Đào tạo nguồn nhân lực ngành lâm sinh: thực trạng và định hướng phát triển

1. PHẦN MỞ ĐẦU

Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Lâm sinh với mục tiêu đào tạo kỹ sư

đảm nhiệm các nhiệm vụ trong xây dựng, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên

rừng, đảm bảo môi trường sinh thái. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang có những

tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế của các quốc gia, trong đó Việt Nam là một

trong 9 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu đang đặt ra những yêu

cầu mới trong công tác bảo vệ rừng, môi trường và chống biến đổi khí hậu đòi hỏi công

tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này là rất cần thiết.

Tuy nhiên, do là ngành học khó, yêu cầu trang thiết bị và thực hành thực tập nhiều, vị

trí việc làm thiếu hấp dẫn, địa bàn làm việc thường là vùng sâu, vùng xa nên số lượng

người học và cơ sở đào tạo lĩnh vực này là rất ít (hiện trong cả nước có 5 cơ sở chính

đào tạo hệ đại học ngành Lâm sinh: Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học

Nông lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, Trường Đại học Nông

lâm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Bắc). Điều này dẫn đến một hệ lụy là trong

tương lai gần việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

trong ngành Lâm sinh nói riêng và Lâm nghiệp nói chung là khó tránh khỏi. Do vậy

cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ để sớm khắc phục tình trạng này.

pdf 8 trang phuongnguyen 460
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực ngành lâm sinh: thực trạng và định hướng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực ngành lâm sinh: thực trạng và định hướng phát triển

Đào tạo nguồn nhân lực ngành lâm sinh: thực trạng và định hướng phát triển
 75 
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LÂM SINH: 
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
PGS.TS. Lê Xuân Trường 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
1. PHẦN MỞ ĐẦU 
Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Lâm sinh với mục tiêu đào tạo kỹ sư 
đảm nhiệm các nhiệm vụ trong xây dựng, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên 
rừng, đảm bảo môi trường sinh thái. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang có những 
tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế của các quốc gia, trong đó Việt Nam là một 
trong 9 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu đang đặt ra những yêu 
cầu mới trong công tác bảo vệ rừng, môi trường và chống biến đổi khí hậu đòi hỏi công 
tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này là rất cần thiết. 
Tuy nhiên, do là ngành học khó, yêu cầu trang thiết bị và thực hành thực tập nhiều, vị 
trí việc làm thiếu hấp dẫn, địa bàn làm việc thường là vùng sâu, vùng xa nên số lượng 
người học và cơ sở đào tạo lĩnh vực này là rất ít (hiện trong cả nước có 5 cơ sở chính 
đào tạo hệ đại học ngành Lâm sinh: Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học 
Nông lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, Trường Đại học Nông 
lâm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tây Bắc). Điều này dẫn đến một hệ lụy là trong 
tương lai gần việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao 
trong ngành Lâm sinh nói riêng và Lâm nghiệp nói chung là khó tránh khỏi. Do vậy 
cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ để sớm khắc phục tình trạng này. 
2. GIỚI THIỆU VỀ KHOA LÂM HỌC 
Khoa Lâm học được thành lập từ năm 1956, là một trong các khoa chủ chốt của 
Học viện Nông- Lâm, tiền thân của Trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay. Từ khi 
Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập vào năm 1964, khoa Lâm học luôn là một 
khoa chủ chốt của Nhà trường. Với bề dày hơn 60 năm phấn đấu, trưởng thành, hội 
nhập và phát triển, khoa Lâm học đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển 
của Trường Đại học Lâm nghiệp nói riêng và ngành Lâm nghiệp của cả nước nói 
chung. Tính đến thời điểm hiện tại khoa Lâm học đã và đang đào tạo được 62 khóa đào 
tạo đại học với trên 14.000 kỹ sư lâm nghiệp đã tốt nghiệp và gần 200 sinh viên đang 
được đào tạo; 25 khóa đào tạo thạc sỹ với trên 1.250 học viên và trên 45 nghiên cứu 
sinh đã được cấp bằng tốt nghiệp, 45 nghiên cứu sinh và 68 học viên cao học đang đào 
tạo - họ đã và đang là những cán bộ khoa học giữ vị trí nòng cốt, những nhà khoa học, 
những nhà lãnh đạo của ngành và các địa phương. Hiện nay, khoa đã có 1 đội ngũ đông 
về số lượng, mạnh về chất lượng. Tổng số cán bộ của khoa có 48 cơ hữu và 05 kiêm 
giảng, trong đó có 01 giáo sư, 05 phó giáo sư, 10 tiến sĩ, 31 thạc sĩ, 7 cán bộ đang được 
đào tạo tại nước ngoài để có trình độ tiến sĩ và sau tiến sĩ. Đặc biệt vẫn còn một số thầy 
 76 
là GS, PGS dù đã nghỉ chế độ nhưng vẫn nhiệt tình tham gia đào tạo và nghiên cứu 
khoa học, góp phần xây dựng Khoa ngày càng vững mạnh. 
Khoa Lâm học hiện đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo ở các trình độ đại học, 
thạc sĩ và tiến sĩ. Đại học gồm 02 ngành: ngành Lâm sinh và ngành Lâm học (Lâm 
nghiệp); Thạc sĩ gồm 02 ngành: ngành Lâm học đào tạo bằng tiếng Việt và ngành 
Lâm nghiệp nhiệt đới đào tạo bằng tiếng Anh; Tiến sĩ Lâm nghiệp gồm 02 chuyên 
ngành: chuyên ngành Điều tra và quy hoạch và chuyên ngành Lâm sinh. 
3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGÀNH LÂM SINH 
3.1. Tuyển sinh 
Kết quả tuyển sinh ngành Lâm sinh trong thời gian gần đây tại Trường Đại học 
Lâm nghiệp: 
Bảng 1. Kết quả tuyển sinh các bậc đào tạo giai đoạn 2015 - 2019 
 (Nguồn: Báo cáo Kế hoạch khoa Lâm học 2019- 2020) 
Kết quả tuyển sinh đại học chính quy giảm mạnh, năm 2019 chỉ tuyển được 12 
sinh viên; tuyển sinh cao học mặc dù có xu hướng giảm nhưng hàng năm số lượng 
tuyển sinh cao học cao hơn so với ở bậc đại học. Trong đó ngành Lâm nghiệp nhiệt 
đới đã tuyển sinh được 3 khóa từ 2016 với tổng số 30 học viên; các năm 2018, 2019 
không tuyển được NCS đăng ký chương trình đào tạo tiến sỹ. Sản phẩm đào tạo của 
Khoa là khá phong phú ở cả 3 bậc học. Tuy nhiên, xét theo ngành học thì bậc đào tạo 
sau đại học có sản phẩm đào tạo khá ổn định, trong khi đó ở bậc đại học, ngành Lâm 
nghiệp trong một vài năm không có sinh viên tốt nghiệp. Về khối lượng thực hiện giờ 
giảng cũng đang có xu hướng giảm trong 2 năm trở lại đây. Nếu xét riêng năm học 
2018-2019 thì bình quân mỗi giảng viên chỉ đảm nhận khoảng 260 giờ lý thuyết (đã 
qui đổi); mỗi kỹ sư hướng dẫn thực hành chỉ đảm nhận khoảng trên 194 giờ hướng 
dẫn (đã qui đổi). Hiện tại 3 bộ môn chuyên môn quản lý 42 môn học, trong đó 18 
 77 
môn học đã có giáo trình chính thức, 9 môn học đã có bài giảng xuất bản. Tuy nhiên, 
trong 5 năm trở lại đây Khoa chỉ hoàn thiện, bổ sung được 4 giáo trình và 4 bài giảng, 
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Cũng như nhiều ngành học khác trong 
Trường, tuyển sinh các ngành ở bậc đại học của khoa đang giảm mạnh, dẫn tới khối 
lượng giờ giảng của các bộ môn giảm theo, ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng tạo 
nguồn đầu vào cho đào tạo sau đại học. 
 Tại một số trường có đào tạo ngành Lâm sinh: 
Bảng 2. Kết quả tuyển sinh đại học một số trường Đại học khác 
Trường Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 
Đại học Tây Bắc Số SV 55 60 22 13 5 3 
Đại học NL Thái Nguyên Số SV 20 29 9 17 
 (Nguồn: Báo cáo Xây dựng định mức ngành Lâm sinh, ĐHLN, 2019) 
Tình trạng tuyển sinh trong những năm gần đây của Trường Đại học Tây Bắc 
và Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng tương tự như của Trường Đại học Lâm 
nghiệp khi lượng thí sinh đầu vào sụt giảm, không đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh của 
các nhà trường. Đây cũng là tình trạng chung của các trường có tuyển sinh viên 
ngành Lâm sinh trên cả nước hiện nay. Điều này cho thấy nếu không có giải pháp kịp 
thời để khuyến khích tuyển sinh cho ngành Lâm sinh thì trong thời gian ngắn nữa 
chúng ta sẽ không có đủ nguồn nhân lực cung cấp cho ngành Lâm nghiệp của các địa 
phương và các thành phần kinh tế. 
3.2. Kết quả tốt nghiệp ra trường tại Trường Đại học Lâm nghiệp 
Bảng 3. Kết quả tốt nghiệp ra trường của người học ở các bậc học 
Bậc ĐT Ngành/hệ 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng 
Đại học 
CQ 97 71 181 163 82 594 
VHVL 11 148 87 41 
287 
Cao học 
LH 84 66 75 39 27 291 
LNNĐ 
15 3 18 
NCS 
LS 13 5 3 6 2 29 
ĐT&QHR 3 2 5 1 
12 
Trong những năm từ 2016 trở về trước lượng sinh viên ra trường mỗi năm 
không nhiều do lượng tuyển sinh đầu vào ổn định. Giai đoạn năm 2017-2018 lượng 
sinh viên ra trường tăng vọt do trước đó lượng tuyển sinh tăng cao đột biến trong tất 
cả các ngành học nói chung và của ngành Lâm sinh nói riêng. Đến năm 2019 thì 
lượng sinh viên bắt đầu sụt giảm do lượng tuyển sinh đầu vào giảm mạnh trong 
 78 
những năm gần đây, con số này tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo do tình hình 
tuyển sinh đầu vào của ngành Lâm sinh khó khăn, số lượng người học suy giảm. 
3.3. Kết quả khảo sát sinh viên sau khi ra trường 
Tình hình việc làm: Theo kết quả khảo sát việc làm của khoa Lâm học cho 
thấy trong đợt khảo sát năm 2017 với sinh viên K56 tốt nghiệp thì 77,8% sinh viên 
được hỏi có việc làm. Năm 2018 (sinh viên K57) tỷ lệ này là 87,1%. Đến năm 2019 
(sinh viên K59) thì con số này là 85,7% với 83,33% số sinh viên có việc làm sau khi 
ra trường dưới 6 tháng. Trong đó 47,9% số sinh viên được hỏi làm nhà nước, 35,7% 
làm tư nhân, 24,19% làm việc đúng ngành và 19,5% làm các công việc có liên quan 
đến ngành nghề đào tạo. 
Đánh giá từ đơn vị tuyển dụng cho thấy khi được hỏi về mức độ hài lòng của 
đơn vị đối với sinh viên ngành Lâm sinh khi tốt nghiệp ra trường trong năm 2017 có 
12,0% ý kiến được hỏi trả lời rất hài lòng, 61,2% hài lòng và 21,6% chấp nhận được. 
Năm 2018 tỷ lệ rất hài lòng là 12,0%, hài lòng là 63,0% và chấp nhận được là 23,0%. 
Như vậy, có thể thấy tính đến thời điểm hiện tại thì tỷ lệ sinh viên ngành Lâm 
sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm khá cao, chiếm khoảng từ 78% đến 87%; đa phần 
có việc làm chỉ sau 6 tháng ra trường. Số người làm trong khối nhà nước chiếm 
khoảng gần một nửa, số sinh viên tốt nghiệp làm việc cho tư nhân chiếm trên 35%. 
Tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp làm đúng ngành chỉ chiếm gần ¼ tổng số sinh viên ra 
trường. Phần lớn các nhà tuyển dụng đều hài lòng, hoặc rất hài lòng với sinh viên 
ngành Lâm sinh khi ra trường làm việc tại các đơn vị. Số ý kiến chấp nhận được 
chiếm khoảng gần ¼ số sinh viên tốt nghiệp. 
So với chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo ngành Lâm sinh thì sinh viên 
khi tốt nghiệp đều đã đạt được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà chuẩn đầu 
ra yêu cầu. Tuy nhiên, nếu xét theo yêu cầu xã hội thì đa số dư luận cho rằng sinh 
viên ngành Lâm sinh ra trường ít năng động hơn so với sinh viên các ngành khác, các 
kỹ năng làm việc còn chưa thực sự tốt, đặc biệt là kỹ năng thái độ đối với ngành, sinh 
viên tốt nghiệp ra trường chưa thực sự yêu ngành, yêu nghề, còn ngại khó, ngại khổ, 
không muốn nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa với mức thu nhập còn khiêm tốn. 
4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 
4.1. Thuận lợi 
- Có sự quan tâm của quan tâm của Đảng và Nhà nước về môi trường nói 
chung và ngành Lâm nghiệp nói riêng. Luật Lâm nghiệp đã được thông qua và đang 
từng bước đi vào thực thi có hiệu quả. 
- Kim ngạch xuất khẩu lâm sản tăng cao trong những năm trở lại đây được 
chính phủ quan tâm phát triển các ngành nghề lâm nghiệp trong đó có ngành Lâm 
sinh để cung cấp nguồn nguyên liệu đủ, chất lượng cao, bền vững, chủ động cho 
ngành Chế biến lâm sản, đặc biệt cho xuất khẩu. 
 79 
- Biến đổi khí hậu đã và đang làm trầm trọng các vấn đề môi trường tác động 
xấu lên đời sống con người, thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của rừng với đòi 
sống con người. Vai trò của rừng và ngành Lâm sinh được từng bước nâng cao trong 
nhận thức của người dân và cán bộ lãnh đạo. 
- Việc hội nhập mở cửa nền kinh tế giúp đất nước có cơ hội được giao lưu, 
hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển với khoa học kỹ thuật tiên tiến, giúp 
trao đổi chuyên gia, cán bộ nghiên cứu giảng dạy, tạo cơ hội cho lớp trẻ có điều kiện 
học hỏi, hợp tác, tham gia làm việc cho các chương trình nghiên cứu, các tổ chức 
quốc tế hoạt động ở trong và ngoài nước, được học tập nâng cao trình độ chuyên 
môn, ngoại ngữ tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trên toàn thế giới. 
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học kỹ 
thuật lần thứ tư đã giúp đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào áp dụng trong khoa học 
Lâm nghiệp, giúp cải thiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo chiều hướng khoa 
học hơn, hiện đại hơn, giảm bớt các công việc thủ công nặng nhọc, mở ra hướng phát 
triển mới cho khoa học kỹ thuật Lâm sinh. 
- Một bộ phận giới trẻ có nhận thức tốt, yêu thiên nhiên, sống có trách nhiệm 
với tương lai, sẵn sàng chấp nhận khó khăn để theo học, nghiên cứu, làm việc ở 
những nơi không được thuận lợi. 
4.2. Khó khăn 
- Do sự bùng nổ của các trường đại học và việc tuyển sinh ồ ạt trong thời gian 
gần đây gây ra khủng hoảng trong tìm kiếm việc làm khi sinh viên ra trường và khan 
hiếm đầu vào cho các trường đại học và giáo dục chuyên nghiệp. 
- Do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp nên công tác đào tạo gặp nhiều khó 
khăn, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra khi sinh viên ra trường. 
- Do sự phát triển của nền kinh tế nên các thành phần kinh tế tư nhân, liên 
doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài nên nhu cầu công nhân tăng cao, dễ tuyển 
dụng, thu nhập tốt hơn so với lương kỹ sư mới ra trường nên tạo ra sự thay đổi trong 
nhận thức nghề nghiệp của phụ huynh và học sinh tốt nghiệp phổ thông. 
- Do khó khăn từ việc sáp nhập, cải cách bộ máy hành chính nên lượng biên 
chế dành cho tuyển mới không nhiều, sinh viên ra trường khó xin vào các cơ quan 
nhà nước, thu nhập không cao, khó thu hút người trẻ, nhất là những người giỏi, có 
năng lực, năng động, sáng tạo. 
- Do khó khăn về nguồn tài chính nên đầu tư từ ngân sách cho thay đổi trang 
thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc phục vụ đào tạo, nghiên cứu còn thiếu, không đáp 
ứng được nhu cầu đổi mới của ngành học. 
- Sự thiếu hụt cán bộ đào tạo khi đội ngũ có kinh nghiệm nghỉ hưu, lớp trẻ kế 
cận một số chưa yên tâm công tác, chuyển công việc dẫn đến chảy máu chất xám 
trong đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của ngành Lâm sinh. 
 80 
5. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGÀNH LÂM SINH 
Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho đào tạo nguồn nhân 
lực chất lượng cao cho ngành Lâm sinh. Bên cạnh việc cử các cán bộ đào tạo đi học 
tập, nghiên cứu nâng cao trình độ tại các trường đại học, các viện nghiên cứu tiên tiến 
về lĩnh vực Lâm sinh trên thế giới thì việc tổ chức cho cán bộ giảng dạy đi tham 
quan, học hỏi, kiến tập tại các cơ sở sản xuất ở trong và ngoài nước là cần thiết để bồi 
dưỡng nâng cao kỹ năng tay nghề cho đội ngũ cán bộ giảng viên, hướng dẫn thực 
hành, thực tập. 
Cần có chế độ thu hút người có năng lực tốt hoạt động trong lĩnh vực Lâm sinh 
như tạo điều kiện làm việc, tạo cơ hội nghiên cứu để họ có cơ hội được phát huy năng 
lực bản thân, có thêm thu nhập, yên tâm công tác, có tiếng nói trong cộng đồng 
chuyên môn. Cần có cơ chế thu hút người học, nhất là người có học lực tốt, có tư 
cách đạo đức và có trách nhiệm với thiên nhiên, cộng đồng. 
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề 
nghiệp và năng lực nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ thiết thực, 
đáp ứng nhu cầu thực tiễn, trình độ sản xuất trong nước, khu vực và trên thế giới 
trong lĩnh vực lâm sinh. Thực hiện tốt việc liên kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, 
đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo, nhất là thực tập nghề nghiệp, rèn 
nghề, học kỳ doanh nghiệp. 
Cần có chế độ khuyến khích người học như miễn giảm học phí, tặng học bổng, 
ưu tiên tuyển dụng khi ra trường. 
Cần cải cách hơn nữa trong việc rà soát, đổi mới chương trình giảng dạy, biên 
soạn và cải tiến giáo trình, bài giảng cho sát với thực tế. Tăng cường kỹ năng nghề 
nghiệp, hình thành ý thức và đam mê nghề nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động 
rèn nghề. Đổi mới công tác thực hành, thực tập nghề nghiệp, rèn nghề của sinh viên 
gắn với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. 
- Một số giải pháp cụ thể: 
+ Tập trung xúc tiến quảng bá tuyển sinh theo kế hoạch của Nhà trường và 
của Khoa. 
+ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực. 
+ Cử giảng viên và cán bộ hướng dẫn thực hành, thực tập đi thực tế và tổ chức 
mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho cán bộ về các lĩnh vực Quản lý rừng bền 
vững và chứng chỉ rừng, GIS và Viễn thám, Thâm canh rừng. 
+ Tăng cường các sinh hoạt học thuật cấp Bộ môn, cấp Khoa, nâng cao vai trò 
của Bộ môn trong việc quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo. 
 81 
+ Chủ động phối hợp Phòng Đào tạo lập kế hoạch rà soát đổi mới, biên soạn 
giáo trình bài giảng. 
+ Đề xuất lập vườn ươm phục vụ thực hành, thực tập và rèn nghề ngành lâm 
sinh. Đề xuất chuyển các đợt thực tập nghề nghiệp thành các đợt thực tập môn học. 
+ Đề xuất học kỳ doanh nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sau khi 
kết thúc các môn học và trước thời gian làm khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. 
6.KẾT LUẬN 
Thực trạng cho thấy đã có những bất cập trong việc đào tạo kỹ sư ngành Lâm 
sinh trong thời gian qua. Sinh viên sau khi tốt nghiệp mặc dù được trang bị kiến thức 
khá tốt song kỹ năng làm việc yếu, kiến thức chưa cập nhật, nhất là năng lực tiếng 
Anh còn hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến khả năng đáp ứng với yêu 
cầu cao từ các nhà tuyển dụng và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay. 
Các bất cập trong quá trình đào tạo kỹ sư lâm sinh về các mặt như đã được chỉ 
ra như các tồn tại về nội dung đào tạo, cách tổ chức quá trình đào tạo, giáo trình bài 
giảng, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trang thiết bị thí nghiệm thực hành, đội ngũ 
giảng viên cần sớm được khắc phục thông qua một số các giải pháp như rà soát lại 
chương trình đào tạo, sắp xếp lại kế hoạch đào tạo, đầu tư trang thiết bị hiện đại, bồi 
dưỡng đội ngũ giảng viên và kỹ sư hướng dẫn thực hành, thực tập, tăng cường hợp 
tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ và sinh viên. 
Tăng cường vai trò của các nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp lâm nghiệp để điều 
chỉnh khung chương trình đào tạo, cập nhật giáo trình bài giảng, nâng cao kỹ năng tay 
nghề cho người học và cập nhật kiến thức, công nghệ mới cho đội ngũ giảng viên, kỹ 
sư hướng dẫn thực hành thực tập. 
Thực hiện tốt các giải pháp trên đây sẽ sớm cải thiện chất lượng dạy và học. 
Sinh viên ra trường sẽ được trang bị không chỉ những kiến thức hàn lâm sâu mà còn 
được cập nhật theo sự phát triển của khoa học, công nghệ, có kỹ năng làm việc và 
trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong bối cảnh tự chủ và 
hội nhập quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), “Quyết định phê duyệt Chiến lược nghiên 
cứu lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020. QĐ 78/2008/QĐ-BNN-TCLN”. 
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014) “Quyết định phê duyệt kế hoạch hành 
động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014- 
2020. QĐ 774/QĐ-BNN-TCLN”. 
 82 
3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2019), “Báo cáo tại Diễn đàn Ngành công 
nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018- Thành công, bài học kinh nghiệm; 
Giải pháp bứt phá năm 2019”. 
4. Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp (2019) “Báo cáo hàng năm”. 
5. Trường Đại học Lâm nghiệp (2019), “Báo cáo xây dựng định mức ngành 
lâm sinh”. 
6. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam(2018), “ Hội thảo: Khoa học công 
nghệ chuyên ngành lâm nghiệp”. 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_nganh_lam_sinh_thuc_trang_va_dinh_huo.pdf