Điều hành chính sách tiền tệ và định hướng trong năm 2018

Từ năm 2012 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn mục tiêu kiềm chế, kiểm soát lạm phát, ổn định

kinh tế vĩ mô là mục tiêu xuyên suốt, chủ đạo cho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu này được

nhấn mạnh tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được thực

hiện nhất quán trong toàn ngành Ngân hàng suốt năm 2017. Mục tiêu mà ngành Ngân hàng tiếp tục đặt

ra trong thời gian tới là bám sát các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, tập trung vào

kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường,

góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

pdf 5 trang phuongnguyen 220
Bạn đang xem tài liệu "Điều hành chính sách tiền tệ và định hướng trong năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều hành chính sách tiền tệ và định hướng trong năm 2018

Điều hành chính sách tiền tệ và định hướng trong năm 2018
Xuân Mậu Tuất
73TÀI CHÍNH - Tháng 01/2018
mục tiêu duy trì lạm phát ổn định trong trung và dài 
hạn. Trước những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam 
phải đối diện, NHNN đã triển khai quyết liệt các giải 
pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh 
doanh, hỗ trợ thị trường. Mục tiêu này hoàn toàn phù 
hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế 
vĩ mô (KTVM), vì kiểm soát tốt lạm phát không chỉ 
được thể hiện ở tỷ lệ lạm phát thấp mà còn hạn chế 
tình trạng thiểu phát. Hơn nữa, ổn định KTVM đòi 
hỏi sự cải thiện, phục hồi từ chính hệ thống doanh 
nghiệp (DN) đang gặp phải khó khăn, gắn với đổi 
mới mô hình tăng trưởng, thực hiện tái cấu trúc nền 
Những điểm mới trong công tác 
quản lý, điều hành chính sách tiền tệ 
Khác với tư duy ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong 
giai đoạn trước, từ năm 2012 đến năm 2017, Ngân 
hàng Nhà nước (NHNN) luôn thể hiện rõ cam kết 
duy trì lạm phát thấp không chỉ trong ngắn hạn mà cả 
Điều hàNh chíNh sách TiềN Tệ 
và ĐịNh hưỚNg TroNg Năm 2018
Ts. chu KháNh lâN - Học viện Ngân hàng *
Từ năm 2012 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn mục tiêu kiềm chế, kiểm soát lạm phát, ổn định 
kinh tế vĩ mô là mục tiêu xuyên suốt, chủ đạo cho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu này được 
nhấn mạnh tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được thực 
hiện nhất quán trong toàn ngành Ngân hàng suốt năm 2017. Mục tiêu mà ngành Ngân hàng tiếp tục đặt 
ra trong thời gian tới là bám sát các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, tập trung vào 
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, 
góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, lạm phát, kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước, sản xuất kinh doanh
Since 2012, the State Bank has considered 
controlling inflation and stabilizing 
macroeconomics as the most important and 
consistent goal of national monetary policy. 
This goal has also been emphasized in the 
Directive No-01/CT-NHNN dated January 
10th 2017 of the State Bank of Vietnam that 
went through consistently in the banking 
system throughout 2017. The goal of banking 
sector for the coming period is to target 
at the goals set in the directives of socio-
economic development, inflation control, 
macroeconomic stability, facilitating the 
businesses and promoting the market for the 
goal of rational socio-economic development.
Keywords: Monetary policy, inflation, macroeconomics, 
State Bank, businesses
Ngày nhận bài: 15/12/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 5/1/2018
Ngày duyệt đăng: 9/1/2018
bảNG 1: mụC TIêu vÀ THựC HIệN CHỉ TIêu Lạm PHáT 
vÀ TăNG TrưởNG KINH Tế vIệT Nam (%/Năm)
Năm
Tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng kinh tế
mục tiêu Thực hiện mục tiêu Thực hiện
2005 6,5 8,4 8,5 8,4
2006 < tăng trưởng GDP 6,6 8 8,17
2007 < tăng trưởng GDP 12,63 8,2 – 8,5 8,48
2008 < tăng trưởng GDP 22,97 7 6,23
2009 < 15 6,88 6,5 5,32
2010 <7 11,75 7-7,5 6,78
2011 <7 18,52 7-7,6 5,9
2012 <10 6,81 6-6,5 5,03 
2013 6-6,5 6,6 5,5 5,42 
2014 7 1,84 5,8 5,89
2015 5 0,63 6,2 6,89
2016 <5 4,74 6,7 6,21
2017 4 3,53 6,7 6,81
Nguồn: Tổng cục Thống kê 
*Email: lanck@hvnh.edu.vn
74
Điều này xuất phát từ sự ổn định của diễn biến lượng 
tiền cơ sở thông qua việc điều hành thận trọng, linh 
hoạt nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn.
Bám sát diễn biến KTVM và hướng tới thực hiện 
các mục tiêu CSTT, NHNN đã chủ động điều hành 
các công cụ CSTT nhằm ổn định thị trường tiền tệ, 
bảo đảm thanh khoản của các TCTD, kiểm soát tốt 
các mục tiêu trung gian. Tiếp nối thành công của năm 
2016, hệ thống các công cụ mà NHNN đã sử dụng 
trong năm 2017 bao gồm: Điều hành các mức lãi 
suất chỉ đạo, quy định trần lãi suất huy động và cho 
vay các lĩnh vực ưu tiên, điều hành linh hoạt nghiệp 
vụ thị trường mở và tái cấp vốn, giao chỉ tiêu tăng 
trưởng tín dụng, điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt, 
bám sát diễn biến thị trường 
Đối với công tác điều hành các mức lãi suất chỉ đạo, 
NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành 
phù hợp với thực trạng và dự báo tình hình KTVM và 
thị trường tiền tệ. Trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 
10/1/2017 về tổ chức thực hiện CSTT và đảm bảo hoạt 
động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2017, NHNN 
đã định hướng “điều hành lãi suất phù hợp với diễn 
biến KTVM, lạm phát và thị trường tiền tệ nhằm ổn 
định mặt bằng lãi suất; trên cơ sở khả năng kiểm soát 
lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ, phấn đấu giảm 
lãi suất cho vay”. Theo đó, để hỗ trợ giảm chi phí hoạt 
động cho DN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh 
tế theo chủ trương của Chính phủ và trên cơ sở đánh 
giá thận trọng diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng 
chậm và trong khả năng kiểm soát, ngày 10/07/2017, 
NHNN đã quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi 
suất điều hành, giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn 
hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời, chỉ 
đạo các TCTD tiếp tục chủ động triển khai đồng bộ các 
biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt 
động để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. 
Đến cuối năm 2017, mặt bằng lãi suất cho vay đối 
kinh tế nhằm củng cố nền tảng cho tăng trưởng bền 
vững trong tương lai. Việc lựa chọn được mục tiêu 
cuối cùng phù hợp với bối cảnh KTVM là tiền đề quan 
trọng cho việc triển khai lựa chọn các mục tiêu trung 
gian, hoạt động cũng như sử dụng các công cụ chính 
sách tiền tệ (CSTT) của NHNN.
Về mục tiêu trung gian, NHNN kiểm soát chặt chẽ 
lượng cung ứng tiền tệ, dần hướng vào mục tiêu lãi 
suất thị trường phù hợp với diễn biến lạm phát, thị 
trường tiền tệ và góp phần tháo gỡ khó khăn cho 
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong suốt năm 2017, 
NHNN tiếp tục kiểm soát tổng phương tiện thanh toán 
và tín dụng chặt chẽ, gắn với nâng cao chất lượng tín 
dụng hơn so với giai đoạn trước nhằm kiểm soát lạm 
phát theo mục tiêu đề ra. Tương tự như các năm trước, 
NHNN tiếp tục thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín 
dụng đối với từng tổ chức trên cơ sở đánh giá tình hình 
hoạt động và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh. 
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh 
toán và tín dụng vẫn được đưa ra trong Chỉ thị điều 
hành CSTT hàng năm nhưng thực tế điều hành cho 
thấy, các chỉ tiêu này thường xuyên được điều chỉnh 
cho phù hợp với khả năng của hệ thống tổ chức tín 
dụng (TCTD) và nền kinh tế.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 
– 2017 thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước, cơ cấu 
tín dụng đã có những thay đổi tích cực, khi tốc độ tăng 
trưởng tín dụng được cải thiện dần, chuyển hướng tập 
trung vốn vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhất 
là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và phù hợp với 
chủ trương chống đô la hóa. Ước cả năm 2017, tổng 
phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, sát với chỉ 
tiêu định hướng đề ra khoảng 16-18% từ đầu năm. Bên 
cạnh yếu tố về lực cầu của nền kinh tế thấp, thì tăng 
trưởng cung tiền và tín dụng từ năm 2012 cho tới nay 
đã không tạo áp lực làm tăng lạm phát như trong giai 
đoạn trước. Kết quả này xuất phát từ việc NHNN đã 
kiểm soát tốt lượng cung tiền không chỉ trong cả năm 
2017 mà trong từng thời kỳ, đồng thời tín dụng được 
phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất trọng tâm của nền 
kinh tế. Như vậy, tiền tệ không còn là nhân tố chính 
gây áp lực lên sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng (chủ 
yếu là kết quả của việc điều chỉnh giá của nhiều mặt 
hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt).
Về mục tiêu hoạt động, NHNN kiểm soát chặt chẽ 
lượng tiền cơ sở thông qua nghiệp vụ thị trường mở 
và tái cấp vốn. NHNN lựa chọn chỉ tiêu hoạt động là 
lượng tiền cơ sở để kết nối giữa các công cụ của CSTT 
với mục tiêu trung gian. Từ năm 2011 đến nay, mối 
quan hệ giữa tăng trưởng tiền cơ sở và tăng trưởng 
cung tiền là tương đối ổn định so với giai đoạn trước. 
HìNH 1: CHêNH LệCH GIữa Kế HoạCH vÀ THựC HIệN CHỉ TIêu 
Lạm PHáT, TÍN DụNG, CuNG TIềN (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, NHNN
Xuân Mậu Tuất
75TÀI CHÍNH - Tháng 01/2018
trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá 
bình quân gia quyền trên thị trường 
ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ 
giá trên thị trường quốc tế của một 
số đồng tiền của các nước có quan hệ 
thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với 
Việt Nam, các cân đối KTVM, tiền tệ 
và phù hợp với mục tiêu CSTT. Cách 
thức điều hành tỷ giá mới này cho 
phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng 
ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ 
trong nước, biến động thị trường thế 
giới nhưng vẫn bảo đảm vai trò quản 
lý của NHNN theo định hướng điều 
hành CSTT. 
Bên cạnh đó, việc thông báo về 
lượng dữ trữ ngoại hối với xu hướng 
tăng mạnh của NHNN cũng cho thấy, một cam kết 
mạnh mẽ của cơ quan quản lý trong suốt năm 2017 
về khả năng can thiệp trực tiếp trên thị trường ngoại 
tệ để giữ ổn định tỷ giá, góp phần xóa bỏ tâm lý chờ 
đợi những đợt tăng mạnh tỷ giá, giảm tình trạng đầu 
cơ ngoại tệ. NHNN cũng đã phối hợp chặt chẽ với các 
đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm 
tra, xử lý các vi phạm đối với hoạt động kinh doanh 
ngoại tệ, bảo đảm các TCTD, chủ thể kinh tế chấp hành 
nghiêm chỉnh các quy định về tỷ giá và giao dịch hối 
đoái. Những thay đổi căn bản trong công tác điều hành 
tỷ giá và thị trường ngoại tệ đã bước đầu tạo ra sự ổn 
định vững chắc. Có thể khẳng định, 2017 được đánh 
giá là năm khá thành công của NHNN trong điều hành 
tỷ giá và bình ổn thị trường ngoại hối (đưa mức tỷ giá 
trên thị trường phi chính thức về gần sát với mức tỷ giá 
trên thị trường chính thức). Tính đến ngày 31/12/2017, 
tỷ giá trung tâm giữa tiền VND và USD được NHNN 
công bố ở mức 22.425 VND/USD, tăng 1,2% so với cuối 
năm 2016. Trong đánh giá của Bloomberg về mức độ 
ổn định tiền tệ của một số đồng tiền khu vực châu Á, 
đồng VND được nhận định là đồng tiền thuộc nhóm 
ổn định nhất. 
Một điểm không mới nhưng lại có sự thay đổi đáng 
kể (về cả tần suất lẫn nội dung) trong công tác điều 
hành CSTT giai đoạn từ năm 2012 đến nay, đó là công 
tác truyền thông, minh bạch hóa thông tin về hoạt 
động của NHNN nói riêng và toàn ngành Ngân hàng 
nói chung. NHNN đã cải tiến cơ chế cung cấp thông 
tin, tăng cường tính chủ động, kịp thời, công khai minh 
bạch về cơ chế, chính sách, các quyết định quản lý của 
NHNN và tình hình hoạt động của hệ thống các TCTD 
qua nhiều kênh khác nhau.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, nhất 
với các lĩnh vực ưu tiên ở mức: Ngắn hạn từ 6% đến 
6,5%/năm, trung và dài hạn từ 8% đến 10,5%; Đối với 
sản xuất kinh doanh thông thường, khoảng 6,8 đến 
9% đối với ngắn hạn và 9,3% đến 11% đối với trung 
và dài hạn. Dư nợ tín dụng tập trung vào sản xuất 
kinh doanh, cụ thể, với các lĩnh vực ưu tiên của Chính 
phủ. Đến cuối tháng 10/2017, dư nợ cho vay phục vụ 
phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) tăng 19%, 
chiếm tỷ trọng 21% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; 
tín dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 8,14% (tính đến 
tháng 8/2017); tín dụng cho DN ứng dụng công nghệ 
cao (CNC) tăng 25,12%; tín dụng cho lĩnh vực công 
nghiệp ưu tiên phát triển tăng 18,9%; tín dụng cho 
DN nhỏ và vừa (DNNVV) tăng 7,49%, chiếm tỷ trọng 
20,89% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. 
Trong công tác điều hành nghiệp vụ thị trường mở 
và tái cấp vốn, năm 2017, NHNN cũng đã điều hành 
linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn phù 
hợp với cung cầu vốn trên thị trường, hỗ trợ người sản 
xuất, DN và TCTD liên quan đến tín dụng ngân hàng 
phục vụ NNNT; đồng thời, phối hợp hiệu quả với hoạt 
động can thiệp trên thị trường ngoại tệ và vàng. Bên 
cạnh đó, lượng cung ứng tiền tệ được NHNN điều 
hành hài hòa với chính sách tài khóa khi hỗ trợ Bộ Tài 
chính phát hành thành công trái phiếu chính phủ với 
kỳ hạn dài và lãi suất thấp. 
Đối với công tác quản lý điều hành tỷ giá hối đoái, 
NHNN tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá chủ động, 
dẫn dắt thị trường nhằm mục tiêu duy trì tỷ giá ổn 
định, tạo niềm tin của công chúng vào giá trị của đồng 
nội tệ. Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết 
định 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung 
tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với 
một số ngoại tệ khác. Tỷ giá trung tâm được xác định 
bảNG 2: quy ĐịNH LãI SuấT CHo vay NGắN HạN TốI Đa Của NHNN
Thông tư/Quyết định Ngày ban hành lãi suất Đối tượng cho vay
TT 14/2012/TT-NhNN 04/05/2012 15% NNNT, hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ
TT 33/2012/TT-NhNN 21/12/2012 12% NNNT, hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, CNC
TT 10/2013/TT-NhNN 10/05/2013 10% NNNT, hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, CNC
TT 16/2013/TT-NhNN 27/06/2013 9% NNNT, hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, CNC
QĐ 499/QĐ-NhNN 17/03/2014 8% NNNT, hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, CNC
QĐ 2713/QĐ-NhNN 29/10/2014 7% NNNT, hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, CNC
QĐ 1425/QĐ-NhNN 07/07/2017 6,5% NNNT, hàng xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, CNC
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
76
là đối với các lĩnh vực ưu tiên cùng với tín dụng hướng 
vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ đã cho thấy 
kết quả của những nỗ lực mà công tác điều hành CSTT 
tạo ra trong nhiệm vụ hỗ trợ tái cấu trúc nền kinh tế. 
Diễn biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát của 
Việt Nam từ năm 2001 đã dịch chuyển từ vị trí “tăng 
trưởng khá, lạm phát thấp” lên mức “tăng trưởng cao, 
lạm phát vừa phải” (2004 – 2007), rồi dịch chuyển sang 
vị trí “tăng trưởng khá, lạm phát cao” (2008 – 2011), 
“tăng trưởng thấp, lạm phát thấp” (2012 – 2014), và 
tới giai đoạn hiện này là “tăng trưởng và lạm phát ổn 
định” (2015 – 2017). Kết quả 3 năm trở lại đây (2015 – 
2017) cho thấy, sự ổn định tương đối của nền kinh tế là 
điều kiện để tích lũy các yếu tố cần thiết cho giai đoạn 
tăng trưởng cao sau này. 
Nội dung trọng tâm của quản lý, 
điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới
Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời 
gian tới, công tác điều hành CSTT cần tập trung vào 3 
vấn đề trọng tâm sau:
Thứ nhất, lựa chọn và cam kết thực hiện mục tiêu 
ưu tiên của CSTT: Thực hiện một CSTT có mục tiêu ưu 
tiên sẽ giúp việc công tác điều hành CSTT của NHNN 
nhất quán hơn và tăng tính định hướng cho thị trường. 
Theo đó, cần hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định 
và trao nhiệm vụ rõ ràng hơn cho NHNN để NHNN 
tập trung theo đuổi một mục tiêu chủ đạo. Mục tiêu 
cuối cùng của CSTT nên là duy trì giá cả ổn định, thể 
hiện ở mức lạm phát thấp và hỗ trợ mục tiêu tăng 
trưởng kinh tế. Ngoài ra, thay vì điều hành CSTT bám 
sát một tỷ lệ lạm phát nhất định, NHNN có thể xây 
dựng và công bố một vùng lạm phát mục tiêu làm căn 
cứ cho điều hành CSTT và định hướng kỳ vọng lạm 
phát của công chúng. Biện pháp này nếu được triển 
khai sẽ tạo ra tính linh hoạt cho công tác điều hành 
của NHNN. Đây cũng là một bước chuẩn bị cho việc 
chuyển sang điều hành CSTT theo lạm phát mục tiêu 
trong tương lai khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết. 
Thứ hai, hạn chế các biện pháp hành chính trong 
điều hành lãi suất, hướng tới sử dụng các công cụ 
gián tiếp: Việc áp dụng cơ chế can thiệp mang tính 
hành chính lên lãi suất thị trường chỉ có tác dụng 
trong thời gian ngắn khi mà mức độ phát triển của 
thị trường tài chính còn sơ khai, các công cụ kiểm 
soát gián tiếp chưa phát huy được hiệu quả, năng lực 
kiểm soát thị trường tài chính của Ngân hàng Trung 
ương còn hạn chế Về dài hạn, việc kiểm soát lãi 
suất trực tiếp sẽ dẫn tới sự phát triển méo mó của thị 
trường tài chính và dẫn tới sự mất ổn định của nền 
kinh tế, do lãi suất là một biến số có ảnh hưởng rất 
lớn tới hoạt động của nền kinh tế. 
Từ tháng 6/2002, NHNN đã áp dụng cơ chế lãi 
suất thỏa thuận, xóa bỏ biên độ khống chế lãi suất cho 
vay, cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) và 
khách hàng tự thỏa thuận lãi suất cho vay. Tuy nhiên, 
trong năm 2007, NHNN đã áp dụng một số biện pháp 
mang tính hành chính trong điều hành CSTT và biện 
pháp này đã phát huy tác dụng nhất định, song hệ quả 
để lại cũng không nhỏ. Do vậy, quan điểm về tự do 
hóa lãi suất của Việt Nam thời gian tới cần tập trung 
vào các vấn đề sau:
Một là, thời điểm và tốc độ tiến hành tự do hóa 
lãi suất: Về cơ bản, việc tự do hóa lãi suất phải 
được tiến hành đồng thời với công cuộc tái cơ cấu 
hệ thống tài chính và tái cấu trúc nền kinh tế. Đối 
với một quốc gia gặp phải tình trạng mất cân đối vĩ 
mô và cân đối tài chính, các khung pháp lý và giám 
sát thị trường tài chính chưa hoàn thiện, hệ thống 
các NHTM đang trong giai đoạn tái cơ cấu như Việt 
Nam, việc thực hiện tự do hóa lãi suất quá nhanh 
chóng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Hơn 
nữa, hệ thống DNNN hoạt động thiếu hiệu quả, hệ 
Lãi suất qua đêm bình quân
Lãi suất huy động VND bình quân
Lãi suất cho vay VND bình quân
2012
0
5
10
15
2013 2014 2015 2016 2017
HìNH 2: DIễN bIếN LãI SuấT GIaI ĐoạN 2012 - 2017 (%)
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia
HìNH 3: TốC Độ TăNG TrưởNG KINH Tế 
vÀ Tỷ Lệ Lạm PHáT vIệT Nam (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xuân Mậu Tuất
77TÀI CHÍNH - Tháng 01/2018
vừa phải nhưng ổn định là điều kiện tốt để bảo đảm 
cho việc tự do hóa lãi suất không dẫn tới những hệ 
quả như giai đoạn trước. Tuy vậy, NHNN cần thực 
hiện vai trò giám sát diễn biến huy động lẫn tín 
dụng trên thị trường và có các biện pháp can thiệp 
kịp thời để bảo đảm mục tiêu ổn định vĩ mô luôn 
được ưu tiên hàng đầu. 
Ba là, NHNN kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông 
qua việc phân tích nhu cầu vốn, khả năng cung ứng 
vốn và khả năng chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân 
hàng trong cả ngắn hạn lẫn trung, dài hạn.
Thực tiễn cho thấy, việc đề ra nhưng không kiểm 
soát được tăng trưởng tín dụng những thời kỳ điển 
hình như năm 2006 - 2008 và 2010 đã để lại những 
hệ quả không mong muốn cho hệ thống ngân hàng 
và nền kinh tế. Để tăng trưởng tín dụng hướng tới 
ổn định KTVM (vừa bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu 
đầu tư, tiêu dùng, vừa không gây ra tình trạng lạm 
phát, nợ xấu), NHNN nên xác định và điều hành 
tốc độ tăng trưởng tín dụng cho một giai đoạn dài 
hạn và hàng năm đưa ra định hướng chỉ tiêu tăng 
trưởng tín dụng bám sát mục tiêu trong trung dài 
hạn, kết hợp với việc điều chỉnh cho phù hợp với 
điều kiện thực tế.
Mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân 
hàng cần được xác định hợp lý và hài hòa trong 
mối quan hệ tổng thể phân bổ nguồn lực tài chính 
quốc gia và gắn phân bổ nguồn vốn tín dụng ngân 
hàng với tín hiệu thị trường và hạn chế sự can 
thiệp của Chính phủ. Tỷ trọng vốn phân bổ qua cơ 
chế thị trường từng bước phải được nâng lên phù 
hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế; xác 
định một cấu trúc tài chính phù hợp có tác dụng 
thúc đẩy bền vững kinh tế. Như vậy, nguồn vốn tín 
dụng cũng cần được xác định trong mối quan hệ 
gắn bó chặt chẽ, hài hòa với các nguồn vốn đầu tư 
khác như vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn 
đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư từ bản thân chủ sở 
hữu của các DN... Đặc biệt, NHNN cần phối hợp 
chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính 
để xác định quy mô vốn tín dụng đáp ứng các mục 
tiêu kinh tế xã hội trong Kế hoạch phát triển kinh 
tế - xã hội 5 năm. 
Tài liệu tham khảo:
1. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/1/2017;
2. Ngân hàng Nhà nước (2017), Thông tin về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt 
động ngân hàng năm 2017;
3. Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD, 
tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác;
4. Các website: sbv.gov.vn, mof.gov.vn, tapchitaichinh.vn
thống NHTM thiếu sự cạnh tranh về chất lượng sản 
phẩm, dịch vụ (chủ yếu cạnh tranh về giá thông qua 
lãi suất), sự thiếu minh bạch thông tin của các khách 
hàng vay khiến cho việc xác định lãi suất phù hợp 
với cung cầu vốn của thị trường trở nên khó khăn 
hơn. Tiến trình tự do hóa lãi suất diễn ra nhanh hay 
chậm còn phụ thuộc vào khả năng quản trị rủi ro 
lãi suất của các ngân hàng và khách hàng vay vốn.
Tự do hóa lãi suất sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh 
giữa các NHTM tăng lên. Do vậy, quá trình tự do hóa 
lãi suất cần dựa vào những kết quả đạt được của quá 
trình cơ cấu lại hệ thống các NHTM cũng như khả 
năng điều tiết của NHNN đối với những hành vi của 
các NHTM. 
Hai là, trình tự thực hiện đóng vai trò quan trọng 
trong việc quyết định sự thành công của tự do hóa 
lãi suất. 
Khi trần lãi suất huy động được can thiệp chặt chẽ 
và các NHTM chỉ có thể điều chỉnh lãi suất cho vay 
để thu hút khách hàng, cụ thể bản thân họ sẽ phải: (i) 
Thực hiện các biện pháp cải thiện hoạt động của mình 
để giảm thiểu chi phí, từ đó giảm lãi suất cho vay để 
cạnh tranh; (ii) Định giá các khoản vay cho cơ sở rủi ro 
và đưa ra mức phần bù rủi ro phù hợp; (iii) Phát triển 
những yếu tố cạnh tranh khác về chất lượng dịch vụ 
hơn là tập trung về giá (lãi suất cho vay). 
Để hạn chế tình trạng vốn huy động mất ổn định 
khi thực hiện bỏ trần lãi suất huy động, NHNN có 
thể ưu tiên thực hiện trước việc tự do hóa lãi suất 
đối với các khoản tiền gửi của các khách hàng lớn, 
của hệ thống DNNN trước khi áp dụng đối với các 
khoản tiền gửi của cá nhân. Thực tiễn tự do hóa lãi 
suất tại một số quốc gia cho thấy, việc tự do hóa lãi 
suất thường dẫn tới sự gia tăng quá mức của tín 
dụng, gây ảnh hưởng tới ổn định KTVM. Với bối 
cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn 
điều chỉnh như hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở mức 
2012
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
2013 2014 2015 2016 2017
10%
14%
18%
22%
Tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
HìNH 4: TăNG TrưởNG TÍN DụNG 2012 - 2017 (%)
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

File đính kèm:

  • pdfdieu_hanh_chinh_sach_tien_te_va_dinh_huong_trong_nam_2018.pdf