giá là môt hoạt động 
phức tạp bởi nó thường chịu các tác động 
từ các chính sách tiền tệ của các nước phát 
triển, đối với những nước đang phát triển 
với đồng nội tệ chưa được tự do chuyển 
đổi thì việc điều hành tỷ giá luôn chịu các 
áp lực lớn và nếu không có các công cụ và 
biện pháp can thiệp hiệu quả thì thị trường 
ngoại hói sẽ diễn biến phức tạp, các mục 
tiêu trong điều hành thường khó đạt được 
như kỳ vọng. Từ phân tích thực trang công 
tác điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam trong một giai đoạn rất dài 
cho thấy rằng cho dù trong giai đoạn đầu 
việc điêu hành còn có những lúng túng, 
nhưng những năm gần đây, việc điều hành 
tỷ giá ngày càng được hoàn thiện, qua đó 
giúp thị trường tài chính hoạt động ổn 
định. Một số vấn đề còn vướng mắc bài 
viết cũng đã đề cập đòi hỏi các nhà chức 
trách phải nghiên cứu xử lý, qua đó, giúp 
việc điều hành tỷ giá hiệu quả hơn, góp 
phần nâng cao hiệu quả của quá trình hội 
nhập kinh tế của Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Bianca De Paoli, Glenn Hoggarth and 
Victoria Saporta (2006): Costs of Sovereign 
Default. Bank of Enland, July 2006
[2]. Xuân Bách, 2013: Truy tìm nguyên 
nhân thâm hụt thương mại. https://nhandan.
o rg . v n / n h a n - d i n h / Tr u y - t % c 3 % a c m -
nguy%c3%aan-nh%c3%a2n-th%c3%a2m-
h%e1%bb%a5t-th%c6%b0%c6%a1ng-
m%e1%ba%a1i-572852/#:~:text=Theo%20
T % E 1 % B B % 9 5 n g % 2 0
c % E 1 % B B % A 5 c % 2 0 t h % E 1 % -
BB%91ng%20k%C3%AA,v%C3%A0%20
n%C4%83m%202010%20c%C3%A1n%20
c%C3%A2n. Truy cập 6/5/2013
[3]. Việt Dũng, 2020: Dự trữ ngoại hối đạt 84 
tỷ USD. 
du-tru-ngoai-hoi-dat-84-ty-usd-321508.html. 
Truy cập 14/4/2020). 
[4]. Nguyễn Đình Luận, 2015: Bối cảnh Trung 
Quốc phá giá đồng nội tệ: Phản ứng của các 
thị trường tài chính. 
vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/boi-
canh-trung-quoc-pha-gia-dong-noi-te-phan-
ung-cua-cac-thi-truong-tai-chinh-101028.
html. Truy cập 23/9/2015
[5]. Thảo Mai, 2017: Đồng nhân dân 
tệ mất giá 6,6% trong năm 2016. http://
nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/
vang-tien/dong-nhan-dan-te-mat-gia-66-
trong-nam-2016-2352735.html. Truy cập 
3/1/2017
[6]. Bình Minh, 2019: Thâm hụt thương 
mại Mỹ 2018 lên mức cao nhất 10 năm. 
ma i -my-2018- l en -muc-cao -nha t -10 -
nam-20190307082306192.htm. Truy cập 
7/3/2019
[7]. Khắc Nam, 2015: Châu Á: Cuộc chiến 
tranh tiền tệ đang cận kề. https://cafef.vn/tai-
chinh-quoc-te/chau-a-cuoc-chien-tranh-tien-
te-dang-can-ke-20150724090007465.chn. 
Truy cập 24/7/2015
[8]. Anh Quân, 2010: Khủ ng hoả ng 
châu Âu tá c độ ng thế nà o đế n Việ t Nam?. 
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
ht tps : / /cafef .vn/vi-mo-dau- tu/khung-
hoang-chau-au-tac-dong-the-nao-den-viet-
nam-20100703105925401.chn. Truy cập 
3/7/2010
[9]. Duy Thái, 2019: Đồng Nhân dân 
tệ giảm giá kỷ lục: Kịch bản nào cho tỷ giá 
VND/USD?. 
vn/pages/tien-te-bao-hiem/2019-08-06/dong-
nhan-dan-te-giam-gia-ky-luc-kich-ban-nao-
cho-ty-gia-vnd-usd-74828.aspx. Truy cập 
6/8/2019
[10]. PV, 2018: Năm 2017, dự trữ ngoại 
hối của Việt Nam đạt kỷ lục gần 52 tỷ USD. 
2017-du-tru-ngoai-hoi-cua-viet-nam-dat-ky-
luc-gan-52-ty-usd-134072.html. Truy cập 
4/1/2018
[11]. Đào Vũ, 2019: Dự trữ ngoại 
hối của Việt Nam lại lập kỷ lục 79 tỷ 
USD. 
hoi-cua-viet-nam-lai-lap-ky-luc-79-ty-
usd-20191230173050637.htm. Truy cập 
30/12/2019
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội. 
Email: thanhson@hou.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfdieu_hanh_ty_gia_o_viet_nam_va_mot_so_van_de_dat_ra.pdf