Dịch vụ kế toán - Thực trạng và giải pháp về hoạt động dịch vụ kế toán tại Việt Nam hiện nay

Tóm tắt:

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa đến nhiều cơ hội, song cũng đặt ra những thách thức, khó

khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ kế toán Việt Nam. Với mục tiêu là sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với

quốc tế, các doanh nghiệp dịch vụ kế toán luôn chú trọng phát triển nâng cao chất lượng, nâng cao năng

lực nghề nghiệp để từng bước khẳng định vị trí hoạt động nghề nghiệp kế toán trên thị trường quốc tế. Bài

viết thông qua việc khái quát thực trạng dịch vụ kế toán và phân tích những hạn chế, tồn tại của loại hình

dịch vụ này trong điều kiện hiện nay, đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế

toán tại Việt Nam trước những biến động mới. Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, hệ thống các

giải pháp được đưa ra bao gồm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, nâng cao nhận thức về chất

lượng dịch vụ kế toán, tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, tăng cường áp dụng chuẩn mực

đạo đức nghề nghiệp kế toán. Đặc biệt là việc tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán phải có sự

phối kết hợp đồng bộ của người thực hiện dịch vụ, người được cung cấp dịch vụ và các cơ quan quản lý,

hiệp hội nghề nghiệp liên quan với các chiến lược toàn diện, linh hoạt, hiệu quả.

Từ khóa: dịch vụ kế toán, chất lượng dịch vụ kế toán

pdf 7 trang phuongnguyen 120
Bạn đang xem tài liệu "Dịch vụ kế toán - Thực trạng và giải pháp về hoạt động dịch vụ kế toán tại Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dịch vụ kế toán - Thực trạng và giải pháp về hoạt động dịch vụ kế toán tại Việt Nam hiện nay

Dịch vụ kế toán - Thực trạng và giải pháp về hoạt động dịch vụ kế toán tại Việt Nam hiện nay
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019 Journal of Science and Technology 61
DỊCH VỤ KẾ TOÁN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Đào Thị Quỳnh
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 22/04/2019
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 17/05/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 05/06/2019
Tóm tắt:
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa đến nhiều cơ hội, song cũng đặt ra những thách thức, khó 
khăn cho các doanh nghiệp dịch vụ kế toán Việt Nam. Với mục tiêu là sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với 
quốc tế, các doanh nghiệp dịch vụ kế toán luôn chú trọng phát triển nâng cao chất lượng, nâng cao năng 
lực nghề nghiệp để từng bước khẳng định vị trí hoạt động nghề nghiệp kế toán trên thị trường quốc tế. Bài 
viết thông qua việc khái quát thực trạng dịch vụ kế toán và phân tích những hạn chế, tồn tại của loại hình 
dịch vụ này trong điều kiện hiện nay, đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế 
toán tại Việt Nam trước những biến động mới. Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, hệ thống các 
giải pháp được đưa ra bao gồm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán, nâng cao nhận thức về chất 
lượng dịch vụ kế toán, tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, tăng cường áp dụng chuẩn mực 
đạo đức nghề nghiệp kế toán. Đặc biệt là việc tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán phải có sự 
phối kết hợp đồng bộ của người thực hiện dịch vụ, người được cung cấp dịch vụ và các cơ quan quản lý, 
hiệp hội nghề nghiệp liên quan với các chiến lược toàn diện, linh hoạt, hiệu quả.
Từ khóa: dịch vụ kế toán, chất lượng dịch vụ kế toán.
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự đổi mới kinh tế tài chính, hoạt 
động kế toán, kiểm toán của Việt Nam ngày càng 
đổi mới, hoà nhập với nguyên tắc và chuẩn mực phổ 
biến trên thế giới. Số lượng doanh nghiệp có nhu 
cầu cung cấp dịch vụ kế toán có sự gia tăng rất lớn. 
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đó, 
các doanh nghiệp một mặt tiếp tục phát triển về số 
lượng, quy mô các tổ chức dịch vụ, đồng thời chú 
trọng phát triển chất lượng, nâng cao năng lực nghề 
nghiệp sẽ từng bước khẳng định vị trí hoạt động 
nghề nghiệp kế toán trên thị trường quốc tế. Vì vậy, 
chất lượng dịch vụ kế toán có vai trò quan trọng 
trong việc cung cấp sản phẩm kịp thời, chính xác, 
gia tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dịch 
vụ kế toán trong điều kiện hiện nay. 
Các công trình nghiên cứu về hoạt động dịch 
vụ kế toán được thực hiện rất nhiều và xuyên suốt 
trong thời gian dài với nhiều hướng tiếp cận khác 
nhau. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu đi sâu vào một 
khía cạnh mà chưa đề cập đến cơ sở lý thuyết. Bài 
viết thông qua việc thu thập số liệu từ các nghiên 
cứu trước, tiến hành tổng hợp, mô tả thực trạng hoạt 
động dịch vụ kế toán để từ đó hệ thống hoá và đề 
xuất giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng dịch 
vụ.
2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng 
hoạt động dịch vụ kế toán ở Việt Nam hiện nay; từ 
đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng 
cao chất lượng dịch vụ kế toán tại Việt Nam hiện 
nay.
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động 
dịch vụ kế toán tại VN 
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu 
thứ cấp từ các nghiên cứu trước
Phương pháp phân tích: Thông qua dữ liệu 
thu thập được tiến hành tổng hợp, thống kê, so sánh, 
đối chiếu và phân tích nội dung; từ đó rút ra được 
thực trạng hoạt động thực tế của dịch vụ kế toán 
hiện nay.
3. Một số vấn đề chung về hoạt động dịch vụ kế 
toán
3.1. Các khái niệm và sản phẩm của dịch vụ kế 
toán
Theo luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 
tháng 11 năm 2015, hoạt động kinh doanh dịch vụ 
kế toán là việc cung cấp dịch vụ kế toán, làm kế 
toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán 
và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế 
toán. Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh dịch 
vụ kế toán được thực hiện các dịch vụ kế toán sau: 
làm kế toán; làm kế toán trưởng; thiết lập cụ thể hệ 
thống kế toán cho đơn vị; cung cấp vật tư và tư vấn 
áp dụng công nghệ thông tin về kế toán; bồi dưỡng 
nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán; tư 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology62 Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019
vấn tài chính; kê khai thuế và các dịch vụ khác về 
kế toán theo quy định của pháp luật [2]
Khái niệm về chất lượng dịch vụ: Chất lượng 
dịch vụ là việc các nhà cung cấp dịch vụ đáp ứng 
mức độ nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng với 
dịch vụ đó. Vì thế, chất lượng dịch vụ chủ yếu do 
khách hàng xác định, mức độ hài lòng của khách 
hàng càng cao thì chất lượng dịch vụ càng tốt.
3.2. Nhu cầu và nội dung cung cấp dịch vụ kế 
toán
Hoạt động kế toán thực tế trong nền kinh tế 
thị trường hiện nay nảy sinh các nhu cầu về:
- Tập hợp chứng từ, xử lý chứng từ kế toán 
và ghi chép sổ sách kế toán.
- Soát xét và hoàn thiện chứng từ, sổ sách và 
lập báo cáo kế toán.
- Đánh giá mức độ trung thực, khách quan 
của các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán của một 
chủ thể nhất định phục vụ mục đích nộp thuế, tham 
gia liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh 
doanh,
- Tư vấn đối với tổ chức và vận hành bộ máy 
kế toán (trực tiếp hoặc gián tiếp) của một chủ thể 
nhất định sao cho có hiệu quả cao nhất, phù hợp với 
quy định của pháp luật.
- Tư vấn các quyết định kinh doanh dựa trên 
thông tin, tài liệu kế toán.
- Cung cấp và tư vấn sử dụng phần mềm kế 
toán.
- Tuyển dụng và đào tạo kế toán viên, kế 
toán trưởng cho các chủ thể doanh nghiệp,
Các hoạt động đáp ứng nhu cầu trên là các 
loại dịch vụ có liên quan đến các hoạt động kế toán, 
hay còn gọi là dịch vụ kế toán, nội dung bao gồm: 
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính: Là dịch 
vụ soát xét các báo cáo tài chính hàng năm, hàng kỳ 
và các thông tin kế toán khác. 
- Dịch vụ lập báo cáo tài chính: Là việc lập 
báo cáo tài chính từ các thông tin khách hàng cung 
cấp. 
- Dịch vụ ghi sổ kế toán: Là loại dịch vụ bao 
gồm hoạt động phân loại, ghi chép các giao dịch 
kinh doanh theo đơn vị tiền tệ hoặc các đơn vị đo 
lường khác vào sổ kế toán.
- Các dịch vụ kế toán khác: Như là chứng 
nhận, đánh giá, lập các báo cáo không chính thức.
Đối với doanh nghiệp việc được cung cấp 
dịch vụ kế toán bởi những công ty cung cấp dịch 
vụ kế toán uy tín sẽ giúp đánh giá đúng thực trạng 
tài chính của mình, từ đó có các quyết định quản trị 
thích hợp sao cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và 
đáng tin cậy nhất.
Đối với các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý 
kinh tế, dịch vụ kế toán tạo điều kiện cho họ có cái 
nhìn khách quan, trung thực về tình hình tài chính 
của các doanh nghiệp mà họ quan tâm. Đây là cơ 
sở quan trọng để họ thực hiện hoặc điều chỉnh các 
quyết định kinh tế, các cơ chế chính sách.
3.3. Các yếu tố chi phối đến chất lượng dịch vụ 
kế toán
Chất lượng dịch vụ do khách hàng quyết 
định nên chất lượng ở đây sẽ mang tính chất chủ 
quan, phụ thuộc vào mức độ nhu cầu cùng mong 
đợi của khách hàng, vì vậy mỗi dịch vụ sẽ có những 
cảm nhận khác nhau, dẫn đến chất lượng cũng khác 
nhau. 
Chất lượng dịch vụ kế toán có một số đặc 
trưng của hoạt động dịch vụ. Đó là, khách hàng sử 
dụng dịch vụ thường gặp khó khăn trong việc ra 
quyết định lựa chọn dịch vụ, việc kiểm tra đánh giá 
dịch vụ kế toán thường khó khăn bởi khách hàng 
chỉ có thể xác nhận sau khi dịch vụ hoàn thành và 
đã sử dụng. 
Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ kế toán 
thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính 
biến động như công nghệ, trình độ kế toán viên, 
khách hàngdo đó sẽ kéo theo tính bất ổn khó xác 
định chính xác chất lượng dịch vụ kế toán.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 yếu tố ảnh 
hưởng đến chất lượng dịch vụ, đó là: 
*) Mức độ tin cậy: Khả năng đảm bảo dịch 
vụ đã hứa hẹn một cách chắc chắn và chính xác
*) Thái độ nhiệt tình: Thái độ sẵn sàng giúp 
đỡ khách hàng và đảm bảo dịch vụ nhanh chóng
*) Sự đảm bảo: Trình độ chuyên môn và thái 
độ nhã nhặn của nhân viên và khả năng họ gây được 
tín nhiệm và lòng tin
*) Sự thông cảm: Thái độ tỏ ra lo lắng, quan 
tâm đến khách hàng
*) Yếu tố hữu hình: đó là các phương tiện 
vật chất, trang thiết bị, con người và tài liệu thông 
tin. [3]
Đây là những yếu tố luôn luôn biến động đòi 
hỏi phải đổi mới và cập nhật liên tục và thậm chí 
các yếu tố này có thể thay đổi khác nhau tuỳ vào 
thời kỳ và các nước khác nhau. Do vậy, sự nhanh 
nhạy, thích ứng của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng 
rất nhiều đến chất lượng dịch vụ kế toán. Dịch vụ 
kế toán cung cấp cho khách hàng phải có được sự 
tín nhiệm, được xã hội thừa nhận và phải phù hợp 
tương thích trong từng điều kiện cụ thể. Như vậy, 
có thể nói các yếu tố quyết định chất lượng của sản 
phẩm dịch vụ kế toán là: Môi trường pháp lý; trình 
độ chuyên môn và khả năng cập nhật của nhân viên 
cung ứng dịch vụ; trình độ hiểu biết và sử dụng sản 
phẩm dịch vụ của khách hàng.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019 Journal of Science and Technology 63
4. Thực trạng hoạt động dịch vụ kế toán tại Việt 
Nam hiện nay
4.1. Thực trạng hoạt động dịch vụ kế toán tại 
Việt Nam hiện nay
Thực tế trong những năm qua cho thấy, dịch 
vụ kế toán đang chất chứa tiềm năng phát triển 
mạnh mẽ. Trên thế giới, người ta coi dịch vụ kế toán 
là dịch vụ cao cấp mang tính chuyên nghiệp cao. Sự 
kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện chính thức 
của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán ở nước 
ta là sự ra đời của hai công ty cung cấp dịch vụ 
kế toán-kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam năm 1991: 
Công ty Kiểm toán Việt Nam - VACO và Công ty 
Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán - 
AASC. 
SỐ LƯỢNG CÁC CÔNG TY DỊCH VỤ KẾ 
TOÁN, KIỂM TOÁN
Năm 1991 2008 2017 2018
Số lượng công ty dịch 
vụ kế toán, kiểm toán
2 18 120 240
 Nguồn: ACCA
Hình 1. Số lượng các công ty dịch vụ kế toán, kiểm 
toán (1991-2018)
Thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt 
Nam ban đầu hình thành gặp không ít khó khăn và 
thử thách: Chế độ kế toán lạc hậu nhiều so với thực 
tế đòi hỏi, khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động 
kế toán nói chung và hoạt động cung cấp dịch vụ kế 
toán nói riêng chưa tạo ra được hành lang pháp lý 
cần thiết cho sự phát triển của thị trường dịch vụ kế 
toán. Vượt qua những khó khăn và thách thức ban 
đầu đó, thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán của 
Việt Nam từ chỗ chỉ có 2 doanh nghiệp dịch vụ kế 
toán, kiểm toán năm 1991, đến nay, cả nước đã có 
gần 240 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán, 
với doanh thu khoảng 5.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân 
sách khoảng 700 tỷ đồng/năm. [2] Đồng thời, với 
sự hiện diện của các công ty nước ngoài đã thúc đẩy 
quá trình cạnh tranh hơn nữa giữa các công ty dịch 
vụ kế toán và bước đầu khẳng định vị thế của các 
công ty này trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, sự 
phát triển của hai hội nghề nghiệp lớn là Hội kế toán 
và kiểm toán Việt Nam và hội kiểm toán viên hành 
nghề Việt Nam đã tạo ra diễn đàn về chuyên môn 
nghiệp vụ, phổ biến các chính sách kiến thức mới
góp phần nâng cao trình độ cho các kế toán viên. 
Theo đánh giá của các tổ chức nghề nghiệp 
quốc tế cho thấy, những năm gần đây, nguồn nhân 
lực trong lĩnh vực kế toán của Việt Nam ngày càng 
được cải thiện đáng kể. Chất lượng đào tạo về lĩnh 
vực kế toán ngày càng chuyên nghiệp. Nhiều sinh 
viên học tại Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực 
qua các kỳ tuyển dụng và quá trình công tác, không 
thua kém với các sinh viên được đào tạo ở nước 
ngoài...
Năm 2017, Bộ Tài chính đã phối hợp với 
Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Đánh giá sự 
tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc lĩnh vực kế toán, 
kiểm toán, đi kèm với việc tăng cường tổ chức các 
hội thảo về định hướng, lộ trình triển khai cũng như 
bổ trợ kiến thức về Chuẩn mực Báo cáo Tài chính 
Quốc tế tại Việt Nam. Qua đó, nâng cao hơn nữa 
niềm tin từ các nhà đầu tư quốc tế đối với thị trường 
tài chính tại Việt Nam.
Năm 2018 và các năm tiếp theo, với kỳ vọng 
Chính phủ sẽ ra quyết định liên quan đến việc áp 
dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế tại Việt 
Nam đã tạo động lực hội nhập sâu rộng với khu vực 
và thế giới. Thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán 
thống nhất đang hình thành trong khu vực các nước 
ASEAN cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho sự phát triển 
và nhất thể hoá nghề kế toán, kiểm toán trong khu 
vực
Tuy nhiên, có không ít thách thức khi Cộng 
đồng kinh tế ASEAN bắt đầu triển khai việc tiến tới 
thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các quốc gia 
tạo thách thức lớn nhất đối với kế toán Việt Nam 
chính là vấn đề đào tạo, cập nhật các chuẩn mực 
quốc tế, nâng cao năng lực kế toán viên. Môi trường 
pháp lý yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi phải gia tăng 
cả về số lượng, quy mô và chất lượng dịch vụ kế 
toán, các doanh nghiệp dịch vụ kế toán sẽ gặp khó 
khăn khi giữ chân nhân viên chủ chốt, nhiều kinh 
nghiệm, đặc biệt là những người có chứng chỉ quốc 
tế, đáp ứng tốt yêu cầu các tổ chức và tập đoàn lớn 
trong và ngoài nước.
Tuy số lượng các công ty cung cấp dịch vụ 
kế toán, kiểm toán tăng nhanh song chỉ một số công 
ty có khả năng về quy mô, phạm vi và chất lượng 
hoạt động. Các công ty cung cấp dịch vụ kế toán 
đang tập trung hoạt động ở một số thị trường lớn 
như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp 
kế toán sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong việc 
tăng cường niềm tin của công chúng, các doanh 
nghiệp, nhà đầu tư vào chất lượng dịch vụ kế toán 
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology64 Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019
cũng như việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực, đáp ứng với yêu cầu thị trường trong nước 
và quốc tế Sự cạnh tranh không chỉ giữa các công 
ty đang cung cấp dịch vụ kế toán - kiểm toán truyền 
thống, mà còn với cả các doanh nghiệp phi truyền 
thống và các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt 
khi công nghệ Blockchain được ứng dụng rộng rãi 
trong lĩnh vực tài chính.
4.2. Một số tồn tại trong hoạt động dịch vụ kế 
toán ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
Mặc dù có những bước phát triển, nhưng thị 
trường dịch vụ kế toán vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế
Thứ nhất, về môi trường pháp lý:
Thị trường dịch vụ kế toán đã được hình 
thành và phát triển cho đến nay đã dần đi vào nề 
nếp; khuôn khổ pháp lý tương đối đồng bộ và ngày 
càng được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh 
minh bạch, lành mạnh.
Nghị định 105/2013/NĐ-CP của Chính phủ 
ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 
vực kế toán, kiểm toán đã góp phần làm rõ hơn trách 
nhiệm pháp lý của kế toán viên khi cung cấp dịch 
vụ kế toán. Ngoài ra, nhiều văn bản pháp luật khác 
có liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước, doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư 
nhân. Luật Kế toán sửa đổi số 88/2015/QH13, ngày 
20/11/2015,... đã ban hành, sửa đổi, nhằm hoàn 
thiện môi trường pháp lý, tạo cơ sở tăng cường chất 
lượng dịch vụ kế toán. Đồng thời, Chính phủ đã ban 
hành các quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ 
kế toán kiểm toán như Quyết định số 32/2007/QĐ-
BTC về Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế 
toán, kiểm toán.  ...  quan có thẩm quyền nào kiểm tra.
Thứ hai, trình độ chuyên môn và khả năng 
cập nhật của nhân viên cung ứng dịch vụ kế toán:
Theo đại diện Vụ Kế toán Kiểm toán cho 
biết, một trong những thách thức lớn nhất trước 
thềm hội nhập là lực lượng kế toán, kiểm toán của 
Việt Nam còn mỏng. Hiện chỉ có gần 5.000 người có 
chứng chỉ kế toán kiểm toán quốc tế. Số lượng này 
so với những quốc gia trong khu vực như Singapore 
và Thái Lan còn quá khiêm tốn. [4] 
Ngành dịch vụ kế toán vẫn còn không ít khó 
khăn bất cập về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm 
hành nghề. Trình độ chuyên môn của đội ngũ hành 
nghề dịch vụ kế toán chưa phù hợp yêu cầu và 
còn thấp so với trình độ của các nhân viên làm tại 
các công ty nước ngoài. Một số kế toán viên còn 
làm việc theo hình thức kiêm nhiệm dẫn tới chưa 
chuyên tâm đến công việc. Việc cập nhật kiến thức, 
trao đổi thông tin giữa các hội viên hành nghề chưa 
thường xuyên. Bên cạnh đó, các đối tượng cung cấp 
dịch vụ chưa thực hiện đầy đủ quy định của chuẩn 
mực đạo đức nghề nghiệp mà đang đặt lợi ích kinh 
tế cao hơn đạo đức nghề nghiệp.
Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán 
viên hành nghề có đủ chứng chỉ theo quy định của 
pháp luật chưa được quan tâm đúng, chiến lược 
phát triển nhân sự của các doanh nghiệp cung cấp 
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019 Journal of Science and Technology 65
dịch vụ kế toán cũng chưa rõ ràng. 
Thứ ba, trình độ hiểu biết và sử dụng sản 
phẩm dịch vụ của khách hàng:
Phần lớn doanh nghiệp vẫn hướng đến việc 
tự tổ chức công tác kế toán cho đơn vị mình, đối với 
những doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ thì không 
ít doanh nghiệp đòi hỏi quá cao về tính phù hợp, 
tính hiệu quả mà coi nhẹ tính tuân thủ trong sử dụng 
dịch vụ kế toán. Điều này đã gây cản trở đến sự bền 
vững và tính minh bạch của thông tin dịch vụ kế 
toán. Một phần nữa từ môi trường pháp lý vẫn chưa 
thực sự tạo ra được môi trường vận dụng hiệu quả 
các quy định để kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch 
vụ kế toán dẫn đến chưa tạo được niềm tin cho các 
doanh nghiệp thuê dịch vụ. Điều này gây nên việc 
các doanh nghiệp không mặn mà với việc thuê dịch 
vụ kế toán với chất lượng đảm bảo, có đủ điều kiện 
pháp lý theo quy định mà chỉ cần thuê người làm kế 
toán với giá phí thấp mà không quan tâm nhiều đến 
chất lượng dịch vụ
Bên cạnh đó còn tồn tại nhóm khách hàng 
còn nhận thức về dịch vụ kế toán chưa đầy đủ; họ 
thường chỉ nghĩ dịch vụ kế toán chỉ là ghi sổ và lập 
báo cáo thuế mà chưa biết đến các dịch vụ khác như 
soát xét chứng từ, sổ sách kế toán, tư vấn thuế, tư 
vấn tài chính kế toán Nhận thức về lợi ích của 
việc thuê các dịch vụ kế toán từ các tổ chức bên 
ngoài chưa cao và họ chưa thực sự yên tâm về vấn 
đề bảo mật thông tin khi giao cho các đơn vị, cá 
nhân bên ngoài thực hiện.
5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tư 
vấn, hành nghề kế toán trong điều kiện hiện nay
Là một loại hình dịch vụ mà chất lượng phụ 
thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của cán bộ công 
nhân viên trong công ty cũng như trình độ công 
nghệ được sử dụng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng 
dịch vụ kế toán, doanh nghiệp phải xây dựng chiến 
lược toàn diện, đồng bộ từ khâu tuyển dụng, đào tạo 
cho đến việc cập nhật kiến thức. Bên cạnh đó, đây 
là loại hình dịch vụ pháp lý nên chất lượng cũng phụ 
thuộc vào môi trường pháp luật của nhà nước. Do 
vậy, một số nhóm giải pháp hữu hiệu sau sẽ nâng 
cao chất lượng dịch vụ kế toán.
5.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực kế toán
Doanh nghiệp cần coi trọng việc tuyển dụng 
và duy trì nhận sự chủ chốt. Để nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực thì doanh nghiệp cần phải có một 
thương hiệu tốt trên thị trường; có quy trình sử dụng 
minh bạch; cần có chiến lược dài hạn về nhân lực 
thể hiện trong chiến lược phát triển và đào tạo, đào 
tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng 
nghề. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tạo ra môi 
trường làm việc thân thiện, được tôn trọng, được 
tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh 
nghiệp và có cơ hội phát triển toàn diện.
Doanh nghiệp dịch vụ kế toán cũng cần chú 
trọng đào tạo cập nhật kiến thức cho những người 
hành nghề kế toán. Việc đào tạo và cập nhật kiến 
thức, huấn luyện nghiệp vụ phải được tiến hành 
thường xuyên kết hợp với việc kiểm tra, đánh giá 
rút kinh nghiệm và không ngừng đề cao năng lực, 
trách nhiệm cá nhân của người hành nghề. Bên cạnh 
đó, bắt buộc vấn đề ngoại ngữ phải đặc biệt quan 
tâm thì mới đáp ứng được yêu cầu dịch chuyển dịch 
vụ kế toán khu vực, quốc tế.
5.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về chất 
lượng dịch vụ kế toán
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền 
về dịch vụ kế toán bao gồm cung cấp dịch vụ, sử 
dụng dịch vụ kế toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ 
kế toán,.. Đối với việc cung cấp dịch vụ kế toán, 
ngày càng tăng cường nâng cao chất lượng giúp 
tăng cường tính cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ, 
nâng cao sự nhận thức về giá trị pháp lý của thông 
tin kế toán được cung cấp. Đối với khách hàng, 
việc nâng cao hiểu biết sẽ đảm bảo được quyền lợi 
của họ khi sử dụng dịch vụ đồng thời tự bản thân 
khách hàng tự kiểm tra được chất lượng dịch vụ sẽ 
bắt buộc doanh nghiệp tìm mọi cách nâng cao chất 
lượng. 
Nhận thức về kiểm soát chất lượng dịch vụ 
kế toán bao gồm nhận thức về tuân thủ các quy định 
của Nhà nước về cung cấp dịch vụ kế toán và nhận 
thức về chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ kế 
toán. Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán cần dựa 
vào những tiêu thức nhất định đã được xây dựng, 
để có sự đánh giá khắc phục, phát huy những kết 
quả sẵn có. Vấn đề mấu chốt để nâng cao quản lý 
chất lượng dịch vụ kế toán là lựa chọn xây dựng 
hệ thống văn bản pháp luật, thỏa mãn yêu cầu của 
kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp thông lệ và 
chuẩn mực quốc tế phổ biến, đảm bảo tính pháp lý 
và thống nhất cao, bao quát đầy đủ, toàn diện các 
mặt quản lý lĩnh vực hoạt động. Phải nhanh chóng 
triển khai đưa các văn bản đã ban hành vào thực 
tiễn. Thông qua đó phải rà soát, xem xét các quy 
định đã bị cũ, không còn phù hợp với điều kiện hiện 
tại, điều chỉnh những điểm còn chưa thống nhất; 
tổng kết những điểm chưa phù hợp để bổ sung 
những văn bản đã có và ban hành thêm các văn bản 
mới. Việc hoàn thiện văn bản pháp luật trước hết là 
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, nhưng Hội nghề 
nghiệp và các đối tượng hành nghề kế toán, kiểm 
toán cũng phải tích cực tham gia để lựa chọn mô 
hình quản lý phù hợp với thực tế.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology66 Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019
5.3. Nhóm giải pháp tăng cường kiểm soát chất 
lượng dịch vụ kế toán
Kiểm soát chất lượng từ phía Hội Kế toán và 
Kiểm toán Việt Nam: VAA cần sớm hoàn chỉnh quy 
trình chi tiết về thủ tục và mẫu biểu thống nhất liên 
quan đến hành nghề và kiểm soát chất lượng hành 
nghề, để các công ty thực hiện thống nhất; Hoàn 
chỉnh và hướng dẫn thống nhất cách chấm điểm trên 
bảng chấm điểm kiểm soát chất lượng. Quy định về 
giá trị pháp lý của dịch vụ kế toán, từ đó gắn trách 
nhiệm của kế toán viên với chất lượng dịch vụ và 
đây cũng là biện pháp đưa dần việc cung cấp dịch 
vụ tuân thủ theo pháp luật, để loại trừ dần các công 
ty không đăng ký hành nghề mà vẫn cung cấp dịch 
vụ kế toán.
Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán từ phía 
các công ty cung cấp dịch vụ kế toán: Các công ty 
cần từng bước ổn định và tăng cường số lượng kế 
toán viên hành nghề, tăng dần quy mô hoạt động; 
xem xét lại và hoàn chỉnh quy chế kiểm soát chất 
lượng hoạt động cung cấp dịch vụ chung cho toàn 
công ty và tiến tới từng loại hợp đồng dịch vụ; tiếp 
tục hoàn chỉnh quy trình cung cấp và kiểm soát chất 
lượng dịch vụ chi tiết cho các loại dịch vụ. Cần cân 
nhắc tính hiệu quả và lợi ích kinh tế khi thương 
lượng phí dịch vụ, để đảm bảo chất lượng dịch vụ 
khi cung cấp.
5.4. Giải pháp tăng cường áp dụng chuẩn mực 
đạo đức nghề nghiệp kế toán trong chất lượng 
dịch vụ kế toán
Thực tiễn cho thấy, chất lượng dịch vụ kế 
toán, kiểm toán với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 
kế toán là hai vấn đề có liên quan hữu cơ mật thiết 
với nhau, tác động chế ngự nhau, trong những 
trường hợp nhất định nếu không kiểm soát chặt chẽ 
những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp, 
nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Chuẩn mực 
đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán đề ra những 
nguyên tắc cơ bản gồm: độc lập; chính trực; khách 
quan; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tính 
bảo mật; tư cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn 
mực chuyên môn. 
6. Đề xuất, kiến nghị
Thị trường dịch vụ kế toán đang trở thành 
ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể 
trong thương mại của từng quốc gia và toàn cầu. Để 
nâng tầm phát triển và nâng cao chất lượng của lĩnh 
vực kế toán, cần chú trọng một số dung sau:
- Về phía cơ quan quản lý: Đẩy mạnh đào 
tạo, cập nhật kiến thức trên cơ sở tiếp thu thông lệ 
quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sớm chuẩn 
hóa chương trình đào tạo, chuẩn hóa và chính thức 
hóa chứng chỉ nghề nghiệp kế toán - kiểm toán của 
Việt Nam cho phù hợp với chuẩn mực đào tạo nghề 
nghiệp quốc tế. Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám 
sát chất lượng dịch vụ kế toán, đạo đức hành nghề 
và chất lượng hành nghề kế toán 
- Về phía cơ sở đào tạo đại học: Tiếp tục đổi 
mới chương trình, nội dung, phương thức và nâng 
cao chất lượng đào tạo kế toán ở mọi trình độ, mọi 
cấp độ. Đặc biệt, trước những yêu cầu từ việc hội 
nhập và Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ 
sở đào tạo cần nghiên cứu đặc điểm của cuộc cách 
mạng này để từ đó đề xuất đổi mới trên tất cả các 
mặt, đặc biệt là đổi mới phương pháp đào tạo. 
- Về phía hiệp hội nghề nghiệp: Tổ chức 
nghề nghiệp cần có giải pháp tăng cường vai trò 
và chất lượng hoạt động, đổi mới mạnh hơn, nhiều 
hơn cả về tổ chức, phương thức hoạt động và nội 
dụng hoạt động để làm tốt chức năng là nơi tập 
hợp và kiểm soát nghề nghiệp. Đồng thời, thực 
hiện tốt chức năng quản lý chuyên môn, đạo đức 
nghề nghiệp của đội ngũ những người hành nghề kế 
toán. Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức nghề 
nghiệp quốc tế về kế toán để tranh thủ sự giúp đỡ 
trong việc hỗ trợ các dự án triển khai nghiên cứu và 
thực hiện cải cách kế toán
- Về phía các công ty cung cấp dịch vụ kế 
toán kiểm toán: Các doanh nghiệp kế toán, kiểm 
toán cần tiếp tục mở rộng quy mô; đa dạng hóa các 
loại hình dịch vụ kế toán; nâng cao khả năng, trình 
độ của nhân viên chuyên nghiệp, mở rộng diện 
được hành nghề cho cả cá nhân.
7. Kết luận
Dịch vụ kế toán ngoài vai trò cung cấp thông 
tin cho quản lý và cho các quyết định kinh tế - tài 
chính, hiện nay còn trở thành một ngành, một lĩnh 
vực dịch vụ hỗ trợ quản lý kinh doanh quan trọng và 
là dịch vụ không thể thiếu của nền kinh tế mở. Nhu 
cầu dịch vụ kế toán nảy sinh ngày càng nhiều với 
các nội dung phong phú, đa dạng bao gồm dịch vụ 
soát xét, lập báo cáo tài chính, tư vấn thuế, tài chính, 
phân tích hoạt động kinh doanh Thực tế những 
năm qua, hoạt động dịch vụ kế toán Việt Nam 
không ngừng được cải thiện về chất lượng dịch vụ, 
dần khẳng định được vị trí trong nền kinh tế quốc 
dân. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế ảnh 
hưởng đến chất lượng dịch vụ như môi trường pháp 
lý chưa thực sự đồng bộ, trình độ chuyên môn của 
nhân viên kế toán còn chưa phù hợp hoàn toàn với 
tốc độ phát triển, khả năng thích ứng và trình độ 
hiểu biết của các dối tượng sử dụng dịch vụ kế toán 
chưa đầy đủ. Trong thời gian tới, để nâng tầm phát 
triển của lĩnh vực dịch vụ kế toán trong bối cảnh hội 
nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp dịch vụ kế 
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 22/Tháng 6 - 2019 Journal of Science and Technology 67
toán cần đưa lên vấn đề quan tâm hàng đầu là nâng 
cao chất lượng dịch vụ, đó phải luôn là vấn đề sống 
còn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường 
dịch vụ kế toán sôi động. Để có thể nâng cao chất 
lượng dịch vụ kế toán, hệ thống các giải pháp được 
đưa ra bao gồm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
kế toán, nâng cao nhận thức về chất lượng dịch vụ 
kế toán, tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kế 
toán, tăng cường áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề 
nghiệp kế toán. Đặc biệt là việc tăng cường kiểm 
soát chất lượng dịch vụ kế toán phải có sự phối kết 
hợp đồng bộ của người thực hiện dịch vụ, người 
được cung cấp dịch vụ và các cơ quan quản lý, hiệp 
hội nghề nghiệp liên quan với các chiến lược toàn 
diện, linh hoạt, hiệu quả.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm 
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, 
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thông 
qua đề tài mã số UTEHY.L.2019.06.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đinh Thị Thuỳ Liên, Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam: Thực trạng và 
đề xuất. Tạp chí tài chính, 2018, Số 4, tr. 35-38.
[2]. Phan Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Diễm Trinh, Trần Thị Kim Chi, 
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, 2018, Số 12, tr. 60-62.
[3]. Phạm Xuân Thành, Nghiên cứu nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ kế toán đối với doanh 
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, 2017, Số 9, tr. 69-71.
[4]. Trần Ngọc Thuý, Thực trạng nguồn nhân lực ngành kế toán nước ta hiện nay và đề xuất một số 
giải pháp cho thời gian tới. Tạp chí công thương, 2017, Số 3, tr. 215-217.
ACCOUNTING SERVICES – THE REAL SITUATION AND THE SOLUTIONS
FOR ACCOUNTING SERVICE ACTIVITIES IN VIETNAM AT PRESENT
Abstract:
The trend of international economic integration not only brings to many opportunities but also 
sets out the challenges and difficulties for Vietnamese accounting services enterprises. With the goal of 
comprehensive integration and international equality, the accounting services enterprises always focus on 
developing quality improvement, improving the professional capacity to gradually affirm the position of 
accounting profession activities in the international market. Through the real generalization of the service 
status of accounting and analysis of the limitations and existence of this type of service in the current 
condition, This post has proposed several solutions to improve the quality of accounting services in Vietnam 
in advance of the volatility new. To improve the quality of accounting services, the system of solutions is 
proposed including improving the quality of accounting human resources, raising the awareness of the 
quality of accounting services and enhancing quality control accounting service quality, strengthening the 
application of professional ethical standards of accounting. Especially, in increasing the quality control of 
accounting services, there must be synchronous coordination of service providers, customer, and management 
agencies, professional associations concerned with comprehensive, flexible and effective strategies.
Keywords: accounting services, accounting service quality.

File đính kèm:

  • pdfdich_vu_ke_toan_thuc_trang_va_giai_phap_ve_hoat_dong_dich_vu.pdf