Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp: thực trạng và định hướng phát triển

1. ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP

1.1. Bối cảnh chung

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát

triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản (Nguyễn Bá Ngãi và Nguyễn

Quốc Trị, 2020), có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an

sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, ngành Lâm nghiệp đang quản lý

14,6 triệu ha đất có rừng (trong đó: gần 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và gần 4,3 triệu ha

rừng trồng). Tính đến thời điểm 31/12/2019, độ cho phủ của rừng đạt khoảng 41,85%

tính đến thời điểm 31/12/2019 (Bộ NN&PTNT, 2020a). Nếu chỉ tính riêng năm 2019,

cả nước đã trồng được 293.152 ha rừng, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt

khoảng 210.000ha tương đương 19,5 triệu m3; sản phẩm lâm sản của Việt Nam được

xuất khẩu sang trên 140 quốc gia với giá trị xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,2%

so với năm 2018 (Bộ NN&PTNT, 2020b) và cao hơn rất nhiều so với con số xuất

khẩu chỉ đạt 4,1 tỷ USD vào năm 2011

pdf 10 trang phuongnguyen 1540
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp: thực trạng và định hướng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp: thực trạng và định hướng phát triển

Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp: thực trạng và định hướng phát triển
 7 
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH LÂM NGHIỆP: 
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP 
1.1. Bối cảnh chung 
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát 
triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản (Nguyễn Bá Ngãi và Nguyễn 
Quốc Trị, 2020), có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo an 
sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, ngành Lâm nghiệp đang quản lý 
14,6 triệu ha đất có rừng (trong đó: gần 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và gần 4,3 triệu ha 
rừng trồng). Tính đến thời điểm 31/12/2019, độ cho phủ của rừng đạt khoảng 41,85% 
tính đến thời điểm 31/12/2019 (Bộ NN&PTNT, 2020a). Nếu chỉ tính riêng năm 2019, 
cả nước đã trồng được 293.152 ha rừng, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 
khoảng 210.000ha tương đương 19,5 triệu m3; sản phẩm lâm sản của Việt Nam được 
xuất khẩu sang trên 140 quốc gia với giá trị xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,2% 
so với năm 2018 (Bộ NN&PTNT, 2020b) và cao hơn rất nhiều so với con số xuất 
khẩu chỉ đạt 4,1 tỷ USD vào năm 2011. 
Công tác quản lý rừng cũng đã và đang được Ngành lâm nghiệp tập trung triển 
khai theo hướng thúc đẩy triển khai công tác quản lý rừng bền vững và xã hội hóa 
nghề rừng được đề cập trong mục tiêu chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai 
đoạn 2006 - 2020 và Đề án quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Quyết định 
số 1228/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng chính phủ. Tính đến cuối năm 
2019, diện tích rừng đã có 11,56 triệu ha rừng được giao cho chủ rừng (chiến 78,7% 
tổng diện tích rừng toàn quốc); trên 269.163 ha thuộc địa bàn trên 24 tỉnh đã được 
cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; 59.528 ha diện tích Cao su của Tập đoàn công 
nghiệp Cao su Việt Nam được xây dựng phương án quản lý rừng bền vững với 
11.432ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 
2020b). 
Nghề rừng đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện sinh kế của trên 25 
triệu người, với trên 12 triệu là đồng bào dân tộc thiểu số đang sống gần rừng. Bên 
cạnh các nguồn thu từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đã có hàng trăm nghìn chủ rừng ở các 
lưu vực hồ thủy điện được hưởng trên 15.657 tỷ đồng tiền chi trả dịch vụ môi trường 
rừng trong giai đoạn 2013 - 2020. 
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lâm nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, bên cạnh 
nhiều chương trình hợp tác song phương và đa phương, các dự án quốc tế lớn đã 
được triển khai, năm 2010 Chính phủ Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã đàm 
phán thành công Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và 
 8 
thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT), Hiệp định này chính thức có hiệu lực 
từ 01/6/2019; Nghị định thư hợp tác về lâm nghiệp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Cơ 
quan Lâm nghiệp Hoa kỳ đã được ký năm 2013... 
Bên cạnh kết quả đạt được, Ngành lâm nghiệp đang đứng trước những thách 
thức của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, năng suất lao động thấp, 
ngành nghề đặc thù có sức hấp dẫn không cao; vẫn còn nhiều điểm nóng về công tác 
bảo vệ rừng do nguồn nhân lực thực thi công tác bảo vệ rừng còn mỏng, địa bàn bảo 
vệ khó khăn... 
1.2. Mục tiêu chiến lược của Ngành lâm nghiệp 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X và Văn kiện Đại hội Đảng toàn 
quốc lần thứ XI khẳng định: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã trở thành mục 
tiêu chiến lược, là chìa khóa để ngành phát triển mạnh, từ đó sẽ làm tăng năng suất 
lao động, chất lượng sản phẩm, hiện đại hóa phương thức quản lý, tổ chức sản xuất; 
ứng dụng công nghệ cao để sử dụng hiệu quả tài nguyên, nâng cao năng suất, chất 
lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững góp phần thực hiện thành công mục tiêu 
phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn 
với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. 
Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người học sau khi tốt nghiệp không những có kiến 
thức và trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có những kỹ năng để không bị thay thế 
bởi robot và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là kỹ năng sáng tạo, hợp tác, kỹ năng tư duy 
phản biện...; có năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi 
nhanh chóng, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, với gia đình, cộng đồng và đất 
nước. 
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (Ban hành 
kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ) 
xác định mục tiêu: “Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 
triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp;...đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn 
của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm 
đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường 
sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm 
nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững 
an ninh quốc phòng”. Cụ thể, đến năm 2020, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 42%, tốc độ 
tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt khoảng 5,0 - 5,5%; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm 
sản đạt tối thiểu 12,5 tỷ USD (Bộ NN&PTNT, 2020b). 
Có thể nói, mục tiêu toàn diện, bao trùm và xuyên suốt của lâm nghiệp trong 
thời kỳ 1986 - 2020 là chống mất rừng và suy thoái rừng; khôi phục và phát triển 
rừng, từng bước nâng cao chất lượng rừng đến năm 2020 ngành lâm nghiệp phát triển 
 9 
theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô 
hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh; 
nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; giá trị sản xuất lâm 
nghiệp hàng năm cao và ổn định; đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong 
nước và xuất khẩu; góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo 
vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững (Nguyễn Bá Ngãi và Nguyễn Quốc 
Trị, 2020). 
Với những mục tiêu chiến lược nêu trên, việc đánh giá đầy đủ về thực trạng 
nguồn nhân lực trong toàn ngành góp phần đề xuất giải pháp phát triển đặc biệt là 
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để triển khai từng hoạt động cụ thể là rất 
cần thiết. 
2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LÂM NGHIỆP 
2.1. Quy mô và đặc điểm nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, nguồn nhân lực có độ tuổi từ 15 
tuổi trở lên đang làm việc trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp năm 2018 là 
5.151,9 nghìn người thấp hơn so với con số thống kê cùng kỳ năm 2013 là 6.280,4 
nghìn người (Tổng cục Thống kê, 2019). Trong đó, nguồn nhân lực đang làm việc 
cho lĩnh vực lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1,0%) so với tổng số lao 
động trong lĩnh vực này. Như vậy, có thể thấy với sự chuyển dịch cơ cấu của nền 
kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - 
ngư nghiệp có xu hướng giảm dần hàng năm (Trần Quang Bảo, 2014). 
Cũng theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động có độ tuổi từ 15 
tuổi trở lên trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đã qua đào tạo tại thời điểm thống kê 
năm 2018 chỉ đạt 4,1% tổng số lao động trong ngành, cao hơn con số 3,5% theo 
thống kê năm 2013; năng suất lao động xã hội của lao động trong lĩnh vực này đạt 
bình quân 39,8 triệu đồng/người/năm tại thời điểm năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 
2019). 
Như vậy, có thể thấy nguồn nhân lực của ngành Lâm nghiệp chưa thực sự 
tương xứng với quy mô của diện tích đất rừng được quản lý, với tiềm năng và vai trò 
kinh tế, xã hội, môi trường mà rừng mang lại cho đất nước. 
2.2. Nhu cầu nhân lực ngành lâm nghiệp 
Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 về việc phê duyệt Chiến 
lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2020, tỷ lệ nhân lực qua đào 
tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% 
vào năm 2020. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu về nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân 
lực có chất lượng cao không đồng đều giữa các ngành. Với ngành gỗ, hiện cả nước có 
khoảng 4500 doanh nghiệp, trong đó có 1863 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu, 700 
doanh nghiệp FDI và 340 làng nghề chế biến gỗ, với hơn 420.000 lao động thường 
 10 
xuyên tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản và hàng triệu lao động gián tiếp có liên 
quan. Tuy nhiên, hiện kỹ sư chế biến lâm sản, thiết kế nội thất chỉ chiếm 1 - 2%; 20-
30% lao động được đào tạo bài bản, còn lại là lao động phổ thông (70 - 80%) chưa 
qua đào tạo. Dự báo đến năm 2020 cần khoảng 64.000 người có trình độ Đại học, trên 
Đại học và 266.860 công nhân kỹ thuật; đến năm 2025 cần khoảng 106.800 người có 
trình độ Đại học, trên Đại học và 445.200 công nhân kỹ thuật (Trần Văn Chứ, 2019). 
Theo Bộ NN&PTNT, dự báo từ nay đến năm 2025, số lượng doanh nghiệp, 
hợp tác xã, trang trại nông nghiệp cơ bản tăng gấp đôi, cụ thể: số lượng doanh nghiệp 
nông nghiệp tăng từ 15.000 năm 2020 lên khoảng 30.000 doanh nghiệp năm 2025; 
hợp tác xã nông nghiệp tăng từ 15.000 lên 25.000 hợp tác xã; trang trại nông nghiệp 
là từ 35.000 lên trên 70.000 (Bộ NN&PTNT, 2020c). 
2.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Lâm nghiệp 
2.3.1. Đào tạo nhân viên sơ cấp lâm nghiệp 
Đào tạo nhân viên sơ cấp lâm nghiệp được triển khai giai đoạn sau hòa bình 
lập lại với nhiệm vụ cung cấp đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ kỹ thuật lâm nghiệp, 
nghiệp vụ kinh tế như lập kế hoạch, kế toán, thống kê, tổ chức lao động cho các lâm 
trường, xí nghiệp (Nguyễn Bá Ngãi và Nguyễn Quốc Trị, 2020). 
Theo Nguyễn Văn Đẳng (2001) và Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Bá Ngãi (2020), 
trong giai đoạn từ năm 1945 - 1960, có 5 cơ sở đào tạo nhân viên sơ cấp lâm nghiệp 
gồm: (1) Trường Sơ cấp Nông lâm Nghệ An (tại Liêu khu IV); (2) Trường Sơ cấp 
Nông lâm Tây Bắc (tại tỉnh Sơn La); (3) Trường Sơ cấp Nông lâm nghiệp Việt Bắc 
(tại tỉnh Tuyên Quang) và (4) Trường Sơ cấp nghiệp vụ lâm nghiệp (tại Văn Điển, Hà 
Nội). Sau năm 1960, các trường đều được chuyển lên thành trường trung cấp hoặc 
giải thể. Nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ sơ cấp được nhiều trường sơ cấp của 
tỉnh đảm nhiệm. Tính đến cuối những năm 1980, khi không còn hệ đào tạo trình độ 
sơ cấp, hàng ngàn cán bộ lâm nghiệp có trình độ sơ cấp, trung cấp thuộc các lĩnh vực 
kinh tế lâm nghiệp, lâm sinh và công nghiệp rừng đã được đào tạo từ các trường này. 
2.3.2. Đào tạo công nhân kỹ thuật lâm nghiệp, sơ cấp và nghiệp vụ 
Loại hình đào tạo công nhân kỹ thuật lâm nghiệp được triển khai từ những 
năm cuối của thập kỷ 70, thế kỷ XX theo hình thức học tập trung. Các cơ sở đào tạo 
và vực đào tạo về chế biến gỗ trong giai đoạn này gồm: Trường Công nhân kỹ thuật 
chế biến gỗ Đông Anh (Hà Nội); Trường Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp Hữu Lũng 
(Lạng Sơn); Trường Công nhân kỹ thuật chế biến gỗ (Hà Nam) và Trường Công nhân 
kỹ thuật lâm nghiệp khu nguyên liệu giấy, sợi (Phú Hộ, Vĩnh Phúc). Tiếp theo đó là 
hệ thống các trường công nhân kỹ thuật được thành lập (gồm: Trường Công nhân kỹ 
thuật lâm nghiệp TW I Lạng Sơn; Trường Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp TW II Quy 
Nhơn; Trường Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp TW III Sông Bé; Trường Công nhân 
kỹ thuật lâm nghiệp TW IV Phú Thọ; Trường Công nhân kỹ thuật cơ khí lâm nghiệp 
 11 
Văn Điển, Hà Nội; Trường Công nhân kỹ thuật chế biến gỗ Trung ương Hà Nam). 
Chỉ tính riêng trong thời gian 20 năm (từ năm 1971 đến 1990), các trường công nhân 
kỹ thuật lâm nghiệp đã đào tạo được 21.068 người, với cơ cấu ngành nghề, đã đào 
tạo: 7.393 công nhân kỹ thuật lâm sinh, 3.916 công nhân kỹ thuật khai thác, 2.717 
công nhân lái xe, 1.396 công nhân lái máy, 596 công nhận sửa chữa máy. Đội ngũ 
công nhân kỹ thuật này là nòng cốt của đội ngũ cán bộ lâm nghiệp có tay nghề kỹ 
thuật cao góp phần quan trong cho phát triển lâm nghiệp cả cho thời kỳ đổi mới từ 
năm 1986 đến nay (Nguyễn Văn Đẳng, 2001; Nguyễn Bá Ngãi và Nguyễn Quốc Trị, 
2020). 
Hiện nay, có 07 trường trực thuộc Bộ NN và PTNT tổ chức đào tạo công nhân 
kỹ thuật gồm: Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc, Trường Cao 
đẳng Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ, Trường Cao đẳng Công nghệ, Kỹ thuật và 
Chế biến lâm sản, Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ, 
Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ, Trường Cao đẳng Nông Lâm 
Đông Bắc, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ (Nguyễn 
Bá Ngãi và Nguyễn Quốc Trị, 2020). 
Thực hiện Nghị quyết số số 26-NQ/TW của Trung ương Đảng , Nghị quyết số 
24/2008/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính 
phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, 
Tính đến hết tháng 9/2019, cả nước đã đào tạo được 343.520 lao động học các nghề 
về lâm sinh, chế biến gỗ. Sau 10 năm triển khai đào tạo nghề lâm nghiệp, lợi nhuận 
của các hộ gia đình chủ rừng tham gia mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi sản phẩm 
tăng thêm từ 25 - 30% (Bộ NN&PTNT, 2020c). Ngoài ra, năm 2020 Trường Đại học 
Lâm nghiệp chính thức được Bộ NN&PTNT giao 04 lớp đào tạo nghề Công nghệ sơ 
chế gỗ với tổng số 160 học viên. 
Về công tác đào tạo nghiệp vụ, chỉ tính riêng giai đoạn từ 2011 - 2019, Trường 
Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I đã bồi dưỡng cho lực lượng Kiểm lâm 5.621 
lượt học viên và tham gia bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thực thi công 
vụ cho Kiểm lâm các tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh tổ chức (Vũ Thị 
Bích Thuận, 2020). 
2.3.3. Đào tạo bổ túc văn hóa và cán bộ lâm nghiệp có trình độ trung cấp 
Trường Đại học Lâm nghiệp là đơn vị điển hình về đào tạo nguồn cho cán bộ 
ngành lâm nghiệp thông qua đào tạo học sinh Hệ phổ thông dân tộc nội trú. Ban Phổ 
thông dân tộc nội trú nay là Trường Trung học Phổ thông Lâm nghiệp được thành lập 
theo QĐ số 540/TCLD ngày 28/11/1992 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Từ khi chính 
thức được cấp phép tuyển sinh đến nay, Trường đã đào tạo được 24 khóa với chỉ tiêu 
tuyển sinh 100 học sinh/năm, tổng số học sinh đã tốt nghiệp trên 200 học sinh thuộc 
các dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc. 
 12 
Ở hệ trung cấp, Trường Trung cấp Nông lâm Trung ương là trường đầu tiên 
được thành lập vào năm 1953 (Nguyễn Văn Đẳng, 2001). Tiếp theo là một hệ thống 
các trường được thành lập ở các tỉnh dưới sự quản lý của Tổng cục lâm nghiệp. Tính 
đến năm 1990, các trường trung học chuyên nghiệp đã đào tạo được 17.688 cán bộ 
trung cấp cho các ngành lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ, xây dựng cầu đường, kiến 
trúc lâm nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, trong đó giai đoạn 1961 - 1965 chỉ đào tạo được 
230 người, nhưng đến giai đoạn 1966 - 1970, quy mô đào tạo đã tăng 2.300 người cao 
gấp 10 lần giai đọan trước; giai đoạn 1976 - 1980, đạt cao nhất, đã đào tạo được 
4.736 người (Nguyễn Bá Ngãi và Nguyễn Quốc Trị, 2020). 
2.3.4. Đào tạo cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học và sau đại học 
Hệ thống các trường đào tạo cán bộ ngành Lâm nghiệp có trình độ Đại học 
đánh dấu bằng Nghị định số 147/CP ngày 06/3/1956 về việc thành lập Trường Đại 
học Nông Lâm (tiền thân của Học viện Nông Lâm). Tính đến năm 1964, Khoa Lâm 
nghiệp trực thuộc Trường Đại học Nông Lâm đã đào tạo được 05 khóa chính quy với 
320 kỹ sư lâm học tốt nghiệp và 02 khóa chuyên tu với 50 kỹ sư tốt nghiệp (Nguyễn 
Bá Ngãi và Nguyễn Quốc Trị, 2020). 
Ngày 19/8/1964, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127 CP về việc thành 
lập Trường Đại học Lâm nghiệp trên cơ sở của Khoa Lâm học và tổ cơ giới khai thác 
lâm nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm (Trường Đại học Lâm nghiệp, 2019). Trải 
qua 56 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Lâm nghiệp đã đào tạo được một 
số lượng đông đảo cán bộ tốt nghiệp có trình độ đại học, cụ thể như sau: 
- Giai đoạn 1964 - 2004: sau 40 năm đào tạo, Trường Đại học Lâm nghiệp đã 
đào tạo được trên 14.000 kỹ sư các ngành đào tạo, các hình thức đào tạo. Trong đó, 
hệ chính quy: 9.743 kỹ sư; hệ tại chức: 3.066 kỹ sư, hệ chuyên tu: 785 kỹ sư; hệ cử 
tuyển: 664 kỹ sư, với khoảng 10% là con em các dân tộc thiểu số và 142 kỹ sư cho 
hai nước bạn Lào và Campuchia; 265 thạc sĩ và 18 tiến sĩ. 
- Giai đoạn 2005 - 2014: Trường đã đào tạo được 14.243 kỹ sư và cử nhân các 
ngành học; 2.182 học viên; 30 tiến sĩ, 1.522 trung cấp chuyên nghiệp và 476 học sinh 
dự bị đạo học. Điểm đặc biệt trong giai đoạn này là việc mở mới ngành Quản lý tài 
nguyên thiên nhiên (Chương trình tiên tiến) với sự hợp tác của Trường đại học Bang 
Colorado - Hoa Kỳ từ năm học 2010 - 2011, chương trình đào tạo hoàn toàn bằng 
tiếng Anh. Đến thời điểm hiện tại đã đào tạo 10 khóa với gần 300 sinh viên tốt nghiệp 
với trên 10% sinh viên nhận được học bổng đi học ở nước ngoài ngay sau khi tốt 
nghiệp. 
- Giai đoạn 2015 đến hết năm 2019: số sinh viên tốt nghiệp đại học là 15.005; 
cao đẳng là 375; thạc sĩ: 1.546 (hơn ½ số lượng đào tạo thạc sĩ giai đoạn 1995 - 2014) 
và 51 tiến sĩ (gấp hơn 2 lần so với giai đoạn từ 1995-2014). Tương tự như bậc đại học 
giai đoạn 2005-2014, từ năm học 2016-2017, Trường đã mở khóa đào tạo Thạc sĩ 
 13 
Lâm nghiệp nghiệt đới với sự hỗ trợ của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD), các 
trường Đại học Goettingen, Dresden, chương trình đào tạo có sự tham gia của học 
viên đến từ các nước Đông Nam Á và Nam Á. Đến thời điểm hiện tại đã có gần 20 
học viên tốt nghiệp. 
Từ năm 1995, sau nhiều lần tổ chức sắp xếp lại các trường thuộc khối ngành 
NN&PTNT, đến nay các cơ sở đào tạo nhân lực ngành lâm nghiệp gồm: Trường Đại 
học Nông lâm Bắc Giang, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường Đại học 
Nông Lâm Huế, Đại học Tây Nguyên, Đại học Tây Bắc, Trường Đại học Nông lâm 
Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Hồng Đức...Cho đến nay, đã có hàng 
chục nghìn kỹ sư/cử nhân tốt nghiệp các ngành học thuộc lĩnh vực lâm nghiệp ở các 
cơ sở đào tạo này. 
Bên cạnh đó, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam là cơ sở được giao đào tạo 
cán bộ có trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành lâm nghiệp (Quyết định số 
333/CT ngày 14/12/1982). Trong giai đoạn từ năm 1982 đến nay, Viện đã đào tạo 
được 155 tiến sĩ thuộc các lĩnh vực: Lâm sinh, Di truyển và chọn giống cây Lâm 
nghiệp, Điều tra và quy hoạch rừng, Quản lý tài nguyên rừng, Kỹ thuật chế biến lâm 
sản; Kỹ thuật máy lâm nghiệp và Đất rừng. 
3. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG CÔNG 
TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 
3.1. Thuận lợi 
- Ngành Lâm nghiệp được xác định là một trong số ngành trọng điểm trong 
chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ anh ninh quốc gia. 
- Các cơ sở đào tạo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và đầu tư phù 
hợp cho các lĩnh vực trọng điểm từ Bộ NN&PTNT. 
- Nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy ở từng cấp bậc cơ 
bản đáp ứng được yêu cầu đối mới, nâng cao chất lượng đào tạo. 
3.2. Khó khăn 
- Nguồn nhân công lao động ngành lâm nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, 
năng suất lao động thấp. Nguồn lao động có chất lượng cao thiếu hụt do đặc thù công 
việc của ngành Lâm nghiệp và mức thu nhập thấp; 
- Công tác đào tạo nhân lực ở bậc đại học, sau đại học bị ảnh hưởng của quy 
chế tuyển sinh và sự phát triển mạnh của các trường đại học với nhiều ngành nghề 
hấp dẫn; 
- Chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo trung cấp, cao đẳng và đại học còn 
nặng lý thuyết mà chưa chú trọng tới kỹ năng nghề nên người học sau khi ra trường 
đều phải được các cơ sở đào tạo bổ sung; 
- Trình độ tiếng Anh của người học sau khi tốt nghiệp rất hạn chế nên khả 
năng cạnh tranh trong thị trường lao động hội nhập, yêu cầu cao ngày càng khó khăn; 
- Gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa thực sự như mong đợi; sự 
tham gia của các doanh nghiệp, các chuyên gia trong công tác đào tạo chưa thực sự 
được chú trọng. 
 14 
3.3. Cơ hội 
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có nguyên nhân một phần từ mất rừng và 
suy thoái rừng ngày càng rõ rệt và diễn biến phức tạp nên lĩnh vực lâm nghiệp tiếp 
tục được chú trọng; đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng có 
xu hướng tăng lên; 
- Nhu cầu nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao) ngày 
càng tăng cao góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành Lâm 
nghiệp; mục tiêu chiến lược xuất khẩu gỗ và lâm sản... 
- Sự phát triển nhanh của các chủ thể trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp 
làm phát sinh nhu cầu cao về đào tạo lao động. 
3.4. Thách thức 
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy việc dịch chuyển cơ cấu lao 
động từ lĩnh vực lâm nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ khác; 
- Đầu tư cho khối ngành kỹ thuật chưa thực sự đáp ứng nhu cầu chuyên môn 
trong khi yêu cầu về chuẩn đầu ra đặc biệt là kỹ năng thực hành tương đối cao; 
- Lượng học sinh các trường nghề liên tục giảm sút do tâm lý và cơ hội học đại 
học của người học cao trong khi các trường đào tạo các ngành học lĩnh vực lâm 
nghiệp có sức cạnh tranh không cao so với khối ngành khác; 
- Chất lượng đầu vào của người học của các trường đào tạo khối ngành lâm 
nghiệp liên tục giảm sút gây khó khăn rất lớn trong việc tổ chức đào tạo để có được 
sản phẩm đầu ra có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. 
4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH LÂM 
NGHIỆP 
4.1. Giải pháp về chính sách 
- Tập trung xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nhân lực có chất 
lượng cao cho ngành lâm nghiệp thông qua các đề án cụ thể và phù hợp với bối cảnh 
hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 
4.0. Trong đó, cần chú trọng đề án đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao gắn với 
các giải pháp đào tạo cụ thể cho từng lĩnh vực; 
- Rà soát, quy hoạch lại các trường đào tạo trực thuộc Bộ NN&PTNT làm cơ 
sở cho việc đầu tư xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp cho từng trường, từng lĩnh 
vực trọng điểm. Đặc biệt, nghiên cứu thành lập các trường trọng điểm định hướng 
nghiên cứu, viện nghiên cứu quốc gia về lâm nghiệp nhằm tạo môi trường làm việc 
tốt nhất thu hút các chuyên gia trong nước và quốc tế đến làm việc; 
- Triển khai chính sách xã hội hóa hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ngành 
lâm nghiệp ở các bậc, hệ; xây dựng chính sách phù hợp hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt 
động khởi nghiệp lĩnh vực lâm nghiệp; 
- Tiến hành tổ chức đào tạo theo cơ chế đặt hàng với các ngành trọng điểm nhu 
cầu xã hội cao song gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Tăng cường đầu tư cho 
các cơ sở đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. 
 15 
4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy 
- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy các bậc/hệ thông qua các hoạt động trao 
đổi giảng viên/giáo viên và trao đổi chuyên gia giữa các trường có cùng lĩnh vực đào 
tạo trong nước và quốc tế; 
- Tăng cường sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, các doanh nghiệp 
trong hoạt động đào tạo; 
- Đẩy mạnh các hoạt động đánh giá giảng viên/giáo viên và kiên quyết loại ra 
khỏi đội ngũ này những cán bộ không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định. 
4.3. Đổi mới chương trình, cách thức tổ chức đào tạo 
- Cần tập trung chuẩn hóa chương trình đào tạo các ngành/nghề về kiến thức, 
kỹ năng phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong 
đó, tăng cường đào tạo kỹ năng nghề; năng lực tiếng Anh, công nghệ thông tin, khởi 
nghiệp, tự động hóa, quản trị thông minh và chuyển đổi số... 
- Từng bước đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng chuyên môn sâu gắn 
với tăng cường kỹ năng nghề, kiến thức cốt lõi, kỹ năng sáng tạo và lộ trình tự động 
hóa chuỗi hành trình sản xuất lâm nghiệp; 
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo gắn với doanh nghiệp, tổ chức triển khai các 
học kỳ doanh nghiệp với các ngành học bậc đại học; 
- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo; thúc đẩy các hoạt động 
trao đổi sinh viên với các trường quốc tế có cùng ngành học; 
- Coi trọng và tạo dựng một bước tiến mới trong công tác đào tạo nghề, đào 
tạo ngắn hạn, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ ngành Lâm nghiệp. Phải xác định rõ, 
đào tạo ngắn hạn, đào tạo bồi dưỡng nhân lực là loại hình phát triển nguồn nhân lực 
quan trọng trong chiến lược của Ngành. 
4.4. Nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất 
- Củng cố, tăng cương cơ sở vật chất để các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện để 
tham gia đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động và thích ứng với sự phát 
triển của doanh nghiệp nông nghiệp; 
- Tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng các trang thiết bị, dụng cụ, máy 
móc vật tư cho các phòng thực hành, thí nghiệm; xây dựng các phòng thí nghiệm 
trọng điểm trong một số lĩnh vực như công nghệ sinh học, kiểm định vật liệu, giám 
sát tài nguyên rừng...; 
- Xã hội hóa các hoạt động đầu tư góp phần thúc đẩy đầu tư của các doanh 
nghiệp; tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các cơ sở đào tạo. 
5. KẾT LUẬN CHUNG 
Có thể nói, nguồn nhân lực mà đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao có vai 
trò then chốt trong việc vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội để từ đó thực hiện thành 
công mục tiêu chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận, nhiều 
giải pháp được đưa ra với từng đối tượng, từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, do giới hạn 
về thời gian và nguồn lực triển khai thu thập thông tin nên bài viết này chỉ tập trung 
 16 
đánh giá sơ bộ dựa trên các tài liệu tham khảo thu thập được từ các nguồn khác nhau 
đã được công bố, các đề xuất chính vì vậy chỉ mang tính chất gợi mở cho việc đề xuất 
các giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020. 
2. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 
về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 
3. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê 
duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. 
4. Bộ NN&PTNT (2020a), Quyết định Công bố hiện trạng rừng toàn quốc 
năm 2019. 
5. Bộ NN&PTNT (2020b), Báo cáo Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Lâm 
nghiệp năm 2020. 
6. Bộ NN&PTNT (2020c), Báo cáo kết quả 10 năm công tác đào tạo nghề 
nông nghiệp cho lao động nông thôn. 
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Quyết định số 1565/QĐ-
BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. 
8. Trường Đại học Lâm nghiệp (2019), Trường Đại học Lâm nghiệp: 55 năm 
xây dựng và phát triển (1964-1999). 
9. Trần Quang Bảo (2014), Báo cáo đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành 
Lâm nghiệp, Hội thảo phát triển ngành Lâm nghiệp tại Đà Nẵng. 
10. Nguyễn Văn Đẳng (2001), Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp, Hà Nội. 
11. Nguyễn Quốc Trị và Nguyễn Bá Ngãi (2020), Lâm nghiệp Việt Nam: 75 
năm hình thành và phát triển (1945-2020) (Bản dự thảo). 
12. Trần Văn Chứ (2019), Ngành gỗ đang thiếu trầm trọng lao động có trình độ 
cao (https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nganh-go-dang-thieu-tram-trong-lao-
dong-co-trinh-do-cao-20190222192020745.htm). 
13. Vũ Thị Bích Thuận( 2020), Đào tạo, bồi đưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ 
cán bộ, công chức, viên chức ngành Lâm nghiệp. 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_cho_nganh_lam_nghiep_thuc_trang_va_di.pdf