Đào tạo du lịch, ngành hay chuyên ngành ?

Tóm tắt

Du lịch từ trước đến nay chưa được xác định rõ mô hình đào tạo. Các

nhà trường cần có tiếng nói chung, thống nhất coi du lịch là một ngành đào

tạo độc lập, mang tính tổng hợp. Vì là một ngành tổng hợp nên phải chia

thành các chuyên ngành, mỗi chuyên ngành là một lĩnh vực chuyên môn

trong hoạt động du lịch. Những lĩnh vực chuyên môn này được hình thành

không phải là sự tồn tại tách rời nhau mà có sự gắn kết nhất định do cơ chế

chuyến đổi linh hoạt của hoạt động du lịch.

pdf 7 trang phuongnguyen 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo du lịch, ngành hay chuyên ngành ?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo du lịch, ngành hay chuyên ngành ?

Đào tạo du lịch, ngành hay chuyên ngành ?
ĐÀO TẠO DU LỊCH, NGÀNH HAY CHUYÊN NGÀNH ? 
LÊ TUYẾT MAI 
Tóm tắt 
Du lịch từ trước đến nay chưa được xác định rõ mô hình đào tạo. Các 
nhà trường cần có tiếng nói chung, thống nhất coi du lịch là một ngành đào 
tạo độc lập, mang tính tổng hợp. Vì là một ngành tổng hợp nên phải chia 
thành các chuyên ngành, mỗi chuyên ngành là một lĩnh vực chuyên môn 
trong hoạt động du lịch. Những lĩnh vực chuyên môn này được hình thành 
không phải là sự tồn tại tách rời nhau mà có sự gắn kết nhất định do cơ chế 
chuyến đổi linh hoạt của hoạt động du lịch. 
1. Cần thống nhất tên gọi “ngành đào tạo du lịch” 
Tiêu đề của bài báo này là một câu hỏi bức xúc đối với những người 
đang làm công tác đào tạo về du lịch hiện nay. Nếu thống kê từ các trường 
có đào tạo về du lich trong cả nước thì chúng ta sẽ thấy đang tồn tại một sự 
“hỗn loạn” trong việc gọi tên các ngành và chuyên ngành liên quan đến lĩnh 
vực chuyên môn này (4, tr 134, 135). Chỉ tính riêng ba trường đại học có 
thời gian đào tạo về du lịch khá dài so với nhiều trường ở Việt Nam hiện 
nay, chúng ta đã thấy có sự khác nhau về tên gọi ngành nghề đào tạo: 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đào tạo theo hướng nghiên 
cứu nên gọi là Du lịch học; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo theo 
hướng kinh doanh nên gọi là Quản trị du lịch; Trường Đại học Văn hóa Hà 
Nội đào tạo theo hướng trung dung, có gia tăng kiến thức văn hóa nên gọi là 
Văn hóa du lịch. Tuy nhiên, cả ba trường có điểm chung là đều quan tâm 
đến những mảng kiến thức giống nhau, đó là: 
- Kiến thức kinh tế và kinh doanh liên quan đến du lịch; 
 - Kiến thức văn hóa liên quan đến du lịch ; 
- Kiến thức quản lý và tổ chức hoạt động du lịch ; 
- Ngoại ngữ. 
Sự khác nhau là ở chỗ mỗi nhà trường ưu tiên mảng kiến thức nào 
nhiều hơn. Thực tế trên cho thấy, du lịch cần được thống nhất về tên gọi 
trong các nhà trường. 
Một lý do quan trọng nữa là nhận thức của các nhà chuyên môn về 
ngành du lịch. Đây là một ngành còn non trẻ nhưng đang phát triển khá 
mạnh ở Việt Nam. Du lịch được quan niệm là một ngành kinh tế mũi nhọn 
của đất nước. Người ta còn gọi đó là ngành kinh doanh du lịch hay ngành 
dịch vụ du lịch. Nội dung kinh tế, kinh doanh, dịch vụ, qua cách gọi trên, đã 
được khẳng định trong quá trình hoạt động của ngành này. Tuy nhiên, càng 
ngày, giới chuyên môn càng nhận thức rõ hơn rằng, du lịch rất gắn với văn 
hóa. Thực tế cho hay, phần lớn các tour du lịch đều gắn với mục đích văn 
hóa. Như vậy, có sự gắn kết giữa kinh tế và văn hóa trong ngành du lịch. Vì 
thế ngành du lịch được coi là một ngành tổng hợp. 
Về nhân sự, ngành du lịch đòi hỏi những người có kiến thức và năng 
lực đa phương diện, nghĩa là những người đó có thể hoạt động được trong 
các lĩnh vực khác nhau của ngành. 
Như vậy, một ngành tổng hợp sẽ đòi hỏi phải có một ngành đào tạo 
tổng hợp, đó là hệ quả tất yếu trong mối quan hệ cung cầu giữa thực tế đời 
sống và giáo dục - đào tạo. Đứng trước một ngành nghề tổng hợp như thế, 
các nhà trường không thể chuyên môn hóa một cách rời rạc được. 
Với các lý do trên, du lịch cần được xác định là một ngành đào tạo độc 
lập và đó là ngành đào tạo tổng hợp. 
2. Dưới ngành phải là các chuyên ngành 
Nếu quan niệm du lịch là một ngành tổng hợp thì dưới nó phải là các 
chuyên ngành. Các trường đại học sẽ đào tạo chuyên gia cho từng lĩnh vực 
của du lịch. Song hiện nay, tên gọi các chuyên ngành hầu như còn mang tính 
chất tự do, không có quan hệ với nhau, ràng buộc nhau trong cùng một hệ 
thống. Điều này phản ánh tính độc lập, khép kín trong các nhà trường đại 
học ở Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Du lịch cũng chưa có 
điều kiện xem xét hệ thống các chuyên ngành đào tạo trong ngành du lịch. 
Vấn đề này hiện nay đang còn bỏ ngỏ, cần đến những cuộc hội thảo trên 
phạm vi rộng, liên quan đến các trường đại học của Việt Nam và của các 
nước trong khu vực. 
Khảo sát ba trường đại học tiêu biểu cho đào tạo du lịch, chúng tôi thấy 
thực trạng sau: 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đang có các chuyên 
ngành: 
- Hướng dẫn du lịch; 
- Kinh tế du lịch; 
- Quy hoạch du lịch. 
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang đào tạo hai chuyên ngành: 
- Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn; 
- Quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch. 
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội không có các chuyên ngành vì văn 
hóa du lịch không được Bộ Giáo dục và Đào tạo coi là ngành độc lập mà chỉ 
là chuyên ngành của ngành Việt Nam học. Tuy nhiên, các học phần kiến 
thức quy tụ về ba nhóm sau: 
- Nhóm học phần về quản trị du lịch 
- Nhóm học phần về hướng dẫn du lịch 
- Nhóm học phần về khách sạn - nhà hàng 
Các học phần về hướng dẫn du lịch khá nhiều và chiếm một thời lượng 
tương đối lớn trong chương trình, thể hiện rõ mục tiêu đào tạo. Đây là điểm 
khác biệt của chương trình Trường Đại học Văn hoá Hà Nội so với chương 
trình của hai trường đại học nói trên. Các học phần về hướng dẫn du lịch đ-
ược đưa vào chương trình là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế của việc đào 
tạo hướng dẫn viên, trong đó có cả hướng dẫn du lịch bằng tiếng Anh. 
Trên thực tế, từ rất nhiều năm nay, du lịch chưa bao giờ được chính 
thức coi là một ngành đào tạo. Có lẽ vì đây là một lĩnh vực quá rộng lớn. 
Nếu coi du lịch là một ngành đào tạo thì khó lòng có thể đưa toàn bộ khối 
lượng khổng lồ các mảng kiến thức khác nhau vào trong một chương trình 
mà sau bốn năm, cần phải chuyển tải hết. Trong thời đại ngày nay, du lịch 
thấm vào mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, vì thế, có du lịch văn 
hóa, có du lịch kinh tế và cũng có du lịch khoa học, kỹ thuật v.v... Khách du 
lịch có thể tham quan bất cứ một lĩnh vực gì mà họ cần biết. Trước tình hình 
đó, các công ty du lịch khó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách tham 
quan muốn tìm hiểu sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Việc đào 
tạo ra những con người cùng một lúc hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau là 
điều không tưởng. Thực tế này tất yếu dẫn đến tư tưởng về đào tạo ngành 
với các chuyên ngành khác nhau. 
 Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, chúng ta phải nhìn thêm từ 
một góc độ khác. Bản chất của kinh doanh du lịch là hoạt động dịch vụ, 
nghĩa là khác với các hoạt động tạo ra của cải vật chất hay sáng tạo tinh 
thần. Đã là hoạt động dịch vụ thì sự chuyển đổi, liên thông giữa các chuyên 
môn khác nhau trong cùng hệ thống là hết sức cần thiết, thậm chí chính điều 
đó tạo nên sự phát triển không ngừng của du lịch. Để đảm bảo cho sự 
chuyển đổi, liên thông được nhanh chóng, linh hoạt và thuận tiện, cần thiết 
phải coi du lịch là một ngành đào tạo, mỗi chuyên môn khác nhau trong đó 
sẽ là các chuyên ngành. 
 Ngành đào tạo có thể là một chuyên môn thuần nhất nhưng cũng có 
thể bao gồm một số chuyên môn gần nhau, dễ dàng chuyển đổi cho nhau mà 
không yêu cầu những điều kiện quá khó khăn. 
Trên một bình diện khác, chúng ta lại thấy, nếu tách các chuyên môn 
của hoạt động du lịch thành các ngành đào tạo riêng biệt, độc lập thì sẽ có 
những điều bất cập khi sinh viên ra công tác. Ví dụ, trong một doanh nghiệp 
du lịch, đặc biệt là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một nhân viên không 
thể suốt đời chỉ đảm nhiệm một vị trí công việc. Chẳng hạn trong mùa cao 
điểm, thiếu hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour cũng có thể đi 
dẫn khách, và ngược lại, một hướng dẫn viên cũng có thể được đưa lên làm 
ở bộ phận điều hành tour, thậm chí cũng có thể được bổ nhiệm giữ vị trí của 
một lãnh đạo nếu anh ta thực sự có năng lực điều hành hoặc quản lý. Ngoài 
ra, vì lợi ích kinh tế, việc biên chế gọn nhẹ của các doanh nghiệp du lịch là 
một yêu cầu bắt buộc. Bất kỳ một doanh nghiệp du lịch nào hiện nay cũng 
mong muốn có cán bộ đảm nhận được công việc thuộc các chuyên môn khác 
nhau. Vậy, để du lịch là một ngành đào tạo không phải là việc làm tuỳ tiện 
mang tính chủ quan, mà có căn cứ khách quan, xuất phát từ đòi hỏi của thực 
tế. 
Chúng ta đã biết, để du lịch thành một ngành đào tạo thì ngành này khá 
rộng, sinh viên phải học nhiều môn, tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” sẽ diễn 
ra là một điều tất yếu, sinh viên ra trường trong những năm đầu tiên rất khó 
tiếp cận với công việc, họ không hiểu biết sâu sắc về bất cứ chuyên môn nào 
trong ngành du lịch. Đào tạo mở rộng là cần thiết để tạo một “phông” văn 
hóa chung cho sinh viên, đó là một ưu thế. Nếu sinh viên có năng lực và 
nghị lực tốt, họ có thể tự học để chuyên sâu vào một lĩnh vực hoạt động của 
ngành du lịch mà họ muốn hoặc do đòi hỏi của thực tế công tác. Nhưng 
những người như thế không nhiều. Hướng đào tạo của chúng ta cần được mở 
rộng hơn về đối tượng học. Vì thế, việc đào tạo chuyên sâu vẫn là cần thiết 
để có được các chuyên gia làm được việc ngay từ đầu. Nhưng về nguyên tắc, 
đào tạo mở rộng và đào tạo chuyên sâu là hai hướng ngược chiều nhau, đối 
lập nhau. Đây là một mâu thuẫn mà các nhà trường đại học cần phải giải 
quyết. 
 Hướng giải quyết là đi tìm những phần kiến thức mà các chuyên môn 
khác nhau của ngành du lịch đều cần đến. Vì vậy, việc đào tạo mở rộng là có 
giới hạn trên cơ sở các chuyên ngành được xác định. Những kiến thức mở 
rộng là những kiến thức chung chỉ liên quan đến các chuyên ngành này. 
Điều đó có ý nghĩa rằng, bên cạnh những chuyên môn được đào tạo (những 
chuyên ngành đã được xác định), còn những chuyên môn khác chưa được 
đào tạo. Chúng ta phải chấp nhận những khoảng trống này trong công tác 
đào tạo hiện nay. Sự phát triển của khoa học và đào tạo, trong tương lai, sẽ 
dần dần lấp đầy những khoảng trống này. 
Tóm lại, chúng ta có thể giải quyết vấn đề đào tạo mở rộng và đào tạo 
chuyên sâu bằng hai phần kiến thức: kiến thức ngành và kiến thức chuyên 
ngành. 
Ở trên là những phương hướng quan trọng để hoàn thiện mục tiêu 
chương trình đào tạo cử nhân du lịch như là một ngành bao gồm những 
chuyên ngành khác nhau. 
 Trên cơ sở tổng hợp các chương trình đào tạo đã được nêu ở trên, 
chúng tôi xin đưa ra một công thức kết hợp giữa đào tạo ngành và đào tạo 
chuyên ngành như sau: 
Kiến thức chuyên ngành 
QTKD khách sạn 
 + 
Kiến thức chuyên ngành 
QTKD lữ hành 
KIẾN THỨC 
NGÀNH DU LỊCH 
 + 
Kiến thức chuyên ngành 
Hướng dẫn du lịch 
 + 
 + 
Về thời lượng cụ thể, mỗi trường có thể phân định khác nhau, ở đây, 
chúng tôi chỉ xin nêu một tỷ lệ tương đối: 
- Kiến thức ngành bao gồm kiến thức cơ bản và cơ sở: chiếm 60% thời 
lượng. 
- Kiến thức chuyên ngành: chiếm 40% thời lượng. 
Tỷ lệ như thế là phù hợp với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo. Theo quy định này, kiến thức chung (cơ bản, cơ sở) bao giờ cũng phải 
có thời lượng nhiều hơn kiến thức chuyên ngành. 
Việc hình thành chuyên ngành không thể tuỳ tiện mà phải căn cứ vào 
thực tế của ngành. Quá trình chuyên môn hóa của ngành chính là cơ sở thực 
tiễn để xây dựng chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, xây dựng chuyên ngành 
không phải để chỉ giải quyết một công việc cụ thể (ví dụ: thiết kế tour du 
lịch) mà để giải quyết một nhiệm vụ của ngành, tức một nhóm công việc có 
tính chất gần nhau. Qua khảo sát chương trình của ba trường đại học, chúng 
tôi hình dung ra ba chuyên ngành chính trên cơ sở ba khối kiến thức như trên 
đã trình bày. Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch có thể hình 
thành thêm những chuyên ngành khác. Vì vậy, sơ đồ trên là một sơ đồ mở, 
không bó hẹp trong ba chuyên ngành đã được gọi tên. 
3. Mối quan hệ giữa các chuyên ngành và thực tế đào tạo 
Kiến thức chuyên ngành 
Trong thực tế, trong bốn năm đào tạo, sinh viên không thể học được 
nhiều chuyên ngành mà chỉ có thể hoàn thành các chứng chỉ của một hoặc 
đối với sinh viên có năng lực và nghị lực, là hai chuyên ngành. Sinh viên ra 
trường có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành mà mình đã 
được đào tạo. Tuy nhiên, nều không tìm được công việc phù hợp thì sinh 
viên phải học tiếp chuyên ngành khác để nhận chứng chỉ mới. Thời gian học 
tập tiếp không nhiều. Nhà trường có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng hàng năm 
theo yêu cầu của các cá nhân và công ty du lịch. Đây là cách đào tạo đỡ tốn 
kém nhất, hiệu quả nhất so với cách đào tạo như hiện nay. Sinh viên ra 
trường vừa bảo đảm được khả năng chuyên sâu vào những lĩnh vực cụ thể 
của hoạt động du lịch vừa có thể dễ dàng tìm được lối thoát cho mình nếu 
gặp khó khăn khi không phù hợp về chuyên môn trong công tác. 
 * 
* * 
Tóm lại, du lịch từ trước đến nay chưa được xác định rõ mô hình đào 
tạo. Các nhà trường cần có tiếng nói chung, thống nhất coi du lịch là một 
ngành đào tạo độc lập, mang tính tổng hợp. Vì là một ngành tổng hợp nên 
phải chia thành các chuyên ngành, mỗi chuyên ngành là một lĩnh vực 
chuyên môn trong hoạt động du lịch. Những lĩnh vực chuyên môn này được 
hình thành không phải là sự tồn tại tách rời nhau mà có sự gắn kết nhất định 
do cơ chế chuyến đổi linh hoạt của hoạt động du lịch. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chương trình ngành Du lịch của Trường Đại học Khoa học Xã hội và 
Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội). 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_du_lich_nganh_hay_chuyen_nganh.pdf