Điểm đến du lịch thông minh: khái niệm và các xu hướng nghiên cứu hiện nay

Tóm tắt: Điểm đến du lịch thông minh là một khái niệm mới nổi trong bối cảnh phát triển và ứng dụng

của công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng gia tăng ở các điểm đến du lịch, khái niệm này đang

dần tạo ra một cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích nội

dung nhằm mục đích hệ thống hóa các công bố bằng tiếng Anh về điểm đến thông minh đã được đăng

trên các tạp chí uy tín. Kết quả phân tích cho thấy cho thấy đa số các nghiên cứu tập trung vào thực

nghiệm, quan sát các điểm đến du lịch thông minh mới nổi ở Châu Âu. Cả phương pháp định tính và định

lượng đều được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu, một số nghiên cứu sử dụng kết hợp cả định tính

và định lượng. Các nội dung nghiên cứu có liên quan bao gồm: (1) Khái niệm nền tảng liên quan đến điểm

đến du lịch thông minh; (2) Công nghệ thông tin và truyền thông; (3) Du khách thông minh; và (4) Quản

lý điểm đến thông minh.

pdf 18 trang phuongnguyen 11420
Bạn đang xem tài liệu "Điểm đến du lịch thông minh: khái niệm và các xu hướng nghiên cứu hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điểm đến du lịch thông minh: khái niệm và các xu hướng nghiên cứu hiện nay

Điểm đến du lịch thông minh: khái niệm và các xu hướng nghiên cứu hiện nay
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 128, Số 5A, 2019, Tr. 129–146; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5122 
* Liên hệ: minhnghia1802@gmail.com 
Nhận bài: 22–02–2019; Hoàn thành phản biện: 14–3–2019; Ngày nhận đăng: 07–5–2019 
ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÔNG MINH: KHÁI NIỆM VÀ CÁC 
XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU HIỆN NAY 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa*, Nguyễn Thị Thúy Vân, Lê Văn Hòa 
Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Điểm đến du lịch thông minh là một khái niệm mới nổi trong bối cảnh phát triển và ứng dụng 
của công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng gia tăng ở các điểm đến du lịch, khái niệm này đang 
dần tạo ra một cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích nội 
dung nhằm mục đích hệ thống hóa các công bố bằng tiếng Anh về điểm đến thông minh đã được đăng 
trên các tạp chí uy tín. Kết quả phân tích cho thấy cho thấy đa số các nghiên cứu tập trung vào thực 
nghiệm, quan sát các điểm đến du lịch thông minh mới nổi ở Châu Âu. Cả phương pháp định tính và định 
lượng đều được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu, một số nghiên cứu sử dụng kết hợp cả định tính 
và định lượng. Các nội dung nghiên cứu có liên quan bao gồm: (1) Khái niệm nền tảng liên quan đến điểm 
đến du lịch thông minh; (2) Công nghệ thông tin và truyền thông; (3) Du khách thông minh; và (4) Quản 
lý điểm đến thông minh. 
Từ khóa: điểm đến du lịch thông minh; du lịch thông minh; phân tích nội dung; thông minh; công nghệ 
1 Đặt vấn đề 
Cuộc cánh mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội 
và các ngành kinh tế, điều này cũng ảnh hưởng đến các điểm đến du lịch. Sự gia tăng cạnh 
tranh theo hướng toàn cầu hoá, sự gia tăng dân số, sự thay đổi nơi làm việc và sự đổi mới trong 
công nghệ đang gây sức ép lên các điểm đến du lịch. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong 
bối cảnh toàn cầu như vậy, các điểm đến trên thế giới ngày càng trở nên “thông minh” hơn. 
Khái niệm điểm đến du lịch thông minh đang dần tạo ra một cách tiếp cận quản lý mới cho các 
điểm đến được định hình bởi công nghệ và các yếu tố khác như quan điểm quản lý và quản trị 
mới [17] và một mạng lưới phát triển hoàn toàn các doanh nghiệp kỹ thuật số [14]. Một số quốc 
gia như Tây Ban Nha, Hàn Quốc hay Trung Quốc đã chấp nhận phương pháp tiếp cận mới này 
và đang có những nỗ lực to lớn về nguồn lực công cộng để phát triển và áp dụng ý tưởng này 
[14; 31]. Sự phổ biến ngày càng tăng của điểm đến du lịch thông minh kèm theo sự gia tăng của 
các nghiên cứu có liên quan, tuy nhiên do đây vẫn là một khía cạnh mới nên vẫn còn nhiều hạn 
chế [3], nhưng lại có sự kỳ vọng to lớn của chính phủ, truyền thông và các công ty tư nhân. 
Điều này làm cho khái niệm Điểm đến thông minh trở nên thông dụng và được sử dụng bởi 
nhiều tác nhân quan tâm [14]. Bài viết này nhằm mục đích hệ thống hóa và phân tích nội dung 
các bài báo bằng tiếng Anh là các nghiên cứu về điểm đến du lịch thông minh đã được công bố 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
130 
trên các tạp chí uy tín, từ đó hệ thống hóa khái niệm về điểm đến du lịch thông minh và củng 
cố nền tảng lý thuyết của vấn đề. 
2 Khái niệm Điểm đến du lịch thông minh 
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) và đổi mới 
sáng tạo trong du lịch làm thay đổi cấu trúc phát triển du lịch truyền thống, mang thuật ngữ 
“thông minh” vào các điểm đến du lịch. Điểm đến du lịch thông minh là một thành phần của 
du lịch thông minh và là một trường hợp đặc biệt của thành phố thông minh [6], do đó điểm 
đến du lịch thông minh cũng ứng dụng các quy tắc của thành phố thông minh [14]. 
Bên cạnh đó, các điểm đến du lịch thông minh được lấy cảm hứng từ các điểm đến điện 
tử (eDestinations), trong khi các điểm đến điện tử nhấn mạnh việc sử dụng CNTT&TT để cung 
cấp thông tin và trở thành một phần công cụ của tất cả các giao dịch [5], thì ở các điểm đến 
thông minh CNTT&TT là trung tâm được nhúng vào tất cả các thành phần nhờ vào các phát 
triển mới, chẳng hạn như Internet vạn vật (Internet of Things) [21]. Công nghệ trong điểm đến 
thông minh trở thành không gian, nơi tất cả các mối liên kết giữa các bên liên quan xảy ra [14]. 
Cho đến nay, không có thỏa thuận chung nào về định nghĩa Điểm đến du lịch thông 
minh, nhưng một trong những định nghĩa được sử dụng phổ biến nhất và là tiền đề của các 
nghiên cứu liên quan đến điểm đến thông minh được cung cấp bởi Viện Phát triển Đổi mới của 
Tây Ban Nha (SEGITTUR) cùng với Cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia AENOR. Theo tổ chức 
này, điểm đến thông minh là “Một khu vực du lịch đổi mới sáng tạo, dễ tiếp cận với mọi người và 
được xây dựng dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đảm bảo sự phát triển bền vững của lãnh thổ, 
tạo điều kiện cho sự tương tác của du khách và sự tích hợp của họ với môi trường xung quanh và nâng 
cao chất lượng trải nghiệm của họ tại các điểm đến và chất lượng cuộc sống của người dân” [29, tr.32]. 
Từ năm 2014 đến nay, nhiều định nghĩa khác về điểm đến du lịch thông minh cũng đã 
được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và xác định [11; 22; 19; ] (Bảng 1). Tóm lại, hầu hết các nhà 
nghiên cứu đều đồng ý rằng điểm đến du lịch thông minh có thể được xác định bằng không 
gian du lịch với sự hỗ trợ của các ứng dụng CNTT&TT và các công nghệ nâng cao khác 
(Internet vạn vât, điện toán đám mây và các hệ thống dịch vụ Internet người dùng cuối ) 
nhằm cố gắng cải thiện trải nghiệm của du khách khi tiếp cận điểm đến đó, đồng thời cung cấp 
chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân. Đồng thời, đối với quản lý điểm đến, tạo ra sự đổi 
mới và các nguyên tắc về tính bền vững, khả năng tiếp cận thông tin và tạo ra kiến thức và 
quản trị. Các điểm đến du lịch thông minh hoạt động dựa trên việc ra quyết định hợp tác, thông 
minh và tương tác liên tục giữa các bên liên quan khác nhau và tất cả điều này được thực hiện 
thông qua việc tận dụng các khả năng được cung cấp bởi các công nghệ mới. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
131 
Bảng 1. Các khái niệm về điểm đến du lịch thông minh 
Tác giả Năm Khái niệm 
Buhalis & 
Amaranggana [6] 
2014 
Mang sự thông minh vào các điểm đến du lịch có nghĩa rằng các điểm đến 
cần kết nối các bên liên quan thông qua nền tảng trung gian CNTT&TT để 
hỗ trợ trao đổi thông tin liên quan đến các hoạt động du lịch thông qua các 
thuật toán của máy tính để nâng cao quá trình ra quyết định. 
Gretzel & cộng sự 
[14] 
2015 
Du lịch được hỗ trợ bằng cách tích hợp các nỗ lực tại điểm đến để thu thập 
và tập hợp/khai thác dữ liệu nhận được từ cơ sở hạ tầng vật lý, các kết nối 
xã hội, các nguồn từ chính phủ/tổ chức và con người kết hợp với việc sử 
dụng các công nghệ nâng cao để chuyển đổi dữ liệu vào trải nghiệm tại 
điểm đến và tuyên bố giá trị của doanh nghiệp rõ ràng tập trung vào hiệu 
quả, bền vững và giàu trải nghiệm. 
Boes & cộng sự [4] 2015 
Các điểm đến sử dụng các phương pháp và công cụ kỹ thuật có sẵn kích 
hoạt cung và cầu để đồng sáng tạo giá trị, niềm vui và trải nghiệm cho du 
khách và mang lại sự thịnh vượng, lợi nhuận và các lợi ích cho các tổ chức 
và điểm đến 
Lamsfus & cộng sự 
[22] 
2015 
Một điểm đến du lịch được xem là thông minh khi nó tận dụng các cơ sở hạ 
tầng công nghệ được cung cấp bởi thành phố thông minh để: (1) nâng cao 
trải nghiệm du lịch của du khách bằng việc cá nhân hóa và khiến cho họ 
nhận thức được sự sẵn có của các dịch vụ và sản phẩm của cả du lịch và địa 
phương tại các điểm đến; và (2) bằng cách trao quyền cho các tổ chức quản 
lý điểm đến, các tổ chức địa phương và các công ty du lịch trong việc ra 
quyết định và hành động dựa vào dữ liệu được tạo ra trong phạm vi điểm 
đến, được thu thập, được quản lý và được xử lý bởi cơ sở hạ tầng công 
nghệ. 
Del Chiappa & 
Baggio [11] 
2015 
Điểm du lịch thông minh có thể được coi là điểm đến dựa trên tri thức, 
trong đó CNTT&TT, Internet vạn vật, điện toán đám mây và hệ thống dịch 
vụ Internet người dùng cuối được sử dụng để cung cấp các công cụ, nền 
tảng và hệ thống để tạo ra kiến thức và khả năng truy cập thông tin cho tất 
cả các bên liên quan một cách có hệ thống và hiệu quả và tạo các cơ chế sẵn 
có cho phép các bên liên quan tham gia càng nhiều càng tốt trong quá trình 
đổi mới sáng tạo. 
Jovicic [19] 2017 
Điểm đến du lịch thông minh là một không gian địa lý nơi có sự đan xen 
giữa thực tế và kỹ thuật số trong đó tất cả các bên liên quan đều có thể tiếp 
cận kiến thức và thông tin, tạo điều kiện để thực hiện việc đổi mới liên tục 
về hiệu suất và hoạt động; cho phép cộng tác tốt hơn giữa các công ty du 
lịch và khách du lịch những người có thể trao đổi thông tin/kiến thức với 
trình độ hiểu biết và xã hội hóa cao hơn làm tăng nhu cầu du lịch và tìm 
kiếm trải nghiệm cá nhân hóa. 
Nguồn: tổng hợp của các tác giả 
3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 
Để hệ thống hóa các bài báo nghiên cứu về điểm đến du lịch thông minh, bài viết sử 
dụng cách tiếp cận nghiên cứu định tính với phương pháp phân tích nội dung. Phân tích nội 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
132 
dung là một phương pháp làm việc tốt có thể xử lý khối lượng lớn dữ liệu trong khi chi phí bị 
hạn chế. Phân tích nội dung có hệ thống là phương pháp dựa trên lý thuyết, dựa trên kiến thức 
về chủ đề nghiên cứu, đây là phương pháp lý tưởng khi mục tiêu là đánh giá các nghiên cứu 
hiện có [30]. Phương pháp này cũng đã được sử dụng thường xuyên trong các nghiên cứu du 
lịch, thực hiện nhằm đánh giá các nghiên cứu một cách hệ thống từ đó hiểu được mức độ phát 
triển lý thuyết của CNTT&TT trong du lịch hoặc để nắm bắt sự nổi lên của truyền thông xã hội 
trong du lịch và khách sạn [7]. Do đó, phân tích nội dung được chọn là phương pháp phù hợp 
cho bài viết này để phân tích hệ thống dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đã công bố nhằm kiểm 
tra các khái niệm và chủ đề chính về điểm đến du lịch thông minh. 
3.1 Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về điểm đến du lịch 
thông minh dựa trên việc tổng hợp các bài báo cùng chủ đề bằng tiếng Anh đã được công bố. 
Tiến trình này được thực hiện với một số bước theo hình 1: 
1. Lựa chọn đơn vị phân tích: Đối với nghiên cứu này, các bài báo tiếng Anh được xác 
định là đơn vị phân tích phù hợp để trích xuất các yếu tố chi tiết của nghiên cứu về điểm đến 
du lịch thông minh. 
2. Xác định các nguồn thu thập dữ liệu: Xác định các bài báo có liên quan thảo luận về các 
chủ đề của điểm đến du lịch thông minh. Với sự hạn chế trong việc tiếp cận các cơ sở dữ liệu 
khoa học, nghiên cứu tiến hành tiếp cận các bài báo tiếng Anh về chủ đề điểm đến du lịch 
thông minh được đăng trên tạp chí uy tín được tìm kiếm từ công cụ tìm kiếm học thuật Google 
Scholar, đây có thể được coi là một công cụ tìm kiếm các tài liệu nghiên cứu phổ biến, miễn phí 
và được sử dụng thành công cho một số nghiên cứu phân tích nội dung trước đó [7; 24]. 
3. Tìm kiếm và thu thập các bài báo: Các từ khóa liên quan đến điểm đến du lịch thông 
minh cũng được xác định nhằm thực hiện việc tìm kiếm và thu thập các bài báo có liên quan. 
Tất cả các bài viết với các từ khóa “Smart Tourism Destination/Smart Destination” trong tiêu đề 
đã được lựa chọn và đọc kỹ bởi nhà nghiên cứu để xác định xem chủ đề trung tâm của các bài 
báo liên quan đến điểm đến du lịch thông minh. Tương tự các nghiên cứu gần đây về phân tích 
nội dung các bài báo [7; 24; 25; 27], nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích các bài báo đầy đủ 
được xuất bản trong các tạp chí chuyên ngành được nghiên cứu, đối với các bài báo cáo hội 
thảo, đánh giá sách, hội thảo hoặc ghi chú biên tập và các bài trình bày đã bị loại trừ. 
4. Tóm tắt các bài báo thu thập được: Các bài báo sẽ được tóm tắt theo các 
chủ đề như tác giả, tên bài báo, năm xuất bản, tên tạp chí, địa điểm nghiên cứu, loại điểm đến, 
các nội dung/khái niệm khác được nghiên cứu cùng với Điểm đến du lịch thông minh, mục tiêu 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
133 
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và kết quả/kết luận nghiên cứu 
chính. 
5. Phân tích dữ liệu: Phần tóm tắt của các bài báo sẽ được tổng hợp và phân tích dựa trên 
phương pháp phân tích nội dung. Sau đó, các chủ đề/nội dung quan trọng sẽ được bàn luận và 
báo cáo dựa trên việc liên hệ với các bài báo gốc. 
Hình 1. Quy trình nghiên cứu 
3.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu 
Nghiên cứu này sử dụng phân tích nội dung dựa vào dữ liệu thứ cấp, cụ thể là các bài 
báo bằng tiếng Anh nghiên cứu về Điểm đến du lịch thông minh đã được đăng trên các tạp chí 
uy tín. Việc tìm kiếm và thu thập các bài báo được tiến hành trên công cụ tìm kiếm học thuật 
Google Scholar. Quá trình thu thập dữ liệu bắt đầu với việc tìm kiếm từ khóa “Smart 
Destination” và “Smart Tourism Destination”. Kết quả có 46 bài báo được xác định với các từ 
khóa tìm kiếm “Smart Tourism Destination” và trong tiêu đề bài báo tìm kiếm. Sau đó, nghiên 
cứu tiến hành xác định các bài báo phù hợp, trong đó loại bỏ một số ấn phẩm không hợp lệ bao 
gồm các báo cáo trong các hội thảo, đánh giá sách, hội thảo hoặc ghi chú biên tập và các bài 
trình bày, kết quả tổng cộng có 14 bài báo là các bài báo tiếng Anh đầy đủ được công bố bởi các 
tạp chí chuyên ngành uy tín phù hợp đã được đưa vào để xem xét và phân tích tiếp theo (Bảng 
2). 
Phân tích dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng công cụ phân tích Microsoft Excel, 
cho phép thu thập có hệ thống các dữ liệu, hiển thị có cấu trúc và các tùy chọn lọc dữ liệu để 
sắp xếp nội dung trong phân tích. Trong quá trình này, dữ liệu được trích xuất được phân tích 
theo thứ tự của từng loại để hệ thống kiến thức và phát triển lý thuyết. Để bổ sung độ tin cậy 
cho các kết quả định tính, phép phân tích thống kê được sử dụng cho từng chủ đề cụ thể [15]. 
Đối với nghiên cứu này, các dữ liệu dạng chữ trong bảng tóm tắt sẽ được phân loại và phân tích 
tần số để tìm ra được các nội dung quan trọng nhất. Các nội dung đó sẽ được mô tả và bàn luận 
dựa vào việc liên hệ, đối chiếu với các bài báo gốc. 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
134 
Bảng 2. Danh sách các bài báo về điểm đến du lịch thông minh đã được thu thập từ Google Scholar 
STT Tác giả Năm Tên bài báo Tạp chí 
1 
Del Chiappa, G., & Baggio, 
R. [11] 
2015 
Knowledge transfer in smart tourism 
destinations: Analyzing the effects of a 
network structure 
Journal of Destination 
Marketing & 
Management 
2 
Boes, K., Buhalis, D., 
Inversini, A., [3] 
2016 
Smart tourism destinations: ecosystems 
for tourism destination competitiveness 
International Journal of 
Tourism Cities 
3 
Buonincontri, P., & Micera, 
R. [9] 
2016 
The experience co-creation in smart 
tourism destinations: a multiple case 
analysis of European destinations 
Information Technology 
& Tourism 
4 
Ivars-Baidal, J. A., Celdrán-
Bernabeu, M. A., Mazón, 
J.-N., & Perles-Ivars, Á. F., 
[17] 
2017 
Smart destinations and the evolution of 
ICTs: a new scenario for destination 
management? 
Current Is ... êu cốt lõi của điểm đến du lịch thông 
minh [3]. Điều này có thể đạt được, về mặt lý thuyết, thông qua một nền tảng công nghệ trung 
tâm có thể kết nối tất cả các bên liên quan, tích hợp dữ liệu đầu vào từ các nguồn khác nhau và 
cho phép chia sẻ thông tin thời gian thực một cách năng động. 
Gần đây, khái niệm trải nghiệm du lịch ngày càng được thay thế bằng khái niệm đồng 
sáng tạo trải nghiệm du lịch. Đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch có thể được mô tả như một 
quá trình bao gồm khách du lịch và các bên liên quan khác trong việc xác định các trải nghiệm 
cá nhân và độc đáo, với mục tiêu cuối cùng là tạo ra giá trị [9]. Các điểm đến và các công ty du 
lịch đã nhận ra những thay đổi trong ngành du lịch, vai trò tích cực mới của khách du lịch, và 
do đó, tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng sáng tạo trải nghiệm như là một yếu tố quan 
trọng để đạt được thành công. Để khuyến khích đồng sáng tạo trải nghiệm, các điểm đến đã bắt 
đầu xây dựng và quản lý môi trường trải nghiệm cạnh tranh trong đó khách du lịch có thể chủ 
động can thiệp, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của điểm đến, đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ của 
CNTT&TT [9]. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
141 
Quản lý điểm đến thông minh 
Từ góc độ quản lý, quản lý điểm đến du lịch thông minh đã trở nên phức tạp hơn khi 
những phát triển trong công nghệ trao quyền cho sự tích hợp các nguồn lực để đồng sáng tạo 
giá trị bởi tất cả các tác nhân trong hệ sinh thái điểm đến du lịch thông minh. Nghiên cứu của 
Boes & cộng sự chỉ ra rằng các yếu tố bao gồm CNTT&TT, lãnh đạo, đổi mới sáng tạo và vốn xã 
hội được hỗ trợ bởi nguồn nhân lực là những thành phần cốt lõi của sự thông minh của một 
điểm đến thông minh [3]. Mặc dù CNTT&TT là một yếu tố quyết định quan trọng đối với các 
điểm đến du lịch thông minh, nhưng sự tích hợp công nghệ duy nhất trong một điểm đến du 
lịch sẽ không đủ để trở thành một điểm đến du lịch thông minh. Các nhà quản lý điểm đến du 
lịch thông minh cần phải thừa nhận cấu trúc thông minh nhiều mặt, trong đó sự kết hợp giữa 
các thành phần thông minh cứng và mềm trong cấu trúc hệ sinh thái điểm đến du lịch thông 
minh lại có tiềm năng mang lại các lợi thế cạnh tranh bền vững và nâng cao chất lượng cuộc 
sống của cả người dân và khách du lịch tại các điểm đến du lịch thông minh [3]. 
Các mô hình quản lý điểm đến du lịch thông minh tập trung vào việc nâng cao khả năng 
cạnh tranh của điểm đến du lịch thông minh bao gồm việc tận dụng tối đa các khả năng hiện 
tại được cung cấp bởi sự thông minh, các nhà quản lý điểm đến phải tích hợp toàn bộ phạm vi 
của các thành phần thông minh và đảm bảo khả năng tương tác và kết nối của cả hai thành 
phần thông minh mềm và thông minh cứng [3]. Điểm đến du lịch thông minh cần thực hiện sự 
thông minh bằng cách triển khai các ứng dụng du lịch phù hợp, trong đó các ứng dụng này 
xuất hiện như là nền tảng cho sự đổi mới sáng tạo và khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch 
thông minh. Thị trường du lịch hiện đang gặp phải thế hệ người tiêu dùng am hiểu công nghệ, 
những người ngày càng có nhiều kinh nghiệm đối với các CNTT&TT [13], do đó tăng khả năng 
cạnh tranh giữa các điểm du lịch mang đến một nhiệm vụ cho các tổ chức quản lý điểm đến đòi 
hỏi liên tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc đáo cho khách du lịch thông minh tiếp cận 
các điểm đến. Cách tiếp cận cạnh tranh để quản lý điểm đến du lịch ngày càng dựa trên cách 
tiếp cận bền vững và tiềm năng của các công nghệ thông minh đóng góp để cải thiện trải 
nghiệm du lịch. Mục tiêu của điểm đến du lịch thông minh cạnh tranh là sử dụng tài nguyên 
thông minh hơn để cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững, không chỉ cho người 
dân, mà còn cho khách du lịch [10]. 
Kết quả khám phá các vấn đề/khái niệm liên quan đến điểm đến du lịch thông minh cho 
thấy khái niệm điểm đến du lịch thông minh hoàn toàn khác so với khái niệm điểm đến du lịch 
truyền thống. Trong khi theo UNWTO (2007) các điểm đến du lịch truyền thống được xem “là 
vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, 
các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý 
và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”, thì một điểm 
đến du lịch được xem là thông minh khi có sự tích hợp các công nghệ thông minh làm nền tảng 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
142 
cơ bản nhằm phục vụ các đối tượng khách du lịch mới - du khách thông minh những người có 
khả năng và trải nghiệm gia tăng đối với CNTT&TT, tăng cường các trải nghiệm du lịch của họ 
tại các điểm đến; khuyến khích đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch giữa các bên liên quan trong 
một điểm đến du lịch dựa vào tính năng động và dữ liệu được chia sẻ thời gian thực; sử dụng 
nguồn tài nguyên điểm đến thông minh hơn và nâng cao đời sống của người dân địa phương. 
Các điểm đến du lịch thông minh như vậy sẽ có nhiều tiềm năng hơn để đạt được các lợi thế 
cạnh tranh bền vững trong tương lai. 
5 Kết luận và đề xuất một số hướng nghiên cứu cho điểm đến du lịch 
thông minh tại Việt Nam 
Điểm đến du lịch thông minh là một vấn đề nghiên cứu còn khá mới [3] thu hút rất nhiều 
sự chú ý của các nhà nghiên cứu về điểm đến trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam, đây là một 
chủ đề còn khá mới và hầu như chưa có nghiên cứu nào bàn luận về vấn đề này. Nghiên cứu 
này với phương pháp phân tích nội dung 14 bài báo bằng tiếng Anh là các công trình nghiên 
cứu đã được công bố trên các tạp chí có uy tín trên thế giới đã phần nào làm rõ các nghiên cứu 
liên quan đến Điểm đến du lịch thông minh từ năm 2014 đến nay. Kết quả phân tích cho thấy, 
mặc dù điểm đến du lịch thông minh là một vấn đề mới nhưng được sự quan tâm rất lớn bởi 
các nhà nghiên cứu. Bằng phương pháp định lượng, định tính hoặc kết hợp cả hai phương pháp 
trên, các nhà nghiên cứu đã phần nào làm rõ khái niệm và các vấn đề liên quan đến điểm đến 
du lịch thông minh. Điểm đến du lịch thông minh không chỉ là sự ứng dụng các CNTT&TT vào 
điểm đến, mà nó bao gồm nhiều lớp thông minh bao gồm các công nghệ thông minh, du khách 
thông minh và quản lý điểm đến thông minh. 
Tổng quan nghiên cứu về điểm đến du lịch thông minh cung cấp cho các nhà nghiên cứu 
và quản lý điểm đến du lịch những kiến thức quan trọng trong việc vận hành và quản lý một 
điểm đến du lịch thông minh, đồng thời cung cấp những hiểu biết sâu hơn về cách sử dụng 
CNTT&TT để đổi mới chiến lược, nâng cao trải nghiệm du lịch và đồng sáng tạo trải nghiệm du 
lịch. Trong tương lai, các công nghệ mới nổi cùng với sự chuyển đổi năng động các quy trình 
trong xã hội sẽ cho phép những cơ hội mới trong chiến lược phát triển điểm đến du lịch thông 
minh. Do đó, một số hướng nghiên cứu chính đề xuất cho các điểm đến du lịch thông minh tại 
Việt Nam bao gồm: (1) Nghiên cứu ứng dụng CNTT&TT đối với các điểm đến du lịch thông 
minh; (2) Nghiên cứu hành vi khách du lịch thông minh đối với các điểm đến du lịch thông 
minh; (3) Nghiên cứu mô hình tổng thể quản lý điểm đến du lịch thông minh 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
143 
Tài liệu tham khảo 
1. Almobaideen, W., Krayshan, R., Allan, M., Saadeh, M. (2017), Internet of Things: 
Geographical Routing based on healthcare centers vicinity for mobile smart tourism 
destination, Technological Forecasting and Social Change, 123, 342–350. 
2. Benbasat, I., Goldstein, D. and Mead, M. (1987), The case research strategy in studies of 
information systems, MIS Quarterly, 11(3), 369–86. 
3. Boes, K,. Buhalis, D., Inversini, A. (2016), Smart tourism destinations: ecosystems for 
tourism destination competitiveness, International Journal of Tourism Cities, 2(2), 108–124. 
4. Boes, K., Buhalis, D., & Inversini, A. (2015), Conceptualising smart tourism destination 
dimensions. In I. Tussyadiah, & A. Inversini (Eds.), Information and communication 
technologies in tourism 2015, 391–403, Cham: Springer. doi:10.1016/S0160-7383(01)00012-3. 
5. Buhalis, D. (2003), Etourism: Information technology for strategic tourism management. 
Harlow: Pearson Education. 
6. Buhalis, D., & Amaranggana, A. (2014), Smart tourism destinations. In Z. Xiang, & I. 
Tussyadiah (Eds.), Information and communication technologies in tourism 2014, 553–564. 
Cham: Springer. doi:10.1007/978-3-319-03973-2. 
7. Buhalis, D., & Law, R. (2008), Progress in information technology and tourism 
management: 20 years on and 10 years after the internet – The state of eTourism research. 
Tourism Management, 29(4), 609–623. doi:10.1016/j.tourman.2008.01.005. 
8. Buhalis, D., & Matloka, J. (2013), Technology-enabled tourism destination management and 
marketing. In C. Costa, E. Panyik, D. Buhalis (Eds.), Trends in European tourism planning 
and organisation, 339–350, Buffalo, NY: Channel View Publications. 
9. Buonincontri, P., & Micera, R. (2016), The experience co-creation in smart tourism 
destinations: a multiple case analysis of European destinations, Information Technology & 
Tourism, 16(3), 285–315. 
10. Cimbaljević, M., Stankov, U., Pavluković, V. (2018), Going beyond the traditional 
destination competitiveness–reflections on a smart destination in the current research, 
Current Issues in Tourism, 1-Jun Taylor & Francis. 
11. Del Chiappa, G., & Baggio, R. (2015), Knowledge transfer in smart tourism destinations: 
Analyzing the effects of a network structure, Journal of Destination Marketing & Management, 
4(3), 145–150. doi:10.1016/j.jdmm.2015.02.001. 
12. Del Vecchio, P. (2017), Creating value from Social Big Data: Implications for Smart Tourism 
Destinations, Information Processing and Management (2017), 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
144 
13. Femenia-Serra, F., Neuhofer, B., & Ivars-Baidal, J. A. (2019), Towards a conceptualisation of 
smart tourists and their role within the smart destination scenario, The Service Industries 
Journal, DOI: 10.1080/02642069.2018.1508458. 
14. Gretzel, U., Sigala, M., Xiang, Z., & Koo, C. (2015), Smart tourism: Foundations and 
developments, Electronic Markets, 25(3), 179–188. doi:10.1007/s12525-015-0196-8. 
15. Guthrie, J., Petty, R., Yongvanich, K. and Ricceri, F. (2004), Using content analysis as a 
research method to inquire into intellectual capital reporting, Journal of Intellectual Capital, 
5(2), 282–93. 
16. Hernández-Martín, R., Rodríguez-Rodríguez, Y., Gahr, D. (2017), Functional Zoning for 
Smart Destination Management, European Journal of Tourism Research, Year of publication, 17, 
43–58. 
17. Ivars-Baidal, J. A., Celdrán-Bernabeu, M. A., Mazón, J.-N., & Perles-Ivars, ÁF. (2017), Smart 
destinations and the evolution of ICTs: A new scenario for destination management? 
Current Issues in Tourism, 5, 1–20. doi:10.1080/13683500.2017.1388771. 
18. Jiang, Q., Ke, G.(2019), Information sharing and bullwhip effect in smart destination 
network system, Ad Hoc Networks, 87, 17–25. 
19. Jovicic, D. Z. (2019), From the traditional understanding of tourism destination to the smart 
tourism destination. Current Issues in Tourism, 22(3), 276–282. 
20. Kim, K., Park, O., Yun, S., Yun, H., (2017), What makes tourists feel negatively about 
tourism destinations? Application of hybrid text mining methodology to smart destination 
management, Technological Forecasting and Social Change, 123, 362–369. 
21. Koo, C., Yoo, K.-H., Lee, J.-N., & Zanker, M. (2016), Special section on generative smart 
tourism systems and management: Man-machine interaction, International Journal of 
Information Management, 36(6), 1301–1305. doi:10.1016/j.ijinfomgt.2016.05.015. 
22. Lamsfus, C., Martín, D., Alzua-Sorzabal, A., & Torres-Manzanera, E. (2015), Smart tourism 
destinations: An extended conception of smart cities focusing on human mobility. In I. 
Tussyadiah, & A. Inversini (Eds.), Information and communication technologies in tourism 
2015, 363–375. Cham: Springer. 
23. Law, R., Buhalis, D., & Cobanoglu, C. (2014), Progress on information and communication 
technologies in hospitality and tourism, International Journal of Contemporary Hospitality 
Management, 26(5), 727–750. doi:10.1108/IJCHM-08-2013-0367. 
24. Leung, D., Law, R., van Hoof, H. and Buhalis, D. 2013, Social media in tourism and 
hospitality: A literature review, Journal of Travel & Tourism Marketing, 30(1–2), 3–22. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
145 
25. Leung, R. and Law, R. (2010), A review of personality research in the tourism and 
hospitality context, Journal of Travel & Tourism Marketing, 27(5), 439–459. 
26. Liberato, P., Alen, E., Liberato, D. (2018), Smart tourism destination triggers consumer 
experience: the case of Porto, European Journal of Management and Business Economics, 27(1). 
27. Liu, W., Zhong, L., Ip, C. and Leung, D. (2011), An analysis of research on tourism 
information technology: The case of ENTER proceedings, In: Law, R., Fuchs, M. and Ricci, 
F. (eds.) Information and communication technologies in tourism 2011, Vienna: Springer, 
294–304. 
28. Pedro Manuel da Costa Liberato, Elisa Alén-González & Dália Filipa Veloso de Azevedo 
Liberato (2018): Digital Technology in a Smart Tourist Destination: The Case of Porto, 
Journal of Urban Technology, DOI: 10.1080/10630732.2017.1413228. 
29. SEGITTUR. (2015), Informe destinos turísticos inteligentes: construyendo el futuro [Report 
on smart tourism destinations: building the future]. Retrieved from 
Libro-Blanco-Destinos-Tursticos-Inteligentes-construyendo-el-futuro.pdf. 
30. Spens, K. M. and Kovács, G. (2006), A content analysis of research approaches in logistics 
research, International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 36(5), 374–390. 
31. Wang, D., Li, X., Li, Y. (2013), China's “smart tourism destination” initiative: A taste of the 
service-dominant logic, Journal of Destination Marketing & Management, 2(2), 59–61. 
Nguyễn Thị Minh Nghĩa và CS. Tập 128, Số 5A, 2019 
146 
SMART TOURISM DESTINATION: CONCEPT 
AND THE RECENT STUDY TRENDS 
Nguyen Thi Minh Nghia*, Nguyen Thi Thuy Van, Le Van Hoa 
School of Hospitality and Tourism, Hue University 
Abstract: Smart tourism destination is an emerging concept in the context of the increase of development 
and application information and communication technologies in destinations. This article uses a content 
analysis method that aims to explore papers published in reputable journals. The results show that the 
majority of studies focused on experimental research that explores emerging smart tourism destinations, 
particularly in Europe. Both qualitative and quantitative methods are widely used in recent studies, some 
using both qualitative and quantitative method combinations. The concepts/contents of relevant research 
including (1) The concept related to smart tourism destinations; (2) Information and communication 
technologies; (3) Smart tourists; and (4) Smart destination management. 
Keywords: smart tourism destination; smart tourism; content analysis; smart; technologies 

File đính kèm:

  • pdfdiem_den_du_lich_thong_minh_khai_niem_va_cac_xu_huong_nghien.pdf