Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 2)

Chương I

VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM

MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC

I. VỊ TRÍ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC.

1.Môn Đạo đức có khả năng giáo dục cho học sinh tiểu học một cách có hệ thống theo một

chương trình khá chặt chẽ: giúp cho các em hình thành được ý thức đạo đức (tri thức và niềm tin

đạo đức) ở mức độ sơ giản, định hướng cho các em rèn luyện một cách tự giác những hành vi và

thói quen hành vi đạo đức tương ứng.

2.Định hướng cho các môn học về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có thể

được tích hợp qua các môn học này.

3.Định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyện hành vi và thói quen hành vi đạo đức.

4.Giúp học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học môn Giáo dục công dân ở trường trung học

(nếu các em tiếp tục học lên).

 

pdf 30 trang phuongnguyen 85700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 2)

Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 2)
 20
PHẦN II 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC 
MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 
Chương I 
VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM 
MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 
I. VỊ TRÍ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC. 
1.Môn Đạo đức có khả năng giáo dục cho học sinh tiểu học một cách có hệ thống theo một 
chương trình khá chặt chẽ: giúp cho các em hình thành được ý thức đạo đức (tri thức và niềm tin 
đạo đức) ở mức độ sơ giản, định hướng cho các em rèn luyện một cách tự giác những hành vi và 
thói quen hành vi đạo đức tương ứng. 
2.Định hướng cho các môn học về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học có thể 
được tích hợp qua các môn học này. 
3.Định hướng cho học sinh tiểu học rèn luyện hành vi và thói quen hành vi đạo đức. 
4.Giúp học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học môn Giáo dục công dân ở trường trung học 
(nếu các em tiếp tục học lên). 
II. MỤC TIÊU MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC. 
1.Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ cơ bản, 
phù hợp với lứa tuổi, trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, cộng đồng, môi 
trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. 
2.Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung 
quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực 
trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực 
hiện. 
3.Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, 
cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. 
III. NHIỆM VỤ MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC. 
1. Cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực đạo đức, gắn liền với kinh 
nghiệm đạo đức, từ đó giúp học sinh bước đầu hình thành được năng lực định hướng giá trị đạo 
đức, biết phân biệt cái đúng cái sai, làm theo cái đúng ủng hộ cái đúng, tránh cái sai, đấu tranh 
với những biểu hiện sai trái, xấu xa, tội ác. 
2. Bồi dưỡng cho học sinh xúc cảm đạo đức, biến những chuẩn mực đạo đức sơ giản thành 
động cơ bên trong, thôi thúc các em hành động theo những chuẩn mực đạo đức đã quy định. 
3. Rèn luyện hành vi và thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã học. 
IV. ĐẶC ĐIỂM MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC. 
 21
1. Môn Đạo đức ở tiểu học đưa ra các chuẩn mực đạo đức dưới dạng những mẫu hành vi cụ 
thể. 
1.1 Trường tiểu học nhằm chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu, cần thiết cho sự hình 
thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Do đó môn đạo đức ở tiểu học đưa ra các chuẩn mực 
đạo đức dưới dạng những mẫu hành vi cụ thể nhằm giúp các em hình thành và rèn luyện tự giác 
những hành vi ứng xử theo chuẩn mực xã hội, đồng thời đề phòng và khắc phục sai lầm những 
chuẩn mực đã được quy định. 
1.2 Hệ thống các chuẩn mực xã hội giáo dục cho học sinh tiểu học gồm các chuẩn mực đạo 
đức, pháp luật, thẩm mỹ có liên hệ mật thiết với nhau. 
Ví dụ: 
• Chuẩn mực đạo đức 
- Lớp 1: Yêu quý những người thân trong gia đình. Lễ phép, vâng lời người trên, nhường nhịn 
em nhỏ. 
- Lớp 2: Yêu quý những người thân trong gia đình. Biết tham gia công việc nhà phù hợp với 
khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị. 
- Lớp 3: Yêu quý và biết giúp đỡ những người thân trong gia đình. Bước đầu có ý thức về 
những việc được phân công. 
- Lớp 4: Biết về tổ tiên, cội nguồn của mình. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 
- Lớp 5: Yêu mến, tự hào về truyền thống quê hương đất nước. 
• Chuẩn mực pháp luật 
- Lớp 1: Đi bộ đúng quy định. 
- Lớùp 2: Tôn trọng quy định về trật tự, vệ sinh nơi công. 
- Lớp 3: Tôn trọng quyền tự do cá nhân của người khác và của bản thân. 
- Lớp 4: Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông. 
- Lớp 5: Kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ. 
• Chuẩn mực thẩm mỹ 
- Lớp 1: Biết ăn mặc gọn gàng, giữ gìn vệ sinh thân thể, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. 
- Lớp 2: Biết sống gọn gàng, ngăn nắp đúng giờ giấc. 
- Lớp 3: Tôn trọng và sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh. 
- Lớp 4: Biết cư xử chân thành. 
- Lớp 5: Yêu hòa bình. Tôn trọng nền văn hóa và con người của các quốc gia khác. 
(Sách giáo khoa môn Đạo đức - Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ban soạn thảo chương trình tiểu 
học năm 2000 – Nhà xuất bản giáo dục 2000) 
1.3 Hệ thống các chuẩn mực xã hội giáo dục cho học sinh tiểu học giúp các em có hành vi ứng 
xử đúng đắn trong các mối quan hệ đa dạng phù hợp với những yêu cầu đạo đức mà xã hội quy 
định. Đó là các mối quan hệ sau: 
- Mối quan hệ của các em với thiên nhiên. Ví dụ mối quan hệ với cây trồng, động vật có lợi 
- Mối quan hệ của các em với xã hội. 
- Mối quan hệ của các em với những người xung quanh. 
- Mối quan hệ của các em với tài sản xã hội và các di sản văn hóa. 
- Mối quan hệ của các em với bản thân. 
 22
Các mối quan hệ của các em nêu trên được thiết lập, duy trì và củng cố trong các môi trường 
thống nhất với nhau: nhà trường, gia đình và xã hội. 
2. Các chuẩn mực hành vi đạo đức trong chương trình Đạo đức ở tiểu học có tính đồng tâm. 
2.1 Tính đồng tâm được thể hiện như sau: 
+ Một số loại chuẩn mực hành vi đạo đức được lập đi lập lại nhiều lần từ lớp dưới lên lớp trên. 
+ Càng lên lớp trên thì yêu cầu của các chuẩn mực càng được nâng cao hơn, tổng hợp hơn, 
khái quát hơn. 
Ví dụ : chuẩn mực đạo đức đối với cộng đồng, xã hội 
- Lớp 1: Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp 
- Lớp 2: Sống hòa hợp, biết cư xử lễ độ, cởi mở với mọi người 
- Lớp 3: Biết cảm thông, chia sẻ với những đau thương, mất mát của người khác 
- Lớp 4: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo 
- Lớp 5: Yêu hoà bình. Tôn trọng nền văn hóa và con người của các quốc gia khác, có hiểu 
biết về tổ chức Liên Hiệp Quốc 
2.2. Chuẩn mực hành vi đạo đức được quy định trong chương trình đạo đức ở Tiểu học có tính 
đồng tâm vì năng lực nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh tiểu học còn ở trình độ thấp. 
Học sinh lớp 1 và ngay cả học sinh ở lớp trên của tiểu học chưa thể nắm ngay được các chuẩn 
mực đạo đức một cách đầy đủ, toàn vẹn với bản chất vốn có của nó, mà mới có khả năng nắm 
dần dần dấu hiệu của khái niệm. Và những dấu hiệu đó dần dần được khái quát ở mức độ nhất 
định từ lớp này sang lớp khác. Cuối cùng ở học sinh hình thành được những khát quát sơ đẳng đầu 
tiên về chuẩn mực đạo đức. 
Vì vậy, ở các lớp trên, khi dạy một loại chuẩn mực hành vi nào đó có tính đồng tâm thì cần 
tận dụng những điều có liên quan mà học sinh đã thu lượm được từ lớp dưới. Và ngược lại, khi 
dạy các loại chuẩn mực đó ở lớp dưới thì cần chuẩn bị cho học sinh có khả năng tiếp tục tiếp thu 
loại chuẩn mực đó ở lớp trên, tránh tình trạng lớp nào biết lớp đó. Trên cơ sở này, chúng ta chuẩn 
bị thiết thực cho học sinh có điều kiện và khả năng học hệ thống các khái niệm về các phẩm chất 
đạo đức ở các lớp 6,7 và tiếp đó nắm hệ thống tri thức phổ thông về pháp luật cũng như chuẩn 
mực pháp luật ở các lớp 8, 9. 
3. Mẫu hành vi đạo đức trong môn Đạo đức ở tiểu học thường được giới thiệu một cách sinh 
động qua truyện kể đạo đức. 
3.1. Ở tiểu học, các chuẩn mực đạo đức đưa ra dưới dạng các mẫu hành vi đạo đức, các mẫu 
hành vi đạo đức lại thường được giới thiệu qua truyện kể đạo đức. 
 Truyện kể đạo đức được coi như là một loại hình phương tiện đặc biệt giúp cho việc chuyển tải 
những hành vi vào ý thức học sinh. Có thể nói rằng, đây là một phương tiện rất sinh động, phù 
hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, dễ gây được những xúc cảm mạnh mẽ ở học sinh 
và giúp các em hình thành những biểu tượng về hành vi đạo đức. 
3.2. Mẫu hành vi đạo đức trong môn học Đạo đức ở tiểu học thường được giới thiệu một cách 
sinh động qua truyện kể đạo đức, vì vậy truyện kể đạo đức phải thực hiện được các yêu cầu sau: 
+ Phục vụ đúng chủ đề được quy định trong chương trình, tránh tình trạng chủ đề một đàng, 
nội dung truyện kể một nẻo. 
+ Có nội dung gần gũi với cuộc sống thực, với kinh nghiệm sống thực của học sinh tiểu học 
để các em có thể dễâ dàng hòa nhập vào các tình huống trong truyện, có thể dễ hiểu, dễ học và dễ 
 23
làm theo những hành vi tích cực được truyện giới thiệu, tránh truyện kể xa lạ, giả tạo với cuộc 
sống của các em. 
+ Có những tình tiết sinh động, dễ gây cảm xúc đạo đức trong sáng, mạnh mẽ ở các em, tránh 
những truyện kể khô khan nghèo nàn. 
+ Chứa đựng những tình huống phong phú dần, phức tạp dần từ lớp dưới lên lớp trên sao cho 
phù hợp với sự nhận thức và kinh nghiệm sống của các em ở các lứa tuổi khác nhau, tránh tình 
trạng lập lại giản đơn ở lớp trên những truyện đã học ở lớp dưới, hoặc truyện kể ở lớp trên giản 
đơn như ở lớp dưới. 
+ Có những bài văn xuôi, văn vần với độ dài thích hợp, với cấu trúc chặt chẽ, với ngôn ngữ 
trong sáng, dễ hiểu, tránh dùng đơn thuần một thể văn nào đó, tránh những chuyện quá tải về 
khối lượng, có cấu trúc rắc rối, ngôn ngữ khó hiểu đối với các em. 
+ Chứa đựng những gương chính diện và cả gương phản diện, song gương chính diện là chủ 
yếu và gương phản diện có tác dụng giúp cho các em rút ra những bài học chính diện, tránh dùng 
quá nhiều gương phản diện hoặc dùng gương phản diện gây tác dụng phản giáo dục. 
+ Có những bài lấy từ nguồn trong nước cũng như từ nguồn nước ngoàì, song từ nguồn trong 
nước là chủ yếu, tránh dùng quá nhiều bài từ nguồn nước ngoài hoặc không dùng bài nào từ 
nguồn nước ngoài v.v 
4. Mỗi bài Đạo đức ở tiểu học được thực hiện trong 2 tiết: tiết kể chuyện và tiết thực hành. 
- Tiết 1 có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp cho học sinh mẫu hành vi ứng xử và cơ sở đạo đức 
sơ đẳng của chúng. Hay nói một cách khác là giúp cho học sinh hiểu các em cần phải làm gì? 
Làm như thế nào? Vì sao cần làm như vậy? 
- Tiết 2 có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cho học sinh luyện tập để hình thành kỹ năng ứng xử 
theo chuẩn mực và kỹ năng phê phán, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác theo chuẩn 
mực đã học. 
Tiết 1 và tiết 2 liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau, tiết 1 chuẩn bị cho tiết 2, còn 
tiết 2 dựa vào tiết 1 mà củng cố kết quả của tiết 1. 
Trên đây là những đặc điểm đáng chú ý của môn Đạo đức ở tiểu học. Chúng sẽ chi phối 
toàn bộ quá trình dạy học môn này. 
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
1. Phân tích mục tiêu dạy học môn Đạo đức ở tiểu học. Cho ví dụ minh họa 
2. Phân tích và chứng minh nhiệm vụ của môn Đạo đức ở tiểu học, từ đó rút ra những kết luận sư 
phạm. 
3. Phân tích và chứng minh đặc điểm môn Đạo đức ở tiểu học và rút ra những kết luận sư phạm 
cần thiết. 
 24
Chương II 
NỘI DUNG MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 
Nội dung môn Đạo đức ở tiểu học được thể hiện bằng chương trình và sách giáo khoa. 
(Chương trình và sách giáo khoa giới thiệu theo dự án giáo dục Tiểu học của Vụ Giáo viên – 
Bộ Giáo dục và Đào tạo)(*) 
I- CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC. 
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình môn Đạo đức. 
1.1. Căn cứ vào vai trò của đạo đức và giáo dục đạo đức trong sự hình thành và phát triển 
nhân cách của học sinh. 
Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách, là “cái gốc” của con người. Giáo dục đạo 
đức là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Dạy cũng như học, 
phải chú ý cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. 
Trong tình hình hiện nay, khi mà sự phát triển như vũ bão của cách mạng KHKT, một mặt 
đã làm tăng năng suất lao động, mang lại cho con người cuộc sống vật chất, tinh thần, văn 
minh, hiện đại hơn nhưng cũng làm cho con người trở nên ích kỷ, ít quan tâm đến đồng bào, 
đồng loại; khi mà hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới 
đang trở thành xu thế chung của thời đại, khi mà ở nước ta, sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ 
chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường một mặt đã kích thích sản xuất, làm 
tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, nhưng đồng thời cũng làm đảo lộn các giá trị 
đạo đức, tạo cơ hội cho tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển, thì việc giáo dục đạo đức – nhân 
văn cho học sinh ngày càng trở nên quan trọng. 
1.2. Căn cứ vào nghị quyết Trung ưng II khóa VIII về giáo dục và đào tạo và Luật Giáo 
dục 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định: 
“Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ trẻ 
thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý 
chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giữ 
gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và 
phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy 
sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, 
có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như 
lời dặn của Bác Hồ”. 
Luật Giáo dục, ban hành ngày 2/12/1998 cũng đã xác định: “Mục tiêu giáo du ... hệ 
3. Giáo viên khen ngợi những học sinh đã biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi và nhắc 
nhở cả lớp học tập các bạn. 
* Hoạt động 3: Đóng tiểu phẩm 
1. Giáo viên nêu yêu cầu: Mỗi nhóm xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề “Cư xử tốt với bạn 
khi học, khi chơi”. 
2. Học sinh thảo luận nhóm. 
3. Các nhóm lên trình bày tiểu phẩm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
4. Trao đổi rút kinh nghiệm về tiểu phẩm của các nhóm. 
 42
5. Giáo viên nhận xét đánh giá. 
IV. Hướng dẫn thực hành. 
1. Trả lời câu hỏi: 
- Cần phải cư xử với bạn như thế nào khi cùng học, cùng chơi? 
- Vì sao? 
2. Thực hiện đoàn kết, thân ái, nhường nhịn bè khi cùng học, cùng chơi. 
3. Sưu tầm các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, tranh ảnh về chủ để bài học. 
Lớp 2: BÀI 8 
GIỮ GÌN TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG 
I. Mục tiêu. 
1. Giúp học sinh hiểu: 
- Sự cần thiết phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
- Cách giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
2. Hình thành cho học sinh thái độ: 
- Tôn trọng quy định nơi công cộng, yêu thích nơi công cộng trật tự vệ sinh. 
- Tán thành những hành động giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng; không tán thành những ai 
không biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng; 
3. Học sinh có những hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi ở, trường học, đường giao thông và những 
nơi công cộng khác. 
II. Tài liệu, phương tiện. 
1. Sách đạo đức Lớp 2 (theo chương trình thí nghiệm năm 2000). 
2. Phiếu thảo luận nhóm tiết 1. 
3. Phiếu điều tra. 
4. Đồ dùng cho trò chơi sắm vai. 
III. Các hoạt động chủ yếu. 
Tiết 1: 
Giới thiệu bài mới: 
Hàng ngày, cacù em đi lại trên đường, hoặc ở trường, sống ở khu dân cư, vui chơi ở sân chơi 
thể thao, công viên. Đó là những nơi công cộng. Khi có mặt ở những nơi đó, các em phải giữ 
gìn nơi công cộng như thế nào? - bài đạo đức hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống 
1. Giáo viên nêu tình huống: vào dịp hè nọ, Hương cùng mẹ về thăm bà ngoại. Ngồi trên ô 
tô, em ăn quà bánh và để lại nhiều thứ rác 
Theo em, Hương có thể làm gì với các thứ rác đó? 
2. Học sinh suy nghĩ, liệt kê tất cả các phương án giải quyết. Giáo viên tóm tắt thành mấy 
cách giải quyết chính: 
- Vứt xuống sàn ô tô. 
- Ném qua cửa sổ ô tô xuống đường. 
- Gói gọn lại, chờ khi xe dừng vứt rác vào nơi quy định. 
3. Hỏi: nếu em là bạn Hương, em sẽ chọn cách giải quyết nào? 
 43
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm có cùng sự lựa chọn và yêu cầu học sinh thảo 
luận về lý do lựa chọn. 
4. Đại diện từng nhóm trình bày => lớp trao đổi, thảo luận. 
Giáo viên kết luận: cách giải quỵết thứ 3 là có lợi nhất vì không làm bẩn xe, bẩn đường, 
không gây tai nạn cho người đi đường. 
* Hoạt động 2: Học sinh xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 
1. Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh quan sát tranh trang 33-34, SGK và 
nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh . 
2. Học sinh thảo luận nhóm . 
3. Đại diện từng nhóm báo cáo . 
4. Cả lớp trao đổi, tranh luận . 
5. Giáo viên kết luận : 
- Tổng vệ sinh ngõ xóm, xếp hàng trật tự khi mua vé, vứt rác vào thùng rác là những việc 
làm đúng ở nơi công cộng. 
- Đá bóng trên đường phố, đổ nước thải từ trên lầu xuống đường là những việc làm mất 
trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
1. Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ, phát phiếu thảo luận cho học sinh. 
Nội dung thảo luận: 
a. Tại sao cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng? 
- Thế nào là nơi công cộng ? 
- Việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì? 
- Nều nơi công cộng bị mất trật tự, vệ sinh thì có tác hại gì? 
b. Cần giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng như thế nào? 
- Những việc cần làm để giữ trật tự ? 
- Những việc cần làm để giữ vệ sinh ? 
- Những việc cần tránh ở những nơi cộng cộng ? 
2. Học sinh thảo luận theo nhóm 
3. Học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
Giáo viên kết luận: Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng để nơi công cộng thêm 
sạch, thêm đẹp, yên tĩnh và mát mẻ, giúp cho việc đi lại, nghỉ ngơi, giải trí được tốt hơn, thuận 
tiện hơn. 
* Hoạt động 4: Liên hệ thực tế 
1. Học sinh nêu những nơi công cộng mà các em thường lui tới. 
2. Học sinh nêu một số việc mà mình đã làm liên quan đến giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
3. Giáo viên khen những học sinh biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng và nhắc nhở cả lớp 
học tập các bạn. 
IV. Hướng dẫn thực hành. 
1. Trả lới câu hỏi: 
- Vì sao phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? 
- Cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng như thế nào? 
 44
2. Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh nơi ở, trường học, đừơng sá, sân vận động, vườn hoa, và 
những nơi công cộng khác. 
3. Các nhóm điều tra, tìm hiểu tình hình trật tự, vệ sinh một nơi công cộng ở địa phương và 
tìm các giải pháp khắc phục. 
Tiết 2 
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Vì sao phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng? 
- Cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng như thế nào? 
- Một số học sinh kể về việc mình giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
B. Luyện tập. 
* Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra 
1. Giáo viên nêu vấn đề: Các em được giao nhiệm vụ điều tra về tình hình trật tự, vệ sinh 
một số nơi công cộng. Bây giờ đại diện các tổ (hay nhóm) hãy trình bầy báo cáo về kết 
quả điều tra. 
2. Đại diện từng nhóm học sinh báo cáo: 
- Tên nơi công cộng. 
- Tình hình trật tự, vệ sinh (về rác, về nước thải, về khí thải, về tiếng ồn, về trật tự giao 
thông). 
- Nguyên nhân, biện pháp khắc phục. 
3. Học sinh thảo luận, bổ sung các bản báo cáo. 
4. Giáo viên nhận xét chung. 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 2,3 SGK 
1. Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh làm bài tập 2,3, SGK. 
2. Học sinh thảo luận nhóm. 
3. Đại diện các nhóm trình bầy kết quả. 
4. Giáo viên kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. 
* Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai 
1. Giáo viên nêu tình huống trò chơi: hai bạn đi chơi ở công viên (hoặc trên đường đi học 
về ), một bạn vứt rác lung tung. Hãy sắm vai để tiếp tục câu chuyện trên. 
2. Các nhóm hoàn chỉnh kịch bản và phân vai. 
3. Các nhóm học sinh lên đóng vai. 
4. Cả lớp theo dõi, nhận xét 
5. Giáo viên kết luận về cách giải quyết phù hợp trong tình huống. 
C. Hướng dẫn thực hành 
Thực hành giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 
LỚP 3 : BÀI 2 
GIỮ LỚI HỨA 
I- Mục tiêu 
1. Học sinh hiểu: 
 45
- Cần phải thực hiện đúng điều mình đã hứa với người khác. 
- Người biết giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác. 
2. Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người 
3. Học sinh biết quý trọng những người giữ lời hứa và không đồng tình với những người không 
biết giữ lời hứa. 
II- Tài liệu và phương tiện. 
- SGK Đạo đức 3 (chương trình tiểu học 2000) 
- Tranh minh họa truyện “Chiếc võng bạc“ 
- Giấy to, bút dạ để thảo luận nhóm 
- Đồ dùng để đóng tiểu phẩm 
- Các truyện, tấm gương, về chủ đề “Giữ lời hứa” 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Tiết 1 
A. Bài mới 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận 
1. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh bài 2, trang 10 SGK 
Hỏi : - Em hiểu như thế nào về nội dung tranh? 
2. Học sinh phát biểu: 
Giáo viên chốt lại nội dung tranh và hỏi tiếp: Theo em, bạn Tân có thể có những cách ứng 
xử nào trong tình huống đó? 
3. Học sinh liệt kê các giải pháp. Giáo viên chốt lại mấy giải pháp chính của Tân: 
- Không sang nhà bạn, ở nhà xem phim 
- Ở nhà xen phim xong rồi sang nhà bạn. 
- Sang nhà bạn như đã hứa. 
- Học sinh thảo luận nhóm phân tích mặt tích cực, tiêu cực của các giải pháp (mỗi 
nhóm thảo luận một giải pháp). 
4. Giáo viên hỏi: 
Nếu là bạn Tân trong tình huống, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Ai chọn cách giải 
quyết 1? Cách giải quyết 2? Cách giải quyết 3?=> Học sinh giơ tay => Giáo viên yêu cầu học 
sinh đứng thành ba nhóm và thảo luận vì sao các em lại chọn cách giải quyết đó. 
5. Đại diện các nhóm trình bày lý do chọn. 
6. Giáo viên hỏi tiếp: 
Em sẽ cảm thấy như thế nào nếu : 
- Người khác giữ lời hứa với em? 
- Người khác không giữ lời hứa với em? 
- Vì một lý do nào đó em không thực hiện được lời hứa của mình? Khi đó em sẽ làm gì? 
7. Học sinh trao đổi, thảo luận 
Giáo viên kết luận: 
- Cần giữ lời hứa khi đã hứa hẹn. Nếu vì lý do nào đó không thể thực hiện được điều đã 
hứa thì phải xin lỗi và giải thích lý do. 
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng. 
 46
Học sinh xem phần ghi nhớ trong SGK. 
* Hoạt động 2: Kể chuyện “Chiếc võng bạc” 
1. Giáo viên kể chuyện (có sử dụng tranh minh họa) 
2. Thảo luận lớp: 
- Qua câu chuyện trên em học tập được ở Bác Hồ điều gì? 
- Vì sao dù bận trăm công nghìn việc mà Bác Hồ vẫn không quên lời hứa với một em bé 
đã hứa hai năm về trước? 
3. Giáo viên kết luận: Bác Hồ là một tấm gương sáng về biết giữ lời hứa. 
B. Hướng dẫn thực hành. 
1. Trả lời câu hỏi: 
- Thế nào là giữ lời hứa? 
- Điều gì sẽ xảy ra nếu em không giữ lời hứa? 
2. Thực hiện đúng điều đã hứa với mọi người. 
3. Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương, về chủ đề bài học. 
Tiết 2 
A. Kiểm tra bài cũ 
1. Thế nào là giữ lời hứa? 
2. Vì sao cần phải giữ lời hứa? 
3. Tuần vừa qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa với họ 
không? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đãõ hứa? (hoặc khi không thực hiện 
được điều đã hứa?) 
B. Luyện tập 
* Họat động 1: Học sinh làm bài tập 2 và 3, SGK 
1. Giáo viên nêu yêu cầu làm bài 
2. Học sinh làm việc cá nhân 
3. Học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận 
4. Giáo viên kết luận: 
2a/ Không tán thành 3a/ Đúng 
2b/ Tán thành 3b/ Sai 
2c/ Không tán thành 3c/ Sai 
2d/ Tán thành 3d/ Đúng 
2đ/ Tán thành 
2e/ Tán thành 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm xử lý tình huống bài tập 4, bài tập 5 
1. Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
2. Các nhóm thảo luận 
3. Đại diện từng nhóm báo cáo 
4. Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống: 
 47
Bài tập 4a/ Thanh cần dán lại truyện và xin lỗi bạn 
Bài tập 4b/ Minh cần giữ lời hứa với Phong hoặc liên lạc với bạn: Nếu Phong đồng ý thì sẽ 
hoãn việc đá bóng lại một buổi khác. 
Bài tập 5. Em nên giải thích cho bạn rõ : việc đó là sai, không nên làm. Bạn sẽ hiểu và không 
trách em. 
* Hoạt động 3: Tiểu phẩm (hoặc đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, kể tấm gương) về chủ đề 
bài học. 
1. Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận xây dựng một tiểu phẩm về 
chủ đề “Giữ lời hứa” (có thể dựa vào các tình huống trong SGK) 
2. Các nhóm trình bày tiểu phẩm 
3. Cả lớp trao đổi, nhận xét 
4. Giáo viên chốt lại ý nghĩa của tiểu phẩm. 
C. Hướng dẫn thực hành. 
1. Thực hiện đúng điều đã hứa với mọi người. 
2. Nếu vì một lý do nào đó không thể thực hiện được lời hứa thì phải xin lỗi và giải thích rõ 
lý do. 
 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PGS-PTS. THÀNH DUY, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức, Nhà xuất bản Chính trị quốc 
gia, Hà nội, 1996. 
2. G.BANDÊLÁTDE, Đạo đức học, Nhà xuất bản Giáo dục- 1985. 
3. GS. BÙI NGỌC HỒ, Giáo trình Đạo đức, Trường ĐHSP TP. HCM, 1991. 
4. PTS. PHẠM KHẮC CHƯƠNG; PGS- PTS HÀ NHẬT THĂNG, Đạo đức học, Bộ Giáo 
dục và Đào tạo (Giáo trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở hệ Cao đẳng sư phạm), Nhà 
xuất bản Giáo dục- 1998. 
5. TRẦN HẬU KIÊM, Đạo đức học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997. 
6. BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HIỀN, Bài giảng Đạo đức học và Y đức học XHCN (lưu hành nội 
bộ). Chủ nhiệm Bộ môn Mác- Lê nin. Trường đại học Y dược TP. HCM. Nhà xuất bản Y 
học Chi nhánh – TP. HCM. 1987 
7. ĐẶNG VŨ HOẠT; NGUYỄN HỮU DŨNG; LƯU THU THỦY. Phương pháp dạy đạo đức 
(Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP12+2), Nhà xuất bản Giáo dục, 
1999. 
8. GS-PTS. ĐẶNG VŨ HOẠT; PGS NGUYỄN SINH HUY; NGUYỄN HỮU DŨNG; PTS 
TRẦN DOANH; NGUYỄN DỤC QUANG, Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức ở 
trường tiểu học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vụ Giáo viên (tài liệu bồi dưỡng giáo viên chu 
kỳ 1992- 1996 cho giáo viên Tiểu học), Hà Nội, 1992. 
9. PGS. TS ĐỖ ĐÌNH HOAN, Chương trình Tiểu học năm 2000. Giải pháp đem lại chất 
lượng mới cho Giáo dục Tiểu học góp phần phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và hiện 
đại hóa đất nước. (Tài liệu bồi dưỡng giảng viên sư phạm và cán bộ chỉ đạo Sở Giáo dục 
- Đào tạo về chương trình và sách giáo khoa Tiểu học- 2000 tháng 2/2001). Bộ Giáo dục- 
Đào tạo. Vụ Giáo viên - Dự án giáo dục Tiểu học. 
10. LƯU THU THỦY, Tài liệu bồi dưỡng giảng viên sư phạm và cán bộ chỉ đạo Sở Giáo dục- 
Đào tạo về chương trình và sách giáo khoa Tiểu học - 2000 môn Đạo đức, tháng 2/ 2001. 
Bộ Giáo dục- Đào tạo. Vụ Giáo viên - Dự án giáo dục Tiểu học. 
11 PHÓ ĐỨC HÒA. Giáo dục học Tiểu học. ĐHSP Hà Nội, 1994. 
12 GS-PTS. ĐẶNG VŨ HOẠT (chủ biên), NGUYỄN HỮU HỢP, Lý luận Giáo dục Tiểu 
học, Trường ĐHSP Hà Nội 1, Hà Nội, 1994. 
 49
“LÝ LUẬN DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC” của Khoa Giáo dục Tiểu học, trường 
Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, đăng ký phát hành nội bộ năm 2002. Ban Ấn bản phát 
hành nội bộ ĐHSP chế bản và sao chụp 500 cuốn khổ 14 x 20,5, xong ngày 25 tháng 5 năm 
2002. 

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_mon_dao_duc_o_tieu_hoc_le_thi_thanh_chung_phan_2.pdf