Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 1)

Giáo trình gồm 2 phần:

- Phần I: Đại cương về Đạo đức học, bao gồm các chương I, II và chương III. Đây là phần

cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đạo đức học, có liên quan trực tiếp đến nội

dung phần phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học.

- Phần II: Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, bao gồm các chương I, II và

chương III. Phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về mục tiêu, nội dung, chương

trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học môn Đạo đức theo yêu cầu của chương trình

tiểu học mới.

 

pdf 19 trang phuongnguyen 8560
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 1)

Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học - Lê Thị Thanh Chung (Phần 1)
 1
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC 
#	" 
LÝ LUẬN 
DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC 
LÊ THỊ THANH CHUNG 
LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2002
 2
LỜI GIỚI THIỆU 
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học ngày càng chứng tỏ có vị trí, vai trò 
quan trọng: “Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em”, “Giáo dục tiểu học 
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về 
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ 
sở” (Điều 22, 23 Luật giáo dục). Với những yêu cầu bức thiết đó, khoa Giáo dục Tiểu học 
trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh luôn cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm đào tạo 
giáo viên tiểu học cho các tỉnh, thành phía Nam. Để góp phần ngày càng nâng cao chất lượng 
đào tạo giáo viên và thực hiện tốt chương trình tiểu học mới, Ban chủ nhiệm khoa cùng các 
thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học để 
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
Nhằm thực hiện được yêu cầu trên và giúp sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học tiếp cận 
chương trình tiểu học mới với các môn học nói chung và môn Đạo đức nói riêng, chúng tôi đã 
biên soạn cuốn giáo trình “ Lý luận dạy học môn Đạo đức ở tiểu học”. Cuốn giáo trình này 
giúp sinh viên có một cách nhìn khái quát toàn bộ chương trình môn Phương pháp dạy học đạo 
đức ở tiểu học, là một trong những môn học của khoa Giáo dục Tiểu học trường ĐHSP TP. Hồ 
Chí Minh. Giáo trình gồm 2 phần: 
- Phần I: Đại cương về Đạo đức học, bao gồm các chương I, II và chương III. Đây là phần 
cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đạo đức học, có liên quan trực tiếp đến nội 
dung phần phương pháp dạy học môn đạo đức ở tiểu học. 
- Phần II: Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, bao gồm các chương I, II và 
chương III. Phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về mục tiêu, nội dung, chương 
trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học môn Đạo đức theo yêu cầu của chương trình 
tiểu học mới. 
Ngoài ra giáo trình còn có phần: “Tài liệu tham khảo”, gồm những văn bản quy định của 
Bộ Giáo dục & Đào tạo về chương trình Giáo dục tiểu học mới và những tài liệu khác mà sinh 
viên có thể tìm đọc thêm. 
Sau cùng tác giả xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm hai khoa Tâm lý- 
Giáo dục và Giáo dục Tiểu học, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên thường xuyên để 
tác giả hoàn thành giáo trình. Đặc biệt tác giả xin cám ơn PGS-TS. Trần Tuấn Lộ và TS Trần 
Dục Quang đã góp những ý kiến quý báu để giáo trình có chất lượng cao hơn. 
Vì thời gian có hạn, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận 
được sự góp ý của các đồng nghiệp và các bạn sinh viên. 
 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 - 4 - 2002. 
Tác giả 
 3
PHẦN I 
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC HỌC 
Chương I 
ĐẠO ĐỨC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC. 
1. Khái niệm đạo đức. 
Cùng với sự xuất hiện con người trên trái đất là sự xuất hiện các hiện tượng đạo đức. Từ 
những buổi bình minh của lịch sử, con người đã biết ứng xử với nhau theo những phong tục, 
tập quán và quy định chung của các bộ tộc để cùng nhau chung sống và lao động sản xuất. 
Những ứng xử của họ được xem là biểu hiện về hành vi đạo đức. Khi xã hội phát triển thì 
những yêu cầu về các phong tục, tập quán cũng như những quy định nói chung của xã hội 
cũûng thay đổi theo. Trong cuộc sống hàng ngày, con ngừơi cần có hiểu biết về các quy định 
hành vi ứng xử và có nhu cầu thể hiện hành vi đạo đức ra bên ngoài trong các mối quan hệ xã 
hội. Dù họ là ai và đang tham gia hoạt động gì thì cũng rất cần đến đạo đức để khẳng định 
được giá trị của chính mình trong xã hội. Làm được điều này, con người không những đạt được 
lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mà còn góp phần vào sự tiến bộ chung của xã hội. Khi đó, cá 
nhân được tập thể, cộng đồng coi là người có đạo đức. Ngược lại, nếu cá nhân có biểu hiện 
hành vi ứng xử trái với lợi ích của xã hội và cộng đồng thì bị coi là người thiếu đạo đức. 
Có thể hiểu đạo đức một cách khái quát như sau: 
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực 
xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, 
hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, 
giữa cá nhân và xã hội”. 
Dưới các góc độ khoa học khác nhau có thể phân tích khái niệm đạo đức như sau: 
- Dưới góc độ triết học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc 
thượng tầng. Đạo đức thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh 
vực của cuộc sống. Làø một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đạo đức xuất hiện 
rất sớm và khi tồn tại xã hội thay đồi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Sự nảy sinh và 
hoàn thiện của đạo đức có nguồn gốc trong hoạt động vật chất của con người, trong đó lao 
động sản xuất đóng vai trò quyết định. 
- Dưới góc độ tâm lý học, đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã 
hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh 
phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá 
nhân và xã hội. Như vậy ở góc độ tâm lý học, đạo đức của một người phản ánh nhân cách của 
ngưới đó, đạo đức là bộ mặt đích thực của mỗi người. 
2. Bản chất của đạo đức. 
2.1. Tính nhân bản của đạo đức: 
 4
Bản chất của đạo đức là sự quan tâm tự giác, tự nguyện của con người đến lợi ích, hạnh 
phúc của nhau và của xã hội. Hành động của con người là hành động có đạo đức, bởi lẽ hành 
động đó chứa đựng các yếu tố về mục đích, nội dung, phương pháp và các hình thức để thực 
hiện. Các yếu tố này là điều kiện cơ bản để phân biệt hành động con người với hành động 
con vật và cũng là dấu hiệu để khẳng định bản chất đạo đức đối với hành động của con người. 
Chính điều này làm cho đạo đức mang tính người. 
Đạo đức lưu truyền được qua các thời kỳ phát triển của lịch sử, nhờ có tính nhân bản, đạo 
đức suy cho cùng cũng vì cuộc sống của con người, vì sự tồn tại của cộng đồng người và sự 
phát triển của họ. Đạo đức có ý nghĩa hợp lý phục vụ cho con người và vì nó con người lưu 
giữ như máu thịt của mình. 
2.2. Tính lịch sử của đạo đức: 
Đạo đức gắn liền với lịch sử. Đạo đức được hình thành từ quá khứù và được lưu truyền từ 
thế hệ này qua thế hệ khác. Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phát triển rất sớm trong 
lịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi thời đại quan tâm. Sự phát triển đạo đức 
của xã hội dựa trên cơ sở phát triển của sức sản xuất vật chất và thông qua sự đấu tranh, gạn 
lọc, kế thừa, nhờ thế mà nội dung đạo đức ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. 
2.3 Tính giai cấp của đạo đức: 
Khi xã hội phân chia thành giai cấp thì đạo đức phản ánh quyền lợi của giai cấp thống trị 
và giải quyết mọi mốâi quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội theo 
quan điểm của giai cấp thống trị. 
Vào thời kỳ đầu của xã hội loài người, dưới chế độ công xã nguyên thủy, cơ sở của quan 
hệ xã hội là chế độ công hữu tư liệu sản xuất. Mọi người trong xã hội đều làm chung và 
hưởng chung những sản phẩm mà họ làm ra. Họ cùng nhau săn bắn, hái lượm và chống kẻ 
thù, bảo vệ quyền lợi và cuộc sống chung cho cả thị tộc. Kỷ luật và quy tắc lao động bấy giờ 
được duy trì bằng sức mạnh của phong tục tập quán, bằng uy tín và sự tôn kính đối với người 
tộc trưởng. Phong tục, tập quán và truyền thống biểu thị mối quan hệ giữa các thành viên với 
nhau và với cả thị tộc. Đó cũng là những điều mà họ phải tuân thủ thường xuyên trong sinh 
hoạt xã hội. Chính vì những lý do đó mà những nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng đạo đức 
con người trong chế độ công xã nguyên thủy là thẳng thắn, trung thực, kiên cường, dũng cảm 
theo đúng nghĩa vụ của con người đối với con người và đối với toàn bộ thị tộc lúc bấy giờ. 
Chế độ chiếm hữu nô lệ, thời kỳ đầu xã hội loài người phân chia thành giai cấp và đạo 
đức của con người bắt đầu có tính giai cấp. Giai cấp bóc lột trong thời kỳ này là giai cấp chủ 
nô, chúng không những có quyền mua bán mà còn có quyền sinh, quyền sát đối với người nô 
lệ, biến họ thành những công cụ kỳ quặc của mình. Cùng với sự xuất hiện giai cấp, phụ nữ 
cũng mất quyền bình đẳng trước kia và trở thành nô lệ của người chồng. Thời kỳ này pháp 
luật và đạo đức của chủ nô cho phép tha hồ hành hạ, giết chết người nô lệ, biến họ thành 
những hàng hóa mua đi bán lại của chúng. 
Chế độ phong kiến dựa trên nền tảng sở hữu ruộng đất lớn, là một giai đoạn cao hơn trong 
sự phát triển sản xuất. Thời kỳ này bọn chúa phong kiến vẫn có quyền bán nông nô, nhưng 
không có quyền giết họ. Đạo đức thống trị trong xãû hội phong kiến lúc này cũng biểu hiện lợi 
ích kinh tế và danh vọng của bọn chúa phong kiến, đó là bắt nông dân phải trung với địa chủ, 
tôi phải trung với vua, chư hầu phải trung với thiên tử. 
 5
Chế độ tư bản là một bước tiến bộ mới trên đường phát triển của xã hội thay thế chế độ 
phong kiến. Giai cấp tư sản đã tạo ra giai cấp công nhân làm thuê và chúng đã hành hạ, giết 
hại công nhân một cách kín đáo (chúng không hề coi đó là hành vi trái với đạo đức). Trong 
xã hội này, đạo đức tư sản là đạo đức thống trị của xã hội. Nói theo Mác và Ăng –ghen, giai 
cấp tư sản đã “làm cho giữa người với người không có mối liên hệ nào khác ngoài quan hệ lợi 
hại trắêng trợn và sự giao dịch tiền bạc lạnh lẽo, biến con người thành giá trị đổi chác”. 
Chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến gánh vác sứ mệnh lịch sử 
lãnh đạo xã hội, tiến lên giải phóng con người, giải phóng xã hội. Đạo đức của họ là đạo đức 
cộng sản, giai đoạn cao nhất trên con đường tiến lên của đạo đức con người và trong tương lai 
nó sẽ trở thành đạo đức của loài người. So với nền đạo đức trước đây, đạo đức cộng sản là 
một thứ chất mới. Con đường phát triển và đi tới thắng lợi của đạo đức cộng sản phải thông 
qua đấu tranh chống lại những thế lực và truyền thống của xã hội bóc lột cũ, xây dựng một xã 
hội mới. 
3. Chức năng của đạo đức. 
3.1 Chức năng định hướng giáo dục: 
 Chứùc năng định hướng giáo dục của đạo đức nhằm hình thành cho con người có nhận thức 
đúng đắn về nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội để từ đó họ có tình cảm và nhu cầu 
thể hiện hành vi đạo đức phù hợp với các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đó. Nhận thức 
đúng đắn này giúp con ngừơi có khả năng lựa chọn, kiểm tra, đánh giá đúng các hiện tượng 
đạo đức xã hội cũng như tự kiểm tra, tự đánh giá về nhận thức, tình cảm, hành vi đạo đức 
của chính mình. Các nhà giáo dục nói chung và người thày giáo trong nhà trường nói riêng 
cần giúp học sinh hiểu đúng các chuẩn mực xã hội. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng có niềm tin và 
hành vi đúng trong các mối quan hệ với thày cô, bạn bè ở trường, ông bà, cha mẹ ở gia đình 
và mọi người trong xã hội. Chính vì thế công tác giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng trong 
việc phát triển nhân cách học sinh. Khẩu hiệu trong các trừơng học: “Tiên học lễ, hậu học 
văn” đã thể hiện được vai trò quan trọng đó. 
3.2 Chức năng điều chỉnh hành vi: 
Con người trong các mối quan hệ xã hội luôn thể hiện hành vi của bản thân. Vì vậy cần có 
một hệ thống quy tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp bằng cách này hay cách khác giữa lợi ích cá 
nhân với lợi ích tập thể, xã hội để hành vi con người phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Do đó 
chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức luôn gắn bó mật thiết với chức năng quản lý xã 
hội. Mặt khác khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân có khả năng lựa chọn và 
trải nghiệm hành vi đạo đức ở các mức độ khác nhau. Việc giải quyết mọi mối quan hệ 
không chỉ dừng ở trong suy nghĩ mà còn phải bằng hành động: làm hay không nên làm, làm 
bằng cách này hay cách khác. Đặc biệt là các quan hệ có liên quan đến lợi ích giữa cá nhân 
với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, nếu như các mối quan hệ đó không dựa vào hệ thống 
quy tắc, chuẩn mực xã hội thì cá nhân không thể lựa chọn, trải nghiệm hành vi đạo đức cho 
phù hợp. Như vậy trong đời sống xã hội, chức năng giáo dục và điều chỉnh của đạo đức gắn 
liền với nhau. 
3.3 Chức năng kiểm tra, đánh giá: 
 Căn cứ vào quy tắc, chuẩn mực xã hội, chủ thể đạo đức có thể xem xét, đối chiếu hành 
vi của chính mình hoặc của người khác để khẳng định giá trị đạo đức của bản thân hoặc của 
 6
người khác trong các mối quan hệ xã hội. Điều này còn phụ thuộc vào khả năng tự giáo dục 
của chủ thể đạo đức. 
Trong trường học, chức năng kiểm tra, đánh giá của đạo đức giúp từng học sinh rèn luyện 
đạo đức theo yêu cầu của nhà trường đồng thời cũng là căn cứ để nhà giáo dục xếp loại đạo 
đức cho học sinh theo những thang bậc đã đựơc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Vì thế 
người thày giáo cần hướng dẫn, ... biểu hiện: 
Cuộc sống đa dạng và phức tạp của con người với nhiều mối quan hệ khác nhau, cho nên 
cũng có nhiều nghĩa vụ khác nhau: trong gia đình đó là nghĩa vụ làm con phải kính trọng, 
chăm sóc ông bà, cha me; ngoài xã hội làm người công dân có nghĩa vụ xây dựng và bảøo vệ 
Tổ quốc; trong trường học làm người học sinh có nghĩa vụ thực hiện tốt nội quy trường học. 
Như vậy khi con người thực hiện nghĩa vụ trong các mối quan hệ với cộng đồng thì nghĩa vụ 
biểu hiện dưới 2 dạng : nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý: 
* Nghĩa vụ đạo đức là ý thức và tình cảm của con người tự nguyện, tự giác thực hiện các 
hành vi, họat động của mình theo quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội. Chính đặc điểm này 
làm cho nghĩa vụ có tính tự do và tự giác . 
* Nghĩa vụ pháp lý là ý thức của con người tôn trọng các quy định của pháp luật hiện hành 
như một sự công bằng, một sự cần thiết khách quan không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân. 
 16
Đặc điểm này thể hiện tính bắt buộc của phạm trù nghĩa vụ. Tuy nhiên sự phân biệt sự khác 
nhau giữa nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ pháp lý chỉ có tính chất tương đối, vì chúng có mối 
quan hệ khắng khít và chuyển hóa cho nhau. 
3. Lương tâm. 
3.1. Khái niệm: 
Là con người có ý thức, trong các mối quan hệ với xã hội khi thực hiện các hành động của 
mình thì con người luôn có nhu cầu tự đánh giá để đối chiếu những hành động đó với chuẩn 
mực xã hội. Chức năng tự đánh giá hành động của mình chính là lương tâm. Vậy lương tâm là 
tiếng nói bên trong xuất phát từ tấm “lòng” trong sáng của con người để giúp họ làm những 
điều tốt lành, ngăn chặn điều xấu. 
Nhà triết học cổ đại Hy lạp- Platôn cho lương tâm là sự mách bảo của thượng đế. Vì vậy 
nó tồn tại vĩnh cửu. Kantơ cho lương tâm là sự “thao thức của tinh thần” nó gắn liền với con 
người như bẩm sinh. Ông viết: “Quy luật tồn tại trong chúng ta được gọi là lương tâm Cá 
nhân mang trong mình cảm giác lương tâm không phụ thuộc vào điều kiện họ sống. Lương 
tâm không phải là cái gì có thể tìm kiếm được một con người với tư cách là một bản chất 
đạo đức mang trong mình cảm giác lương tâm từ lúc mới sinh ra, như một người làm chứng 
của chúa trời để phán xử chúng ta” (Kantơ-Khoa học sư phạm). Như vậy theo Kantơ cảm giác 
lương tâm là tiên nghiệm. 
Các nhà duy vậy thế kỷ XVI - XVIII đều phủ nhận lương tâm có nguồn gốc từ thượng đế. 
Họ có xu hướng gắn lương tâm với ý thức của con người về lợi ích và thừa nhận vai trò xã hội 
của lương tâm. 
Theo quan điểm duy vật biện chứng của đạo đức học thì lương tâm là ý thức trách nhiệm 
và tình cảm đạo đức của cá nhân về sự tự đánh giá những hành vi, cách cư xử của mình trong 
đời sống xã hội. 
Có thể lý giải phạm trù “Lương tâm” theo quan điểm duy vật biện chứng như sau: 
- Đã là con người có ý thức thì khi hành động con người xác định được mục đích, ý nghĩa 
và trách nhiệm đối với hành động. Khi con người hành động càng đúng, càng tốt thì lương tâm 
càng yên ổn và có cảm giác về lương tâm trong sạch, tức là con người tự ý thức được bản chất 
lương thiện của mình, nó xuất hiện kèm theo các hoạt động đạo đức tạo ra cảm giác vững tin 
vào ý thức và nhân phẩm của mình. Cảm giác về lương tâm trong sạch tức là sự ý thức được 
bản chất lương thiện của mình. Không có cảm giác lương tâm trong sạch thì đạo đức sẽ mất 
hết giá trị. 
- Tình cảm đạo đức của con người đối với hoạt động càng mạnh thì chức năng tự kiểm tra 
càng tích cực, sức mạnh của tình cảm đạo đức thể hiện ra ở cường độ của tính tích cực và tính 
tự kiểm tra của nó. Do đó tình cảm đạo đức cũng là chức năng của lương tâm nên bản thân 
lương tâm cũng là một hiện tượng tình cảm. 
- Sự tự đánh giá những hành vi, cách cư xử của mình trong đời sống xã hội là chức năng 
của lương tâm và nó là một hiện tượng trí tuệ có chứa đựng yếu tố ý thức. Trong thực tế, con 
người khi hành động , không có hành động nào lại không có cảm giác về tình cảm lương tâm. 
Ví dụ như làm việc tốt ta thấy vui vẻ, hài lòng, thỏa mãn với mình, làm việc xấu ta cảm thấy 
áy náy, ân hận, xấu hổ đối với bản thân. Con người có được những cảm giác đó chính là nhờ 
sự tự đánh giá về những hành vi, cách cư xử của mình trong đời sống xã hội và đó là người có 
 17
lương tâm. Sẽ là kẻ vô lương tâm nếu con người không biết tự đánh giá và cũng không biết 
xấu hổ với chính mình. 
Như vậy theo quan điểm duy vật biện chứng lương tâm vừa là ý thức vừa là tình cảm. 
3.2. Sự hình thành lương tâm: 
Sự hình thành lương tâm là một quá trình phát triển lâu dài từ thấp lên cao trong quá trình 
lao động sản xuất và hoạt động giao tiếp xã hội của cá nhân theo các mức độ sau: 
- Ýù thức về cái cần phải làm do sự sợ hãi bị trừng phạt bởi thiết chế xã hội hoặc ý niệm 
tâm linh. 
 - Ýù thức về cái cần phải làm, cần phải tránh vì sự xấu hổ trước người khác và trước dư 
luận xã hội. 
- Ýù thức về cái cần phải làm vì sự xấu hổ trước bản thân. 
Xấu hổ trước bản thân hay tự xấu hổ với hành vi của mình là bước đầu của cảm giác lương 
tâm. Từ cảm giác đó đến sự phán xét các suy nghĩ và hành vi của mình là lương tâm. Chính vì 
thế lương tâm cũng là ý thức trách nhiệm và tình cảm đạo đức của cá nhân. 
3.3. Biểu hiện của lương tâm: 
Lương tâm biểu hiện ở hai trạng thái khẳng định và phủ định: 
- Giá trị của sự khẳng định được biểu hiện bằng sự thanh thản của lương tâm và đó là 
những hành vi đối với cái thiện, cái công bằng, cái chính đáng 
- Sự phủ định được biểu hiện bằng sự cắn rứt của lương tâm đó là hành vi đối với cái ác, 
cái bất công 
Mỗi chủ thể đạo đức có cả hai trạng thái khẳng định và phủ định của lương tâm. Song điều 
quan trọng đối với mỗi người là cần rèn luyện đạo đức để trạng thái khẳng định của lương 
tâm đẩy lùi, loại trừ trạng thái phủ định. 
4. Hạnh phúc. 
4.1 Khái niệm: 
Con người luôn mong muốn vươn tới hạnh phúc cho cá nhân, gia đình, xã hội và hơn thế 
nữa hạnh phúc cũng là mối quan tâm lớn lao của toàn nhân loại. Hạnh phúc là một hiện tượng 
xã hội vừa thuộc về vật chất vừa thuộc về tinh thần. Một hiện tượng như vậy thống nhất giữa 
tâm và vật, có thể là một cảm giác, một cảm xúc, một trạng thái hoặc chức năng sinh lý và 
tâm lý nhất định của con người. Vì thế hạnh phúc vừa là khát vọng tự nhiên vừa tác động đến 
suy nghĩ, hành vi của con người. Do đó hạnh phúc cũng là một phạm trù cơ bản của đạo đức 
học. 
Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã bàn về hạnh phúc và 
các quan niệm về hạnh phúc luôn thay đổi. Các nhà tư tưởng cổ đại Hy Lạp như Xôcrát (470-
399 TCN); Đêmôcrit (460 – 370); Aritxtốt (384-322) quan niệm hạnh phúc là sự yên tĩnh, 
thanh thản của tâm hồn. Khả năng trí tuệ, khả năng chế ngự khát vọng, chế ngự nỗi đau khổ 
sẽ đem lại hạnh phúc cho con người. Theo họ để đạt được hạnh phúc thì hoàn toàn phụ thuộc 
vào yếu tố chủ quan của con người và phải hạn chế tối đa những nhu cầu của mình, bởi vì 
những ham muốn, những nhu cầu, những khát vọng của con người là nguyên nhân gây nên sự 
bất hạnh. Đây cũng là lý do chính để người nô lệ chấp nhận bị giai cấp chủ nô tước đoạt mất 
mọi nhu cầu tối thiểu của con người. 
 18
Các tôn giáo đều cho rằng hạnh phúc không tồn tại ở trần thế mà chỉ có trên thiên giới. 
Thiên chúa giáo hay Phật giáo đều ra sức khuyến khích con người nhẫn nhục ở trần gian để 
hưởng hạnh phúc cực lạc ở cõi niết bàn. Quan niệm đó được các giai cấp bóc lột sử dụng để 
ru ngủ nhân dân lao động, hòng thủ tiêu đấu tranh giai cấp, bảo vệ chế độ người bóc lột 
người. 
Kantơ- nhà triết học giải thích nguồn gốc của hạnh phúc theo quan điểm duy tâm- cho 
rằng hạnh phúc là định mệnh “Hãy để hạnh phúc như trời định”. Quan điểm trời định về hạnh 
phúc của con người cũng rất phổ biến ở phương Đông. 
Các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVI- XVIII như Rênê Đêcáctơ (1596- 1650), Henvetiuýt 
(1715- 1771) thì cho rằng hạnh phúc là sự thỏa mãn thường xuyên những nhu cầu vật chất và 
tinh thần, là sự hùng mạnh và giàu có xuất phát từ lợi ích cá nhân (nhưng lợi ích cá nhân 
không mâu thuẫn với lợi ích xã hội). P.Đ. Hônbách (1723- 1789) nhấn mạnh lợi ích trí tuệ vì 
trí tuệ giúp người ta nhận thức được quy luật tự nhiên và sống hợp với quy luật tự nhiên. Như 
vậy khi quan niệm về hạnh phúc các nhà duy vật Pháp đã chú ý đến sự “thỏa mãn” những nhu 
cầu vật chất và tinh thần của con người, song họ chưa đặt được sự “thỏa mãn“ đó trong mối 
quan hệ giữa cá nhân với xã hội. 
Các quan niệm về hạnh phúc có sự khác nhau theo tiến trình phát triển của lịch sử – xã hội 
loài người. Song sự thay đổi quan niệm về hạnh phúc còn phải dựa vào những điểm chung cho 
tất cả các giai cấp, các dân tộc và những người riêng biệt đó là: 
- Tất cả đều có lợi ích vật chất và tinh thần 
- Những lợi ích ấy đều không ngừng lớn lên 
- Tất cả đều cảm thấy hạnh phúc khi những lợi ích ấy được thỏa mãn tối đa. 
Với ý nghĩa như vậy, nhận thức chung về hạnh phúc đối với mọi người là thống nhất. Mỗi 
người có thể có những lợi ích riêng và những mục đích cá nhân trong cuộc sống, song ý nghĩa 
chung của cuộc sống phải là thống nhất chung cho toàn nhân loại. 
Trên cái nền của sự nhận thức chung về hạnh phúc và về ý nghĩa cuộc sống như vậy, có 
thể hiểu hạnh phúc ( theo nghĩa rộng) là sự đánh giá chung nhất, tổng hợp những yếu tố thỏa 
mãn nhu cầu, nguyện vọng của con người phù hợp với xã hội. Hạnh phúc với mỗi người là sự 
thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng. Khái niệm nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu có ý nghĩa 
đặc biệt để hiểu rõ nội dung của hạnh phúc. Những nhu cầu của con người được thỏa mãn hết 
sức đa dạng. Mỗi nhu cầu tương ứng với một chức năng hoặc một năng lực nhất định của con 
người. Có thể hiểu nhu cầu của con người như sau: 
- Con người như một sinh thể sống trước hết cần đến sự ăn uống. Đói và khát gây ra đau 
khổ và sự thỏa mãn hai nhu cầu này đem lại sự thích thú. Nếu con người không biết đau khổ 
vì đói khát thì nó không thể sống được. Đó là sự thoả mãn về vật chất, để thoả mãn các nhu 
cầu ấy, con người phải suy nghĩ, phải cân nhắc có ý thức 
- Con người là một sinh thể có tư duy, có nhu cầu nhận thức hiện thực khách quan, có ý 
thức được giá trị của chân lý và có xu hướng làm phong phú vốn tri thức của bản thân, phát 
triển trí tuệ và trí thông minh. Đây là khả năng và nhu cầu đặc thù của con người. Do đó nhận 
thức hiện thực khách quan là hạnh phúc của con người. 
4.2. Tính chất: 
Hạnh phúc của mỗi cá nhân có nội dung khách quan, đó là nhu cầu về vật chất hay tinh 
thần của xã hội. Nội dung khách quan của hạnh phúc làm cho nó mang ý nghĩa xã hội. Khi xã 
 19
hội văn minh tiến bộ thì vật chất và tinh thần xã hội ngày càng phát triển, đó là quy luật tất 
yếu khách quan. 
Trước sự tiến bộ của xã hội, cá nhân có sự lựa chọn tạo nên động cơ và phương hướng cho 
hoạt động. Trong quá trình hoạt động con người bằng ý chí, năng lực của cá nhân nhằm thỏa 
mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cá nhân và cống hiến cho xã hội. Đó là mặt chủ 
quan của hạnh phúc đối với mỗi cá nhân. 
Như vậy nội dung khách quan và chủ quan của hạnh phúc đều tồn tại trong mỗi cá nhân. 
Nếu mỗi cá nhân nhận thức rõ điều đó thì mới đạt được hạnh phúc chân chính. Hay nói một 
cách khác để có được hạnh phúc con người phải tham gia vào các hoạt động của xã hội một 
cách tích cực, sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn của cá nhân và xã hội vì hạnh 
phúc không phải là vật có sẵn đến với mọi người. Theo ý nghĩa đó Mác nói: “Hạnh phúc là 
đấu tranh”. 
Gíá trị cao nhất của hạnh phúc mỗi con người là kết hợp hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi 
ích của cá nhân. Đây là yếu tố quan trọng đểå cá nhân vươn tới hạnh phúc chân chính. Những 
lợi ích và xu hướng cá nhân chỉ có thể có ý nghĩa và giá trị trên nền tảng chung của những lợi 
ích và xu hướng xã hội vì bản thân cá nhân và cá tính của con người chỉ tồn tại trong xã hội 
và nhờ vào xã hội mà thôi. 
Ví như hạnh phúc của cá nhân là cảm giác thỏa mãn nhu cầu về của cải vật chất và nhu 
cầu về tinh thần: tình yêu, sắc đẹp, sức khỏe, sự tích luỹ về tri thức, sự hoàn thiện về phẩm 
chất... Tất cả những điều đó chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó thực sự đóng góp vào sự phát triển 
của xã hội. Vì thế, nếu người nào đặt toàn bộ hoạt động của mình chỉ nhằm thỏa mãn mục 
đích riêng của cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội thì dù họ có đạt tới mức 
nào của sự thỏa mãn cũng không thể vươn tới hạnh phúc chân chính. 
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mọi người công dân 
chân chính dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam phải biết hướng hoạt động của 
mình vào việc thực hiện mục tiêu chung của xã hội: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng 
văn minh”. 
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
1 Phân tích các phạm trù đạo đức sau đây theo quan điểm duy vật biện chứng: Thiện và Ác, 
Nghĩa vụ, Lương tâm, Hạnh phúc. 
2 Hãy chứng minh sự cần thiết phải giáo dục các phạm trù đạo đức nêu trên đối với học sinh 
tiểu học. Cho ví dụ minh họa. 

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_mon_dao_duc_o_tieu_hoc_le_thi_thanh_chung.pdf