Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
So với các quốc gia trong khu vực và thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế: DNNVV đa phần làm dịch vụ, hoạt động sản
xuất còn ít; doanh thu hàng năm nhỏ, tốc độ tăng trưởng quy mô chậm, phá sản
giải thể nhiều; tiếp cận với các nguồn lực chính thức còn nhiều hạn chế. Trong làn
sóng cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
số, khu vực này gặp thêm không ít thách thức và có vẻ bị tụt lại phía sau so với các
tập đoàn kinh tế lớn hay khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đòi hỏi
cần có những giải pháp quyết liệt để khối DNNVV theo kịp với xu thế phát triển của
thời đại. Dựa trên việc tổng hợp, phân tích, bài viết nhằm làm rõ vai trò của phát
triển kinh tế số đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, chỉ ra các thách
thức, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Kinh tế số, công nghệ số, doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
39 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Nguyễn Tuấn Hùng Học viện Ngân hàng Trần Ngọc Tiến Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 11/06/2020 Ngày nhận bản sửa: 06/01/2021 Ngày duyệt đăng: 28/01/2021 So với các quốc gia trong khu vực và thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế: DNNVV đa phần làm dịch vụ, hoạt động sản xuất còn ít; doanh thu hàng năm nhỏ, tốc độ tăng trưởng quy mô chậm, phá sản giải thể nhiều; tiếp cận với các nguồn lực chính thức còn nhiều hạn chế... Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số, khu vực này gặp thêm không ít thách thức và có vẻ bị tụt lại phía sau so với các tập đoàn kinh tế lớn hay khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đòi hỏi cần có những giải pháp quyết liệt để khối DNNVV theo kịp với xu thế phát triển của thời đại. Dựa trên việc tổng hợp, phân tích, bài viết nhằm làm rõ vai trò của phát triển kinh tế số đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, chỉ ra các thách thức, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Kinh tế số, công nghệ số, doanh nghiệp nhỏ và vừa Speeding up digital economic transformation for small and medium enterprises in Vietnam Abstract: Compared with other countries in the region and the world, small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam still have many limitations: The major of SMEs are doing in field of services, a few SMEs take part in production activities; small annual revenue, slow growth, a rising toll of bankruptcy; access to official resources remains limited ... In the wave of the industrial revolution 4.0 and the impact of the transition to the digital economy, this kind of enterprise faces many challenges and seems to be lagging behind compared to large enterprises, state owned enterprises or the foreign- invested business sector, requires urgen solutions for SMEs to catch up with the recent development trends. Based on the synthesis and analysis, the article aims to clarify the role of digital economic development SMEs in Vietnam, point out the challenges, thereby introduce solutions to promote transforming the digital economy for SMEs in Vietnam in the future. Keywords: digital economy, digital technology, small and medium enterprises (SMEs) Hung Tuan Nguyen Email: hungnt@hvnh.edu.vn Tien Ngoc Tran Email: tientn@hvnh.edu.vn Organization of all: Banking Academy of Vietnam Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 1. Vai trò của kinh tế số đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Kinh tế số (Digital economy) là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet”. Ở Việt Nam, tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới1. Công nghệ số là một quá trình thay đổi từ phương thức thủ công truyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là big data, internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây2... Các doanh nghiệp ngày nay đang sử dụng chiến lược kinh doanh số trong tất cả các hoạt động kinh doanh, hợp lý hóa quy trình và sử dụng các công nghệ. Họ đang áp dụng chuyển đổi số để tăng cường tương tác với khách hàng và nhân viên cũng như mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng3. Chuyển đổi số (Digital transformation) là khái niệm ra đời trong thời kỳ Internet bùng nổ, đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, mô tả việc ứng dụng công nghệ số (digitalize) vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và mang lại giá trị cho khách hàng.4 Sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế số hiện nay buộc DNNVV5 cần nhận thức vai 1 https://vietnambiz.vn/kinh-te-so-digital-economy-la-gi- hieu-them-ve-kinh-te-so 2 https://doceye.vn/tin-tuc/noi-dung/cong-nghe-so-la-gi- fsi-gioi-thieu-cac-giai-phap-cong-nghe-so-hoa-hang- dau-hien-nay-22735.html 3https://vinno.vn/kinh-te-so-la-gi-tai-dinh-vi-doanh- nghiep-trong-nen-kinh-te-so 4https://smartfactoryvn.com/digital-transformation/ chuyen-doi-so-la-gi/ 5 Tiêu chí xác định DNNVV được quy định tại Điều 6- trò của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số để thấy được ảnh hưởng của làn sóng này và quá trình chuyển đổi sang kinh tế số là lợi ích tự thân, cần quyết tâm, quyết liệt để theo kịp xu thế phát triển. Hầu hết các DNNVV hoạt động theo phương cách: tập trung cao độ với nhà cung cấp và khách hàng kinh doanh hạn chế (và chủ yếu là nội địa hóa). Các hoạt động kinh doanh được quyết định và điều hành bởi một vài nhà quản lý cấp cao, thường không có hoặc có ít người quản lý cấp trung gian. Quản lý cấp cao chủ yếu tập trung cho các quyết định kinh doanh hiện tại, các thử nghiệm hay chuyển đổi mang tính dài hạn thường ít được quan tâm. Với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình kinh doanh truyền thống không còn phù hợp. Thay đổi mô hình kinh doanh và tận dụng kinh tế số sẽ giúp DNNVV mở rộng kinh doanh, hướng tới tăng trưởng dài hạn. Số hóa có lợi ích lớn cho khu vực DNNVV: Thứ nhất, nó tạo điều kiện mở rộng kinh doanh; Thứ hai, nó cải thiện hoặc tối ưu hóa các hoạt động, giúp giảm chi phí. Cụ thể: (i) Tiếp cận khách hàng/ nhà cung cấp rộng hơn: Chuyển đổi kinh tế số giúp cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận khách hàng/ nhà cung cấp cho DNNVV. Các nền tảng thương mại điện tử (Lazada, Shopee) giúp DNNVV có thể tiếp cận với các cộng đồng khách hàng mới, dễ dàng để quảng bá, tiếp thị, cung ứng sản phẩm Ở chiều ngược lại, bên cạnh các nhà cung ứng truyền thống, nền tảng kỹ thuật số cho phép DNNVV tiếp cận với các nhà cung cấp mới, kể cả các nhà cung cấp ở ngoài nước. (ii) Giảm chi phí: Chuyển đổi kinh tế số giúp giúp giảm chi phí do tính kinh tế của quy mô. Ví dụ, nhà hàng có thể giao đồ ăn qua các công cụ giao hàng như Lozi, Now. Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa NGUYỄN TUẤN HÙNG - TRẦN NGỌC TIẾN 41Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng vn, Ahamove thay vì tự thuê hay tự tổ chức đội giao hàng. Tương tự như vậy, nhờ các đối tác vận chuyển này mà các shop bán hàng online cũng không cần tổ chức hay tự mình vận chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các nền tảng kỹ thuật số sẵn sàng cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý. (iii) Cơ hội tối ưu hóa: Các nền tảng kỹ thuật số có thể cung cấp những tiện ích tích hợp và phân tích giúp đối tác hiểu mô hình bán hàng và có khả năng tối ưu hóa dịch vụ sản phẩm của họ. Chẳng hạn, Alibaba có kế hoạch mang lại điện toán đám mây cho các đối tác DNNVV của mình để đảm bảo rằng họ có thể làm việc với các hệ thống mới nhất và tối ưu hóa hoạt động của họ. Thời gian qua, với sự xuất hiện nhanh chóng của các nền tảng kỹ thuật số trong các ngành như vận tải, bán lẻ, du lịch và dịch vụ đã giúp các DNNVV tiếp cận nền kinh tế số tương đối dễ dàng với chi phí thấp. Hầu hết các nền tảng kỹ thuật số không yêu cầu DNNVV phải trả một khoản đầu tư ban đầu lớn, mà nên chấp nhận chia sẻ lợi nhuận. Đồng thời các nền tảng kỹ thuật số cũng coi các DNNVV là một phần không thể thiếu trong kinh doanh của họ. Hay nói cách khác, khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, DNNVV và các loại hình doanh nghiệp khác là cốt lõi, là hạt nhân quan trọng nhất trong triết lý kinh doanh của các nền tảng kỹ thuật số. Đó là mối quan hệ cộng sinh. Chẳng hạn, với nền tảng công nghệ tiên tiến và khả năng xây dựng xu hướng tốt cùng nguồn lực từ các quỹ đầu tư, Grab đã biến giấc mơ về một kỳ lân công nghệ mang lại các gói dịch vụ di chuyển văn minh, minh bạch về quãng đường và giá thành thành điều có thể thực hiện tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Tại Việt Nam, với mạng lưới hợp tác phủ rộng trên 30 tỉnh- thành phố trong thời gian qua, các đơn vị vận tải trên cả nước đã bắt tay hợp tác Grab, mối quan hệ tương hỗ này đã giúp nhiều bên cùng có lợi. Nền tảng công nghệ khi kết nối đúng cách sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh mới cho các DNNVV, tránh bị “cá lớn nuốt cá bé”. Rộng hơn, các nền tảng lớn có thể kéo theo sự phát triển của nhiều nền tảng con như một hệ sinh thái. Facebook, Google, Amazon, Alibaba chính là những ví dụ điển hình. Những nền tảng toàn cầu này đã tạo ra những nền tảng nhỏ hơn phục vụ các DNNVV, trong một hệ sinh thái chung do chính họ phát triển. Từ đó có thể thấy, các nền tảng kỹ thuật số và chính phủ sẽ quan tâm đến cải thiện tỷ lệ số hóa cho các DNNVV. Hai bên nên phối hợp chặt chẽ cùng nhau tìm hiểu và giải quyết những thách thức mà DNNVV phải đối mặt. Có thể có những lo ngại rằng các nền tảng kỹ thuật số đặt ra những yêu cầu khắt khe, DNNVV có thể bị coi là con mồi và bị phân biệt đối xử nhưng nên lưu ý rằng một trong những tính năng chính của công nghệ kỹ thuật số là “chi phí chuyển đổi” tương đối thấp sẽ đảm bảo rằng DNNVV có thể hưởng lợi, điều quan trọng là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nền tảng kỹ thuật số, để DNNVV có thể chọn được nhiều nhất điều khoản và điều kiện ưu đãi, thu được nhiều lợi ích nhất. 2. Những thách thức của kinh tế số với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Ông Nguyễn Kim Hùng6, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam chia sẻ, “thời gian qua, các khái niệm “nền kinh tế số”, “chuyển đổi số” được nhắc tới rất nhiều, song với nhiều DNNNV, hiểu biết thực sự về vấn đề này để đưa vào ứng dụng còn rất hạn chế. Với phần lớn DNNVV thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển 6 Nguồn: chuyen-doi-so-cuoc-choi-doi-van-cho-doanh-nghiep- nho-va-vua-318022.html Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài, vì chúng ta chưa có sự phổ cập chính thức về chuyển đổi số nên cộng đồng doanh nghiệp rất thiếu thông tin về hoạt động này. Khi Việt Nam gia nhập kinh tế số toàn cầu thì cơ hội là rất lớn, song trụ cột nền kinh tế nằm ở khu vực doanh nghiệp với 98% có quy mô nhỏ và vừa, vốn chưa hình dung cụ thể chuyển đổi số là gì, nên đây là điều đầu tiên cần phải giải quyết. Doanh nghiệp phải hiểu thì mới nắm được giá trị, từ đó đưa vào chiến lược kinh doanh. Khi cả cộng đồng doanh nghiệp cùng chung một kế hoạch, trong đó có kinh tế số và chuyển đổi số, thì lúc đó trụ cột kinh tế số mới có thể phát huy hiệu quả”. Tổng hợp quan điểm của các chuyên gia cho thấy, DNNVV hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức trong việc tham gia vào nền kinh tế số. Thứ nhất, DNNVV có kiến thức hạn chế về số hóa. Trong cấu trúc của DNNVV từ con người đến trang thiết bị của doanh nghiệp đều đang gặp khó trong việc chuyển đổi số. Đặc biệt sự thiếu nhận thức và kiến thức về kinh tế số là trở ngại đáng kể đối với hành trình số hóa của DNNVV. Trong đó, những người chủ doanh nghiệp (quản lý cấp cao) cảm thấy số hóa là một hành trình phức tạp, tốn kém và xa rời với khả năng của họ. Hơn nữa họ cũng chưa nhận thức rõ sự hữu ích của số hóa, đồng thời khi số hóa thông tin thường phân tán, không dễ dàng truy cập, gặp rào cản ngôn ngữ. Hiện nay, các kiến thức hay thông tin về số hóa tại các DNNVV dựa vào truyền miệng, ít trực tuyến, nguồn cung cấp thiếu, rời rạc. Các công cụ và thông tin về kinh tế số bằng tiếng Việt dành cho DNNVV vô cùng hạn chế, việc tiếp cận các luồng thông tin bằng tiếng Anh thực sự là thách thức đối với loại hình doanh nghiệp này. Phần lớn các tài liệu tự học về các công cụ kỹ thuật số cũng chỉ có sẵn bằng tiếng Anh. Cải thiện quyền truy cập vào thông tin về công nghệ kỹ thuật số cho chủ sở hữu và quản lý cấp cao của DNNVV bằng cách cung cấp nó bằng ngôn ngữ tiếng Việt có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Đó là gợi ý tinh chỉnh để các chương trình đào tạo, giáo dục, cố vấn hiện có cho các DNNVV hiệu quả hơn. Môi trường kinh doanh không minh bạch, môi trường trực tuyến không an toàn cũng làm cho các DNNVV không có thông tin cần thiết và nhận thức rõ ràng về các công ty cung cấp nền tảng kỹ thuật số. Họ đôi khi mất một chi phí lớn nhưng chuyển đổi số không thành công hoặc không được bảo mật theo cam kết. Chính phủ cũng nên xem xét làm việc với các nền tảng kỹ thuật số đang liên hệ trực tiếp với DNNVV để truyền đạt kiến thức về số hóa, đồng thời theo dõi và giám sát quá trình chuyển đối số mà các nền tảng này cung ứng cho các DNNVV. Về tương lai, phải hoàn thiện môi trường kinh doanh và pháp luật kinh doanh cho kinh tế số. Thứ hai, các DNNVV không muốn thay đổi quy trình kinh doanh quen thuộc cũng như nhận thức của họ về đầu tư chuyển đổi số cần chi phí không nhỏ. Nhiều chủ sở hữu hay quản lý cấp cao thiếu kiến thức về các bước thực tế cần phải thực hiện để đưa hoạt động kinh doanh của họ tích hợp với công nghệ kỹ thuật số dù cho họ đã biết về lợi ích số hóa có thể mang lại. Họ có xu hướng chống lại áp dụng các công nghệ mới do các rủi ro nhận thấy và gánh nặng tài chính liên quan. Trên thực tế, chi phí cho việc áp dụng kỹ thuật số (sản phẩm điện tử viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin) đã giảm đáng kể trong thời gian qua. Chi phí kết nối băng thông rộng giảm dần theo thời gian, một phần nhờ vào những nỗ lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và của chính phủ trong cung cấp và phổ cập Internet tới mọi đối tượng người dân. Hơn nữa, các nền tảng kỹ thuật số có xu hướng không tính phí thanh toán trả trước mà thay vào đó áp dụng mô NGUYỄN TUẤN HÙNG - TRẦN NGỌC TIẾN 43Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hình chia sẻ lợi nhuận hoặc tính phí hợp lý theo định kỳ. Nhờ sự bùng nổ về công nghệ đám mây, phần mềm ứng dụng, các DNNVV tìm kiếm giải pháp số hóa với giá cả phải chăng. Đầu tư ban đầu không còn là rào cản lớn trên con đường đạt được số hóa. Thực hiện bước đầu tiên để số hóa một phần công việc kinh doanh là thách thức lớn nhất đối với DNNVV, nhưng một khi điều này đã được hoàn thành, gia tăng cải tiến sẽ đến tự nhiên và dễ dàng hơn. Do đó, đòi hỏi cấp thiết của DNNVV là tìm kiếm nền tảng nào phù hợp với nhu cầu, ngân sách của họ và nơi họ nên tìm kiếm sự hỗ trợ để bắt đầu quá trình số hóa. Thứ ba, các DNNVV thiếu kiến thức chuyên môn về công nghệ số. Khi chuyển đổi số DNNVV đòi hỏi các kiến thức chuyên môn với các công nghệ kỹ thuật số. Nếu không có nguồn nhân lực có chuyên môn các doanh nghiệp nhỏ dường như bị động trong việc số hóa. Đầu tiên là những con người có khả năng sử dụng nền tảng kỹ thuật số như chủ sở hữu, quản lý cấp cao của doanh nghiệp. Đây là lý do vì sao cần phối hợp giữa các chuyên gia, công ty công nghệ hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp nắm bắt về chuyển đổi số theo hướng cầm tay chỉ việc, dìu họ đi những bước đầu tiên. Hơn nữa, quá trình thực hiện số hóa cho doanh nghiệp cần thuê các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) bán thời gian hoặc toàn thời gian hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu. Lựa chọn này không dễ dàng cho hầu hết các DNNVV đang tìm cách xây dựng khả năng kỹ thuật số của họ do chi phí lao động tương đối cao, đặc biệt ở các tỉnh và nông thôn thì nhân lực lĩnh vực này vô cùng khan hiếm. Đây là gợi ý cho việc cần tạo nguồn cung cấp nhân lực dồi dào với chi phí hợp lý là cấp thiết để bổ sung sự thiếu hụt vể mảng CNTT cho các DNNVV. 3. Một số giải pháp phát triển kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu7, nền tảng kỹ thuật số dựa trên 3 cấu phần: “Một là hạ tầng cơ sở kỹ thuật số, bao gồm máy điện toán, Internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông; hai là cơ chế, quy trình để vận hành các cơ sở đó; ba là mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số, một trong đó là thương mại điện tử. Với ba cấu phần này, doanh nghiệp cần nắm bắt được hiện tại Việt Nam và doanh nghiệp mình đang ở mức độ nào của quy mô hạ tầng cơ sở, thể chế đã hoàn thiện ở mức nào và mô hình kinh doanh đang ở đâu để có thể định vị, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư và chuyển đổi. Bên cạnh đó, các nhà quản trị của doanh nghiệp cũng phải thực sự quyết tâm dần thoát khỏi mô hình kinh doanh truyền thống để đi vào mô hình kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số, từ đó mới có chiến lược đầu tư cụ thể vào công nghệ và nguồn nhân lực, đưa doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới”. Như vậy, để thúc đẩy kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, các giải pháp cần được quan tâm đồng bộ. Thứ nhất, cung cấp hỗ trợ ban đầu giúp DNNVV chuyển đối số Việc cung cấp hỗ trợ ban đầu cho DNNVV trong chuyển đổi số có nhiều nội dung cần thực hiện. (i) Chẳng hạn cung cấp thông tin phù hợp, đào tạo về kỹ thuật số và công nghệ. Bản thân doanh nghiệp còn hạn chế về tư duy, kiến thức chuyển đổi số do chưa có sự đào tạo bài bản trong lĩnh vực này, trong khi đối với việc cung ứng giải pháp công nghệ, doanh nghiệp phải tiếp cận với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, tài liệu chủ yếu là tiếng Anh. Việc gặp khó khăn ngay từ ban đầu, 7 Nguồn: chuyen-doi-so-cuoc-choi-doi-van-cho-doanh-nghiep- nho-va-vua-318022.html Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 cộng thêm khả năng nắm vững công nghệ mới còn yếu khiến DNNVV không dám mạnh tay đầu tư cho chuyển đổi số. Hỗ trợ thông tin, kiến thức kinh tế số bằng tiếng Việt, đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh cho chủ sở hữu hay quản lý cấp cao của DNNVV là bước thúc đẩy quan trọng để các DNNVV tham gia vào nền kinh tế số. Hỗ trợ này sẽ biến ngoại lực thành nội lực, biến quá trình chuyển đổi số là lợi ích tự thân của các DNNVV. (ii) Trong chiến lược số hóa nền kinh tế, chính phủ cần cân nhắc một khoản tài chính hỗ trợ cho các DNNVV chuyển đổi số. Có thể ý nghĩa của các khoản này chưa được định lượng nhưng chắc chắn thúc đẩy khu vực này tiến lên, tham gia nhanh hơn vào quá trình “số hóa”. Bên cạnh đó, chính phủ có thể kết hợp với các nền tảng tài chính kỹ thuật số (fintech) để hỗ trợ tài chính bổ sung cho DNNVV. DNNVV tiếp cận sản phẩm cho vay ngang hàng (P2P) dễ dàng hơn, nhanh hơn, rẻ hơn, linh hoạt hơn nhiều so với phương thức cho vay truyền thống. Với xếp hạng tín dụng phù hợp và lý lịch được xác minh, khu vực doanh nghiệp này có thể nhận khoản vay P2P trong một vài giờ, trong khi phương pháp truyền thống bình thường cần nhiều tài liệu, thông tin và mất vài tuần hoặc vài tháng mới giải quyết xong hồ sơ vay. DNNVV có thể giao tiếp trực tiếp với các nhà đầu tư, thực hiện việc cung cấp thông tin thích hợp, chính xác thì họ có nhiều cơ hội nhận được khoản vay hỗ trợ này. Các khoản vay P2P thường minh bạch và không có chi phí ẩn, tuy nhiên hình thức này phải chịu rủi ro nền tảng như gian lận, mất khả năng thanh toán và sụp đổ hệ thống bên cạnh các rủi ro khác phát sinh từ thị trường, hiệu suất hoặc thanh khoản. Để bảo vệ người vay (DNNVV) và người cho vay (các fintech), chính phủ cần phải thành lập hệ thống pháp lý về quy tắc thâm nhập thị trường và điều chỉnh hành vi của các nền tảng. Điều này sẽ giúp duy trì sự tăng trưởng của thị trường và tạo điều kiện cho DNNVV cơ hội tiếp cận nguồn vốn P2P, từ đó thúc đẩy họ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số. Thứ hai, xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực cho chuyển đổi số Nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang kinh tế số. Chúng ta đang có sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông. Giáo dục Việt Nam chưa theo kịp xu thế phát triển vũ bão của kinh tế số, kinh tế sáng tạo trên thế giới hiện nay. Vấn đề này nếu không được quan tâm đầu tư thích đáng trong thời gian tới sẽ là một điểm nghẽn lớn cho phát triển kinh tế số ở nước ta. Hạn chế về nguồn nhân lực cho kinh tế số nằm ở cả ba cấp độ: cấp độ đại trà của xã hội cho việc ứng dụng công nghệ số; nhóm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này và nhóm nắm vai trò chủ chốt có khả năng dẫn dắt quá trình chuyển đổi số. Đây thực sự là một thách thức. Chính phủ và các bộ ngành cần tăng cường, cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục- đào tạo trực tiếp hướng tới tạo ra nhiều nhân lực cho lĩnh vực này. Cần đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo kĩ năng mới, nhất là bậc đại học và dạy nghề; phát triển nhân lực công nghệ thông tin- truyền thông và nhân lực số. Ngoài ra cần biết thu hút nhân tài của Việt Nam trên thế giới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo để cùng đóng góp cho sự phát triển kinh tế số trong nước. Đối với các DNNVV thì chủ doanh nghiệp, quản lý cấp cao cần trang bị kiến thức, thống nhất về tư tưởng và quyết tâm hành động chuyển đổi sang kinh tế số. Đồng thời, khu vực doanh nghiệp này cần tìm được đội ngũ hỗ trợ, tư vấn về nền tảng kỹ thuật số luôn sẵn sàng với chi phí phải chăng. Thứ ba, tăng cường sự hợp tác: Chính phủ - các nền tảng kỹ thuật số- DNNVV NGUYỄN TUẤN HÙNG - TRẦN NGỌC TIẾN 45Số 224+225- Tháng 1&2. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Cần nhận thức rằng nền tảng kỹ thuật số là thành tố quan trọng của kinh tế số. Các tổ chức sở hữu nền tảng kỹ thuật số là người cung ứng dịch vụ kỹ thuật số chính cho doanh nghiệp. Họ có chuyên môn và là đối tượng trực tiếp có thể cải thiện khả năng kỹ thuật số của DNNVV, đồng thời đó cũng là quá trình mở rộng kinh doanh của họ. Trong quá trình hợp tác ba bên này, Chính phủ đề xuất các ý tưởng, các nhu cầu xây dựng kinh tế số để thu hút các nền tảng số phù hợp tham gia, đưa ra các khung pháp chế để quản lý và tạo điều kiện cho các nền tảng kỹ thuật số ngày càng phát triển. Hơn nữa, các nền tảng kỹ thuật số phải duy trì các cam kết phát triển dịch vụ, tăng cường bảo vệ thông tin, dữ liệu, quyền riêng tư, an ninh mạng cho người tiêu dùng cũng như hỗ trợ xây dựng chính phủ điện tử, giúp đỡ doanh nghiệp chuyển đổi số. Nếu Chính phủ và các nền tảng kỹ thuật số có thể hỗ trợ tích cực cho nhau thì quá trình số hóa của các DNNVV có thể diễn ra hiệu quả hơn. Không có nghi ngờ rằng việc thúc đẩy số hóa cho DNNVV là cần thiết bởi kết nối kỹ thuật số khiến cho các công đoạn kinh doanh đang trở nên nhanh hơn, rộng hơn và ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các DNNVV đều sẵn sàng chuyển đổi số mà không cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và các nền tảng kỹ thuật số. Các chủ DNNVV luôn bận rộn với các hoạt động kinh doanh hàng ngày, họ không có khả năng áp dụng các biện pháp kinh doanh mới để cải thiện hoạt động của họ nếu không chắc chắn về lợi ích của việc áp dụng kỹ thuật số, nhất là khi họ không thể xác định các công nghệ kỹ thuật số phù hợp nhất. Sự hiện diện của các rào cản như vậy có thể giải thích mức độ chuyển đổi số của khu vực này chậm như hiện nay. Tuy nhiên, khi rào cản ban đầu đã được tháo gỡ, số hóa trở nên dễ dàng hơn và chính phủ thành lập các chương trình hỗ trợ thì xu thế chuyển đổi số ở khu vực doanh nghiệp này sẽ diễn ra bùng nổ. 4. Kết luận Bằng quan sát thực tế và việc phân tích, tổng hợp thông tin, bài viết nhằm chỉ ra vai trò quan trọng của kinh tế số đối với phát triển DNVVN trên các khía cạnh như khả năng tiếp cận khách hàng/nhà cung cấp; giảm chi phí và cơ hội tối ưu hóa hoạt động; tuy nhiên DNVVN cũng phải đối mặt với những thách thức trong quá trình chuyển đổi kinh tế số về hiểu biết, chi phí và kinh nghiệm sử dụng; do đó những giải pháp cần được quan tâm nhằm thúc đẩy kinh tế số đối với các DNVVN là: (1) cung cấp hỗ trợ ban đầu giúp DNNVV chuyển đối số; (2) xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực cho chuyển đổi số; và (3) tăng cường sự hợp tác giữa Chính phủ- các nền tảng kỹ thuật số và DNNVV. Hạn chế của nghiên cứu là dựa vào việc tổng hợp phân tích chủ quan của nhóm tác giả mà chưa có cuộc khảo sát cụ thể đối với các DNVVN và các đơn vị cung cấp các nền tảng kỹ thuật số để có các bình luận sâu và tin cậy hơn về các thách thức đặt ra cũng như yêu cầu trong việc phát triển kinh tế số đối với các DNVVN ở Việt Nam ■ Tài liệu tham khảo Chính phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA), Final Report, Study on MSMEs Participation in the Digital Economy in ASEAN Economist Intelligent Unit-EIU (2010), Digital Economy Rankings: Beyond E-readiness. html Đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 224+225- Tháng 1&2. 2021 https://vietnambiz.vn/kinh-te-so-digital-economy-la-gi-hieu-them-ve-kinh-te-so-20200520092924294.htm https://doceye.vn/tin-tuc/noi-dung/cong-nghe-so-la-gi-fsi-gioi-thieu-cac-giai-phap-cong-nghe-so-hoa-hang-dau-hien- nay-22735.html https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/18499/kinh-te-so--tac-dong--co-hoi-va-kha-nang-tan-dung-cua-viet-nam.aspx https://doanhnhanvn.vn/kinh-te-so-la-gi-kinh-te-so-o-viet-nam-phat-trien-the-nao-22049.html https://vinno.vn/kinh-te-so-la-gi-tai-dinh-vi-doanh-nghiep-trong-nen-kinh-te-so Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (2018), Chiến lược Cách mạng công nghiệp 4.0: Đánh giá và đề xuất chính sách, Báo cáo, Hà Nội, tháng 11/2018.
File đính kèm:
- day_manh_chuyen_doi_kinh_te_so_cho_cac_doanh_nghiep_nho_va_v.pdf